Một số thể thơ khác

Một phần của tài liệu Phương thức nghệ thuật thơ trong thơ Anh Thơ (Trang 63 - 68)

6. Bố cục luận văn

3.1.3 Một số thể thơ khác

Thơ lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Thể thơ lục bát trong thơ Anh Thơ chỉ có năm bài, chiếm tỉ lệ 5,61 %. Thơ lục bát của Anh Thơ viết về người chiến sĩ, người anh hùng cách mạng, người mẹ Việt Nam hay viết về hình ảnh của Hà Nội trong những tháng ngày chiến tranh ác liệt: “ Hàng hoa ngồi sát hàng rau/ Chợ vào vôi vữa quét sâu lối ngoài..., Tay ai muối cải dưa giòn/ Thúng cam bán hết đỏ son mặt hàng/ ( Ngõ chợ Khâm Thiên )

Với nhịp chẵn nhẹ nhàng, tha thiết kết hợp với việc sử dụng các hình ảnh hình ảnh: con lợn đất bom vùi, những vành khăn trắng, tay người xếp gạch chia ngăn, biển quân thù cắm bốn bên, thúng cam bán tết... tất cả khắc họa bức tranh Ngõ chợ Khâm Thiên trong những ngày mưa B52 xối xả dội xuống bầu trời Hà Nội vào cuối 1972. Qua bài thơ, tác giả vừa thể hiện niềm tự hào dân tộc vẫn xanh tươi, hiên ngang trong mưa bom bão đạn của kẻ thù vừa thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc của người dân đất Việt. Sau trận B52 càn quét dã man của địch, chợ Khâm Thiên – Hà Nội lại trở lại hoạt động buôn bán đông vui nhộn nhịp, đầy sức sống. Đó là hình ảnh tượng trưng cho sức sống bất diệt, bất khuất, kiên cường của nhân dân thủ đô Hà Nội.

Tác giả chọn hình thức thơ lục bát, hầu hết là vần bằng đó phù hợp với việc diễn tả tình cảm nhẹ nhàng, sâu lắng, rất mực thiết tha. Đó là tình cảm nhớ thương da diết, kính yêu người mẹ Việt Nam và pha lẫn cả niềm xót thương căm phẫn kẻ thù. Kẻ thù đã gây nên tội ác tày trời, tàn hại cả sinh linh bé nhỏ, cuộc sống của con người, người mẹ bị bom Mỹ sát hại: “…Mẹ là mẹ cả xóm thôn/ Mái

đầu càng bạc, yêu thương càng giàu/ Giờ dây nắng chói tàu cau/ Tóc vương bay trắng cả bầu không gian/ ( Mái tóc mẹ bay). Bài thơ lục bát chứa đầy nước mắt,

uất ức căm hờn. Người mẹ hiền che chở cho các con, là hiện thân của cuộc sống. Mái tóc dài đen óng của mẹ ôm các con trong vòng tay, cũng mái tóc ấy tiễn con lên đường nhập ngũ. Nhưng giờ đây, bom đạn giặc đã hòa lẫn máu xương mẹ vào đất. Mái tóc mẹ bay trắng cả bầu không gian, thời gian. Câu thơ với nhịp chẵn diễn tả được nỗi niềm trăn trở xúc động của mình trước hình mẹ. Cái chết của mẹ hóa thân vào dáng núi, hình sông, trở thành bất tử. Anh Thơ nhập vai vào chị Võ Thị Sáu để nói lên tâm sự của người nữ anh hùng với niềm kính yêu, trân trọng hết mực đối: “Dù gió chướng, dù cát trắng/ Cành dừa non nước, xanh tràn

cỏ gai/ Mỏng manh vẫn nét hoa cười/ Nhớ người dưới mộ yêu đời năm nao/ (Hoa

dừa ). Hình ảnh gió chướng và cát trắng là tượng trưng cho khó khăn gian khổ, khô cằn của đất và gió nhưng cây hoa dừa vẫn xanh tươi tràn đầy sức sống. Hoa dừa tuy mỏng manh nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp lạ thường, thanh thoát. Anh Thơ dùng hình ảnh hoa dừa ấy để nói về chị Võ Thị Sáu, một biểu tượng đẹp của người phụ nữ Việt Nam trung hậu bất khuất, kiên cường. Chị đã hóa thân cho dáng hình xứ sở.

Thơ lục bát của Anh Thơ chủ yếu là nhịp chẵn; sự vật, hiện tượng ở đây hiện lên nhẹ nhàng êm ái, bộc lộ cảm tình sâu nặng của nhà thơ trước hình ảnh quê hương bị tàn phá. Những vùng chiến khu, vùng mới giải phóng còn đầy thép gai, khét mùi thuốc súng trên chặng đường hồi hương nhân vật trữ tình cùng chiến sĩ lái xe trường sơn năm xưa: “ Qua cầu, em tiến về quê/ Một vùng cỏ lác,

bốn bề thép gai/ Xe lên, xe xuống dặm dài/ Đèo cao, dốc thẳm, suối khơi gập ghềnh/ ..., Quê anh hai bảy năm trời / Biết bao máu lửa cho người bâng khuâng.

(Đường về quê anh). Sau chiến trận, vùng quê hiện lên xác xơ, khét mùi thuốc súng, dây thép gai như cào xé nát cả bầu trời bình yên.

Cách sử dụng chi tiết, hình ảnh trong thơ lục bát của Anh Thơ cũng rất độc đáo. Hình ảnh, chi tiết trong thơ lục bát của Anh Thơ không hề khuôn sáo,

hoa mĩ. Đó là những hình ảnh có thật ở ngoài đời, được nhà thơ lựa chọn kĩ, mang tính điển hình, mang được cái thần sắc của sự vật, tạo vật, cuộc sống.

Như vậy, với thể thơ lục bát, Anh Thơ thể hiện tâm tư tình cảm một cách nhẹ nhàng, đằm thắm của mình trước cảnh. Đấy là những tình cảm, niềm vui của nữ sĩ trước vùng giải phóng; nỗi đau xót, căm hờn trước hình ảnh một bà mẹ bị bom Mĩ sát hại chỉ còn mái tóc trắng bay trên nóc nhà; sự kính yêu, cảm thông, chia sẻ tình cảm với người chiến sĩ tuần tra, canh gác ở Đèo Ngang; đó là nỗi đau về sự mất mát hi sinh của đồng bào Hà Nội trong trận B52 vào những ngày cuối năm 1972..., Thơ lục bát của Anh Thơ nhẹ nhàng tình tứ góp một tiếng nói quan trọng khẳng định và ngợi ca những vùng đất và những con người cao đẹp, bất khất, kiên cường, trung hậu: người mẹ cách mạng, người em gái trong chiến tranh, người chiến sĩ cách mạng hay người phụ nữ anh hùng.

Cùng với thể thơ lục bát, Anh Thơ còn sử dụng thể thơ bảy chữ, tất cả có chín bài chiếm 10,11 % số lượng thơ Anh Thơ. Thơ bảy chữ trong thơ Anh Thơ có đặc điểm: một câu có bảy tiếng và một bài thường có ba khổ, mỗi khổ bốn câu. Đây là thể thơ được nhiều nhà thơ dùng để sáng tác. Riêng thơ Anh Thơ, thơ bảy chữ thường diễn tả nỗi niềm riêng tư và bức tranh cuộc sống hiện hình tươi nguyên sinh động, có hồn. Có những bài thơ bảy chữ của Anh Thơ là hồi tưởng lại kỉ niệm của một thời còn sum họp đại gia đình. Và nỗi ám ảnh của ngày mẹ mất, khi đó Ái Mai còn nhỏ, hai chị em đứng trước bàn thờ khóc mẹ. Anh Thơ hồi tưởng lại: “ …Đêm nay cũng lại đêm ba mươi/ Trước án thờ me chị

ngậm ngùi/ Hương khói một mình, em sớm đã/ Theo chồng sum họp chốn xa xôi.

(Đêm ba mươi tết gửi Ái Mai). Ái Mai đã xây dựng gia đình ở nơi xa, mỗi khi Anh Thơ thắp nhang cho mẹ, khóc mẹ, thì kỉ niệm ấy lại ùa về…Thơ bảy chữ của Anh Thơ vừa bộc lộ nét trang nghiêm cổ kính lại vừa bộc lộ sự thanh thoát. Trong thơ nữ sĩ, thiên nhiên, tạo vật hiện lên tươi tắn, sinh động. Bức tranh một buổi sớm mùa hè hiện lên với âm thanh tiếng chuông từ góc giáo đường vọng lại, mỗi hàng cây góc phố con đường, xe cộ qua lại ngày càng đông: “ …Trong

nhỏ đi thong thả/ Nhớ một ao quê ngập nắng trời” ( Sớm hè – trích tập Thị thành

). Ta hình dung nhân vật trữ tình phải đang ở một căn nhà nhỏ nào đó trên phố ấy mới có thể quan sát cảnh vật một cách tỉ mỉ, tinh tế đến thế: các nhà mở cửa, đường rạng dần lên, những cô gái mới thức giấc uể oải ra trông em cho mẹ, cô hàng hoa gánh sen hồng đi bán… một buổi sáng mùa hè trong sáng, êm nhẹ, mát lành. Bài thơ Sớm hè là bức tranh thị thành hiện lên tươi sáng, với rất nhiều hoạt động tấp nập của con người; còn với bài Xuân quê, Anh Thơ say sưa giới thiệu, dẫn dắt độc giả đến không gian làng quê đầy tràn đầy sự sống và đầy ắp xuân tình: “ Pháo rụng còn vương ngô hững hờ/ Bên rào loáng thoáng khói bay mơ/ Có

người qua xóm nhìn ngon mắt/ Xuân chín trên cành cam lẳng lơ”. ( Xuân quê,

trích Hương xuân )

Với lối thơ bảy chữ, cách hiệp vần cách ở trong bài Xuân quê và cách gieo vần “ơ’’…, làm cho không gian mở rộng thêm, ý xuân đẹp hơn. Tạo vật đất trời như đang cuốn hút chúng ta vào cõi mộng, tươi sáng, êm dịu, đẹp, chín tới. Chỉ thoáng qua vài chi tiết: pháo rụng, khói mơ bay, cam chín vàng mộng…Mùa xuân quê hương căng tràn và no say sức sống.

Có lẽ sống trong cảnh mới có thể hiểu được cảnh tình, Anh Thơ cũng có những nỗi buồn riêng tư duyên phận. Khi chồng qua đời, nữ sĩ dường như khóc than người chồng xấu số của mình trong tập thơ Lệ sương: “ Thành phố quê anh

trời vẫn mây thu/ Ngõ nhỏ em về lại lối xưa/ Rào hoa rơi mái, cây nghiêng đổ/ Cửa đóng, nhà im quạnh quạnh tờ” ( Ngõ cũ em về ). Nữ sĩ có khóc than, đau

đớn bao nhiêu cũng chỉ tăng thêm cô đơn, buồn tuổi, cũng không níu kéo được người quá cố. Nàng thơ áo trắng sông Thương cứ lủi thủi trở về một mình lại lủi thủi ra đi. Câu thơ cất lên như những tiếng thở dài não ruột, thành tiếng khóc thầm của con người cô đơn bơ vơ trước cảnh. Tất cả hiện về trong hồi tâm trí nhân vật trữ tình nhưng có lẽ nó chỉ còn là ảo ảnh khi nhân vật trữ tình cảm nhận cuộc sống cô đơn, cô độc, lạc lõng. Câu thơ đọng đầy nước mắt, ai cũng xót thương tội nghiệp cho nàng. Cách ngắt nhịp trong thơ bảy chữ của Anh Thơ chủ

yếu là nhịp 4/3 và 2/2/3 tạo nên sự uyển chuyển, linh hoạt, thanh thoát trong thơ Anh Thơ.

Như vậy, Anh Thơ cũng rất thành công trong việc sử dụng thể thơ bảy chữ. Thơ bảy chữ của Anh Thơ không chỉ tái hiện bức tranh đời sống sinh động, tươi nguyên mà đặc biệt hơn ở thể thơ này, có nhiều bài thơ được nữ sĩ kí thác vào đấy nỗi lòng khúc uẩn của mình.

Bên cạnh thơ bảy chữ, Anh Thơ sử dụng thơ năm chữ để phản ánh cuộc sống trong quan hệ riêng – chung. Thơ năm chữ là thể thơ có nguồn gốc từ thể hát dặm Nghệ Tĩnh, thể ngũ ngôn thường có nhịp 3/2 và vần không đổi, số câu tùy ý. Đây là thể quen thuộc của thơ cổ phong và thơ Đường. Đặc điểm của loại thơ này rất phù hợp với tự sự, lới nói nhanh, mạnh mẽ, ý gọn. Vần trong thơ ngũ ngôn có hai kiểu gieo vần: Liên vận và cách vận. Trong bài thơ này chủ yếu dùng lối cách vận, theo đúng niêm luật của thơ năm chữ. Vần cuối câu 1 cùng vần với cuối câu 3, vần cuối câu 2 vần với cuối câu 4.

Thể thơ này chiếm tỉ lệ: 5,61 % so với tổng số lượng tác phẩm thơ Anh Thơ. Quy luật về hiệp vần trong thơ năm chữ của nữ sĩ Anh Thơ là vần cách: Câu lẻ 1 – 3 – 5 – 7 – 9 …hiệp vần ở cuối câu là vần T, câu chẵn 2 – 4 – 6 – 8 – 10…hiệp vần với nhau ở cuối câu là vần B. Với thể thơ này, Anh Thơ phản ánh niềm vui của cặp vợ chồng sĩ quan tên lửa, mới cưới nhau có một hôm, hôm sau mỗi người mỗi ngả lên đường làm nhiệm vụ cách mạng: “ Cưới nhau đêm mười

bảy/ Mười tám giặc gieo bom/…, B52 cháy đỏ/ Niềm vui bừng đêm đêm”( Chuyện vợ chồng người sĩ quan tên lửa quê Uy Nổ ). Nhịp điệu thơ nhanh

mạnh, tươi vui, nhân vật thể hiện được sự nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm của người công dân đối với đất nước vừa thể hiện được niềm vui, tinh thần lạc quan cách mạnh của người lính.

Bên cạnh thể thơ 5 chữ, thể thơ bốn chữ có 1 bài chiếm tỉ lệ: 1,12 %. Anh Thơ cũng hóa thân vào hình ảnh người mẹ hiền để bộc lộ niềm khát khao tình mẫu tử. Mẹ chờ con thêm một mùa xuân nữa thôi, đối với lịch sử đất nước dù quá ngắn ngủi nhưng đối với mẹ già như chuối chín cây, những ngày tháng cuối

đời thì thời gian ấy lại dài đằng đẵng: “ Khoảng trời của mẹ !/ Con gái thương ơi/

…, Dù còn gian khổ/ Mẹ sẽ vượt qua…”( Hôn con ). Anh Thơ đã hóa thân vào

nhân vật người mẹ để nói lên tâm trạng khát khao tình cảm mẫu tử của mình. Nhịp thơ nhanh, vui vẻ như tâm hồn trẻ thơ vậy. Và ở đấy, đứa con sẽ là niềm tin, là động lực vươn lên trong cuộc sống nghèo khổ của mẹ. Anh Thơ cảm nhận rất tinh tế tình cảm mẹ con. Những khoảnh khắc tình cảm đâu đó cũng hiện lên trong thơ nữ sĩ thật đẹp.

Ngoài thơ tám chữ và thơ tự do, các thể thơ khác đều chiếm số lượng khá khiêm tốn trong thơ Anh Thơ. Mỗi thể loại thơ mang một diện mạo riêng, thành công riêng. Điều đó chứng tỏ tài năng nghệ thuật của Anh Thơ trên nhiều thể loại và không chỉ có thể thơ mà còn cả hồi kí, kịch, truyện ngắn…Tất cả đồng hành tạo nên một cốt cách nghệ thuật riêng, với chất liệu hoàn toàn mới mẻ. Anh Thơ đã vẽ lên bức tranh cuộc sống bằng chất liệu dân gian bình dị, bằng thiên nhiên – phong tục, bằng sự chiến đấu, mất mát hi sinh của một thời đại hào hùng trong lịch sử dân tộc.

Một phần của tài liệu Phương thức nghệ thuật thơ trong thơ Anh Thơ (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w