1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN TRIẾT học sự tác ĐỘNG TRỞ lại vật CHẤT của ý THỨC, sự vận DỤNG của ĐCSVN và CHỦ TỊCH hồ CHÍ MINH TRONG VIỆC PHÁT HUY NHÂN tố CON NGƯỜI

18 603 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 201,5 KB

Nội dung

Kẻ thù của chủ nghĩa Mác thường xuyên tạc là chủ nghĩa Mác chỉ biết đến vật chất, kinh tế mà coi nhẹ vai trò của ý thức, tư tưởng. Thực ra không hoàn toàn như vậy. Chỉ có chủ nghĩa duy vật tầm thường, không biện chứng; duy vật kinh tế mới phủ nhận hoặc coi nhẹ vai trò của các yếu tố tinh thần, ý thức mà thôi. Chủ nghĩa duy vật cũ, do quá nhấn mạnh vai trò của vật chất nên không thấy hết được vai trò của ý thức. Chính điều đó đã làm cho họ không thể giải thích được các hiện tượng phức tạp của đời sống xã hội và do đó không hoàn toàn chiến thắng được chủ nghĩa duy tâm.

Trang 1

Tiểu luận: PHẦN TRIẾT HỌC DUY VẬT BIỆN CHỨNG

=========================================

Chủ đề: Sự tác động trở lại vật chất của ý thức

Sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh

trong việc phát huy nhân tố con người

Trang 2

Tiểu luận: PHẦN TRIẾT HỌC DUY VẬT BIỆN CHỨNG

============================================

Sự tác động trở lại vật chất của ý thức.

Sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh

trong việc phát huy nhân tố con người.

1 - Sự tác động lại vật chất của ý thức.

Kẻ thù của chủ nghĩa Mác thường xuyên tạc là chủ nghĩa Mác chỉ biết đến vật chất, kinh tế mà coi nhẹ vai trò của ý thức, tư tưởng Thực ra không hoàn toàn như vậy Chỉ có chủ nghĩa duy vật tầm thường, không biện chứng; duy vật kinh tế mới phủ nhận hoặc coi nhẹ vai trò của các yếu tố tinh thần, ý thức mà thôi Chủ nghĩa duy vật cũ, do quá nhấn mạnh vai trò của vật chất nên không thấy hết được vai trò của ý thức Chính điều đó đã làm cho họ không thể giải thích được các hiện tượng phức tạp của đời sống xã hội và do đó không hoàn toàn chiến thắng được chủ nghĩa duy tâm

Ý thức chỉ là kết quả của một quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất, là thuộc tính của một thực thể vật chất có tổ chức cao nhất là bộ óc người Không thể có ý thức trước khi có con người hay ý thức nằm ngoài con người,

độc lập với con người Mọi quan niệm về sự tồn tại của thế giới ý niệm của “tinh

thần tuyệt đối” có trước thế giới vật chất đều là sự tưởng tượng, sự phản ánh sai

lệch hiện thực khách quan Trong tác phẩm Chống Đuyrinh, Ph.Ăng nghen đã

chỉ rõ: Ý thức là tư duy của chúng ta, xem ra tựa hồ như siêu cảm giác, đều chỉ là sản phẩm (…) của một khí quan vật chất, của một khí quan nhục thể là bộ óc người thôi Vật chất không phải là sản phẩm của tinh thần, nhưng tinh thần chỉ là sản phẩm cao cấp của vật chất mà thôi Vật chất không chỉ sinh ra ý thức, vật chất còn quyết định nội dung ý thức Ý thức dưới bất kỳ hoàn cảnh nào đều là sự phản ánh hiện thực khách quan, đều nảy sinh trên những tiền đề vật chất nhất

Trang 3

định Trong Chống Đuyrinh Ph.Ăng ghen đã khẳng định: toán học thuần tuý

cũng không thể nảy sinh ở đâu khác, ngoài những nhân tố vật chất vốn có Người

ta không thể có khái niệm về số nếu chưa từng giơ mười đầu ngón tay tập đếm Người ta không thể có khái niệm về đường, về điểm, về các hình học nếu không nhìn thấy hình ảnh của chúng trong thế giới hiện thực Ngay cả những phát minh khoa học vĩ đại nhất cũng đều là sự phát hiện ra những kết cấu vật chất, những mối liên hệ giữa chúng trong thế giới vô cơ và hữu cơ Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, học thuyết tế bào, học thuyết tiến hoá của Đác uyn, thuyết tương đối hẹp của Anhxtanh… đều là sự phát hiện những cái vốn có trong

tự nhiên

Trong khi khẳng định vai trò quyết định của của vật chất đối với ý thức, chủ nghĩa duy vật biện chứng đồng thời cũng vạch rõ sự tác động trở lại vô cùng quan trọng của ý thức đối với vật chất Đây là điểm khác căn bản của chủ nghĩa duy vật Mác xít với các trường phái duy vật trước Mác Ý thức do vật chất sinh

ra và quyết định, song khi ra đời ý thức có tính độc lập tương đối nên có sự tác động trở lại to lớn đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người

Ngay trong Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hê Ghen (lời nói

đầu) C.Mác đã viết “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thay thế được sự

phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng” 1

Ý thức của con người có tác động tích cực, làm biến đổi hiện thực, vật chất theo nhu cầu của mình Quan hệ vật chất và ý thức không phải là quan hệ một chiều mà là quan hệ tác động qua lại Không thấy điều đó sẽ rơi vào quan niệm duy vật tầm thường và bệnh bào thủ trì trệ

Trang 4

Nói tới vai trò của ý thức về thực chất là nói tới vai trò của con người, bởi

ý thức là ý thức của con người Bản thân ý thức không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực cả, nhưng thông qua hoạt động của con người, ý thức có thể làm

biến đổi những điều kiện, hoàn cảnh vật chất, thậm chí sẽ còn tạo ra “thiên nhiên

thứ hai” để phục vụ cho cuộc sống của con người Có được điều này bởi lẽ ý

thức có đặc tính tích cực, sáng tạo gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội Đây cũng

là đặc tính căn bản để phân biệt trình độ phản ánh ý thức với trình độ phản ánh tâm lý động vật Ý thức không phải là kết quả của sự phản ánh ngẫu nhiên, đơn

lẻ, thụ động thế giới khách quan Trái lại, đó là kết quả của quá trình phản ánh có định hướng, có mục đích rõ rệt Là hiện tượng xã hội, ý thức hình thành, tồn tại

và phát triển luôn gắn liền với hoạt động thực tiễn xã hội phong phú Thế giới khách quan không thoả mãn con người và con người quyết định biến đổi thế giới bằng hoạt động thực tiễn đa dạng và phong phú của mình V.I Lê nin đã viết

trong Bút ký triết học: “Thế giới không thoả mãn con người và con người quyết

định biến đổi thế giới bằng hành động của mình” 2 Thông qua hoạt động thực

tiễn, con người làm biến đổi thế giới vật chất và qua đó khám phá sâu rộng đối tượng phản ánh Ý thức phản ánh ngày càng sâu sắc, từng bước xâm nhập các tầng bản chất, quy luật, điều kiện đem lại hiệu quả hoạt động thực tiễn Trên cơ

sở đó, bằng những thao tác của tư duy trừu tượng sẽ đem lại những tri thức mới

để chỉ đạo hoạt động thực tiễn chủ động cải tạo thế giới trong hiện thực Vì vậy muốn thực hiện được tư tưởng phải sử dụng lực lượng thực tiễn Điều đó cũng có nghĩa là con người muốn thực hiện được các quy luật khách quan thì phải nhận thức và vận dụng đúng đắn những quy luật đó, phải có ý chí và phương pháp để

tổ chức hành động Cho nên vai trò của ý thức là ở chỗ chỉ đạo hoạt động của con người, hình thành mục tiêu, kế hoạch, ý chí, biện pháp cho hoạt động của con người Ở đây ý thức, tư tưởng có thể quyết định làm cho con người đúng hay sai, thành công hay thất bại trên cơ sở những điều kiện khách quan nhất định

2 V.I Lê nin, Toàn tập, tập 29, Bản tiếng Việt, Nxb Tiến bộ , Matxcơva 1978, tr 229.

Trang 5

Vai trò tích cực của ý thức, tư tưởng không phải ở chỗ nó trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất mà là nhận thức thế giới khách quan và từ đó làm cho con người hình thành mục đích, phương hướng, biện pháp và ý chí cần thiết cho hoạt động của mình Sức mạnh của ý thức con người không phải là ở chỗ tách rời điều kiện vật chất, thoát ly hiện thực khách quan mà là biết dựa vào điều kiện vật chất đã có, phản ánh đúng quy luật khách quan một cách chủ động, sáng tạo với ý chí, nhiệt tình cao Chẳng hạn quy luật năng xuất lao động tăng nên không ngừng chỉ có thể tác động trong chủ nghĩa xã hội, khi lao động trở thành nhu cầu, là ý thức tự giác cao độ của con người, khi con người ra sức cải tiến công cụ lao động, nâng cao trình độ kỹ thuật, tận dụng thời gian lao động, khi có

cơ chế hợp lý về quản lý kinh tế… Nếu không có sự tích cực, chủ động, tự giác của con người thì quy luật đó không diễn ra

Ý thức không phản ánh nguyên vẹn thế giới bên ngoài Sự phản ánh của ý thức mang tính sáng tạo Nhưng mọi sáng tạo của ý thức đều xuất phát từ những tiền đề vật chất và tuân thủ các quy luật khách quan Những sự sáng tạo không xuất phát từ tiền đề vật chất và không tuân thủ các quy luật khách quan chỉ là suy diễn, tuỳ tiện, viển vông Con người phản ánh càng đầy đủ và chính xác thế giới khách quan thì càng cải tạo thế giới có hiệu quả Vì vậy, phải phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức, phát huy nhân tố con người để cải tạo, thế giới khách quan

Vai trò nổi bật của ý thức trong đời sống được bộc lộ ở mối quan hệ giữa kinh tế và văn hoá, giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội Trong đời sống xã hội, sự phát triển của kinh tế quy định sự phát triển của văn hoá Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, đời sống vật chất hết sức thấp kém thì đời sống tinh thần cũng bị giới hạn Trong điều kiện đó chưa thể có lý luận, càng chưa có thể có các học thuyết khoa học Khi lực lượng sản xuất phát triển, tạo ra sự phân công giữa lao động trí óc và chân tay, lý luận mới ra đời Xã hội phát triển càng cao thì vai trò

Trang 6

của lý luận càng lớn, đời sống tinh thần ngày càng phong phú, đa dạng Điều kiện vật chất thay đổi thì đời sống tinh thần sớm muộn cũng thay đổi theo Cho nên ý thức không chỉ được sinh ra từ vật chất mà sự tồn tại và phát triển của nó đều gắn liền với quá trình biến đổi của điều kiện vật chất

Xã hội càng phát triển, vai trò của ý thức ngày càng to lớn Trong thời đại ngày nay, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, kinh tế tri thức đã tạo ra những sự phát triển vượt bậc về năng xuất lao động Con người trong thế giới hiện đại đang khai thác ngày càng nhiều những sức mạnh vật chất tiềm tàng trong tự nhiên, trong xã hội và trong chính bản thân mình Tất cả những việc đó

là nhờ tri thức khoa học dẫn đường, nhờ có ý chí vươn lên làm chủ xã hội, làm chủ tự nhiên và làm chủ bản thân

Tuy nhiên, sự tác động trở lại của ý đối với vật chất hay của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội chỉ là sự tác động hoặc là tích cực hoặc là tiêu cực, hoặc là thúc đẩy hoặc kìm hãm sự vận động của vật chất hay của tồn tại xã hội Ý thức

có thể làm suy giảm sức mạnh vật chất ngay trong bản thân con người Ý thức thông qua hoạt động của con người có thể cản trở quá trình biến đổi khách quan của hoàn cảnh vật chất, có thể làm hao tổn những sức mạnh tiềm tàng

Trong lịch sử loài người, những tư tưởng phản động dã từng là vật cản đối với sự phát triển của lịch sử Nhiều tư tưởng duy tâm tôn giáo đã hạn chế năng lực thực tiễn của con người Tư tưởng bá quyền của đế quốc chủ nghĩa đã từng gây ra những cuộc chiến tranh tàn khốc làm hao tổn biết bao nhiêu sức người, sức của Việc không nhận thức đúng được vấn đề môi sinh, môi trường đã làm cho nguồn tài thiên nhiên bị phá hoại nghiêm trọng Đó là những tác động tiêu cực của ý thức

Tất nhiên không phải ý thức nào cũng có tác động tiêu cực Ý thức có tác động tiêu cực khi nó phản ánh sai lạc, xuyên tạc hiện thực khách quan Cũng có

Trang 7

những tri thức khoa học phản đúng đắn hiện thực khách quan, nhưng nếu nó được vận dụng để phục vụ cho lợi ích của giai cấp, các lực lượng xã hội phản động, lỗi thời cũng có tác động tiêu cực

Ngày nay các thế lực phản động quốc tế đang vận dụng các thành tựu khoa học để chế tạo ra những vũ khí giết người hàng loạt, những chất độc màu da cam, tàn phá cả sức người, sức của, tàn phá môi trường sống ảnh hưởng nghiêm trọng đến điều kiện vật chất của đời sống xã hội Chính vì thế vai trò của tri thức khoa học, của tư tưởng chính trị, tư tưởng nhân văn là hết sức quan trọng Nếu không chú ý đầy đủ đến các yếu tố này sẽ có hại khôn lường Như vậy, vật chất

và ý thức luôn có sự tác động qua lại với nhau Tuyệt đối hoá bất cứ mặt nào cũng không tránh khỏi sai lầm Điều đó có ý nghĩa phương pháp luận hết sức to lớn đối với hoạt động của con người

2 - Sự vận dụng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc phát huy nhân tố con người.

Trong luận điểm về cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trung tâm là luận điểm về con người Con người theo Hồ Chí Minh là các tầng lớp nhân dân, nhất là nhân dân lao động, là công nông Quan điểm về con người của Chủ tịch

Hồ Chí Minh thể hiện: Vì dân, tin ở dân, dựa vào dân; bồi dưỡng sức dân; phát huy mọi tiềm năng trong nhân dân để mang lại hạnh phúc cho dân Người nhấn mạnh yếu tố lòng dân, được lòng dân là có tất cả, mất lòng dân là mất hết Cách mạng phải có chỗ đứng chân, trước nhỏ, sau to, rồi thành căn cứ Chỗ đứng chân phải vững và theo Người chỗ đứng chân vững chính là lòng dân

Một chân lý cũng là bí quyết thành công của cách mạng Việt Nam là bồi dưỡng và phát huy được ưu thế nhân tố con người Có thể nói cả cuộc đời mình Chủ tịch Hồ Chí Minh không ngừng chăm lo việc đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng con người cho kháng chiến thắng lợi và cho xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội Người chăm lo bồi dưỡng con người từ tuổi mầm non vun đắp những cái

Trang 8

hay, cái đẹp của con người, biểu dương những anh hùng, chiến sỹ thi đua; nêu gương những người chiến đấu giỏi, sản xuất giỏi, những người tốt, việc tốt trong

phong trào thi đua cách mạng của quần chúng Trong Di chúc Người viết, dặn

lại “Đầu tiên là công việc đối với con người” và: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng

cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết” Việc quan tâm và coi trọng

phát huy nhân tố con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện qua các luận điểm sau:

Con người vừa là mục tiêu và là động lực Có thể nói đây là một chân lý

và cũng là một vấn đề triết lý lớn, là tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ có một ham muốn tột bậc là phục vụ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và cuối cùng là để giải phóng con người Về chỗ dựa, lực lượng cách mạng để

“xoay trời chuyển đất” cũng không ngoài nhân dân Đối với Hồ Chí Minh

“trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân… Trong xã hội không gì tốt đẹp vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân” 3 Do đó việc phát động quần chúng nhân dân vùng lên làm cách mạng, việc tuyên truyền lý tưởng xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng nhằm mục đích vì dân và dựa vào động lực của dân Người chỉ rõ: mục đích vì dân và động lực của chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất, văn hoá của nhân dân và do nhân dân tự xây dựng lấy

Nét đặc biệt ở Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhấn mạnh rằng mọi việc chẳng phải vì nhân dân một cách thiết thực mà quan trọng hơn nữa là phải do nhân dân một cách thực sự Có thật sự do nhân dân thì mới vì nhân dân một cách vững

chắc, lâu dài được Ở đây ta có thể rút ra từ luận điểm trên: một công việc, một

nhiệm vụ cụ thể hợp với lòng dân, vì dân mà là sẽ khơi dậy tính tích cực, năng

động khả năng sáng tạo của mỗi con người, biến họ thành lực lượng vật chất

3 Hồ Chí Minh, tuyển tập, tập 7, Nxb Sự thật, Hà Nội 1977, tr544

Trang 9

sẵn sàng và đủ sức để thực hiện bất cứ công việc, nhiệm vụ khó khăn như thế nào và đó cũng là cơ sở cho tinh thần tự lực, tự cường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh

đề xướng

Sức mạnh của nhân tố con người là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố kinh

tế-xã hội, chính trị- tinh thần, vật chất-kỹ thuật nhưng theo Hồ Chí Minh thì yếu

tố chính trị tinh thần là quyết định nhất Về vấn đề này Lê nin đã chỉ rõ: “rốt

cuộc thắng lợi hay thất bại phụ thuộc vào trạng thái tâm lý của quần chúng đang đổ máu trên chiến truờng” 4 Theo Hồ Chí Minh: Tinh thần của một dân tộc

một khi được phát động lên thì cũng là một thứ vũ khí mạnh mẽ không kém gì khẩu pháo tối tân Trong báo cáo Chính trị tại Đại hội II Đảng Lao động Việt

Nam tháng 2 năm 1951chỉ rõ: “Chỉ nhìn về vật chất, chỉ nhìn vào ở hiện trạng,

chỉ thấy con mắt hẹp hòi mà xem, thì như thế thật Vì để chống máy bay và đại bác của địch, lúc đó ta phải dùng gậy tầm vông Nhưng Đảng ta theo chủ nghĩa Mác – Lênin, chúng ta không nhìn vào hiện tại, mà nhìn vào tương lai, chúng ta tin chắc vào tinh thần và lực lượng của quần chúng, của dân tộc” Người tự hào

về “lòng yêu nước của nhân dân ta” nó có sức mạnh “ nhấn chìm tất cả bè lũ

bán nước và cướp nước” Người tin tưởng tuyệt đối vào tinh thần và lực lượng

dân tộc và khẳng định rằng: Khéo lãnh đạo, khéo tổ chức thì lực lượng ấy sẽ xoay trời chuyển đất, bao nhiêu thực dân phong kiến cũng sẽ bị lực lượng to lớn

ấy đánh tan

Hồ Chủ Tịch luôn đặt yếu tố chính trị - tinh thần trên cơ sở duy vật biện chứng, không tách rời thậm trí đem đối lập với yếu tố vật chất và kỹ thuật, yếu tố kinh tế văn hoá xã hội Vì rằng trong chiến tranh sức mạnh vật chất chỉ có thể đánh bại bằng sức mạnh vật chất Người giải thích trong báo cáo chính trị ở Đại

hội II của Đảng (2/1951) “Kháng chiến trường kỳ thì quân đội phải đủ súng đạn,

quân và dân phải đủ ăn, đủ mặc Nước ta nghèo, kỹ thuật ta kém, những thành

Trang 10

phố có chút công nghiệp đều bị giặc chiếm Chúng ta phải dùng tinh thần hăng hái của toàn dân để tìm cách giải quyết sự thiếu kém vật chất” Và Người chỉ ra

giải pháp phải phát huy ưu thế chính trị- tinh thần đó “Đảng và Chính phủ bèn

nêu ra khẩu hiệu thi đua ái quốc Thi đua mọi mặt nhưng nhằm ba điểm chính: diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”.

Trong Quân đội Người ca ngợi tinh thần “Cảm tử” của bộ đội “Tổ quốc

quyết sinh” Nhưng Người cũng nhắc nhở bộ đội phải ra sức luyện tập, ra sức

học văn hoá, học kỹ thụât, chiến thụât, phải đổ nhiều mồ hôi ở thao trường để chiến trường bớt đổ máu Người nhắc nhở cán bộ phải dạy và rèn bộ đội toàn

diện để phát huy sức mạnh tổng hợp của con người chiến sỹ Người dạy “ Giác

ngộ chính trị thì cố nhiên rồi… nhưng phải có văn hoá-kỹ thuật để sử dụng máy móc ngày càng tinh vi” 5 và chỉ ra toàn diện “ Nếu anh em tư tưởng vững, chính

trị vững, kỹ thuật khá, thân thể khoẻ mạnh thì nhất định thắng Trái lại nếu anh

em chính trị khá nhưng quân sự kém, hoặc chính trị quân sự đều khá nhưng thân thể yếu đuối thì không thắng được” 6

Trong giáo dục Người chỉ ra giáo dục toàn diện Đức – Trí – Lao động -Thể - Mỹ và phải chú ý các mặt: Đạo đức cách mạng: giác ngộ xã hội chủ nghĩa; văn hoá kỹ thuật; lao động và sản xuất Và chú ý phương châm: Học để làm việc

- Học để làm người Và kết quả giáo dục chỉ đạt cao nhất, khi nó trở thành một quá trình tự giáo dục, tự đào tạo, tự rèn luyện về trí tuệ, về đạo đức và cả thể lực

Bài học về phát huy ưu thế nhân tố con người hay quan điểm tư tưởng về chiến lược con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện tư tưởng nhân văn sâu sắc và triệt để Vấn đề chiến lược con người, đầu tư vào con người đã trở thành vấn đề thời đại ngày nay

5 Hồ Chí Minh, Về chiến tranh nhân dân, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1980, tr31

6 Hồ Chí Minh, Về chiến tranh nhân dân, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1980, tr244

Ngày đăng: 08/10/2016, 15:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w