Phân tích, làm rõ nội dung 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Trên cơ sở đó giúp người học rút ra phương pháp luận đối với hoạt động nhận thức và thực tiễn, đặc biệt vận dụng vào quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng, giải quyết những nhiệm vụ hiện nay.
Trang 1CHỦ ĐỀ
CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1 Mục đích yêu cầu:
Phân tích, làm rõ nội dung 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật Trên cơ sở đó giúp người học rút ra phương pháp luận đối với hoạt động nhận thức và thực tiễn, đặc biệt vận dụng vào quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng, giải quyết những nhiệm vụ hiện nay
2 Nội dung bố cục:
I Quy luật là gì? (30’)
II Quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại (90’)
III Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (80’)
IV Quy luật phủ định của phủ định (70’)
3 Thời gian: 6 tiết (270’)
4 Phương pháp:
Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp gợi mở nêu vấn đề
5 Tài liệu:
- Tài liệu chính:
+ Giáo trình Triết học Mác- Lênin, NXB CTQG, H 1999
- Tài liệu tham khảo:
+ C Mác và F Ănghen toàn tập, tập 20, NXB CTQG, H.1994
+ Lênin toàn tập, tập 26, tập 29, NXB T, M., 1980
Trang 2MỞ ĐẦU
Phép biện chứng duy vật là môn khoa hoc về những quy luật phổ biến của
sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hôj loài người và tư duy Nó được tạo thành từ hệ thống những phạm trù, nguyên lý, quy luật được khái quát từ hiện thực, phù hợp với hiện thực Trong hệ thống đó, các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật có vị trí vai trò rất quan trọng, phản ánh sự vận động, phát triển của thế giới hiện thực trên những phương diện, trình độ khác nhau Do đó, việc nghiên cứu các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật không những đem lại cho chúng ta phương pháp xem xứt các sự vật, hiện tượng một cách đúng đắn, mà còn trang bị cho chúng ta phương pháp hoạt đông trong thực tiễn đạt hiệu quả cao nhất
I QUY LUẬT LÀ GÌ?
1 Khái niệm quy luật.
Trong quá trình phát triển của tư duy triết học luôn diễn ra cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong quan niệm về quy luật
a Các quan điểm trước Mác về quy luật.
- Triết học duy vật phương Đông và Hy Lạp cổ đại:
Cho rằng quy luật là một trật tự khách quan, là con đường phát triển tự nhiên, vốn có của mọi sự vật
- Chủ nghĩa duy tâm:
Phủ nhận sự tồn tại khách quan của quy luật
Ví dụ:
+ Plton cho rằng: các tư tưởng đang tồn tại là quy luật đối với các sự vật, vì
sự vật chỉ là hình ảnh của tư tưởng
+ Hêghen cho rằng: quy luật là cái bền vững, cái ổn định, cái đồng nhất trong hiện tượng, là sự phản ánh “cái yên tĩnh” của hiện tượng, nó không phải là cái bên ngoài mà là cái vốn có bên trong của hiện tượng, là mối quan hệ căn bản nhất của hiện tượng…tức là quy luật là quy luật của “ý niệm tuyệt đối” chứ không phải là của thế giới vật chất
Trang 3Tuy vậy ông đã có rất nhiều đóng góp quý giá trong sự phát triển của triết học Mác về quy luật sau này
- Chủ nghĩa thực chứng:
Họ cho rằng quy luật chỉ là sản phẩm của sự nhất trí giữa các nhà khoa học Theo họ, nhận thức khoa học không phải là việc đưa lại tri thức về các quy luật khach quan mà là sự hình thành một trật tự nhất định giữa các hiện tượng, trật tự này không phụ thuộc vào tự nhiên mà phụ thuộc vào những nguyên tắc có tính ước
lệ do chủ thể chọn trước
Tóm lại: Các quan điểm trước Mác đều chưa có sự nhận thức đúng đắn về quy
luật
b.Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng:
Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp đi lặp lại giữa các sự vật, hiện tượng, giữa các đối tượng, giữa các thuộc tính của cùng một sự vật, hiện tượng.
- Quy luật mang tính khách quan:
Mọi quy luật được phản ánh trong các khoa học không phải là sự cấu tạo thuần tuý của tư tưởng, mà chính các quy luật do khoa học phát hiện ra chính là sự phản ánh những quy luật hiện thực của thế giới khách quan và tư duy
- Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp đi lặp lại của
sự vật, hiện tượng.
Giữa các sự vật hiện tượng, các thuộc tính của các sự vật, hiện tượng, các thuộc tính trong cùng một sự vật, hiện tượng có rất nhiều mối liên hệ như:
Mối liên hệ bên ngoài - mối liên hệ bên trong Mối liên hệ cơ bản - mối liên hệ không cơ bản Mối liên hệ chủ yếu - mối liên hệ thứ yếu
Mối liên hệ tất nhiên - mối liên hệ ngẫu nhiên…
tuy nhiên chỉ những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp đi lặp lại mới được gọi là quy luật
Trang 42 Phân loại quy luật
Các quy luật hết sức đa dạng, phong phú, muôn vẻ Tuỳ theo các góc độ khác nhau mà có cách phân loại khác nhau
- Căn cứ vào trình độ tính phổ biến: các quy luật được chia thành
+ Quy luật riêng: là những mối liên hệ đặc trưng cho một phạm vi nhất
định, những hiện tượng cùng loại
Ví dụ:
Những quy luật thuộc các lĩnh vực:
vận động cơ giới (Định luật vạn vật hấp dẫn 2
2
1
r
m m k
…), vận động hoá học (Định luật Avôgađrô: trong một mol bất kỳ một
chất nào đều có 6.02*1023 phân tử …), vận động sinh học (cạnh tranh sinh tồn…)…
+ Quy luật chung: là những quy luật có phạm vi tác động rộng hơn so với
quy luật riêng
Ví dụ: Quy luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn năng lượng… tác động trong tất cả các quá trình cơ giới, hoá học, sinh học
+ Quy luật phổ biến: là những quy luật tác động trong mọi lĩnh vực tự
nhiên, xã hội và tư duy con người Đó là các quy luật của phép biện chứng duy vật
- Căn cứ vào lĩnh vực tác động: các quy luật được chia thành
+ Quy luật tự nhiên: là những quy luật nảy sinh, tác động không cần có sự
tham gia của con người, mặc dù một số quy luật tự nhiên cũng tồn tại trong con người
Ví dụ:
Quy luật thuỷ triều lên xuống phụ thuộc vào vị trí tương đối của mặt trăng
so với trái đất…
Trang 5+ Quy luật xã hội: là những quy luật hoạt động của chính con người trong
các quan hệ xã hội, nó nảy sinh và tác động thông qua hoạt động có ý thức của con người
Ví dụ: Quy luật QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX…
+ Quy luật của tư duy: là những quy luật nói lên mối liên hệ nội tại của
những khái niệm, phạm trù, phán đoán… nhờ đó trong tư tưởng của con người hình thành tri thức nào đó về sự vật
Ví dụ: Quy luật đồng nhất, quy luật cấm mâu thuẫn, quy luật loại trừ cái thứ ba, quy luật lý do đầy đủ…
Lưu ý: Các quy luật cho dù là quy luật tự nhiên, quy luật xã hội, quy luật
của tư duy thì nó vẫn tồn tại khách quan, con người không thể sáng tạo hay tuỳ tiện loại bỏ chúng Quy luật chấm dứt sự tồn tại và tác động của nó khi sự vật mang quy luật đó thay đổi, khi điều kiện cho sự tồn tại của quy luật đó mất đi
Ví dụ: Quy luật đấu tranh giai cấp chỉ tồn tại trong xã hội có đối kháng giai cấp Quy luật này sẽ mất đi khi trong xã hội không còn tồn tại giai cấp và đối kháng giai cấp
Phép biện chứng duy vật, với tư cách là một khoa học, nghiên cứu những quy luật phổ bến tác động trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy con người Phép biện chứng duy vật có ba quy luật cơ bản là:
• Quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng thành những thay
đổi về chất và ngược lại: cho biết phương thức của sự vận động và
phát triển của sự vật
• Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập: làm sáng tỏ
nguồn gốc của sự vận động và phát triển
• Quy luật phủ định của phủ định: cho biết khuynh hướng của quá trình
phát triển
II QUY LUẬT CHUYỂN HOÁ TỪ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG THÀNH NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI
Trang 6*Vị trí của quy luật: Quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng
thành những thay đổi về chất và ngược lại là một trong ba quy luật cơ bản của PBCDV chỉ rõ phương thức của sự vận động và phát triển của sự vật
1 Khái niệm chất, lượng.
a Chất là gì?
Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật và hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho nó là nó
mà không phải là cái khác.
- Chất của sự vật trước hết được tạo bởi các thuộc tính của nó.
Thuộc tính là những tính chất của sự vật, là những cái vốn có của sự vật đó Thuộc tính của sự vật chỉ bộc lộ ra bên ngoài qua sự tác động qua lại của sự vật mang thuộc tính đó với các sự vật khác
Ví dụ: Tính dẫn điện là thuộc tính của mọi kim loại Song tính dẫn điện chỉ bộc lộ
ra khi thanh kim loại được đặt trong sự chênh lệch về điện áp
- Chất của một sự vật, hiện tượng là một sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính tạo thành tính quy định của sự vật để phân biệt nó với cái khác.
- Mỗi sự vật, hiện tượng có nhiều thuộc tính, mỗi thuộc tính của sự vật cũng
có một phức hợp những đặc trưng về chất Do đó mỗi sự vật có vô vàn chất.
Lưu ý:
o Phân biệt chất và thuộc tính chỉ có ý nghĩa tương đối, tuỳ thuộc quan
hệ đang xem xét
o Các thuộc tính của sự vật có thuộc tính không ngang bằng nhau, có thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản Tổng hợp những thuộc tính cơ bản tạo thành chất căn bản của sự vật Mỗi sự vật chỉ có một chất căn bản nó quy định sự tồn tại hay mất đi của bản thân sự vật
Ví dụ: Vị mặn, công thức hoá học NaCl là chất căn bản của muối ăn
- Chất của sự vật không chỉ được xác định bởi các yếu tố cấu thành mà còn bởi cấu trúc của sự vật, bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành sự vật đó.
Trang 7Ví dụ: Kim cương, thanh chì đều do Cacbon cấu tạo thành nhưng lại là các chất khác nhau, do phương thức liên kết giữa các nguyên tử Cacbon trong kim cương
và than chì là khác nhau
- Chất biểu hiện tính tương đối ổn định của sự vật, là cái vốn có, không tách rời sự vật Do đó, chất là chất của sự vật, tồn tại khách quan, không lệ thuộc vào cảm giác của con người.
b Lượng là gì?
Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật biểu thị số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật cũng như các thuộc tính của nó.
- Lượng trước hết được xác định bởi số lượng các thuộc tính, tổng số các
bộ phận cấu thành sự vật và các đại lượng đặc trưng cho sự vật ấy.
Ví dụ: Một phân tử nước H2O được cấu tạo bởi 2 nguyên tử Hyđrô và 1 nguyên tử Ôxy
- Có những lượng của sự vật được xác địng bằng những đơn vị đo lường cụ thể và chính xác nhưng cũng có những lượng chỉ có thể biểu thị dưới dạng trừu tượng và khái quát hoá.
Ví dụ: Trình độ giác ngộ cách mạng của một con người,…
- Lượng cũng là tính quy định vốn có của sự vật, nó mang tính khách quan,
do đó căn cứ vào lượng có thể phân biệt được sự khác nhau giữa các sự vật (dù
mới chỉ là sự khác nhau bề ngoài)
Ví dụ: Nước hiện nay dân số hơn 1,2 tỷ người là Trung Quốc
- Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ là tương đối tuỳ theo mối quan hệ đang xem xét, còn trong một mối quan hệ xác định thì chất nào lượng nấy.
Ví dụ: Ôxy và Hyđrô là các chất, nhưng lại là lượng cấu tạo nên phân tử nước
H-2O
2 Nội dung quy luật.
a Khái niệm độ, điểm nút, đường nút, bước nhảy.
- Khái niệm độ:
Trang 8Trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, lượng và chất cũng biến đổi Sự thay đổi chất và lượng có quan hệ chặt chẽ với nhau Không phải bất kỳ sự thay đổi về lượng nào cũng làm thay đổi căn bản chất của sự vật Lượng của sự vật thay đổi trong một giới hạn mà không làm thay đổi chất căn bản của sự vật Giới hạn đó được gọi là độ
Do vậy, độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng
và chất, nó là khoảng giới hạn, mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật
Ví dụ: Khi xét các trạng thái khác nhau của nước H2O với tư cách là các chất -trạng thái Ta thay đổi lượng –nhiệt độ của nước trong khoảng 0oC <to <100oC thì nước vẫn ở trạng thái lỏng Khoảng giới hạn 0oC <to <100oC được gọi là độ
- Điểm nút:
Điểm nút là những điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng sẽ làm thay đổi về chất của sự vật.
Ví dụ: ở ví dụ trên 0oC và 100oC là các điểm nút
Lưu ý: Bất kỳ độ nào cũng được giới hạn bởi 2 điểm nút.
- Sự vật mới ra đời lại có sự thống nhất giữa lượng và chất mới trong độ mới với điểm nút mới Do đó sự phát triển vô tận của sự vật, hiện tượng tạo thành
đường nút của những quan hệ về độ.
- Sự thay đổi về chất do những sự thay đổi về lượng trước đó gây ra gọi là
bước nhảy.
+ Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ giai đoạn chuyển hoá chất của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra.
Ví dụ: Nước ở 100oC thì hoá hơi
Xã hội loài người chuyển từ xã hội TBCN lên xã hội XHCN
+ Các hình thức của bước nhảy:
Bước nhảy toàn bộ – bước nhảy cục bộ Bước nhảy đột biến – bước nhảy dần dần…
b Nội dung quy luật.
Trang 9Mọi sự vật hiện tượng đều là sự thống nhất giữa chất và lượng; sự thay đổi dần dần về lượng vượt qua giới hạn độ sẽ dẫn tới thay đổi căn bản về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời sẽ tác động trở lại tới sự thay đổi của lượng.
- Mọi SVHT đều là sự thống nhất giữa chất và lượng.
+ Chất là chất của một sự vật cụ thể, không có chất chung chung; lượng là lượng của một chất xác định Đi liền với một tính quy định về chất là một tính quy định về lượng và ngược lại
+ Sự thống nhất giữa chất và lượng trong độ là điều kiện tồn tại của mọi SVHT
- Sự chuyển hoá đi từ những sự thay đổi dần về lượng đến bước nhảy về chất.
+ Thay đổi dần dần về lượng là quá trình tích luỹ dần dần các yếu tố, đặc trưng, các thuộc tính, các quy định của sự vật mới trong giới hạn độ của sự vật cũ
Ví dụ: Tăng dần (giảm dần) nhiệt độ của nước
Tích luỹ các kiến thức trong quá trình học tập của học viên
+ Sự thay đổi về chất của sự vật chỉ diễn ra khi sự tích luỹ về lượng đạt đến điểm nút thông qua bước nhảy
Lưu ý: Sự vật chỉ chuyển sang sự vật mới với một chất – lượng mới khi và chỉ khi
toàn bộ các thuộc tính hoặc ít nhất là các thuộc tính căn bản của nó đã được chuyển sang cái khác
Ví dụ: Khi tăng nhiệt độ của nước đến 100oC thì chất – trạng thái của nước mới chuỷên từ lỏng sáng hơi
- Chất mới ra đời tạo điều kiệncho sự phát triển mới về lượng.
+ Chất mới có thể làm thay đổi quy mô tồn tại của sự vật, làm thay đổi nhịp điệu sự vận động, phát triển của sự vật
Ví dụ: Khi nước sôi hoá hơi, tốc độ vận động của các phân tử lớn hơn ở trạng thái lỏng
Trang 10+ Sự phát triển mới về lượng như thế nào là tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà ở đó chất mới ra đời
+ Quá trình tác động biện chứng giữa lượng và chất là một quá trình liên tục, thống nhất giữa “tiệm tiến” và nhảy vọt
3 Ý nghĩa phương pháp luận.
- Để có tri thức tương đối đầy đủ về sự vật cần phải nhận thức cả mặt lượng
và chất của sự vật.
- Trong nhậ thức cũng như trong hoạt động thực tiễn muốn có sự phát triển, trước hết phải kiên trì tích luỹ về lượng Chống tả khuynh, nóng vội, đốt cháy giai đoạn.
- Phải có thái độ khách quan, khoa học và quyết tâm thực hiện bước nhảy
về chất Chống hữu khuynh, do dự, bảo thủ, trì trệ.
III QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP.
*Vị trí của quy luật: Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
là một trong ba quy luật cơ bản của PBCDV chỉ rõ nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển
1 Lý luận về mâu thuẫn.
a Khái niệm:
Mâu thuẫn là phạm trù dùng để chỉ hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một
sự vật, hiện tượng có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau.
- Mâu thuẫn được tạo dựng bởi hai mặt đối lập.
+ Mặt đối lập là phạm trù dùng để chỉ những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau ở trong cùng một sự vật, hiện tượng
Trang 11+ Mặt đối lập không tồn tại một mình mà chỉ tồn tại trong mối quan hệ với mặt đối lập khác
Ví dụ: Điện tích âm - điện tích dương trong nguyên tử
Quá trình đồng hoá - dị hoá trong cơ thể sống Giai cấp tư sản - giai cấp vô sản trong xã hội tư bản…
- Mâu thuẫn là sự tác động, liên hệ lẫn nhau giữa các mặt đối lập.
Các mặt đối lập tuy có xu hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau nhưng chúng lại gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau để tạo thành mâu thuẫn
b Đặc trưng của mâu thuẫn.
- Mâu thuẫn có tính khách quan:
Bất cứ sự vật nào cũng có một cấu trúc nhất định, được cấu tạo bởi các mặt, các yếu tố, các bộ phận Các mặt, các yếu tố, các bộ phận này luôn luôn tác động qua lại, liên hệ với nhau Sự tác động, liên hệ này là khách quan vốn có của bản thân sự vật Trong sự tác động của các mặt, các yếu tố, các bộ phận đó có những mặt có khuynh hướng trái ngược nhau tạo thành mâu thuẫn Do đó mâu thuẫn có tính khách quan
- Mâu thuẫn là một hiện tượng phổ biến:
+ Mâu thuẫn tồn tại trong mọi sự vật hiện tượng và trong mọi lĩnh vực của thế giới vật chất cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy con người
Ví dụ:
Trong tự nhiên: hạt nhân và điện tử trong nguyên tử…
Trong xã hội: Giai cấp tư sản - giai cấp vô sản trong xã hội tư bản… Trong tư duy: yêu cầu nhận thức cao và khả năng nhận thức của mỗi
cá nhân cụ thể…
+ Trong một sự vật, mâu thuẫn tồn tại trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của sự vật từ khi ra đời đến khi kết thúc
Ví dụ: Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam