- Khái lược sự ra đời của PDVBC: khái niệm, nội dung và đặc điểm của nó. - Phân tích, làm rõ nội dung hai nguyên lý cơ bản của PDVBC. - Rút ra phương pháp luận đối với hoạt động nhận thức và thực tiễn, đặc biệt vận dụng vào giải quyết những nhiệm vụ hiện nay.
Trang 1CHỦ ĐỀ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT - HỌC THUYẾT
VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN
1 Mục đích yêu cầu:
- Khái lược sự ra đời của PDVBC: khái niệm, nội dung và đặc điểm của nó.
- Phân tích, làm rõ nội dung hai nguyên lý cơ bản của PDVBC
- Rút ra phương pháp luận đối với hoạt động nhận thức và thực tiễn, đặc biệt vận dụng vào giải quyết những nhiệm vụ của hoạt động quân sự hiện nay
2 Nội dung bố cục:
I Khái lược về PBCDV (30’ - 35’)
II Hai nguyên lý cơ bản của PDVBC (90’ - 100’)
3 Thời gian:
Thời gian toàn bài là 3 tiết (120’ - 135’)
4 Phương pháp:
- Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp gợi mở nêu vấn đề và dụng sơ đồ đèn chiếu
- Có thể sử dụng trình chiếu Power Point
5 Tài liệu tham khảo:
1 Giáo trình triết học Mác - Lênin, Nxb CTQG
2 C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 20, Nxb CTQG, H.1994
3 V.I.Lênin toàn tập, tập 23; tập 29; tập 42, Nxb Tiến bộ
Mở đầu: Thế giới vật chất gồm vô số các SVHT, song các SVHT ấy tồn tại như thế nào?
Chúng hoàn toàn biệt lập hay phụ thuộc, ràng buộc lẫn nhau; hoàn toàn ở trạng thái ngưng đọng hay vận động, phát triển không ngừng? PBCDV sẽ lý giải một cách khoa học và xác đáng những vấn đề nêu trên Vậy PBCDV là gì? sự ra đời của nó như thế nào, nội dung, đặc điểm của
nó ra sao?
I KHÁI LƯỢC VỀ PHÉP BIỆN CHỨNG:
1 Quá trình phát triển phép biện chứng:
a Phép biện chứng cổ đại:
PBCCĐ đã có những tư tưởng biện chứng bắt đầu mô tả bức tranh của thế giới nhưng mới chỉ dừng ở phỏng đoán dựa trên sự cảm thụ phản ánh trực tiếp thế giới xung quanh, nó mang tính mộc mạc thô xơ, tự phát chưa giải thích được nguồn gốc, quy luật vận động phát triển của
sự vật hiện tượng
Trang 2Xôcrát cho rằng: “Muốn hiểu biết phải bắt đầu từ sự nghi ngờ”
Hêraclít cho rằng: Thế giới là sự thống nhất của các mặt đối lập, thế giới
luôn vận động biến đổi không ngừng Với câu nói nổi tiếng: “Không ai tắm hai
lần trên một dòng sông”, Hêraclít được Lênin đánh giá là ông tổ của PBC.
b Phép biện chứng duy tâm:
PBCDT cho rằng thế giới vật chất do lực lượng siêu nhiên, đấng tối cao, do ý niệm, ý niệm tuyệt đối sinh ra và quyết định sự vận động biến đổi của thế giới
Chúa Giáo cho rằng: Vạn vật do Chúa trời sinh ra và quyết định sự tồn tại
mất đi của chúng
Đạo Hồi cho rằng: Mọi sự vật hiện tượng đều do thánh Ala sinh ra và quy
định sự tồn tại, mất đi của chúng
Platon cho rằng: Thế giới vật chất chẳng qua là cái bóng của ý niệm, do ý
niệm sinh ra và quyết định sự vận động biến đổi
Hêghen trong triết học của mình có đề cập tới PBC, hạt nhân của nó là tư
tưởng phát triển biểu hiện ở các khái niệm, quy luật, cặp phạm trù Ông là người đầu tiên xây dựng PBC thành một hệ thống trên ba lĩnh vực: logic, triết học tự nhiên, triết học tinh thần Song hạn chế của Hêghen là PBCDT, PBC lộn ngược:
Các sự vật hiện tượng đều là do sự tha hoá của ý niệm tuyệt đối “PBC của
Hêghen như những bông hoa đẹp gắn trên cây cổ đại duy tâm”
-Mác-Ăngghen-c Phép biện chứng duy vật
Phép biện chứng duy vật nghiên cứu các sự vật hiện tượng nằm trong một chỉnh thể mang tính lo gích hệ thống giữa các sự vật hiện tượng có mối quan hệ biện chứng với nhau, nghiên cứu mọi sự vật hiện tượng trong sự vận động biến đổi và phát triển không ngừng
(Trong lịch sử hình thành phép biện chứng còn có phép siêu hình: phép siêu hình khẳng
định sự vật hiện tượng tồn tại khách quan, phủ nhận tính siêu tự nhiên mà chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo khoác lên mình nó; song quá trình nghiên cứu thế giới vật chất một cách cứng nhắc, dập khuôn, máy móc, xem xét các sự vật hiện tượng cô lập, tách rời chết cứng không có sự vận động, phát triển nếu có phát triển chỉ là phát triển đơn thuần về lượng mà thôi
VD: Phơ-bách cho rằng: Cái gì không là vật chất thì là tinh thần, cái gì không là tinh thần
thì là vật chất.)
2 PBCDV là khoa học:
Kế thừa có chọn lọc những thành quả của các nhà triết học tiền bối, vận dụng những thành tựu của khoa học đứng trên quan điểm lập trường duy vật,
Trang 3CNMLN đã khắc phục được những hạn chế trước đó phát triển làm cho PBCDV trở thành một khoa học
a Định nghĩa: PBCDV là khoa học về những quy luật chung nhất của sự vận động phát
triển của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Như vậy, từ định nghĩa chúng ta hiểu PBCDV như sau:
+ Về đối tượng nghiên cứu của PBCDV đó là: những quy luật chung nhất, những mối liên hệ phổ biến của thế giới vật chất (khác khoa học cụ thể)
• Đối tượng cụ thể của triết học là nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy
• Đối tượng cụ thể của toán học là các con số, công thức, định luật của lượng giác, hình học, đại số …
• Đối tượng cụ thể của vật lý là nghiên cứu sự tương tác, biến đổi của các vật thể ở lĩnh vực cơ học, hạt nhân, điện, …
• Đối tượng cụ thể của hoá học là sự tác động, biến đổi của các chất, các hợp chất với nhau hình thành các chất mới VD: hoá học vô cơ, hoá học hữu cơ…
* Như vậy sự khác nhau căn bản về đối tượng nghiên cứu giữa khoa học tự nhiên và đối tượng nghiên cứu của triết học là: khoa học tự nhiên cũng nghiên cứu sự vận động, phát triển của
vật chất song chỉ ở một hoặc một số lĩnh vực cụ thể nhất định mang tính chất chuyên nghành, còn triết học nghiên cứu những quy luật chung nhất của sự vận động, phát triển của mọi sự vật
hiện tượng trong thế giới vật chất.
+ Mục đích nghiên cứu: đó là nghiên cứu sự vận động, phát triển của thế giới rút ra hệ
thống các quy luật chung nhất (cả phạm trù) và hệ thống PPL trong nhận thức và cải tạo thế giới
VD: con đường nhận thức chân lý của con người là từ TQSĐ đến TDTT và trở lại hoạt động thực tiễn Từ đó rút ra PPL: Thực tiễn, hoạt động thực tiễn là điểm khởi đầu và kết thúc của một quá trình nhận thức Muốn nâng cao nhận thức của mình, con người phải gắn giữa lí thuyết và thực hành, giữa lí luận và thực tiễn…
Tất cả các tư tưởng triết học trước Mác đều chỉ dừng ở nhận biết thế giới, ngắm nhìn thế giới Và chỉ đến khi triết học Mác ra đời thì cùng với giải thích đúng đắn về nguồn gốc, sự vận động phát triển của sự vật hiện tượng, triết học Mác còn
đề cập và giải quyết vấn đề cải tạo thế giới vật chất của chủ thể đó chính là hoạt động lao động của con người
+ Phạm vi nghiên cứu: trên tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.
Trang 4PBCDV nghiên cứu cả ở lĩnh vực tự nhiên, xã hội và cả trong lĩnh vực tư duy, mà tư duy chỉ có ở con người do đó chứa đựng trong nó cả tính chủ quan của chủ thể Vì vậy chúng ta có 2 loại: biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan
• Biện chứng khách quan: là phạm trù dùng để chỉ biện chứng của bản thân các sự vật hiện tượng, quá trình tồn tại độc lập và ở bên ngoài ý thức con người
• Biện chứng chủ quan: là phạm trù dùng để chỉ tư duy biện chứng và biện chứng của chính quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào đầu óc của con người
* Mối quan hệ: Biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan có quan hệ qua lại với nhau trong đó biện chứng khách quan của bản thân đối tượng được phản ánh quy định biện chứng chủ quan Mặt khác, biện chứng chủ quan có tính độc lập tương đối của nó so với biện chứng khách quan Điều đó được hiểu với nghĩa, một là cái được phản ánh và cái phản ánh không bao giờ trùng khít hoàn toàn; hai là: quá trình tư duy, quá trình nhận thức còn có những quy luật vốn có của nó
So sánh PBCDV - PBC tự phát - PBCDT - Phép siêu hình:
- PBC tự phát nghiên cứu tìm sự vận động, phát triển của thế giới dựa trên sự cảm thụ, phản ánh trực tiếp, nó mang tính mộc mạc, thô xơ và chỉ dừng ở phỏng đoán chưa giải thích được nguồn gốc, quy luật vận động, phát triển của sự vật hiện tượng
- PBCDT khách quan nghiên cứu tìm sự vận động, phát triển của thế giới xuất phát từ ý niệm, ý niệm tuyệt đối
- Phép siêu hình nghiên cứu sự vật hiện tượng trong sự tách rời biệt lập, không thấy được
sự tác động qua lại, quy định lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng
- PBCDV nghiên cứu tìm nguyên nhân của sự vận động, phát triển của mọi sự vật hiện tượng dựa trên cơ sở khoa học và tiếp thu có chọn lọc các thành tựu triết học của nhân loại
b Nội dung của PBCDV
Nội dung cơ bản của PBCDV được thể hiện ở các nguyên lý cơ bản, các cặp phạm trù cơ bản và các quy luật cơ bản được sắp xếp một cách lôgíc, hệ thống Trong đó:
- Các nguyên lý cơ bản của PBCDV là những yếu tố đầu tiên có tính chất phổ quát nhất,
định hướng toàn bộ nội dung, đồng thời xác định những nguyên tắc PPL cơ bản của cả hệ thống
- Các quy luật cơ bản của PBCDV phản ánh sự vận động, phát triển của thế giới hiện
thực trên những phương diện cơ bản nhất
+ Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và
ngược lại, phản ánh phương thức của sự vận động phát triển
Trang 5+ Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập phản ánh nguồn gốc, động lực của
sự phát triển
+ Quy luật PĐCPĐ phản ánh khuynh hướng của sự phát triển qua việc làm sáng tỏ những
mối liên hệ giữa những nấc thang của quá trình đó
- Các cặp phạm trù cơ bản của PBCDV là những khái niệm chung nhất phản ánh những
mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến nhất của toàn bộ thế giới hiện thực (cái chung - cái riêng, bản chất - hiện tượng, nội dung - hình thức, nguyên nhân - kết quả, tất nhiên - ngẫu nhiên, khả năng - hiện thực)
c Đặc điểm của PBCDV
- Tính hệ thống: PBCDV được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý những
phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phán ánh đúng đắn thế giới hiện thực Trong hệ thống
đó, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là hai nguyên lý khái quát nhất
- Tính hoàn bị: Đó là sự thống nhất giữa tính đảng với tính khoa học, giữa CNDV và
PBC thành môn khoa học duy nhất vừa là TGQ vừa là PPL, vừa là lý luận vừa là phương pháp
- Tính tự giác: nó dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn, được xây dựng nên nhằm phục vụ
cho lực lượng vật chất xã hội năng động, cách mạng có sứ mệnh xóa bỏ áp bức, bóc lột, giải phóng loài người
- Tính chất “mở”: PBCDV không phải là một giáo điều, tự bản thân nó luôn mở ra khả
năng và yêu cầu phải bổ sung, phát triển cùng với sự phát triển của thực tiễn và khoa học
Các triết học trước đó chưa có được đầy đủ những đặc điểm này và triết học Mác ra đời
đó là sự thay thế của PBCDT, phép siêu hình bằng PBCDV chỉ có ở triết học Mác:
Triết học duy tâm của Hêghen có nhiều đóng góp song còn có nhiều hạn chế: tính khoa học chưa cao vì cho rằng mọi sự vật hiện tượng là kết quả của sự tha hoá của ý niệm tuyệt đối, là triết học bảo thủ, khép kín không có tính mở: sự phát triển cao nhất của xã hội chỉ dừng lại ở nhà nước Phổ
Triết học Phơ bách: rất ít đề cập tới thực tiễn, Phơ bách coi thực tiễn là ti tiện, bẩn thỉu, con buôn mà chỉ đề cập tới lí luận Như vậy là thiếu một vế của triết học Một mặt ông đòi xoá bỏ tôn giáo song mặt khác lại chủ trương xây dựng một thứ tôn giáo tình yêu: cổ vũ mọi người hãy ôm nhau đi, hôn nhau đi để cải tạo xây dựng xã hội tốt đẹp Và như vậy ông lại trở thành duy tâm về mặt xã hội
* Tóm lại, PBC tự phát và PBCDTKQ tuy đã có tư tưởng tiến bộ, song còn nhiều hạn chế, hạn chế đó được PBCDV khắc phục và kế thừa những tư tưởng tiến bộ đó, PBCDV là đỉnh
Trang 6cao của PBC trong lịch sử PBC của nhân loại đòi hỏi những người Mác xít tiếp tục bổ xung, phát triển cho ngày càng hoàn thiện
II HAI NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Vị trí: Đây là một trong hai nguyên lý cơ bản của PBCDV và là một đặc trưng cơ bản của
PBCDV
a Khái niệm mối liên hệ
Thế giới được tạo thành từ những sự vật, những hiện tượng, những quá trình khác nhau Vậy giữa chúng có mối liên hệ qua lại với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn tại biệt lập, tách rời nhau? Nếu chúng tồn tại trong sự liên hệ qua lại thì nhân tố gì qui định sự liên hệ đó?
* Một số quan niệm trước Mác:
- Quan niệm CNDT: những người theo CNDT hiểu cơ sở của sự liên hệ, tác động qua lại
và sự vận động, chuyển hóa của các mối liên hệ là do các lực lượng siêu nhiên hay ở ý thức, cảm
giác của con người.
VD: Xuất phát từ quan điểm duy tâm chủ quan, Béccơli coi cơ sở của sự liên hệ giữa sự vật và hiện tượng là cảm giác Hêghen với quan điểm duy tâm khách quan lại tìm cơ sở của sự liên hệ qua lại giữa các sự vật và hiện tượng ở ý niệm tuyệt đối
- Quan niệm siêu hình: quan niệm siêu hình phủ nhận sự liên hệ giữa các SVHT, có
chăng thì cũng chỉ là những mối liên hệ bề ngoài, ngẫu nhiên Tuy cũng có người thừa nhận sự liên hệ và tính đa dạng của nó, nhưng lại phủ nhận khả năng chuyển hóa lẫn nhau giữa các hình
thức liên hệ khác nhau
VD: Galilê cho rằng các mối quan hệ giữa các sự vật là những mối quan hệ
về toán học NewTơn cho rằng các mối quan hệ giữa các sự vật là những mối quan hệ về cơ học
* Quan niệm CNDVBC:
Liên hệ là gì?
Liên hệ là sự quy định tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật, các quá trình và các
yếu tố trong một sự vật
Cơ sở Xuất phát từ tính thống nhất vật chất của thế giới
Xuất phát từ kết cấu của vật chất
Trang 7(Các sự vật hiện tượng trên thế giới dù có đa dạng, có khác nhau như thế nào chăng nữa thì cũng chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới duy nhất là thế giới vật chất Ngay
cả tư tưởng, ý thức của con người vốn là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người, nội dung của chúng cũng chỉ là kết quả phản ánh của quá trình vật chất khách quan
Mọi sự vật hiện tượng đều được cấu thành từ các bộ phận, giữa các bộ phận có mối liêm
hệ với nhau)
CNDVBC khẳng định: mọi SVHT vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác động qua lại,
chuyển hóa lẫn nhau; cơ sở của mối liên hệ giữa các SVHT là tính thống nhất vật chất của thế
giới
Mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển
hóa lẫn nhau các SVHT hay giữa các mặt của một sự vật, một hiện tượng trong thế giới
- Liên hệ là một đặc trưng của thế giới khách quan
Bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất và mọi bộ phận của thế giới vật chất đều có mối liên hệ thống nhất với nhau
- Liên hệ là cơ sở tồn tại của mọi SVHT
Chúng ta đều biết vận động là “thuộc tính cố hữu của vật chất”, là “phương tức tồn tại của vật chất” Mà vận động là thuộc tính bên trong, vốn có của sự vật, là sự tự thân vận động do
sự liên hệ giữa các yếu tố nội tại cấu thành sự vật
* Phân biệt liên hệ và quan hệ, mối liên hệ cụ thể và mối liên hệ phổ biến
+ Liên hệ và quan hệ vừa có sự thống nhất, vừa có sự khác biệt Quan hệ là sự ràng buộc phụ thuộc, ảnh hưởng, tác động lẫn nhau giữa các SVHT Liên hệ trước hết là mối quan hệ giữa
các SVHT, song không phải là mọi mối quan hệ đều là liên hệ Chỉ những mối quan hệ nào mà
sự thay đổi của một bên nhất định kéo theo sự thay đổi của bên kia mới là liên hệ
+ Mối liên hệ phổ biến: là những mối liên hệ chung nhất có ở mọi sự vật hiện tượng Mối liên hệ cụ thể: là những mối liên hệ chỉ xuất hiện ở một số lĩnh vực hoặc chỉ tồn tại trong một thời điểm nhất định
b Nội dung và tính chất của mối liên hệ:
Mọi sự vật hiện tượng của thế giới vật chất đều tồn tại trong một chỉnh thể thống nhất thông qua các mối liên hệ phức tạp chằng chịt giữa chúng với nhau
Vì sao?
Vì thế giới vật chất là khách quan và giữa chúng có vô số các mối liên hệ; vận động là khách quan do đó liên hệ là khách quan và ngay cả hình ảnh trong óc người chẳng qua đó là sự phản ánh mối liên hệ của thế giới khách quan vào óc người
- Tính khách quan:
Trang 8+ Mối liên hệ là vốn có của các SVHT, nó tồn tại không phụ thuộc vào lực lượng siêu nhiên, ý thức hay cảm giác của con người
Cơ sở Mối liên hệ là vốn có của sự vật hiện tượng mà sự vật hiện tượng luôn
tồn tại khách quan Do đó mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng là khách quan
Xuất phát từ kết cấu vật chất (thế giới vật chất là vô cùng vô tận,
không có vật nhỏ nhất, không có vật lớn nhất, chỉ có vật vô cùng nhỏ
và vật vô cùng lớn Giữa các bộ phận cấu thành nên sự vật hiện tượng
có mối liên hệ với nhau, do đó mối liên hệ là khách quan)
Biểu hiện: Sự tồn tại hay mất đi của mối liên hệ này làm cơ sở cho sự ra đời của mối liên
hệ khác đều do quy luật khách quan quy định
Do vậy: con người trong nhận thức sự vật hiện tượng phải tìm ra, nhận thức mối liên hệ,
từ đó tác động vào mối liên hệ trong hoạt động thực tiễn chứ không được áp đặt chủ quan các mối liên hệ
- Tính phổ biến:
+ Biểu hiện: mối liên hệ tồn tại trong tất cả mọi SVHT, mọi quá trình, ở tất cả các lĩnh
vực tự nhiên, xã hội, tư duy; ngay trong các mặt, các yếu tố, các bộ phận của một SVHT hay giữa các giai đoạn của nó cũng có liên hệ với nhau
• Trong tự nhiên: mối liên hệ thể hiện ở sự tác động lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng trong quá trình tiến hoá từ vô cơ đến hữu cơ, trong quá trình xuất hiện
sự sống, mối liên hệ giữa động vật và thực vật, giữa cơ thể sống và môi trường, giữa các loài, giống thực vật, động vật với nhau
• Trong xã hội: mối liên hệ phổ biến thể hiện ở sự tác động qua lại giữa các mặt của đời sống xã hội như: kinh tế - chính trị, quan hệ con người - con người trong lịch sử xã hội, trong lao động sản xuất, trong đấu tranh giai cấp, QHSX -LLSX, CSHT - KTTT…
• Trong tư duy: biểu hiện sự liên hệ giữa các hình thức, các trình độ, các giai đoạn của tư duy (khái niệm - phán đoán - suy luận)
+ Cơ sở Dựa vào kết cấu vật chất
Mỗi SVHT vừa có kết cấu riêng, lại vừa nằm trong kết cấu chung
của thế giới vật chất, nên giữa chúng có mối liên hệ về mặt không gian tạo thành một chỉnh thể thế giới, do đó mối liên hệ có ở mọi
sự vật hiện tượng
Trang 9Dựa vào lịch sử tồn tại của các SVHT, không có SVHT nào ra đời
từ hư vô, bao giờ nó cũng có nguyên nhân từ những SVHT trước
nó, nên giữa chúng có mối liên hệ về mặt thời gian Chính những mối liên hệ này làm cho các SVHT có thể chuyển hóa (thay thế) được cho nhau, do đó mối liên hệ có ở mọi sự vật hiện tượng
- Tính đa dạng muôn vẻ:
Cơ sở: Xuất phát từ sự đa dạng, phong phú muôn hình muôn vẻ về kết cấu, phạm vi, trình
độ… của ự vật hiện tượng, cho nên mối liên hệ cũng hết sức đa dạng muôn vẻ
Biểu hiện:
+ Về phạm vi: Có mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài, có mối liên hệ bao quát toàn bộ thế giới, có mối liên hệ bao quát một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực của thế giới
• Mối liên hệ bên trong là mối liên hệ qua lại, là sự tác động lẫn nhau giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính, các mặt khác nhau của một sự vật
VD: Sự tác động qua lại giữa hai quá trình đồng hoá và dị hoá trong cơ thể sống, giữa điện tử và hạt nhân trong nguyên tử
• Mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự vật, các hiện tượng khác nhau
VD: Sự liên hệ giữa 2 học viên với nhau, sự tác động qua lại giữa CNTB và CNXH
Chú ý: PBCDV tập trung nghiên cứu những mối liên hệ phổ biến tức là những mối liên
hệ chung nhất, bao quát nhất của toàn bộ thế giới Còn các hình thức và các kiểu liên hệ cụ thể trong các lĩnh vực khác nhau của thế giới là đối tượng nghiên cứu của các khoa học cụ thể
+ Về tính chất: Có mối liên hệ bản chất và mối liên hệ không bản chất, có mối liên hệ chủ
yếu và mối liên hệ thứ yếu; có mối liên hệ tất nhiên và mối liên hệ ngẫu nhiên: có mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp
• Mối liên hệ cơ bản là mối liên hệ quy định bản chất của sự vật, quy định sự phát triển của sự vật, quy định sự phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật, nó tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của sự vật
VD: Mối liên hệ giữa học viên và giáo viên là mối liên hệ cơ bản trong suốt quá trình học tập của học viên
Mối liên hệ không cơ bản là mối liên hệ về một phương diện nào đó của sự vật, nó quyết định sự vận động và phát triển của một mặt nào đó của sự vật
VD: Mối liên hệ của 2 học viên là đồng hương nhưng khác lớp
• Mối liên hệ bản chất là mối liên hệ quyết định sự tồn tại và phát triển của các sự vật
Trang 10VD: Trong một PTSX thì mối liên hệ giữa QHSX và LLSX là mối liên hệ bản chất
Mối liên hệ không bản chất là mối liên hệ tác động hoặc quy định một mặt nào đó của sự vật
VD: Trong một chế độ XH thì mối liên hệ giữa kinh tế với văn hoá, với đạo đức, với tôn giáo là mối liên hệ không bản chất
* Tuy nhiên trong thực tiễn, xét trong những điều kiện nhất định có những mối liên hệ vừa mang tính cơ bản, vừa mang tính bản chất
VD: Trong một PTSX thì mối liên hệ giữa QHSX và LLSX là mối liên hệ bản chất ở chỗ nó phản ánh có bóc lột giai cấp hay không? Đồng thời đây cũng là mối liên hệ cơ bản của xã hội ở mọi giai đoạn
+ Về vai trò: Có mối liên hệ đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật, có
mối liên hệ chỉ ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của sự vật
* Như vậy: quan điểm DVBC về sự liên hệ đòi hỏi phải thừa nhận tính tương đối trong
sự phân loại các mối quan hệ, phạm vi và vai trò các mối liên hệ trong hiện thực không ngang bằng nhau Các loại liên hệ khác nhau có thể chuyển hoá lẫn nhau Sự chuyển hoá như vậy có thể diễn ra hoặc do thay đổi phạm vi bao quát trong khi xem xét hoặc do kết quả sự vận động khác nhau của chính sự vật và hiện tượng
VD: mối liên hệ giữa 2 học viên là mối liên hệ bên ngoài của từng học viên nhưng khi xem xét 2 học viên đó là thành viên của một lớp học thì mối liên hệ đó
là mối liên hệ bên trong
c ý nghĩa phương pháp luận và ý nghĩa vận dụng
* ý nghĩa phương pháp luận
- Cần có quan điểm toàn diện trong nhận thức, xem xét các SVHT cũng như trong hoạt động thực tiễn Phải xem xét tất cả các mối liên hệ song phải tìm ra đâu là mối liên hệ cơ bản để
có tác động thích hợp (thúc đẩy hoặc kìm hãm sự vận động phát triển)
- Trong hoạt động thực tiễn, muốn cải tạo sự vật, phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, nhiều phương diện khác nhau để tác động làm thay đổi các mối liên hệ tương ứng Đồng thời phải kết hợp chặt chẽ giữa “chính sách dàn đều” và “chính sách trọng điểm”
Trong xem xét cải tạo các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan đó là
sự cải biến các mối liên hệ, mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính khác nhau trong 1 sự vật và mối liên hệ, mối liên hệ giữa các sự vật với nhau Đề cập tới nội dung trong phương pháp nhận thức sự vật, V.I.Lênin nhấn mạnh: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất