Hiện nay vấn đề toàn cầu liên quan trực tiếp đến sự sống còn của nhân loại đã buộc mỗi quốc gia dân tộc, những nhà khoa học, những người có sự hiểu biết, những người có lương tri phải cùng nhau giải quyết, nhưng do địa vị, lợi ích, lập trường quan điểm khác nhau, nó vẫn chỉ là lời cảnh báo là chủ yếu, việc khắc phục nó chưa đáng là bao nhiêu mà tính chất đe doạ ngày càng lớn. Hơn bao giờ hết, chúng ta phải nghiên cứu, làm rõ vấn đề này.
Trang 1DÂN TỘC, QUAN HỆ GIỮA DÂN TỘC - GIAI CẤP
VÀ NHÂN LOẠI
* Mục đích, yêu cầu
- Trang bị cho người học các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
về vấn đề dân tộc, quan hệ giữa dân tộc - giai cấp và nhân loại
- Nắm vững thực chất nội dung tư tưởng, củng cố thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử
- Nghiên cứu vấn đề này phải đặt trong mối quan hệ với vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp
- Quán triệt quan điểm chính sách dân tộc của Đảng ta và phê phán những quan điểm sai trái
* Kết cấu của chủ đề
I Các hình thức cộng đồng người trong lịch sử
II Quan hệ giai cấp, dân tộc và nhân loại
III Chính sách dân tộc của GCVS và sự vận dụng của Đảng ta hiện nay
Trọng tâm I, II
* Thời gian: 4 tiết
* Phương pháp
Thuyết trình, kết hợp nêu vấn đề
* Tài liệu tham khảo
- Đọc giáo trình theo quy định
- Văn kiện của ĐCSVN
- Hệ tư tưởng Đức (Tập 3 M.A toàn tập Nxb CTQG 1995)
- Tài liệu, tạp chí nghiên cứu về dân tộc, quan hệ giữa dân tộc - giai cấp
và nhân loại
Trang 2NỘI DUNG
Vấn đề Dân tộc, quan hệ giữa dân tộc - giai cấp và nhân loại luôn luôn nổi lên trong các học thuyết lý luận, tư tưởng Nó vốn đã phức tạp thì hiện nay nó càng phức tạp, bởi các nguyên nhân kinh tế chính trị, tư tưởng Trong lịch sử tư tưởng đã có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này, nhưng thực tế cho thấy chưa có những giải thích thoả đáng, thậm trí còn xuyên tạc, phản động, phản khoa học Chỉ đến khi triết học Mác - Lênin ra đời, với thế giới quan, phương pháp luận khoa học vấn đề dân tộc, giai cấp, nhân loại mới được luận giải khoa một cách học, cách mạng
Hiện nay vấn đề toàn cầu liên quan trực tiếp đến sự sống còn của nhân loại
đã buộc mỗi quốc gia dân tộc, những nhà khoa học, những người có sự hiểu biết, những người có lương tri phải cùng nhau giải quyết, nhưng do địa vị, lợi ích, lập trường quan điểm khác nhau, nó vẫn chỉ là lời cảnh báo là chủ yếu, việc khắc phục nó chưa đáng là bao nhiêu mà tính chất đe doạ ngày càng lớn Hơn bao giờ hết, chúng ta phải nghiên cứu, làm rõ vấn đề này
Giải quyết vấn đề nhân loại, toàn cầu về thực chất là giải quyết mối quan
hệ giữa dân tộc - giai cấp và nhân loại.
Trang 3I CÁC HÌNH THỨC CỘNG ĐỒNG NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ
* Khái niệm cộng đồng người
Là một phạm trù lịch sử dùng để chỉ một tập hợp người sống chung, có đặc điểm chung trong quan hệ về nguồn gốc, kinh tế, văn hoá, ngôn ngữ, địa vực, tâm lý…
Đặc trưng:
+ Cộng đồng người phải là một tập hợp người có thể có số lượng người người nhiều, ít, có thể rất lớn
+ Quá trình phát triển của cộng đồng người rất phức tạp, đi từ tộc người cùng huyết thống đến đa tộc, nhiều huyết thống
+ Ở giai đoạn cao, có thể đa dạng về ngôn ngữ, văn hoá, trình độ phát triển…nhưng vẫn có đặc điểm chung như kinh tế, văn hoá, ngôn ngữ…
+ Cộng đồng người đã phát triển qua các hình thức: Thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, dân tộc (Dân tộc là một hình thức cộng đồng cao nhất).
1 Các hình thức cộng đồng người trong xã hội CSNT
a Thị tộc
Là hình thức cộng đồng người đầu tiên gắn với thời kỳ CSNT, nó có đặc
trưng nổi bật là cùng chung huyết thống, tổ tiên, tiếng nói chung
Đặc trưng
Con người vừa thoát khỏi động vật sống quần hôn trong “bầy người nguyên thuỷ”…sống chủ yếu dựa vào tự nhiên
Lúc đầu là chế độ mẫu quyền kinh tế phụ thuộc vào người đàn bà hái lượm
là chủ yếu (con chỉ biết mẹ); giai đoạn sau là phụ quyền do sự phát triển của lực
lượng sản xuất dẫn đến sự phân công lao động xã hội; kinh tế chủ yếu dựa vào
săn bắt thì ưu thế của người đàn ông ngày càng nổi lên (Thực chất nói lên vị trí
của người đàn ông, đàn bà trong sản xuất)
Mỗi thị tộc có tên gọi riêng, tiếng nói riêng, thói quen, phong tục, tín ngưỡng, văn hoá riêng
Trang 4Tổ chức xã hội có tính chất sơ khai, tự bầu ra tù trưởng, tộc trưởng và bãi miễn nếu không còn uy tín Đây là hình thức dân chủ đầu tiên của con người Thị tộc có quy mô nhỏ bé, thường chỉ từ mấy chục đến vài trăm thành viên
b Bộ lạc
Là hình thức cộng đồng phát triển từ thị tộc, hình thức cao của thị tộc và vẫn trên cơ sở huyết thống, chế độ công hữu về công cụ sản xuất và đất đai.
Đặc trưng
Bộ lạc bao gồm nhiều thị tộc (Thị tộc gốc gọi là bào tộc).
Nhiều bộ lạc liên kết với nhau thành liên minh bộ lạc.
Bộ lạc cơ bản vẫn giống thị tộc, chỉ có khác là đã có lãnh thổ chung, mặc dù yếu tố này chưa ổn định Khai thác khu vực này hết thì chuyển sang khu vực khác
Nhận xét
- Cả hai hình thức cộng đồng người trên đều dựa trên cơ sở huyết thống,
mang tính chất quần cư nhiều hơn
- Quan hệ hạn chế, đặc biệt quan hệ về mặt kinh tế Cho nên không đáp ứng nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất Đó là lý do chuyển sang hình thức bộ tộc
2 Sự hình thành, phát triển các hình thức cộng đồng người trong xã hội
có giai cấp
a Bộ tộc
(Kế tiếp bộ lạc, nhưng có sự khác biệt lớn về nền tảng kinh tế Do sự phát triển của lực lượng sản xuất)
Là hình thức cộng đồng người hình thành trong xã hội bắt đầu có giai cấp,
do sự liên kết nhiều bộ lạc sống trên một lãnh thổ thành một cộng đồng người.
+ Bộ tộc đã phá bỏ đặc trưng huyết thống, mà đặc trưng cùng sống trên một lãnh thổ, quan hệ giao tiếp về kinh tế, văn hoá nổi lên trở thành cái chung Các
bộ lạc khác nhau về huyết thống, nhưng mở rộng quan hệ với nhau trong một lãnh thổ, tìm thấy văn hoá, tiếng nói chung và trao đổi về kinh tế
Trang 5Bộ tộc thường hình thành cùng với chế độ chiếm hữu nô lệ, như chế độ chiếm hữu nô lệ ở Ai Cập, Hy Lạp cổ đại Ở những xã hội đã qua chiếm hữu nô
lệ thì bộ tộc hình thành gắn với chế độ phong kiến như Pháp, Nga…
Khi LLSX phát triển thì hình thức đó lại không còn tương xứng nữa, nó tiếp
tục phải được thay đổi bằng hình thức mới hơn - Dân tộc.
b Dân tộc
Dân tộc là một khối cộng đồng người ổn định, được thành lập trong lịch sử dựa trên cơ sở cộng đồng về tiếng nói, lãnh thổ, sinh hoạt, kinh tế và tâm lý, biểu hiện trong cộng đồng văn hoá (Định nghĩa do Xta-lin đưa ra; được xác nhận
là định nghĩa mang tính khoa học nhất cho đến hiện nay)
Dân tộc là hình thức cộng đồng người gắn liền với xã hội có giai cấp, có nhà nước và các thể chế chính trị
Dân tộc là cộng đồng người ổn định (cộng đồng trước không có)
Là hình thức cộng đồng người hoàn thiện, bền vững và phổ biến nhất hiện nay
Dân tộc có 4 đặc trưng cơ bản:
+ Cộng đồng về ngôn ngữ: Mỗi dân tộc có một ngôn ngữ chung thống nhất;
đây là một trong những đặc trưng chủ yếu của dân tộc Tuy nhiên, thực tế các thành viên của một dân tộc có thể dùng nhiều ngôn ngữ Ví dụ dân tộc Thuỵ Sỹ dùng tiếng Đức, Pháp, Italia; có ngôn ngữ lại được nhiều dân tộc sử dụng như tiếng Anh, Tây Ban Nha
+ Cộng đồng về lãnh thổ: Lãnh thổ là địa bàn sinh tồn và phát triển của dân
tộc, không có lãnh thổ thì không có khái niệm Tổ quốc, quốc gia Lãnh thổ bao gồm cả vùng đất, vùng biển, hải đảo, vùng trời thuộc chủ quyền của quốc gia dân
tộc Hiện nay lãnh thổ có nhiều bước phát triển mới.
+ Cộng đồng về kinh tế: Là tác nhân cơ bản dẫn tới việc chuyển từ hình thức cộng đồng trước dân tộc sang dân tộc Thiếu sự cộng đồng chặt chẽ, bền vững
về kinh tế thì cộng đồng người chưa phải là dân tộc
Trang 6+ Cộng đồng về văn hoá, tâm lý, tính cách: Văn hoá là yếu tố đặc biệt quan
trọng của sự liên kết cộng đồng Văn hoá của một dân tộc không thể phát triển, nếu không giao lưu với văn hoá của các dân tộc khác Tuy nhiên, trong sự giao lưu văn hoá, các dân tộc không ngừng đấu tranh để bảo tồn và phát triển bản sắc dân tộc mình
=> Cộng đồng về ngôn ngữ, Cộng đồng về lãnh thổ, Cộng đồng về kinh tế, Cộng đồng về văn hoá, tâm lý, tính cách là bốn đặc trưng không thể thiếu một mặt nào của cộng đồng dân tộc Các đặc trưng đó có quan hệ biện chứng với nhau, tác động quan lại lẫn nhau, kết hợp với nhau một cách chặt chẽ và độc đáo trong lịch sử lâu dài hình thành và phát triển cộng đồng.
- Như vậy, tính ổn định, sự vững chắc của dân tộc vững chắc hơn các cộng đồng khác Trong một dân tộc không chỉ tồn tại nhiều tộc người , mà còn có
nhiều giai cấp Hiện nay trên thế giới dân tộc đa tộc người là phổ biến, riêng dân tộc Triều Tiên là một tộc người
- Vì thế, nếu quan niệm dân tộc Việt Nam là 54 dân tộc anh em là chưa chính xác Theo nhiều nhà nghiên cứu cho rằng dân tộc Việt nam gồm 54 tộc người khác nhau Hoặc phải là quốc tộc Việt nam gồm 54 dân tộc Tuy nhiên,
còn nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này (vấn đề tiếp tục nghiên cứu)
- Khái niệm dân tộc thường bị kẻ thù chủ nghĩa Mác xuyên tạc, đánh cháo,
họ đồng nhất dân tộc với chủng tộc, mà chủng tộc chỉ là cộng đồng người có chung mặt sinh học (màu da, tóc, chiều cao…) Từ đó, họ chia dân tộc cao, thấp, thượng đẳng, hạ đẳng Đó là cơ sở cho thuyết phân biệt chủng tộc
c Sự hình thành dân tộc
* Châu âu: Dân tộc ra đời gắn liền với chủ nghĩa tư bản gắn liền với
phương thức sản xuất TBCN Giai cấp tư sản giữ vai trò hết sức quan trọng đối với sự ra đời của dân tộc.
+ Mác - Ăngghen đã chứng minh là sản phẩm ra đời của chủ nghĩa tư bản,
do nhu cầu tạo ra thị trường dân tộc quốc gia Sự ra đời của dân tộc gắn với
Trang 7phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, gắn với phá bỏ cát cứ, lãnh địa phong kiến
+ Lênin kế thừa, phát triển tư tưởng của Mác (trong tác phẩm những người bạn dân) Lênin phê phán chủ nghĩa dân tuý tự do Dân tộc là sản vật, hình thức
tất nhiên của thời đại tư sản trong quá trình phát triển xã hội
Nguyên nhân là do phát triển lực lượng sản xuất dẫn đến phải có sự giao lưu trao đổi kinh tế trong một thị trường quốc gia, dân tộc chung Với sự phát triển của lực lượng sản xuất thì cát cứ phong kiến không còn phù hợp nữa (cát cứ phong kiến chỉ tương xứng với kinh tế tự cấp, tự túc)
Mác chỉ rõ trong tuyên ngôn đảng cộng sản (đây là thời kỳ đánh dấu bước
ngoặt cách mạng, khẳng định sự ra đời của chủ nghĩa Mác 1848): “Giai cấp tư sản ngày càng xoá bỏ tình trạng phân tán của TLSX, của tài sản và của dân cư,
nó tụ tập dân cư, tập các TLSX…kết quả của những thay đổi ấy là sự tập trung
về chính trị Những địa phương độc lập, liên hệ với nhau hầu như chỉ bởi những
quan hệ liên minh và có những lợi ích, luật lệ, chính phủ, thuế quan khác nhau
thì đã được tập hợp lại thành một dân tộc thống nhất, có một chính phủ thống nhất, một luật pháp thống nhất, một lợi ích dân tộc thống nhất, có tính chất giai cấp và một thuế quan thống nhất”
+ Tuy vậy, ở các quốc gia Châu Âu, sự hình thành dân tộc cũng có sự khác nhau theo hai phương thức chủ yếu:
-> Một là, loại dân tộc được hình thành trên cơ sở thống nhất lãnh thổ, thị trường, bộ tộc để xây dựng một quốc gia độc lập như: Đức, Ý, Pháp…
-> Hai là, loại dân tộc được hình thành từ sự thống nhất lãnh địa phong kiến; quốc gia độc lập ra đời gồm nhiều dân tộc như: Nga, Áo, Hunggari…
* Châu Á
- Dân tộc ra đời sớm hơn so với châu âu, hơn nữa không gắn với sự hình thành phát triển TBCN Đặc thù của Châu Á nổi lên là vấn đề phương thức sản
xuất Châu Á, đã quy định sự hình thành dân tộc sớm hơn so với các dân tộc ở Châu Âu
Trang 8+ Khi chế độ công xã nguyên thuỷ tan rã, phần lớn ở các nước châu á hình thành hệ thống công xã nông thôn (tế bào nhỏ nhất là gia đình)
+ Nhà nước phong kiến ra đời (không qua CHNL), quyền lực tập trung trong
tay nhà vua, TLSX vừa do công xã quản lý vừa nằm trong tay các thành viên
+ Ở Châu Á sản xuất nông nghiệp là chủ yếu (thủ công nghiệp, thương nghiệp không tách ra khỏi nông nghiệp)…đã làm cho các quốc gia phong kiến Châu Á không phát triển tiếp (lên TBCN) mà tiếp tục kéo dài, thậm trí đến tận
thời hiện đại như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên…
- Dân tộc Châu Á ra đời sớm mà vẫn có đầy đủ đặc trưng của dân tộc Nhưng nguyên nhân không phải do sự phát triển của lực lượng sản xuất, để có
thị trường chung, thống nhất, phá bỏ cát cứ phong kiến, mà do nhu cầu chống thiên tai, giặc ngoại xâm, Vì thế nó có truyền thống đại đoàn kết dân tộc và tạo
sức mạnh từ thống nhất dân tộc
+ Thực tế cho thấy: chống lụt, chống thiên tai phải do toàn dân tộc chứ
không phải một bộ phận nào Đây là nhu cầu để tồn tại, trạng thái tự nhiên của con người Hơn nữa, chống giặc ngoại xâm cũng vậy… “nước mất thì nhà tan” Mỗi giai cấp mỗi tộc người đều thấy lợi ích của mình, sự tồn tại của mình trong một dân tộc có sức mạnh từ sự thống nhất dân tộc
=> Sự hình thành dân tộc Trung Quốc, Việt nam, Triều Tiên… mang đậm nét các dân tộc Châu Á Chính đặc điểm này, mâu thuẫn giai cấp ở các nước phương Đông khác với phương Tây Khi giặc ngoại xâm đến xâm lược, mâu thuẫn nội bộ thường được hạ xuống và đặt lợi ích dân tộc lên trên hết
* Qúa trình hình thành phát triển dân tộc trải qua các giai đoạn và đặc
trưng khác nhau, tuân theo quy luật, đó là các phong trào dân tộc với những mục tiêu và đại biểu dân tộc khác nhau:
+ Thời kỳ 1: Là thời kỳ thủ tiêu cát cứ phong kiến, chế độ phong kiến, cho
ra đời dân tộc TBCN, trong đó giai cấp TS là đại biểu cho dân tộc Nó diễn ra ở châu Âu là chủ yếu
Trang 9+ Thời kỳ 2: Là thời kỳ CNTB mở rộng thị trường, bóc lột sang các dân tộc
khác, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc Phong trào này được đánh dấu bằng cách mạng tháng 10 Nga mở ra thời kỳ mới độc lập dân tộc gắn liền với CNXH
+ Thời kỳ 3: Là thời kỳ cách mạng XHCN thắng lợi, đó là thời kỳ hoàn
thiện dân tộc, giai cấp vô sản đại biểu cho cả dân tộc
II MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN TỘC, GIAI CẤP VÀ NHÂN LOẠI
1 Quan hệ giai cấp và dân tộc
- Khi dân tộc ra đời, sự quan tâm hàng đầu của các học thuyết chính trị
không chỉ là vấn đề giai cấp, mà còn vấn đề quan hệ giữa giai cấp và dân tộc Đó
là việc nhận thức, giải thích vấn đề giai cấp không tách rời vấn đề dân tộc và ngược lại
- Giai cấp và dân tộc sinh ra và mất đi không đồng thời Giai cấp có trước dân tộc hàng nghìn năm Giai cấp mất đi dân tộc vẫn tồn tại lâu dài Khi nhân loại tiến tới CNCS không còn giai cấp nhưng dân tộc vẫn tồn tại
- Dân tộc và giai cấp là hai lĩnh vực khác nhau, không đồng nhất với nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau Khi xuất hiện giai cấp, quan hệ giai cấp, thì đấu tranh giai cấp không ở đâu khác ngoài mỗi dân tộc Đồng thời sự tồn tại dân tộc, quan hệ và đấu tranh dân tộc bao giờ cũng gắn với một giai cấp nhất định nhân danh, đại diện cho dân tộc
- Thực chất, đấu tranh, xung đột, xâm lược dân tộc bắt nguồn từ lợi ích của giai cấp thống trị
* Giai cấp quyết định dân tộc
+Bởi vì
- Giai cấp có trước dân tộc Giai cấp có từ cổ đại, dân tộc sau này mới có(thế kỷ 15, 16, 17, 18…trở lại đây)
Trang 10- Xã hội có giai cấp và phát triển đến trình độ nhất định thì quyết định sự ra đời dân tộc.
+Biểu hiện
- Giai cấp quyết định sự ra đời, xu hướng vận động phát triển, đặc trưng, tính chất và phương thức giải quyết vấn đề dân tộc Nếu giai cấp đại diện lợi ích dân tộc là giai cấp bóc lột (tư sản) thì dân tộc là dân tộc tư sản Điều đó quyết định chính sách dân tộc trong nước và với dân tộc khác theo phương thức của kẻ bóc lột
- Ngược lại, giai cấp công nhân đại diện lợi ích dân tộc thì chính sách dân
tộc trong nước và quan hệ dân tộc khác hoàn toàn về chất: đó là sự tôn trọng độc lập chủ quyền dân tộc, quyền tự quyết dân tộc và tự do dân tộc.
- Đây là lý do để các nhà kinh điển chủ nghĩ Mác - Lênin đưa ra tư tưởng
giải quyết vấn đề dân tộc từ giải quyết vấn đề giai cấp: (Trong tuyên ngôn ĐCS).
+ “Giai cấp vô sản phải giành lấy chính quyền, phải tự xây dựng thành một giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc, tuy hoàn toàn không phải theo nghĩa như giai cấp tư sản hiểu” (t1 565)
+ “Hãy xoá bỏ nạn người bóc lột người thì nạn dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xoá bỏ” (t1 565)
+ “Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo” (t1 565)
- Chú ý: Giai cấp quyết định dân tộc nhưng cần có quan điểm lịch sử cụ thể
khi xem xét sự quyết định đó
Với quan điểm đó, giai đoạn đầu, giai cấp tư sản đang còn là giai cấp trung tâm sẽ quyết định sự phát triển của dân tộc theo hướng tiến bộ Nhưng khi đã giành được chính quyền trong cách mạng vô sản thì chính sách của nó lại trở lên phản động
Ngược lại chỉ có giai cấp công nhân , với ĐCS của nó luôn đại biểu trung thành lợi ích cho dân tộc, nhân dân lao động Vì thế, giai cấp tư sản khi lợi ích giai cấp bị đe doạ thì nó sẵn sàng bán rẻ lợi ích dân tộc