Vấn đề con người là nội dung phức tạp và luôn luôn là vấn đề trung tâm của mọi triết học, triết học nào cũng hướng về con người và quay trở lại con người. Nhận thức và giải quyết vấn đề con người là nội dung cơ bản trong mọi học thuyết chính trị xã hội, tư tưởng. Tuy nhiên, trước khi triết học Mác ra đời, những nhà triết học, nhà tư tưởng giải thích vấn đề con người có sự khác nhau, nhưng về cơ bản không khoa học. Chỉ đến khi triết học Mác ra đời, vấn đề con người mới được luận giải một cách khoa học tạo ra bước ngoặt cách mạng trong nhận thức và giải thích con người, hướng đến giải phóng con người. Để hiểu sâu sắc thực chất con người là gì? Con người có nguồn gốc từ đâu? Bản chất con người ra sao? chúng ta nghiên cứu chủ đề: “Con người, cá nhân và xã hội”
Trang 1Vấn đề con người là nội dung phức tạp và luôn luôn là vấn đề trung tâm của mọi triết học, triết học nào cũng hướng về con người và quay trở lại con người Nhận thức và giải quyết vấn đề con người là nội dung cơ bảntrong mọi học thuyết chính trị xã hội, tư tưởng Tuy nhiên, trước khi triết học Mác ra đời, những nhà triết học, nhà tư tưởng giải thích vấn đề con người có sự khác nhau, nhưng về cơ bản không khoa học Chỉ đến khi triết học Mác ra đời, vấn đề con người mới được luận giải một cách khoa học tạo ra bước ngoặt cách mạng trong nhận thức và giải thích con người, hướng đến giải phóng con người Để hiểu sâu sắc thực chất con người là gì? Con người có nguồn gốc từ đâu? Bản chất con người ra sao? Mời các đồng chí nghiên cứu chủ đề: “Con người, cá nhân và xã hội”
2 Yêu cầu
- Nắm chắc những nội dung cơ bản về vấn đề con người, cá nhân và
xã hội theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin
- Có quan điểm duy vật triệt để trong xem xét vấn đề và đấu tranhphê phán các quan điểm sai trái về vấn đề này
3 Kết cấu (gồm 3 phần)
Phần I: Quan điểm triết học Mác – Lênin về con người
Phần II: Cá nhân và xã hội
Phần III: Quần chúng nhân dân và cá nhân lãnh tụ
4 Thời gian: 5 tiết
5 Phương pháp: Thuyết trình kết hợp với phân tích, giảng giải và
nêu vấn đề
6 Tài liệu
* Tài liệu nghiên cứu
- Giáo trình Triết học Mác – Lênin, tập 2, Nxb QĐND, H 1995
- Giáo trình Triết học Mác – Lênin, tập 3, Nxb QĐND, H 1995
- Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nxb CTQG, H 1999
Trang 2- Các Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam
* Tài liệu tham khảo
- Tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, C Mác và Ph Ăngghen, toàn tập,
Nxb CTQG, H 1995, tập 3
- Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ,
GS Phạm Minh Hạc chủ biên (đề tài cấp nhà nước)
-Triết học Mác – Lênin về con người và việc xây dựng con ngườiViệt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, TS Vũ ThiênPhương, Nxb CTQG, H.2001
NỘI DUNG
I NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT CON NGƯỜI
Ngày nay, con người đã trở thành đối tượng nghiên cứư của rất nhiềungành khoa học khác nhau như: y học, sinh vật học, tâm lý học, nhân chủnghọc, xã hội học, triết học… Mỗi khoa học tiếp cận con người theo nhữnggóc độ và phương pháp riêng Trong khi các khoa học chuyên ngành cụ thểnhận thức con người bằng cách chia hệ thống thành các yếu tố, thì ngượclại, triết học nghiên cứu con người bằng cách tổng hợp các yếu tố thành hệthống, nghĩa là những vấn đề triết học về con người được hình thành trên
cơ sở tổng kết những thành tựu đạt được bởi các khoa học cụ thể trong lĩnhvực nghiên cứu về con người nhằm khái quát nên những điểm chung nhất,phổ biến nhất, bản chất nhất của con người
1 Quan niệm trước Mác về con người
Trước khi triết học Mác ra đời, trong lịch sử tư tưởng nhân loại córất nhiều quan niệm khác nhau bàn về con người và bản chất con ngườisong nhìn chung đều rơi vào duy tâm hoặc siêu hình Vậy thực chất nhữngquan điểm này như thế nào, chúng ta sẽ nghiên cứu, đánh giá trong phần 1
* Quan điểm triết học duy tâm
Chủ nghĩa DT, TG cho rằng, con người được sinh ra là do một lực lượng siêu nhiên nào đó ( YN, YNTĐ, chúa trời, thượng đế…)
Trang 3+ Platon (427 – 347 TCN) cho rằng, con người chẳng qua chỉ là
hình ảnh, là cái giả, cái ảo của “ý niệm” Con người cũng như thế giới vậtchất có sau và phụ thuộc vào “ý niệm”
+ Hêghen (1770 – 1831) cho rằng, con người là hiện thân của “ý
niệm tuyệt đối”, là bước cuối cùng của cuộc diễu hành của ý niệm tuyệt đối
trên trái đất Tuy nhiên, ông có tư tưởng tiến bộ là khẳng định vai trò chủthể của con người đối với lịch sử, đồng thời là kết quả của sự phát triển lịch
sử
- Triết học Phật giáo (Tất Đạt Đa 563 – 483 TCN): Con người sinh
ra, do một tiền kiếp nào đó quy định, sướng hay khổ đều do kiếp trước định sẵn Quan điểm triết học Phật giáo là duy tâm, bởi vì mắc phải vòng luôn hồi, khi giải quýêt kiếp người.
Con người là sự kết hợp giữa danh và sắc (vật chất và tinh thần) Đời sốngcon người trên trần thế chỉ là ảo giác hư vô Vì vậy, cuộc đời con người khicòn sống chỉ là sống gửi, là tạm bợ Cuộc sống vĩnh cửu là phải hướng tớicõi Niết bàn, nơi tinh thần con người được giải thoát để trở thành bất diệt
- Kitô giáo : cho rằng con người là do chúa sáng tạo ra, là thực thể
có hai bản nguyên: Tinh thần và thể xác Hai bản nguyên này độc lập vớinhau, đối lập và mâu thuẫn Tinh thần là cái cao cả, thiêng liêng, tồn tạivĩnh hằng Còn thể xác là cái thấp hèn, dơ bẩn, tồn tại hữu hạn Vì vậy,phải thường xuyên chăm sóc phần linh hồn để hướng đến thiên đường vĩnhcửu
- Nho giáo: Quan niệm con người có “thiên mệnh”, tức là con
người phụ thuộc vào mệnh trời, đức “nhân” chính là giá trị cao nhất củacon người, đặc biệt là người quân tử
Sau này, tư tưởng của Khổng Tử được các học trò của ông phát triểntheo những trường phái khác nhau Mạnh Tử (371-289 TCN) coi tính thiện
là bẩm sinh của con người, con người sinh ra được trời phú cho đủ: nhân
-lễ – trí – tín, đủ đức hiếu – trung – kính, nhưng chỉ có người quân tử là cókhả năng giữ được đủ mà thôi Tuân Tử (298-238 TCN) cho rằng bẩm sinh
Trang 4con người là ác Do vậy, ông cho rằng phải có lễ nghĩa, khuôn phép, hìnhphạt để ngăn ngừa tính ác bẩm sinh của con người
Nhận xét: Nhận thức bản chất con người trên cơ sở thế giới quan
duy tâm, thần bí hoặc nhị nguyên luận đều phản ánh sai lầm về bản chất con người, hướng con người tới thế giới thần linh, làm cho con người thụ động và cam chịu
* Quan điểm triết học CNDVSH
Các nhà triết học DVSH cho rằng thế giới vật chất có trước, con người có sau, con người là do vật chất sinh ra Song họ cho rằng mọi sự vật, hiện tượng của thế giới đều do các bản nguyên đầu tiên sinh ra, cho nên chưa giải thích đúng về nguồn gốc bản chất của con người
- Hêraclít (544-483 TCN): Lửa là bản nguyên đầu tiên sinh ra vạn
vật, trong đó có cả con người
- Talét (625-547 TCN): nước là cái đầu tiên sinh ra mọi SVHT của
thế giới vật chất
- Đêmôcrít (460-370 TCN): nguyên tử là bản nguyên đầu tiên sinh
ra vạn vật, cả con người và YT con người đều do nguyên tử tạo thành
- Arixtốt (384-322 TCN) : con người là động vật xã hội, động vật
chính trị đây là cách nhìn duy vật về con người,chứa đựng nội dung conngười vừa có tính tự nhiên, vừa có tính xã hội Tuy nhiên, hạn chế củaArixtốt là chưa nhận thức đúng vị trí, vai trò và mối quan hệ giữa hai mặt:mặt sinh vật và mặt xã hội của con người
- Phoiơbắc (1804 – 1872), nhà duy vật nổi tiếng của triết học cổ
điển Đức, đã có nhiều cống hiến lý giải về nguồn gốc con người, ông khẳngđịnh con người do sự vận động của thế giới vật chất tạo nên, là kết quả của
sự phát triển của thế giơí tự nhiên theo quy luật tiến hoá, con người nhânbản bằng xương bằng thịt Đây là quan điểm tiến bộ, tuy nhiên, Phoiơbắcmới dừng lại ở mặt tự nhiên, sinh vật chưa thấy được bản chất xã hội trongđời sống con người, tách con người khỏi những điều kiện lịch sử cụ thể
Trang 5Con người trong triết học Phoiơbắc chỉ là con người tự nhiên, sinhvật, chung chung, trừu tượng, phi lịch sử, phi giai cấp Phoiơbắc duy vật về
tự nhiên nhưng lại duy tâm về xã hội, chưa thấy được vai trò của con ngườitrong xã hội
Phơrớt: tuyệt đối hoá mặt bản năng vô thức, coi con người chỉ là
động vật có tính bản năng Phơrớt đề cao tính dục, nhu cầu sinh hoạt tìnhdục của con người, cho rằng con người như thế nào là do cái vô thức quyếtđịnh
Chủ nghĩa hiện sinh: cho rằng con người chỉ là sinh lý yếu đuối, bấtlực, đời người là ngắn ngủi, bất thường, vô định nên phải nổi loạn nổi loạn
là bản chất của con người Con người chứa đầy những thói quen, dục vọngthấp hèn nên phải hưởng lạc Quan niệm này đẩy con người đến cái tôi cựcđoan, sống gấp Giai cấp tư sản hiện nay nuôi dưỡng tư tưởng hiện sinh, đềcao chủ nghĩa thực dụng, cho rằng cái gì có lợi cho cá nhân là chân lý, bấtchấp lợi ích xã hội
Tóm lại, các quan niệm về con người trong triết học trước Mác,
dù là đứng trên nền tảng thế giới quan duy tâm, nhị nguyên luận hoặc duy vật siêu hình đều hạn chế bởi thế giới quan, thiếu cơ sở khoa học tự nhiên cho nên, không phản ánh đúng nguồn gốc và bản chất con người Nhìn chung, các quan điểm trên đều xem xét con người một cách trừu tượng, tuyệt đối hoá mặt tinh thần hoặc thể xác, tuyệt đối hoá mặt tự nhiên sinh vật mà không thấy mặt xã hội trong đời sống con người.
Chỉ đến triết học Mác, vấn đề con người mới được nhận thức đúng đắn và giải quyết một cách khoa học Để hiểu rõ quan niệm của triết học Mác –Lênin về con người,chúng ta chuyển sang phần 2
2 Quan điểm của triết học Mác – Lênin về con người
* Phương pháp tiếp cận con người của Mác
Khác với tất cả các quan điểm ngoài mác xít, C.Mác đã tiếp cận
từ con người hiện thực, đang sống và hoạt động với bàn tay, khối óc
của chính họ Trong Hệ tư tưởng Đức, C.Mác viết: “Chúng ta xuất phát
Trang 6từ những con người đang hành động, hiện thực và chính cũng xuất phát
từ quá trình đời sống hiện thực của họ, mà chúng ta mô tả sự phát triểncủa những phản ánh tư tưởng và tiếng vang tư tưởng của quá trình đờisống ấy”; “Tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại dĩ nhiên là sựtồn tại của những con người sống”
Với tinh thần đó, C.Mác đã tạo ra bước ngoặt cách mạng, khoa họctrong phương pháp tiếp cận con người Đây là cơ sở khoa học để giải thíchđúng đắn mọi vấn đề về con người
a Khái niệm:
Con người là một sinh vật có tính xã hội, là sản phẩm cao nhất của quá trình tiến hóa của tự nhiên và của xã hội, vừa là chủ thể sáng tạo ra toàn bộ nền văn hóa vật chất và tinh thần của xã hội
- Con người là một thực thể sinh vật - xã hội
+ Mặt sinh học:
Đó là mặt tự nhiên, vật chất, nhục thể sinh vật ( cơ thể sống ); tộcloài và bản năng sinh học Con người là sản phẩm của trình tiến hoá lâudài của tự nhiên và cũng chịu sự chi phối của các quy luật sinh học: ditruyền, biến dị, sống chết của cơ thể…Mặt sinh học của con người cónhững nét chung với động vật cao cấp nhưng đã được cải tạo nhờ mặt
xã hội
Trong Bản thảo kinh tế triết học, Mác chỉ rõ: “Về thể xác thì ở con
người cũng như ở con vật … Con người sống bằng giới tự nhiên Như thế
có nghĩa là giới tự nhiên là thân thể của con người, thân thể mà với nó conngười phải duy trì một quá trình thường xuyên để tồn tại”
+ Mặt xã hội
Đó là thế giới tinh thần, ý thức, các hoạt động, lao động, sáng tạo…
mà ở con vật không thể có Con người chỉ tồn tại với tư cách người khisống trong xã hội, có quan hệ với nhau, có hoạt động xã hội cho mình vàđồng loại, chịu tác động của các quy luật xã hội Chính mặt xã hội thể hiện
sự khác biệt về chất của con người so với tất cả các loài động vật khác
Trang 7Thực tế cho thấy không có một con người nào sống trong xã hội lạitồn tại một cách riêng lẻ, độc lập mà phải sống trong một cộng đồng ngườinhất định, với tư cách là thành viên của cộng đồng, tham gia vào các mốiquan hệ của cộng đồng ấy Nếu con người tách khỏi cộng đồng, cắt đứt mọimối liên hệ với xã hội thì sẽ không còn tồn tại với tính cách là một conngười theo đúng nghĩa của nó
+ Mặt sinh học và mặt xã hội luôn thống nhất với nhau.
Không có cái xã hội hay cái sinh học thuần tuý tồn tại tách rời nhau.Bản tính tự nhiên của con người được chuyển vào bản tính xã hội của họ vàđược cải biến ở trong đó Tuy nhiên, sự phân chia đó chỉ có ý nghĩa trongnhận thức luận Ngay trong mặt sinh học cũng không còn nguyên nghĩanhư con vật, mà nó đã được xã hội hoá; mặt xã hội tồn tại và biểu hiện trên
cơ sở của các yếu tố sinh học
Ví dụ: Cấu trúc cơ thể, dáng đi, hoạt động…của con người đã mangdấu ấn, đặc trưng xã hội; Ý thức của con người là đặc trưng xã hội, nhưng
nó chính là thuộc tính phản ánh của yếu tố tự nhiên là óc người
Trong Bản thảo kinh tế - triết học Mác khẳng định : “Con người
khác với con cừu ở chỗ trong con người, ý thức thay thế bản năng hoặc bảnnăng của con người là bản năng được ý thức”
Như vậy, khi tiếp cận, giải thích vấn đề con người không tách rờihoặc tuyệt đối hoá một mặt Muốn phát triển con người phải đồng thờiquan tâm đến cả hai mặt, nhưng chú trọng hơn đến mặt xã hội
- Con người vừa là sản phẩm của hoàn cảnh tự nhiên, xã hội vừa
là chủ thể cải tạo hoàn cảnh đó:
+ Con người là sản phẩm phức tạp, tinh vi nhất của tự nhiên trongquá trình vận động, tiến hoá lâu dài Con người tồn tại, phát triển trong
sự gắn kết chặt chẽ với tự nhiên và sự nuôi dưỡng của môi trường tựnhiên Đồng thời, con người chỉ tồn tại với tính cách người khi sống vàhoạt động trong môi trường xã hội Môi trường, hoàn cảnh quy định đặctrưng con người
Trang 8+ Con người không phụ thuộc một cách bị động vào tự nhiên màluôn tác động cải biến tự nhiên để thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầucuộc sống của mình Thông qua hoạt động thực tiễn con người cải tạohoàn cảnh, sáng tạo ra những giá trị văn hoá làm cho xã hội ngày cànghoàn thiện hơn…
Trong Hệ tư tưởng Đức, Mác chỉ ra: “Con người tạo ra hoàn cảnh
đến mức nào thì hoàn cảnh tạo ra con người đến mức ấy”
-> Đó là sự thống nhất biện chứng trong quá trình phát triển xã hội Muốn có con người theo ý muốn thì không chỉ giáo dục mà còn phải tạo ra hoàn cảnh tương ứng Tương tự, muốn có hoàn cảnh theo ý muốn, không chỉ xây dựng hòan cảnh, mà còn phải có con người có đầy
đủ những phẩm chất, năng lực tương xứng với hoàn cảnh đó Chủ tịch
Hồ Chí Minh khẳng định: Muốn có chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải
có con người xã hội chủ nghĩa là như vậy
- Con người giai cấp và con người tộc loại
+ Kẻ thù của Mác cho rằng, con người của Mác chỉ là con người giaicấp mà không có tính tộc loại để quăng lên vai con người sứ mệnh đấutranh giai cấp, tàn sát lẫn nhau, mang tính phi nhân tính Thực tế cho thấy,Mác không chỉ làm rõ tính giai cấp mà còn đề cao con người tộc loại:
+ Tính tộc loại chính là tính “người”chung nhất Biểu hiện ở tính
sáng tạo (thuộc tính chung, cao nhất của con người); những quy tắc chuẩnmực sống chung( phương diện đạo lý); những giá trị chung: nhân đạo, dânchủ, công bằng, hoà bình, bảo vệ môi trường sinh thái…Đối với Mác, tínhtộc loại như một mẫu số chung của con người trong mọi thời đại và nó biểuhiện khác nhau ở những giai đoạn lịch sử khác nhau
- Ngoài ra, con người trong quan điểm chủ nghĩa Mác có các đặc trưng
như: Khả năng sáng tạo, tương giao với cái đẹp, nhu cầu thông tin và giao tiếp v.v
+ Khả năng sáng tạo: Đó là khả năng chế tạo, cải tiến và phát huy vai trò
của công cụ lao động -> Chỉ có con người mới có khả năng sáng tạo Đây làđặc trưng nổi bật nhất của con người Thực tế lịch sử loài người chứng minh…
Trang 9+ Tương giao với cái đẹp: Sáng tạo ra giá trị của cái đẹp, hưởng thụ cái
đẹp là mục tiêu của con người Con người luôn luôn vươn đến những giá trịcao đẹp chân, thiện, mỹ…
+ Nhu cầu thông tin và giao tiếp của con người: Con người luôn có
nhu cầu mở rộng, nâng cao sự hiểu biết về thế giới, về con người Nhu cầu
đó ngày càng tăng cùng với sự phát triển của con người
Tóm lại: Con người trong quan niệm của Mác khác căn bản với các
quan niệm khác Mác đã vượt lên trên các nhà tư tưởng đương thời trongcách tiếp cận, nghiên cứu, giải thích khoa học về con người
b Nguồn gốc và bản chất con người
* Nguồn gốc con người
Quan điểm duy tâm tìm nguồn gốc con người từ lực lượng siêu nhiên(Phật giáo, Ki tô giáo, Hê ghen, …) ngược lại C.Mác giải thích con người
từ tính hiện thực, có nguồn gốc tự nhiên và xã hội
- Xét về mặt tự nhiên: Con người là sản phẩm của sự phát triển lâu dài của tự nhiên Con người có nguồn gốc từ động vật, thoát thai từ động vật Con người thống nhất với động vật về cơ thể, về cơ sở phân tử
của tính di truyền, cơ sở tổ chức tế bào để sống và phát triển Điều này đãđược Thuyết tiến hóa của ĐácUyn chứng minh
Đó là quá trình tiến hóa lâu dài của thế giới vật chất:
Từ vật chất vô cơ -> hữu cơ, từ đơn bào -> đa bào, từ thực vật ->động vật, từ động vật bậc thấp -> động vật bậc cao -> vượn người -> conngười
Từ con người nguyên thủy bầy đàn, ăn lông ở lỗ, ăn sống nuốt tươi chođến biết tìm ra lửa, ăn chín, uống sôi (từ con người hoang dã đến con ngườihiện đại như ngày nay)
Mác chỉ rõ: Giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người Đời sống, thể xác và tinh thần của con người gắn liền với giới tự nhiên và vì con người là bộ phận của tự nhiên
Trang 10- Xét về mặt xã hội: Xã hội là nguồn gốc trực tiếp của con người Con người là sản phẩm của lao động, hình thành phát triển nhờ lao động.
Lao động đảm bảo và duy trì cuộc sống sinh vật của con người, làm
biến đổi hàng loạt những bản tính tự nhiên - sinh học của con người, hìnhthành những thuộc tính xã hội như: Ngôn ngữ, ý thức, tư duy, giao tiếp xãhội , có thế giới quan, biết định hướng giá trị… Lao động hình thành cácquan hệ xã hội và những giá trị văn hoá
Những quan hệ xã hội và những giá trị văn hoá đó lại tác động trởlại hình thành bản chất con người xã hội
Thực tiễn đã chứng minh: Ở Ấn Độ, người ta phát hiện một đứa trẻ
bị lạc trong rừng từ khi mới sinh ra, được một đàn chó sói nuôi dưỡng, nóhành động hoàn toàn như một con vật Như vậy, đứa trẻ này khi sinh ra làngười, mang hình dáng người nhưng không có ý thức và thực tế chỉ tồn tạinhư một con vật
xã hội" (Mác - Ăngghen, toàn tập, tập 3, Nxb CTGQ, H 1995, tr 11)
- Trong tính hiện thực của nó có nghĩa nói con người là con người tồn tại hiện thực cảm tính, bằng xương bằng thịt, chứ không phải con người trừu tượng như con người trong quan niệm của Phoiơbăc
-> Xét trên bình diện tổng quát, bản chất con người không phải cái
trừu tượng mà là hiện thực, không phải là cái vốn có, có sẵn trong mỗi cáthể riêng biệt mà là tổng hoà toàn bộ các quan hệ xã hội hiện thực của nó;không phải là cái tự nhiên sinh học mà là lịch sử - xã hội
Trang 11Bản chất con người được bộc lộ ra trong cuộc sống, trong toàn bộcác hoạt động cụ thể của con người:
Khai thác thiên nhiên, sinh hoạt xã hội, phát triển y thức, thống nhấtcái sinh học - cái xã hội, cái tôi với cái không tôi, cái phố biến và cái đặcthù, đơn nhất …
-> Bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội có nghĩa là:
+ Bản chất con người được quy định bằng tổng hoà các quan hệ xã
hội, bản chất ấy chỉ hình thành và thể hiện trong các quan hệ xã hội, nhữngquan hệ ấy chi phối quyết định hành vi của con người trong đời sống hiệnthực; quyết định phẩm chất và cuộc sống của từng cá nhân riêng
+ Nếu tách khỏi đời sống xã hội, khỏi môi trường văn hoá xã hộicon người không thể hình thành và phát triển bản chất của mình được.Con người chỉ tồn tại thực sự, với tư cách người nếu đặt trong các mốiquan hệ xã hội
- Hệ thống các quan hệ tham gia quy định bản chất con người:
+ Quan hệ kinh tế, chính trị, pháp luật đạo đức, thẩm mỹ tôn giáo khoa học… + Quan hệ cá nhân, nhóm, giai cấp, cộng đồng
+ Quan hệ gia đình, giao tiếp, sinh hoạt, dân tộc
+ Quan hệ đơn nhất (cá nhân, từng người), quan hệ đặc thù (hệthống xã hội, giai cấp)
+ Quan hệ giữa hiện tại và quá khứ, theo chiều dọc và chiềungang của lịch sử… Trong hệ thống các quan hệ trên, quan hệ nào cũngtham gia vào bản chất người Tuy nhiên, C.Mác làm nổi bật quan hệ vềmặt kinh tế, có vai trò quyết định
-> Tổng hoà các quan hệ xã hội không phái là phép cộng giản đơn,
thông thường mà là sự khái quát bản chất cao nhất, là sự thu hút, đúc kết
những tinh tuý từ những quan hệ xã hội của con người