1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BÀI GIẢNG TRIẾT CHI TIẾT - VẬT CHẤT VÀ CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA VẬT CHẤT

20 725 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 40,84 KB

Nội dung

Vật chất là phạm trù xuất phát điểm của triết học. Đây là phạm trù có nội hàm rộng đến cùng cực. Việc nắm vững nội dung của phạm trù có ý nghĩa quan trọng trong giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, làm cơ sở cho giải quyết các vấn đề khác có liên quan.

Trang 1

BÀI 2 VẬT CHẤT VÀ CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA VẬT CHẤT

1 Mục đích yêu cầu

- Phân tích làm rõ nội dung hai phạm trù cơ bản của triết học là vật chất và đồng thời phê phán những nhận thức sai trái về hai phạm trù này

- Giới thiệu và định hướng nghiên cứu các hình thức tồn tại của vật chất, tính thống nhất vật chất của thế giới;

- Rút ra ý nghĩa PPL chỉ đạo hoạt động nhận thức và thực tiễn và ý nghĩa vận dụng trong nhận thức lý luận và thực tiễn quân sự

2 Nội dung bố cục

I Phạm trù vật chất

II.Các hình thức tồn tại của vật chất (90’)

3 Thời gian: 5 tiết

4 Phơng pháp

- Phơng pháp thuyết trình kết hợp gợi mở nêu vấn đề

5 Tài liệu tham khảo

1 C Mác và Ph Ăngghen toàn tập, tập 20, Nxb CTQG, H.1994

2 V I Lênin toàn tập, tập 18, Nxb Tiến bộ, M 1980

3 Giáo trình triết học Mác - Lênin, Nxb CTQG, H 1999

4 CNDVBC lý luận và vận dụng, Nxb SGK Mác - Lênin, H 1985

5 Triết học Mác - Lênin (Phần II), Nxb QĐND, H 1995

Trang 2

6 Câu hỏi và bài tập triết học, tập 1, 2 , Nxb SGK Mác - Lênin, H 1986.

7 Lê Hữu Tầng, Bàn thêm về phạm trù vật chất, Triết học, 12-1988

8 Tô Xuân Thảo, Tìm hiểu nội dung định nghĩa vật chất của Lênin, Tạp chí GDLL, số 11 (12-2000)

Mở đầu: Vật chất là phạm trù xuất phát điểm của triết

học Đây là phạm trù có nội hàm rộng đến cùng cực Việc nắm vững nội dung của phạm trù có ý nghĩa quan trọng trong giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, làm cơ sở cho giải quyết các vấn đề khác có liên quan.

Trong tư tưởng nhân loại nói chung tư tưởng triết học nói

riêng đã có nhiều quan điểm lý giải khác nhau về vấn đề vật chất Song tựu chung lại có hai quan điểm đại diện cho hai đường lối triết học đó là duy vật và duy tâm

Phạm trù vật chất

Đây là phạm trù xuất phát điểm của CNDV, cho nên ngay từ khi xuất hiện

nó đã trở thành tiêu điểm của cuộc đấu tranh giữa CNDV và CNDT trong LSTH.

1 Quan niệm của triết học trước Mác về phạm trù vật chất

* Quan niệm của CNDT

- CNDT nói chung, phủ nhận sự tồn tại khách quan của vật chất; vật chất chỉ là

hình ảnh, là cái bóng của ý niệm, là sản phẩm phức hợp của các cảm giác.

+ Platôn (427-347 TCN): vật chất bắt nguồn từ “ý niệm”; sự vật cảm tính là cái

bóng của “ý niệm” Hêghen (1770-1831): vật chất là do “ý niệm tuyệt đối” sinh

Trang 3

ra; giới tự nhiên là kết quả của sự tha hoá của “ý niệm tuyệt đối”, là hình thức tồn

tại khác của “ý niệm tuyệt đối”

+ Béccơli (1684-1753): “vật thể trong thế giới quanh ta là sự phức hợp của cảm

giác”; và “tồn tại nghĩa là đợc cảm biết”

+ Makhơ (1838-1916): sự vật chỉ là sự “phức hợp của những yếu tố” E Makhơ viết: “Đối với chúng tôi, vật chất không phải là cái có trước Nói cho đúng ra, cái có

trớc chính là những yếu tố (mà ngời ta thờng gọi là cảm giác theo một nghĩa nào

đó)”1

- > Thực chất quan niệm của CNDT là phủ nhận CNDV một cách tinh vi: phủ

nhận phạm trù nền tảng của nó là phạm trù vật chất

TGQ DT rất gần với TGQ tôn giáo và tất yếu dẫn họ đến với thần học.

Trên thực tế, quan niệm của CNDT đã bị sự phát triển của khoa học và thực tiễn bác bỏ

* Quan niệm của CNDV trước Mác

- Thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất, giải thích sự vận động, phát triển của thế giới vật chất nh một hiện tợng tự thân, bác bỏ vai trò sáng thế của tinh thần, thợng đế.

+ Thời cổ đại: đồng nhất vật chất với những dạng cụ thể của nó, tức là những sự vật hữu hình, cảm tính đang tồn tại ở thế giới bên ngoài

Chẳng hạn:

Talét (624-547 TCN): vật chất là nước;

Anaximen (585-525 TCN): vật chất là không khí;

Hêraclít (520-460 TCN): vật chất là lửa;

11 V I Lênin toàn tập, tập18, Nxb Tiến bộ, M 1981, tr 43.

Trang 4

Anaximăngđrơ (610-546 TCN): vật chất là apeiron (apei’ron);

Lơxíp (500-440 TCN) và Đêmôcrít (460-370 TCN): vật chất là nguyên tử; Empêđôcơlơ (483-423 TCN): vật chất là đất, nớc, lửa, không khí;

Phái Ngũ hành (Trung Quốc): vật chất là kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ; v.v

+ Thời kỳ Phục hưng (thế kỷ XV-XVI) và thời kỳ cận đại (thế kỷ XVII-XVIIII): Các nhà khoa học đồng nhất vật chất với khối lợng; coi vận động của vật chất chỉ là biểu hiện của vận động cơ học.

Do sự thống trị của quan điểm siêu hình và cơ học cổ điển Niutơn, nguồn gốc vận động nằm ngoài vật chất

.Siêu hình, cơ học thể hiện khi Ông giải thích sự vận động Ông quy về lực cơ giới,

có sự tác động của sự vật này vào sự vật khác sinh ra vận động

Khi Ông giải thích sự vận động của vũ trụ, không biết tịm cái gì để tác động , Ông phải mượn vào cú hích của thượng đế

Các nhà duy vật cận đại kế thừa quan điểm nguyên tử luận cổ đại, vẫn coi

nguyên tử là phần tử nhỏ nhất, không thể phân chia đợc, tách rời nguyên tử với

vận động, không gian và thời gian

+ Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: khi xuất hiện các phát minh mới trong

KHTN, con ngời có đợc hiểu biết căn bản hơn, sâu sắc hơn về nguyên tử:

Năm 1895, Rơnghen phát hiện ra tia X, một loại sóng điện từ có bớc sóng từ 0,01 - 100.10-8 cm

Năm 1896, Béccơren phát hiện ra hiện tợng phóng xạ, đã bác bỏ quan niệm về

sự bất biến của nguyên tử.

Năm 1897, Tômxơn phát hiện ra trong nguyên tử có hạt nhân nguyên tử và điển tử

Trang 5

Năm 1901, Kaufman đã chứng minh được khối lượng của điện tử không phải

là bất biến, mà thay đổi phụ thuộc vào tốc độ vận động của nó

Năm 1905, Anhxtanh phát minh ra thuyết tương đối hẹp và năm 1916, ông đã

ra thuyết tương đối tổng quát, chứng minh được không gian, thời gian, khối lượng không phải là bất biến, đặc trưng chung cho vật chất

=> Những quan niệm đương thời về giới hạn cuối cùng của vật chất là nguyên tử hay khối lượng đã sụp đổ trước khoa học

Đây chính là cơ hội để CNDT lợi dụng, cho rằng “vật chất” của CNDV đã tiêu tan, nền tảng của CNDV đã sụp đổ

- Chính trong hoàn cảnh nh vậy V I Lênin đã xuất hiện đáp ứng nhu cầu khái quát mới về triết học những thành tựu của KHTN để giải phóng nó ra khỏi “thời

kỳ ốm đau ngắn ngủi”; chống CNDT, bảo vệ và phát triển CNDV

V I Lênin chỉ rõ:

+ Thực chất của cuộc khủng hoảng vật lý học là cuộc khủng hoảng TGQ: làm

đảo lộn những quan niệm cũ của KHTN về thế giới

+ Nguyên nhân của sự khủng hoảng nằm ngay trong bước nhảy vọt của nhận thức con ngời khi chuyển từ nhận thức thế giới vĩ mô sang nhận thức thế giới vi mô,

+ Con đường thoát ra khỏi khủng hoảng là phải thay CNDVSH bằng CNDVBC.

Nh vậy, đến đây đã có đủ điều kiện chín muồi để khắc phục cuộc khủng hoảng

TGQ

2 Quan niệm của triết học Mác - Lênin về phạm trù vật chất

* Thời kỳ C Mác và Ph Ăngghen

Trang 6

Do chưa đủ tiền đề về KHTN và cơ sở lý luận nên chưa có định nghĩa vật chất, song các ông đã có những tư tưởng cơ bản về phạm trù vật chất:

- Một là, cần phân biệt (không được đồng nhất) phạm trù vật chất với vật thể cụ

thể 3

- Hai là, phạm trù vật chất phải bao quát được những thuộc tính chung của các

SVHT đang tồn tại cảm tính 4

- Ba là, con ngời có thể nhận thức được thế giới vật chất thông qua sự phản ánh

của các giác quan về các SVHT cụ thể cảm tính 5

- Bốn là, về tính vô hạn, vô tận và tính không thể sáng tạo, không thể tiêu diệt của vật

chất

- Năm là, tính thống nhất vật chất của thế giới 6

- Sáu là, các hình thức tồn tại của vật chất: không gian, thời gian, vận động.=>

Theo Mác- Ăngghen những cái gì thoả mãn những tiêu trí trên thì đó là vật chất

* Thời kỳ V I Lênin

Kế thừa những tư tưởng thiên tài của Mác-Ăng ghen, tổng kết toàn diện những thành tựu mới nhất của KHTN; đấu tranh phê phán quan điểm duy tâm, siêu hình, thuyết không thể biết về vật chất; bảo vệ và phát triển quan niệm của Mác -Ăngghen về phạm trù vật chất, V I Lênin đã đa ra định nghĩa kinh điển về vật chất:

33 Biện chứng của tự nhiên, C Mác và Ph Ăngghen toàn tập, tập 20, Nxb CTQG, H 19 94, tr 751.

44 Biện chứng của tự nhiên, C Mác và Ph Ăngghen toàn tập, tập 20, Nxb CTQG, H 19 94, tr 726-727.

55 Biện chứng của tự nhiên, C Mác và Ph Ăngghen toàn tập, tập 20, Nxb CTQG, H 19 94, tr 726-727.

66 Chống Đuyrinh, C Mác và Ph Ăngghen toàn tập, tập 20, Nxb CTQG, H 1994, tr 67.

Trang 7

“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” 1

Cần làm rõ một số vấn đề trong việc lựa chọn phơng pháp định nghĩa VC

-> Phương pháp định nghĩa vật chất của Lênin khác với cách định nghĩa thông thường.

Nếu theo cách định nghĩa thông thường trong lôgíc học, Lênin cho rằng không

định nghĩa được

đem quy khái niệm cần định nghĩa vào một khái niệm rộng hơn và chỉ ra những

đặc điểm khác biệt

Ví dụ, định nghĩa hình chữ nhật thông qua khái niệm hình bình hành, rút ra

đặc điểm khác biệt: có hai đường chéo bằng nhau

Vật chất là phạm trù “rộng đến cùng cực, rộng nhất” 1, nên không thể định nghĩa bằng cách này

Cách định nghĩa theo phương pháp phát sinh của đối tượng, cũng không định nghĩa được Nhằm chỉ ra nguồn gốc của đối tượng Vật chất có nguồn gốc tự nó,

cho nên, cách định nghĩa này cũng không áp dụng được đối với phạm trù vật chất

+ Theo Lênin, phương pháp định nghĩa duy nhất đúng về vật chất là bằng cách đặt nó trong quan hệ với mặt đối lập (là ý thức),

Tìm ra được một thuộc tính thoả mãn cả hai điều kiện:

một là, có ở mọi dạng vật chất;

hai là, có ý nghĩa phân biệt vật chất với ý thức (cái nào có trước, cái nào

quyết định cái nào)

11 V I Lênin toàn tập, tập 18, Nxb Tiến bộ, M 1980, tr 151

11 V I Lênin toàn tập, tập 18, Nxb Tiến bộ, M 19 81, tr 172

Trang 8

Nội dung định nghĩa cần làm rõ một số vấn đề sau:

- Vật chất là một phạm trù triết học

+ Đây là sự xác định “góc độ” nghiên cứu của TH và các KHTN

Vật chất với tư cách là phạm trù triết học nó chỉ vật chất nói chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi.

Còn các đối tượng, các dạng vật chất thì KHTN (các KH cụ thể) nghiên cứu những thuộc tính cụ thể của các đối tợng và các dạng vật chất cụ thể => Việc xác định góc độ nghiên cứu này làm cơ sở để phân biệt V C với vật thể.

+ Với tư cách là phạm trù triết học, phạm trù vật chất phải thể hiện TGQ và hướng đến sự giải quyết vấn đề cơ bản của triết học

Khác với phạm trù triết học, phạm trù của các khoa học cụ thể chỉ phản ánh một sự vật, một đối tượng cụ thể, giới hạn trong phạm vi một ngành khoa học nhất định

Ví dụ, các phạm trù khối lượng, năng lượng của vật lý học;

các phạm trù biến di, di truyền của sinh vật học;

các phạm trù hoá hợp và phân giải của hoá học, v.v )

=>Cho nên, các phạm trù của khoa học cụ thể chỉ có chức năng bản thể luận.

Khi cho vật chất là một phạm trù triết học, V I Lênin muốn khẳng định đây là

một phạm trù rộng và khái quát nhất,

khác với khái niệm vật chất theo nghĩa hẹp, thường dùng trong KH cụ thể và trong đời sống hàng ngày;

Vật chất không phải là vật thể cụ thể, nó chỉ là một khái niệm, là kết quả của sự

trừu tợng hoá, khái quát hoá những đặc trng cơ bản nhất của các SVHT thành tên

Trang 9

gọi là thực tại khách quan-> Do đó, phạm trù vật chất có chức năng nhận thức luận.

<<Với phơng pháp định nghĩa nêu trên, V I Lênin đã tìm ra đợc thuộc tính phổ biến thoả mãn cả hai điều kiện đặt ra Nội dung của thuộc tính ấy chính là nội

dung thứ hai của định nghĩa vật chất >>

- Thuộc tính chung của vật chất là “thực tại khách quan ở ngoài và độc lập với ý thức của con ngời”

+ Thực tại khách quan là một thuộc tính của thế giới vật chất, phản ánh khả năng tự thân tồn tại, ở ngoài và độc lập với ý thức của loài ngời.

+ Thực tại khách quan, đợc V I Lênin dùng để chỉ vật chất (hay vật chất là thực

tại khách quan) chủ yếu là chỉ tất cả những gì tồn tại ở bên ngoài và độc lập với ý thức của loài ngời Ở đây V I Lênin đã quy giản khái niệm vật chất về khái niệm

thực tại khách quan

+ Thực tại khách quan ấy là cái “đợc đem lại cho con ngời trong cảm giác” Nghĩa là những khách thể của thực tại khách quan, trong quan hệ với chủ thể, khi

tác động vào giác quan của chủ thể thì đem lại cho chủ thể những cảm giác về

chúng

Nh vậy có hai điểm cần chú ý:

Một là, vật chất tác động vào giác quan gây nên cảm giác, nhờ cảm giác mà ta biết đợc vật chất Do đó, muốn có cảm giác, trước hết phải có vật chất (thực tại khách quan) tác động Điều này đồng nghĩa với khẳng định vật chất có trước, cảm giác (ý thức) có sau

Hai là, tất cả những gì mà cảm giác đem lại cho ta đều do thực tại khách quan quy định; tất cả những gì thông qua giác quan chúng ta cảm biết được đều là

Trang 10

những cái phải có trong thực tại khách quan, và chính chúng quy định nội dung của cảm giác, ý thức Điều này đồng nghĩa với khẳng định vật chất quyết định ý

thức

Với nội dung thứ hai trong định nghĩa vật chất, V I Lênin đã giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học và làm cơ sở cho nội dung thứ ba của định

nghĩa:

- Vật chất là cái con người có thể nhận thức được

+ Thực tại khách quan (vật chất) không tồn tại trừu tợng, mà được biểu hiện thông qua các dạng cụ thể; bằng cảm giác (ý thức), con người có thể nhận thức đợc vật chất với những phơng pháp khác nhau: chép lại, chụp lại, phản ánh.

+ Thực tại khách quan (vật chất) vừa là nguồn gốc, vừa là đối tượng của cảm giác,

của ý thức; có trước ý thức và quyết định nội dung khách quan của ý thức

Nh vậy, với nội dung này, V I Lênin đã giải quyết mặt thứ hai trong vấn đề cơ

bản của triết học; vừa chứng minh đợc khả năng nhận thức của con người, vừa bác bỏ “thuyết không thể biết” phủ nhận khả năng nhận thức của con người

Tóm lại, nội dung định nghĩa vật chất của V I Lênin chỉ ra rằng, những khách thể nào ( SVHT nào ) hội tụ đầy đủ ba đặc trưng bản chất trên đây mới thuộc về hiện tượng vật chất

Tổng hợp cả ba đặc trng bản chất đó, V I Lênin biểu đạt bằng thuật ngữ

“thực tại khách quan” và gọi nó là vật chất Nh vậy, lần đầu tiên trong LSTH, V.

I Lênin đã đa ra một định nghĩa kinh điển mang tính cách mạng, khoa học về phạm trù nền tảng của CNDV

* Ý nghĩa của định nghĩa vật chất của Lênin

Trang 11

+ Nó đã khắc phục triệt để thiếu sót chủ yếu của CNDV cũ và những biến tớng của nó trong quan niệm về vật chất của các nhà triết học t sản hiện đại; tạo cơ sở khoa học cho quan niệm duy vật về xã hội, cho sự thống nhất giữa CNDVBC và CNDVLS

+ Nó là cơ sở khoa học, là vũ khí t tởng để đấu tranh chống CNDT và “thuyết không thể biết” một cách hiệu quả, bảo đảm sự đứng vững của CNDV trớc sự phát triển mới của KHTN

+ Nó trang bị TGQ và PPL khoa học cho các nhà khoa học trong nghiên cứu về

thế giới vật chất; động viên, cổ vũ họ tin vào khả năng nhận thức của con người

tiếp tục đi sâu khám phá những thuộc tính mới của vật chất Do vậy, nó có tác dụng thúc đẩy KHTN và nhất là vật lý học thoát khỏi cuộc khủng hoảng vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX để tiến lên

+ Đến nay, định nghĩa vật chất vẫn còn nguyên giá trị, là tiêu chuẩn căn bản nhất để phân biệt TGQDV và TGQDT

II Các hình thức tồn tại của vật chất

Vấn đề vật chất tồn tại, hay không tồn tại, nếu có tồn tại thì tồn tại ở đâu ? Xung quang vấn đề này đã có nhiều quan điểm khác Theo quan điểm chủ nghĩa Mác Lênin : vật chất tồn tại trong ( VĐ- KG- TG )

1 Vận động của vật chất

* Vận động là gì?

Vận động gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể cả từ sự thay đổi vị trí giản đơn cho đến tư duy.

VĐ là phương thức tồn tại của vật chất, một thuộc tính cố hữu của vật chất

Ngày đăng: 23/08/2016, 21:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w