Tiểu luận triết học sau đại học: “Sự vận dụng mối quan hệ của cặp phạm trù Nguyên Nhân - Kết quả trong công tác Phòng chống hạn và xâm ngập mặn ở ĐBSCL” .
Trang 1A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Hạn hán, xâm ngập mặn nghiêm trọng ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đã
và đang là vấn đề được nhiều người đặc biệt quan tâm Hiện nay tuy chưa phải là cao điểm của mùa khô năm 2016, nhưng đến thời điểm này, hạn hán và mặn xâm nhập
đã làm thiệt hại hàng chục ngàn ha lúa tại khu vực Nam Bộ, nhiều nhất ở các tỉnh Tiền Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau… và gây thiếu nước sinh hoạt cho hàng ngàn hộ dân Vấn đề mà các địa phương khu vực Nam Bộ quan tâm hiện nay là
do tác động của các hồ chứa thượng lưu, dòng chảy sông Mê Công về ĐBSCL khiến tình hình hạn hán và xâm nhập mặn ở ĐBSCL diễn biến phức tạp và để lại nhiều tác hại nghiêm trọng Ở nhiều vùng ven biển, nước mặn xâm nhập sâu và sớm hơn mọi năm, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống Nhiều khu vực nội đồng, đô thị… đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước ngọt cho sinh hoạt Hậu quả của nó hiện rất lớn và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, cung cấp nước sinh hoạt của vùng ĐBSCL Do đó, em đã mạnh dạn nhận đề tài: “Sự vận
dụng mối quan hệ của cặp phạm trù Nguyên Nhân-Kết quả trong công tác Phòng chống hạn và xâm ngập mặn ở ĐBSCL” nhằm đánh giá mức độ xâm nhập mặn các
Tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long
2 Đối tượng nghiên cứu, Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Vì đây là đề tài lớn, khá quan trọng, vì vậy sẽ có rất nhiều vấn đề cần được nghiên cứu kĩ Tuy nhiên, do thời gian và vốn kiến thức có giới hạn, do vậy, trong đề tài này em chỉ tập trung nghiên cứu hai vấn đề sau:
- Xác định tình hình hạn hán, xâm nhập mặn khu vực ĐBSCL vào cuối mùa khô năm 2015-đầu năm 2016 và qua đó đánh giá những tác động của quá trình này đối với đời sống, kinh tế của người dân trong khu vực
- Dựa trên các tài liệu thu thập cũng như qua các kết quả phân tích và diễn biến của quá trình xâm nhập mặn qua các năm để dự báo tình hình nhiễm mặn vào các năm tới
Theo dõi sơ đồ diễn biến xâm nhập mặn khu vực ĐBSCL theo không gian và thời gian, qua đó đánh giá những ảnh hưởng của quá trình xâm nhập mặn đến đời
Trang 2sống sinh hoạt và sản xuất của người dân khu dân cư trong khu vực ĐBSCL chịu tác động Qua đó có những đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế, giảm thiểu quá trình xâm nhập mặn trên khu vực.
3 Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử Trong đó có chú ý các phương pháp: logic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, gắn lý luận với thực tiễn để thực hiện nhiệm vụ đề tài đặt ra
Để thực hiện đề tài này, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô, và không thể thiếu nguồn tài liệu quý giá có liên quan đến đề tài: Tài liệu về địa chất - địa chất thuỷ văn, đặc điểm địa lý tự nhiên khu vực nghiên cứu, chế độ thuỷ triều, chất lượng nước, lưu lượng nước xả của các đập, hồ vùng đầu nguồn… tại các cơ quan: Viện Khoa Học Thủy Lợi Miền Nam; Đài khí tượng thuỷ văn khu vực Nam Bộ; Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu Đại học Cần Thơ
Dựa trên các tài liệu thu thập được, đồng thời kết hợp với các số liệu để nêu lên những nhận xét, đánh giá, những giải pháp nhằm hạn chế quá trình xâm ngập mặn ở Vùng ĐBSCL cũng như vấn đề bảo vệ môi trường để có những Đề xuất giải pháp thích ứng đối với công tác Phòng chống hạn và xâm ngập mặn ở ĐBSCL
Báo cáo được viết và xử lý số liệu dựa trên phần mềm Microsoft Word, có sử dụng hình ảnh minh họa từ các tài liệu thu thập được
Trang 3B NỘI DUNG Chương 1 Lý luận chung về mối quan hệ biện chứng của cặp phạm trù Nguyên Nhân – Kết quả:
1.1 Cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả:
Nguyên nhân và kết quả là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy
vật của chủ nghĩa Mác-Lêninvà là một trong những nội dung của nguyên lý về mối
liên hệ phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng hai phạm trù giữa cái Nguyên nhân-là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó với Kết quả-là phạm trù
chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra Qua đó phản ánh mối quan hệ hình thành của các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan
1.2 Mối quan hệ biện chứng của cặp phạm trù Nguyên Nhân – Kết quả:
1.2.1 Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả
Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả Còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động Song, phải chú ý rằng giữa nguyên nhân và kết quả không chỉ có mối quan hệ về thời gian
Ví như sấm luôn luôn “đến sau” chớp, nhưng chớp không phải là nguyên nhân của sấm, mà là do sự phóng điện rất mạnh của các đám mây tích điện; tốc độ lan truyền của ánh sáng lớn hơn tốc độ lan truyền của âm thanh nên ta thường thấy chớp trước khi nghe tiếng sấm v.v…
Những hiện tượng nối tiếp trên không nằm trong mối liên hệ nhân - quả với nhau,
mà chỉ đơn thuần là quan hệ nối tiếp nhau về mặt thời gian
Như vậy, khi xem xét mối liên hệ nhân - quả mà chỉ chú ý đến tính liên tục về thời gian thôi thì chưa đủ Cái quan trọng nhất, cũng đồng thời là cái phân biệt liên
hệ nhân - quả với liên hệ nối tiếp nhau về mặt thời gian chính là ở chỗ: giữa nguyên nhân và kết quả còn có mối quan hệ sản sinh, quan hệ trong đó nguyên nhân sinh ra kết quả
Trang 4Nguyên nhân sinh ra kết quả như thế nào? Thực tiễn cho thấy:
Thứ nhất: cùng một nguyên nhân có thể gây nên nhiều kết quả khác nhau tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể Ví dụ, cùng một chủ trương cần kích thích lợi ích cá nhân khi áp dụng vào trường hợp này có thể gây nên sự hăng hái của người lao động, nhưng trong trường hợp khác lại có thể gây nên những hành vi tội lỗi
Thứ hai: cùng một kết quả có thể được gây nên bởi những nguyên nhân khác
nhau tác động riêng lẻ, hay tác động cùng một lúc,
Khi các nguyên nhân tác động cùng một lúc lên sự vật thì hiệu quả tác động của từng nguyên nhân tới sự hình thành kết quả sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào hướng tác động của nó Nếu các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo cùng một hướng thì chúng sẽ gây ra nên ảnh hưởng cùng chiều với sự hình thành kết quả Ngược lại, nếu các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo các hướng khác nhau thì chúng sẽ làm suy yếu, thậm chí hoàn thành triệt tiêu các tác dụng của nhau
Căn cứ vào tính chất và vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thành kết quả, có thể phân các nguyên nhân ra thành:
- Nguyên nhân chủ yếu là những nguyên nhân mà thiếu chúng thì kết quả sẽ không xảy ra Nguyên nhân thứ yếu là những nguyên nhân mà sự có mặt của chúng chỉ quyết định những đặc điểm nhất thời, không ổn định, cá biệt của hiện tượng
- Nguyên nhân bên trong là sự tác động lẫn nhau giữa những mặt hay giữa
những yếu tố của cùng một kết cấu vật chất nào đó và gây ra những biến đổi nhất
định Nguyên nhân bên ngoài: là sự tác động lẫn nhau giữa những kết cấu vật chất
khác nhau và gây ra những biến đổi thích hợp trong những kết cấu vật chất ấy
Nguyên nhân bên trong bao giờ cũng quyết định sự hình thành, tồn tại và phát triển của các kết cấu vật chất Còn nguyên nhân bên ngoài chỉ phát huy được tác dụng thông qua những nguyên nhân bên trong
- Nguyên nhân khách quan là nguyên nhân xuất hiện và tác động độc lập đối với ý thức của con người, của các giai cấp, các chính đảng, v.v Nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân xuất hiện và tác động phụ thuộc vào ý thức của con người trong lĩnh vực hoạt động của các cá nhân, các giai cấp, các chính đảng, v.v , nhằm thúc đẩy hay kìm hãm sự xuất hiện, phát triển của các quá trình hiện thực
Trang 51.2.2 Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân
Kết quả do nguyên nhân sinh ra, nhưng sau khi xuất hiện, kết quả lại có ảnh hưởng trở lại với nguyên nhân Sự ảnh hưởng đó có thể diễn ra theo hai hướng: hoặc thúc đẩy sự hoạt động của nguyên nhân (hướng tích cực) hoặc cản trở sự hoạt động của nguyên nhân (hướng tiêu cực)
Cụ thể: Trình độ dân trí thấp do kinh tế kém phát triển, ít đầu tư cho giáo dục Nhưng dân trí thấp lại là nhân tố cản trở việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vì vậy lại kìm hãm sản xuất phát triển Ngược lại, trình độ dân trí cao là kết quả của chính sách phát triển kinh tế và giáo dục đúng đắn Đến lượt nó, dân trí cao lại tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế và giáo dục
Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả còn thể hiện ở chỗ: một
sự vật, hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân, nhưng trong mối quan hệ khác lại là kết quả và ngược lại Một hiện tượng nào đó với tính cách là kết quả do một nguyên nhân nào đó sinh ra, đến lượt mình lại trở thành nguyên nhân sinh ra hiện tượng thứ ba và quá trình cứ thế tiếp tục mãi không bao giờ kết thúc, tạo nên một chuỗi nhân quả vô cùng tận Trong chuỗi đó không có khâu nào có thể trở thành khâu bắt đầu hay khâu cuối cùng Vì vậy, các chuỗi nhân - quả là “không đầu”, “không đuôi”, và một hiện tượng nào đó được coi là nguyên nhân hay kết quả bao giờ cũng phải ở trong một quan hệ xác định, cụ thể
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả:
Mối quan hệ nhân quả có tính khách quan và tính phổ biến, nghĩa là không có
sự vật, hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân Nhưng không phải con người có thể nhận thức ngay được mọi nguyên nhân, nhiệm vụ của nhận thức khoa học là phải tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng trong tự nhiên,
xã hội, tư duy để giải thich được những hiện tượng đó Muốn tìm nguyên nhân phải tìm trong thế giới hiện thực, trong bản thân các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ không được tưởng tượng ra từ đầu óc của con người, tách rời thế giới hiện thực
Vì nguyên nhân luôn có trước kết quả nên muốn tìm nguyên nhân của một hiện tượng nào đấy cần tìm trong những sự kiện những mối liên hệ xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất hiện
Trang 6Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra Những nguyên nhân này có vai trò khác nhau đối với việc hình thành kết quả Vì vậy trong hoạt động thực tiễn, chúng ta cần phải phân loại các nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan Đồng thời phải nắm được chiều hướng tác động của các nguyên nhân, từ đó có biện pháp thích hợp tạo điều kiện cho nguyên nhân cùng chiều hoạt động và hạn chế nguyên nhân có tác động tiêu cực.
Kết quả có tác động trở lại nguyên nhân Vì vậy, trong hoạt động thực tiễn, chúng ta cần phải khai thác, tận dụng các kết quả đã đã đạt được để tạo điều kiện thúc đẩy nguyên nhân phát huy tác dụng, nhằm đạt mục đích
Trang 7Chương 2 Vận dụng mối quan hệ của cặp phạm trù Nhân - quả vào xem xét thực trạng vấn đề xâm ngập mặn ở Vùng ĐBSCL
2.1 Khái quát vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long:
2.1.1 Vị trí địa lý:
Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) rộng lớn bao gồm các tỉnh Long
An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang với tổng diện tích tự nhiên 39.734 km2 chiếm 12,2 % diện tích tự nhiên của cả nước
Nằm ở phần cuối của bán đảo Đông Dương, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên vùng có mối quan hệ hai chiều rất chặt chẽ và quan trọng Nằm giáp với Campuchia và cùng chung sông Mê Kông là điều kiện giao lưu hợp tác với các nước trên bán đảo Nằm ở vùng tận cùng Tây Nam của Tổ quốc có bờ biển dài 73,2 km và nhiều đảo, quần đảo như Thổ Chu, Phú Quốc là vùng đặc quyền kinh tế giáp biển Đông và vịnh Thái Lan
Vùng ĐBSCL nằm trong khu vực có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế giữa Nam á và Đông Nam á cũng như với châu úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương Vị trí này rất quan trọng trong giao lưu quốc tế
2.1.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng ĐBSCL
2.1.2.1 Địa hình:
Vùng ĐBSCL của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo
sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển Những hoạt động hỗn hợp của sông
và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, Vùng tây nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau Địa hình của vùng tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình là 3 - 5m, có khu vực chỉ cao 0,5 - 1m so với mặt nước biển
Trang 82.1.2.2 Khí hậu:
Nền khí hậu nhiệt đới ẩm với tính chất cận xích đạo thể hiện rõ rệt Nhiệt độ trung bình hàng năm 24 – 27 0C, biên độ nhiệt trung bình năm 2 – 30 0C, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm thấp, ít có bão hoặc nhiễu loạn thời tiết Có hai mùa rõ rệt, mùa mưa tập trung từ tháng 5 - 10, lượng mưa chiếm tới 99% tổng lượng mưa của cả năm Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, hầu như không có mưa
Có thể nói các yếu tố khí hậu của vùng thích hợp cho các sinh vật sinh trưởng
và phát triển, là tiền đề cho việc thâm canh, tăng vụ
2.1.2.3 Đất đai:
Diện tích đất trong vùng bao gồm các nhóm đất sau:
+ Đất phù sa: Phân bố chủ yếu ở vùng ven và giữa hệ thống sống Tiền và sông Hậu, diện tích 1,2 triệu ha chiếm 29,7% diện tích đất tự nhiên toàn vùng và khoảng 1/3 diện tích đất phù sa của cả nước Nhóm đất này có độ phì cao và cân đối, thích hợp đối với nhiều loại cây trồng lúa, cây ăn quả, màu, cây công nghiệp ngắn ngày
+ Nhóm đất phèn: Phân bố ở vùng Đồng Tháp Mười và Hà Tiên, vùng trũng trung tâm bản đảo Cà Mau với tổng diện tích 1,2 triệu ha chiếm 40% diện tích toàn vùng Đất có hàm lượng độc tố cao, tính chất cơ lý yếu, nứt nẻ nhanh
+ Nhóm đất xám: Diện tích trên 134.000 ha chiếm 3,4% diện tích toàn vùng Phân bố chủ yếu dọc biên giới Campuchia, trên các bậc thềm phù sa cổ vùng Đồng Tháp Mười Đất nhẹ, tơi xốp, độ phì thấp, độc tố bình thường
+ Nhìn chung đất đai ở đây rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, thích hợp trồng lúa, dừa, mía, dứa, cây ăn quả
2.1.2.4 Tài nguyên nước:
ĐBSCL lấy nước ngọt từ sông Mê Công và nước mưa Cả hai nguồn này đều đặc trưng theo mùa một cách rõ rệt Lượng nước bình quân của sông Mê Công chảy qua ĐBSCL hơn 460 tỷ m3 và vận chuyển khoảng 150-200 triệu tấn phù sa Chính lượng nước và khối lượng phù sa đó trong quá trình bồi bổ lâu dài đã tạo nên Đồng bằng ngày nay
ĐBSCL có hệ thống sông kênh rạch lớn nhỏ đan xen, nên rất thuận lợi cung cấp nước ngọt quanh năm Về mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, sông Mê Công là
Trang 9nguồn nước mặt duy nhất Về mùa mưa, lượng mưa trung bình hàng năm dao động
từ 2.400 mm ở vùng phía Tây ĐBSCL đến 1.300 mm ở vùng trung tâm và 1.600 mm
ở vùng phía Đông Về mùa lũ, thường xảy ra vào tháng 9, nước sông lớn gây ngập lụt
- Chế độ thuỷ văn của ĐBSCL có 3 đặc điểm nổi bật:
+ Nước ngọt và lũ lụt vào mùa mưa chuyển tải phù sa, phù du, ấu trùng
+ Nước mặn vào mùa khô ở vùng ven biển
+Nước chua phèn vào mùa mưa ở vùng đất phèn
- ĐBSCL có trữ lượng nước ngầm không lớn Sản lượng khai thác được đánh giá ở mức 1 triệu m3/ngày đêm, chủ yếu phục vụ cấp nước sinh hoạt
2.1.2.5 Tài nguyên đất
Tổng diện tích ĐBSCL khoảng 3,96 triệu ha, trong đó khoảng 2,60 triệu ha được sử dụng để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản chiếm 65% Trong quỹ đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm chiếm trên 50%, trong đó chủ yếu đất lúa trên 90% Đất chuyên canh các loại cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày khoảng 150.000 ha, đất cây lâu năm chiếm trên 320.000 ha, khoảng 8,2% diện tích
tự nhiên
Vùng bãi triều có diện tích khoảng 480.000 ha, trong đó gần 300.000 ha có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ Theo điều tra năm 1995 có 0,508 triệu ha đất lâm nghiệp, trong đó đất có rừng 211.800 ha và đất không rừng 296.400
ha Tỷ lệ che phủ rừng chỉ còn 5%
- Các nhóm đất chính ở ĐBSCL gồm:
+ Đất phù sa sông (1,2 triệu ha): Tập trung ở vùng trung tâm ĐBSCL Chúng
có độ phì nhiêu tự nhiên cao và không có các yếu tố hạn chế nghiêm trọng nào Nhiều loại cây trồng có thể canh tác được trên nền đất này
+ Đất phèn (1,6 triệu ha): Đặc trưng bởi độ axit cao, nồng độ độc tố nhôm tiềm tàng cao và thiếu lân Nhóm đất này cũng bao gồm cả các loại đất này cũng bao gồm cả các loại đất phèn nhiễm mặn nặng và trung bình Các loại đất phèn tập trung tại Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên còn các loại đất phèn mặn tập trung tại vùng trung tâm bán đảo Cà Mau
Trang 10+ Đất nhiễm mặn (0,75 triệu ha): Chịu ảnh hưởng của nước mặn trong mùa khô Các vùng đất này khó có thể được cung cấp nước ngọt Hiện nay lúa được trồng vào mùa mưa và ở một số khu vực người ta nuôi tôm trong mùa khô.
+ Các loại đất khác (0,35 triệu ha): Gồm đất than bùn (vùng rừng U Minh), đất xám trên phù sa cổ (cực Bắc của ĐBSCL) và đất đồi núi (phía Tây-Bắc ĐBSCL).Nhìn chung ở ĐBSCL rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp không có hạn chế lớn
Do nền đất yếu cho nên để xây dựng công nghiệp, giao thông, bố trí dân cư, cần phải gia cố, bồi đắp nâng nền, do đó cần đòi hỏi chi phí nhiều
Chế độ nước ngầm khá phức tạp, phần lớn ở độ sâu 100 mét Nếu khai thác quá nhiều có thể làm nhiễm mặn trong vùng
2.2 Thực trạng tình hình xâm ngập mặn và các yếu tố chi phối ở vùng ĐBSCL:
- Nước mặn từ các biển hiện tại theo các cửa sông rồi đi vào các sông rạch mang theo hàm lượng Clorur rất cao Ở những khu vực ven biển, nước mưa cũng chứa một lượng Clorur rất lớn Vì vậy, nước mưa cũng là nguồn cung cấp Clorur cho các sông rạch
- Ngoài ra, Clo còn có nguồn gốc từ các loại chất thải, nước thải công nghiệp cũng như sinh hoạt của người dân Theo các số liệu thống kê, trong nước tiểu của mỗi người trung bình trong một ngày có thể cung cấp khoảng 6g NaCl/ngày Do vậy, đây cũng là một trong những nguồn cung cung cấp Clorur thường xuyên cho các khu vực tiếp nhận nước thải, chất thải