1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BÀI GIẢNG TRIẾT CHI TIẾT QUY LUẬT THỐNG NHẤT và đấu TRANH GIỮA các mặt đối lập

25 4,1K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 44,51 KB

Nội dung

Nhằm trang bị những hiểu biết cơ bản về khái niệm mâu thuẫn biện chứng; về nội dung cơ bản của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập và về các loại mâu thuẫn. Trên cơ sở đó, rút ra ý nghĩa phương pháp luận và ý nghĩa vận dụng của quy luật vào giải quyết những vấn đề thực tiễn đặc biệt là thực tiễn đã và đang đặt ra.

Trang 1

BÀI 9

QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH

CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP -

MỤC ĐÍCH

- Nhằm trang bị cho các đồng chí những hiểu biết cơ bản về khái niệm

"mâu thuẫn biện chứng"; về nội dung cơ bản của quy luật "thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập" và về các loại mâu thuẫn.

- Trên cơ sở đó, rút ra ý nghĩa phương pháp luận và ý nghĩa vận dụngcủa quy luật vào giải quyết những vấn đề thực tiễn đặc biệt là thực tiễn đã vàđang đặt ra

YÊU CẦU:

-Chấp hành nghiêm quy định học tập

-Sau bài học, cần: +Nắm chắc khái niệm mâu thuẫn biện chứng,

+Phân biệt được các loại mâu thuẫn, +Đặc biệt lưu ý tới nội dung cơ bản của quy luật

-Kết hợp nghe, ghi chép đầy đủ nội dung, làm cơ sở cho ôn luyện, kiểm tra vàvận dụng vào thực tiễn học tập, rèn luyện tại trường cũng như quá trình côngtác sau này

NỘI DUNG BÀI GIẢNG: Gồm 4 phần lớn:

I Khái niệm mâu thuẫn biện chứng (01 tiết)

II Nội dung cơ bản của quy luật (trọng tâm, 02 tiết).

III Các loại mâu thuẫn (2/3 tiết, khoảng 35-40 phút).

IV Ý nghĩa phương pháp luận và ý vận dụng (1/3 tiết, khoảng 10-15 phút).

THỜI GIAN TOÀN BÀI: 04 tiết ( khoảng180 phút).

PHƯƠNG PHÁP:

Trang 2

Chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, kết hợp gợi mở nêu vấn đề,tạo điều kiện cho người học phát huy tính tích cực, sáng tạo trong quá trìnhhọc tập và ôn luyện.

TÀI LIỆU: Có 2 loại tài liệu (tài liệu bắt buộc và tài liệu tham khảo).

*Tài liệu bắt buộc: Triết học Mác-Lênin (phần II), NXB QĐND, 1985

*Tài liệu tham khảo, gồm:

1 Giáo trình Triết học Mác-Lênin, NXB CTQG, 1999;

2 C.Mác và Ph.Ăng ghen toàn tập, tập 20, NXB CTQG, 1999;

3 V.I Lênin toàn tập, tập 29, NXB Tiến Bộ Matxcơva, 1981;

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA BÀI GIẢNG

Vào bài: nghiên cứu các phần trước ta thấy

Trang 3

-Trong hệ thống phép DVBC, các quy luật cơ bản giữ vị trí đặc biệt quantrọng Mỗi quy luật phản ánh một mặt cơ bản trong sự vận động, phát triển của

sự vật, hiện tượng

-Là một trong 3 quy luật cơ bản của phép BCDV, "quy luật thống nhất

và đấu tranh của các mặt đối lập" giữ vai trò “hạt nhân” của phép biện chứng.

Vì sao khẳng định như vậy?

Vì 3 lý do chủ yếu sau:

+ Quy luật vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển;

+ Quy luật “chìa khoá” để hiểu sâu sắc thực chất của các quy luật và các cặp phạm trù cơ bản của phép BCDV;

+ Quy luật giúp ta đi sâu vào bản chất của các sự vật, hiện tượng và cácquá trình…

Sau đây tôi đi vào nội dung cụ thể của bài giảng.

I KHÁI NIỆM MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG

1 MÂU THUẪN LÀ GÌ ?

Khi bàn về vấn đề này, có rất nhiều quan điểm:

a Quan điểm phi mác-xít (gồm quan điểm chủ nghĩa duy tâm chủ quan,

chủ nghĩa duy tâm khách quan và quan điểm siêu hình).

* Quan điểm chủ nghĩa duy tâm chủ quan, cho rằng: Mâu thuẫn chỉ có

trong tư tưởng, trong đầu óc con người; còn bản thân sự vật hiện tượng không

hề có mâu thuẫn

Hoặc: Mâu thuẫn của các sự vật hiện tượng là do ý chí, tư tưởng, tinh

thần chủ quan của con người quyết định

* Quan điểm chủ nghĩa duy tâm khách quan, cho rằng: Mâu thuẫn của

các sự vật hiện tượng là do “ý niệm”, “ý niệm tuyệt đối” quy định.

Trang 4

* Quan điểm duy vật siêu hình: Mặc dù đã thừa nhận nhưng không thấy

được mối quan hệ hữu cơ của các mặt đối lập Do đó, không xác định đượcmột cách đúng đắn về mâu thuẫn biện chứng

Tóm lại: Các quan điểm phi mác-xít đều không nhận thức đúng đắn và

đầy đủ về mâu thuẫn:

+Quan điểm duy tâm chủ quan chỉ thừa nhận có mâu thuẫn trong suynghĩ, tư tưởng con người, còn sự vật hiện tượng không hề có mâu thuẫn

+Quan điểm duy tâm khách quan thì thừa nhận mâu thuẫn có ở các sựvật hiện tượng, nhưng mâu thuẫn đó do "ý niệm", "ý niệm tuyệt đối" quy định,chứ không phải do sự vận động nội tại tạo thành một cách tất yếu

+Quan điểm siêu hình thừa nhận sự vật hiện tượng có mặt đối lập, nhưnggiữa chúng không hề có mối liên hệ nào hết, nên cũng không thể tạo ra mâuthuẫn

b Quan điểm mác-xít (quan điểm DVBC) khẳng định và đưa ra khái

niệm mâu thuẫn như sau: “Mâu thuẫn là phạm trù dùng để chỉ hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một sự vật hiện tượng, có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau”.

Có 3 điểm chú ý rút ra từ nội dung khái niệm “mâu thuẫn”, đó là:

*Điểm chú ý thứ nhất: Mâu thuẫn trước hết được tạo nên bởi hai mặt

đối lập.

Vậy, “mặt đối lập” là gì?

Theo quan điểm chủ nghĩa DVBC: “Mặt đối lập” là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, cùng tồn tại trong một sự vật.

Ví dụ:

-Phát triển và thoái hoá;

-Đồng hoá và dị hoá:

-Biến dị và di truyền;

Trang 5

-Áp bức và bị áp bức;

-Tư sản và vô sản…

Tóm lại: Mỗi sự vật hiện tượng là một thể thống nhất của các mặt đối

lập, các thuộc tính, các khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, tạo nên sựhoàn chỉnh của sự vật

* Điểm chú ý thứ hai: Các mặt đối lập luôn liên hệ, tác động lẫn nhau,

tạo thành mâu thuẫn biện chứng.

Điểm chú ý này cho thấy:

+Nội dung chủ yếu, quan trọng nhất của mâu thuẫn không phải ở sự đối lập của các mặt, các thuộc tính, những tính quy định mà ở sự liên hệ, tác động lẫn nhau một cách thường xuyên giữa các mặt, các thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau trong cùng một sự vật hiện tượng.

+Nội dung điểm chú ý này còn nói lên sự khác biệt giữa quan điểm duy vật biện chứng với quan điểm duy tâm, siêu hình khi bàn về mâu thuẫn.

=>Ý nghĩa biện chứng chính là sự liên hệ, tác động qua lại, ràng buộc

lẫn nhau giữa các mặt đối lập, làm cơ sở cho đấu tranh, bài trừ, chuyển hoá lẫnnhau, tạo nên sự vận động, phát triển không ngừng của sự vật hiện tượng

Trang 6

Không đọc:như vậy Thiếu đi mâu thuẫn biện chứng, (tức thiếu đi quá

trình đấu tranh giải quyết các mâu thuẫn bên trong, mà chỉ nhờ vào sự xungđột, đối kháng giữa các sự vật hiện tượng từ bên ngoài), thì sẽ không có một sựbiến đổi, vận động, phát triển nào hết

*Điểm chú ý thứ ba: Hai mặt đối lập tuy cùng tồn tại trong một sự vật,

nhưng vai trò, vị trí của chúng không ngang bằng nhau; tương quan lực lượng giữa chúng cũng không cố định mà có thể thay đổi (mặt này là chủ yếu, mặt

kia là thứ yếu; một mặt chiếm ưu thế, một mặt không chiếm ưu thế)

+ Tính chất sự vật do cả hai mặt đối lập quy định, nhưng cơ bản do mặt chủ yếu, mặt chiếm ưu thế quyết định.

+Sự chuyển hoá lẫn nhau của hai mặt đối lập chính là sự chuyển hoá về

vị trí, vai trò của hai mặt đối lập (lúc này-lúc đang chuyển hoá-mặt A là chủ

yếu, mặt A’ là thứ yếu.; lúc khác-lúc đã chuyển hoá-mặt A’ lại là chủ yếu, mặt

(Lênin toàn tập, tập 29, tr.379, 380 –NXB Tiến Bộ Matxcơva, 1981).

Ví dụ (về sự ngang nhau tạm thời):

Khi ta ném một vật lên cao, vật đó lúc đầu đi lên, đến một lúc nhất địnhthì dừng lại, sau đó đi xuống

Lý giải:

-Thời gian đầu lực đẩy lớn hơn lực hút.

-Thời gian sau lực hút lớn hơn lực đẩy;

-Khi vật ở điểm cao nhất, lực hút =lực đẩy.

=>Mà theo quy luật, lực nào chiếm ưu thế sẽ quyết định chiều hướngvận động của sự vật

Trang 7

Ví dụ khác (về lĩnh vực xã hội):

Trong cuộc đấu tranh giữa lực lượng cách mạng và lực lượng phản cáchmạng, có lúc lực lượng cách mạng mạnh hơn lực lượng phản cách mạng, songcũng có lúc lực lượng phản cách mạng lại mạnh hơn lực lượng cách mạng (và

có lúc tương quan hai lực lượng bằng nhau) =>Phong trào cách mạng đi lênhay đi xuống phụ thuộc vào tương quan giữa hai lực lượng này

2 ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA MÂU THUẪN: Mâu thuẫn có ba đặc

trưng cơ bản sau:

a Mâu thuẫn mang tính khách quan: Căn cứ vào nội dung khái niệm

(“Mâu thuẫn là phạm trù dùng để chỉ hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một

sự vật hiện tượng, có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau”), ta khẳng định ngay: Mâu thuân mang tính khách quan.

Vì sao mâu thuẫn mang tính khách quan?

Bởi vì: Chủ nghĩa DVBC đã nghiên cứu, khẳng định: Sự vật hiện tượng tồn tại khách quan Do đó, mọi thuộc tính, đặc điểm (trong đó có mâu thuẫn) của sự vật hiện tượng cũng mang tính khách quan.

Ví dụ:

-Bất kỳ sinh vật nào cũng chỉ có thể tồn tại và phát triển được khi có sự tác động qua lại giữa đồng hoá và dị hoá (Đồng hoá và dị hoá là hai quá trình diễn ra hoàn toàn khách quan).

-Sự tiến hoá của giống loài không thể có nếu thiếu đi sự tác động qua lại giữa biến dị và di truyền (Biến dị và di truyền cũng là hai quá trình diễn ra khách quan).

-Tư tưởng, nhận thức của con người không thể phát triển nếu không có

sự cọ sát thường xuyên với thực tiễn, không có sự tranh luận để làm rõ đúng sai (sự cọ sát, sự tranh luận cũng do khách quan quy định và đòi hỏi).

b Mâu thuẫn là một hiện tượng phổ biến:

Vì sao là “phổ biến”?

Trang 8

Vì 2 lý do sau đây:

-Sự vật, hiện tượng tồn tại phổ biến Mỗi sự vật, hiện tượng lại là một thể thống nhất của các mặt đối lập, các thuộc tính, các khuynh hướng đối lập nhau.

-Mâu thuẫn là vốn có, tồn tại một cách khách quan trong mọi sự vật, hiện tượng, mọi lĩnh vực, mọi quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng Không có sự vật nào, không có giai đoạn phát triển nào của sự vật hiện tượng lại không tồn tại mâu thuẫn.

Ăng-ghen viết: “Nếu bản thân sự di động máy móc, giản đơn chứa đựngmâu thuẫn thì tất nhiên những hình thức vận động cao hơn của vật chất và đặcbiệt là của sự sống hữu cơ càng phải chứa đựng mâu thuẫn”

(Ăng-ghen, “Chống Đuy-rinh”, NXB Sự Thật-1984, trang 202).

Ví dụ về sự tồn tại phổ biến của mâu thuẫn trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy:

-Trong tự nhiên:

+Khoa học đã chứng minh: Mỗi nguyên tử đều bao hàm mâu thuẫn-đó

chính là sự tác động lẫn nhau của các mặt đối lập: Hạt nhân mang điện tích dương và các điện tử bao quanh mang điện tích âm.

+Trong giới sinh vật, mâu thuẫn thể hiện ở sự liên hệ, tác động lẫn nhaugiữa các quá trình đối lập trong cơ thể sinh vật như: Đồng hoá và dị hoá; biến

dị và di truyền

-Trong xã hội: Mâu thuẫn được thể hiện ở sự đối kháng giai cấp tư sản

và vô sản, giữa thống trị và bị trị, giữa bóc lột và bị bóc lột

(Ở xã hội tư bản, mâu thuẫn gay gắt và thường xuyên giữa trình độ pháttriển cao của LLSX với QHSX chiếm hữu tư nhân đã lỗi thời và lạc hậu)

-Trong tư duy: Đó là mâu thuẫn giữa chân lý và sai lầm, giữa tư tưởng

tiến bộ và tư tưởng lạc hậu

Trang 9

-Trong lĩnh vực quân sự cũng có mâu thuẫn: Đó là mâu thuẫn giữa tiến

công và phòng ngự, giữa yêu cầu nhiệm vụ và trình độ, khả năng của cán bộ,chiến sĩ

Ví dụ:

Mâu thuẫn xảy ra trong quá trình đào tạo tại các nhà trường quân sự, như:

- Ở mỗi học viên, mâu thuẫn diễn ra trong suốt quá trình học tập, rèn luyện là mâu thuẫn giữa trình độ, khả năng học tập, rèn luyện với mục tiêu, yêu cầu đào tạo.

- Khi mâu thuẫn này được giải quyết (tức sau khi đã tốt nghiệp ra trường), người học viên đã trở thành sĩ quan, ở người cán bộ sĩ quan lại xuất hiện mâu thuẫn mới-đó là mâu thuẫn giữa trình độ, năng lực công tác với yêu cầu lãnh đạo, chỉ huy đơn vị.

- Giải quyết xong mâu thuẫn ở cương vị công tác này, người cán bộ sĩ quan phát triển lên cương vị công tác cao hơn, lại tiếp tục xuất hiện mâu thuẫn mới với yêu cầu nhiệm vụ mới… Quá trình nảy sinh và giải quyết mâu thuẫn cứ liên tiếp diễn ra như vậy, giúp cho người cán bộ sĩ quan liên tục tiến

bộ, trưởng thành.

c Mâu thuẫn có tính đa dạng và phức tạp.

Vì sao mâu thuẫn có tính đa dạng và phức tạp?

Vì 2 lý do sau đây:

-Thế giới vật chất vốn đa dạng, phức tạp, bao gồm vô số sự vật hiện tượng, nhiều lĩnh vực và nhiều quá trình khác nhau, mà mâu thuẫn luôn tồn tại trong mọi sự vật, hiện tượng, mọi lĩnh vực và mọi quá trình một cách khách quan Do đó mâu thuẫn tất yếu mang tính đa dạng, phức tạp.

-Trình độ, quy mô của sự vật, hiện tượng như thế nào thì đặc điểm, tính chất của mâu thuẫn như thế ấy.

Ví dụ: Mâu thuẫn trong giới sinh vật (đồng hoá và dị hoá, biến dị và di truyền) khác với mâu thuẫn trong xã hội (LLSX và QHSX) và cũng không

Trang 10

giống với mâu thuẫn trong tư duy (nhận thức đúng và nhận thức sai, chân lý

và sai lầm).

***

PHÊ PHÁN CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI PHỦ NHẬN HOẶC XUYÊN

TẠC TÍNH KHÁCH QUAN CỦA MÂU THUẪN

-A-ri-xtôt (384-322 tr.CN-Nhà Triết học cổ Hy Lạp): Ông chỉ thừa nhận

mâu thuẫn tồn tại trong tư duy con người, còn hiện thực khách quan hoàn toàn

không chứa đựng mâu thuẫn Ông khẳng định: Nếu tư duy có sự mâu thuẫn là

tư duy sai lầm, vì hiện thực khách quan vốn không chứa đựng mâu thuẫn.

-Can-tơ (1724-1804)-Nhà Triết học và bác học Đức: Ông cũng đồng

quan điểm với A-ri-xtôt, chỉ thừa nhận có mâu thuẫn trong tư tưởng lý tính củacon người mà phủ nhận mâu thuẫn của hiện thực khách quan Ngoài ra, việcgiải thích mâu thuẫn của ông mới chỉ dừng lại ở phân tích các mặt đối lập sau

đó kết luận đúng sai, chứ chưa thấy được quá trình nhận thức và giải quyết mâu thuẫn là động lực của sự phát triển.

-Hê-ghen (1770-1831) - Nhà Triết học Đức, nhà duy tâm khách đại diện của nền Triết học cổ điển Đức: Mặc dù đã có sự tiến bộ vượt bậc so

quan-với các nhà Triết học trước đó và đương thời về mâu thuẫn và vai trò của mâu

thuẫn (ông từng khẳng định: Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

là nguồn gốc, động lực sự phát triển), song do bị chi phối bởi lập trường và lợi

ích giai cấp, nên quan niệm về mâu thuẫn của ông không triệt để

Biểu hiện: Ông cho, cách giải quyết mâu thuẫn chỉ bằng điều hoà chứ không bằng đấu tranh của các mặt đối lập Theo ông, không phải làm cách

mạng xã hội (vì ông là đại biểu giai cấp tư sản, cho nhà nước Đức lúc bấy giờ)

Tóm lại: Dựa trên những thành tựu khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa

DVBC đã tìm thấy nguồn gốc, động lực sự phát triển là ở mâu thuẫn, ở sự đấu tranh của các khuynh hướng, các mặt đối lập tồn tại trong tất cả các sự vật

Trang 11

hiện tượng Mâu thuẫn là vốn có trong các sự vật, hiện tượng do kết cấu bên trong của sự vật, hiện tượng quy định, nó tồn tại khách quan, không lệ thuộc vào ý thức con người, là nguồn gốc, động lực sự vận động, phát triển.

Vậy nên, trong xem xét, cải tạo sự vật, hiện tượng, chủ thể phải phát hiện ra mâu thuẫn vốn có của nó để tìm cách giải quyết, chống áp đặt mâu thuẫn

II NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUY LUẬT

“Thống nhất và đấu tranh là hai trạng thái đối lập của một mâu thuẫn Sự thống nhất (trong đấu tranh) của các mặt đối lập là tương đối, tạm thời, là tiền đề cho sự tồn tại của mọi sự vật, hiện tượng; sự đấu tranh (trên cơ sở của thống nhất) của các mặt đối lập là tuyệt đối, vĩnh viễn, là nguồn gốc, động lực bên trong của sự vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng”.

1 MỌI SỰ VẬT, HIỆN TƯỢNG ĐỀU LÀ SỰ THỐNG NHẤT CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP:

a,Sự thống nhất của các mặt đối lập là gì?

Là một trạng thái của mâu thuẫn, trong đó các mặt đối lập cùng tồn tại bởi sự ràng buộc, nương tựa vào nhau trong thế tác dụng ngang nhau và trên

cơ sở có sự giống nhau, sự đồng nhất giữa chúng.

Hay nói cách khác: Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại không tách rời nhau giữa các mặt đối lập; sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề

Ví dụ: Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản cùng tồn tại trong một chế đô

xã hội-chế độ TBCN.

b Biểu hiện (gồm 4 biểu hiện):

*Sự thống nhất của các mặt đối lập là một trạng thái đặc biệt của

mâu thuẫn Ở đó các mặt đối lập tạm thời gác đi sự đối lập để duy trì sự

Trang 12

phát triển và làm tiền đề tồn tại cho nhau (mặt đối lập này phải dựa vào mặt đối lập kia để tồn tại, thiếu mặt đối lập kia thì mặt đối lập này cũng không thể tồn tại).

Ví dụ:

- Không có lực hút thì không có lực đẩy

- Không có đồng hoá thì không có dị hoá ( thiếu một trong hai quá trìnhnày thì sinh vật sẽ chết)

- Trong xã hội tư bản, nếu không có giai cấp vô sản tồn tại với tư cách làmột giai cấp bán sức lao động cho nhà tư bản thì cũng không có giai cấp tư sảntồn tại với tư cách một giai cấp mua sức lao động của giai cấp vô sản, bóc lộtgiá trị thặng dư

*Sự thống nhất của các mặt đối lập được biểu hiện như một thời điểm đặc biệt xuất hiện trong quá trình phát triển của mâu thuẫn, ở đó tương quan so sánh lực lượng giữa các mặt là ngang bằng nhau.

Ví dụ:

+Khi ta ném một vật lên cao, lúc vật đó ở vị trí cao nhất thì lực hút bằng lực đẩy (lúc này vật đó dừng lại trong khoảng thời gian tuyệt đối ngắn trước khi bị lực hút đất kéo về phía trái đất).

+Trong xã hội, cuộc đấu tranh giữa lực lượng cách mạng và lực lượng phản cách mạng, có lúc tương quan hai lực lượng ngang bằng nhau (lúc này phong trào cách mạng tạm thời không đi lên và cũng không đi xuống).

Về điều này, Lênin viết: “Sự thống nhất (phù hợp, đồng nhất, tác dụng ngang nhau) của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, thoáng qua, tương đối” (Lênin toàn tập, tập 29, trang 379-380 NXB Tiến Bộ Mat-xcơva-1981).

*Sự thống nhất của các mặt đối lập được biểu hiện như một trường hợp đặc biệt về sự đối lập giữa các mặt, đó là việc giữa chúng có những đặc trưng, những yếu tố nào đó giống nhau, “đồng nhất” với nhau Đây chính là cơ sở để các mặt đối lập có thể chuyển hoá được cho nhau.

Ngày đăng: 23/08/2016, 21:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w