1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN TRIẾT học bản CHẤT của tư DUY TRONG TRIẾT học mác lê NIN, ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG đổi mới tư DUY của ĐẢNG TA

23 514 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 67,23 KB

Nội dung

Trong hoạt động thực tiễn của mình, con người luôn tác động và làm biến đổi thế giới khách quan, muốn cải biến thế giới khách quan con người cần nhận phải hiểu biết về nó . Do vậy quá trình nhận thức nó không dừng lại ở sự mô tả hình thức bên ngoài mà cần hiểu rõ bản chất, quy luật, mối quan hệ nội tại trong sự vật, cũng như giữa các sự vật hiện tượng với nhau. Để đạt được trình độ ấy, con người phải trải qua một quá trình nhận thức (tư duy) hết sức phức tạp. Triết học Mác Lênin khẳng định rằng, tư duy là sự phản ánh ở trình độ cao của một dạng vật chất hữu cơ đặc biệt (não người),

Trang 1

BẢN CHẤT CỦA TƯ DUY TRONG TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN,

Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG ĐỔI MỚI TƯ DUY

CỦA ĐẢNG TA

Trong hoạt động thực tiễn của mình, con người luôn tác động và làm biếnđổi thế giới khách quan, muốn cải biến thế giới khách quan con người cần nhậnphải hiểu biết về nó Do vậy quá trình nhận thức nó không dừng lại ở sự mô tảhình thức bên ngoài mà cần hiểu rõ bản chất, quy luật, mối quan hệ nội tại trong

sự vật, cũng như giữa các sự vật hiện tượng với nhau Để đạt được trình độ ấy,con người phải trải qua một quá trình nhận thức (tư duy) hết sức phức tạp Triếthọc Mác - Lênin khẳng định rằng, tư duy là sự phản ánh ở trình độ cao của mộtdạng vật chất hữu cơ đặc biệt (não người), điều này đã được Ph.Ăngghen chỉ rõ

trong tác phẩm chống Đuy-rinh: “Nếu người ta đặt câu hỏi rằng tư duy và ý

thức là gì, chúng từ đâu đến, thì người ta sẽ thấy rằng chúng là sản vật của bộ

óc con người và bản thân con người, là sản vật của giới tự nhiên, một sản vật đã phát triển trong một môi trường nhất định và cùng với môi trường đó” 1

Tư duy là một thuộc tính của bộ não con người, là một trong những đặctrưng cơ bản để phân biệt con người với con vật, là một hiện tượng xã hội gắnliền với sự vận động, phát triển của lịch sử loài người Như vậy, tư duy khôngphải là cái gì thần bí mà đó chỉ là quá trình phản ánh của bộ não người về thếgiới hiện thực Nhận thức về những thuộc tính và bản chất của sự vật hiện tượng

là đòi hỏi tất yếu khách quan đối với hoạt động cải tạo hiện thực của con người

11 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr 55.

Trang 2

Quá trình nhận thức thế giới khách quan của con người phải trải qua haigiai đoạn, giai đoạn đầu là nhận thức cảm tính, giai đoạn hai là nhận thức lý tính.Nhận thức cảm tính là giai đoạn nhận thức ban đầu về bề ngoài của sự vật, hiệntượng; nhận thức lý tính là giai đoạn tiếp theo đi sâu vào khám phá để tìm hiểubản chất, quy luật vận động của sự vật hiện tượng Từ những hình ảnh trực quannguyên vẹn của sự vật, hiện tượng thông qua hàng loạt các thao tác tư duy kếthợp với hệ thống công cụ của tư duy như ngôn ngữ và những hình thức khác của

tư duy, bộ óc con người “nhào nặn” những hình ảnh cảm tính vốn chỉ được thu

nhận trực tiếp để tìm ra những thuộc tính tất yếu và những quan hệ bền vữnggiữa chúng, từ đó mới có tri thức đầy đủ về nó và nắm được bản chất, quy luậtcủa sự vật hiện tượng Quá trình nhận thức diễn ra theo con đường từ trực quansinh động đến tư duy trừu tượng, rồi tư duy trừu tượng trở về với thực tiễn.Chính vì vậy, tư duy của con người luôn là một trong hai vấn đề cơ bản của triếthọc

Với suy nghĩ như vậy, bài viết này trình bày nhận thức của mình về bản chấtcủa tư duy, vận dụng nó vào đổi mới tư duy của Đảng cộng sản Việt Nam vàvào lĩnh vực hoạt động quân sự của Quân đội ta Vấn đề này được tiếp cận dướigóc độ bộ môn chủ nghĩa duy vật biện chứng, chính đây là giới hạn của bài tiểuluận, chứ không đi sâu phân tích vào các hình thức, quy tắc, nguyên tắc, quy luậtcủa tư duy

1 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về bản chất của tư duy

Cùng với lao động và ngôn ngữ, tư duy của con người xuất hiện, đánh dấubước phát triển căn bản của nhận thức con người, khi nhận thức đạt đến trình độ

có thể nắm được bản chất, quy luật của hiện thực khách quan Với tư duy củamình, con người chính thức trở thành chủ thể của quá trình cải tạo tự nhiên và xãhội Chúng ta đều biết rằng, tư duy là quá trình phản ánh hiện thực khách quan;giữa tư duy trừu tượng và nhận thức cảm tính có sự khác nhau về chất, vậy tư

Trang 3

duy là gì? giữa tư duy, nhận thức lý tính và ý thức quan hệ như thế nào? tư duyđóng vai trò gì trong việc phản ánh thế giới khách quan?

Theo nghĩa rộng, tư duy là sự phản ánh tồn tại Khi bàn về vấn đề cơ bản

của triết học, về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, Ph.Ăngghen có viết: “Vấn

đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại” 2 Như vậy, có thể hiểu rằng mối quan hệ giữa tưduy và tồn tại cũng là mối quan hệ giữa ý thức và vật chất Cấu trúc ý thức theochiều ngang bao gồm các yếu tố: tri thức, tình cảm, niềm tin, lý trí và ý chí…trong đó tri thức đóng vai trò cốt lõi của ý thức Điều đó cho chúng ta thấy rằngtri thức như là hạt nhân của ý thức Tri thức là kết quả của quá trình nhận thứccủa con người về thế giới hiện thực, làm tái hiện trong tư tưởng những thuộctính, những quy luật của thế giới ấy và diễn đạt chúng dưới hình thức ngôn ngữ(khái niệm) hoặc hệ thống các ký hiệu khác Do đó nhận thức nói chung có một

ý nghĩa rộng hơn ý thức Kết quả của quá trình nhận thức là ý thức của conngười, nếu không có quá trình nhận thức về thế giới khách quan thì sẽ không có

ý thức Theo C.Mác ý thức “Chẳng qua chỉ là vật chất được chuyển vào trong

óc con người và được cải biến đi ở trong đó” 3, ý thức là hình ảnh chủ quan củathế giới khách quan Giữa tư duy, nhận thức lý tính và ý thức có nghĩa giốngnhau, có thể thay thế cho nhau, nhưng chúng không hoàn toàn đồng nhất vớinhau; rằng không phải tư duy, nhận thức lý tính và ý thức là một, tuy giữa chúng

có sự đồng nhất, nhưng đó là sự đồng nhất trong khác biệt

Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã chứng minh, tư duy là sản phẩm của một

cơ quan vật chất sống có tổ chức đặc biệt là bộ óc con người, nó được hình thànhtrong quá trình hoạt động thực tiễn của con người Đối tượng của tư duy là hiệnthực khách quan, nó quyết định hoạt động tư duy của con người Do vậy, conngười tác động đến thế giới hiện thực như thế nào thì sẽ có những hình thức nhận

22 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 403.

33 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 35.

Trang 4

thức như thế đó Thực tiễn nói chung quyết định sự hình thành của tư duy và sựphát triển của thực tiễn cũng quyết định sự phát triển của tư duy Giữa tư duy và

sự phát triển của hoạt động thực tiễn có sự gắn bó chặt chẽ với nhau Muốn có tưduy thì phải có hoạt động thực tiễn, ngược lại, muốn có hoạt động thực tiễn đạthiệu quả cao thì phải có tư duy định hướng chỉ đạo Khi chỉ ra sự phát triển của

tư duy phụ thuộc vào sự phát triển của thực tiễn, Ph.Ăngghen đã khẳng định:

“Từ trước đến nay, khoa học tự nhiên cũng như triết học đã hoàn toàn coi thường ảnh hưởng của hoạt động con người đối với tư duy của họ Hai môn ấy một mặt chỉ biết có tự nhiên, mặt khác, chỉ biết có tư tưởng Nhưng chính việc người ta biến đổi tự nhiên, chứ không phải chỉ một mình giới tự nhiên, với tính cách giới tự nhiên, là cơ sở chủ yếu nhất và trực tiếp nhất của tư duy con người,

và trí tuệ con người đã phát triển song song với việc người ta đã học cải biến tự nhiên” 4 Tư duy trừu tượng phản ánh hiện thực khách quan thông qua các tri giáccảm tính, các kinh nghiệm đã được tính luỹ và nói chung dựa vào những hiểubiết đã có Do vậy, vai trò phản ánh thế giới khách quan của tư duy trừu tượngkhác với tri giác, biểu tượng là do bản chất của nó quy định

Tư duy là trình độ phản ánh cao của quá trình nhận thức, là sự phản ánhkhái quát gián tiếp, tích cực và sáng tạo về thế giới: ở giai đoạn nhận thức bằng

tư duy, sự vật được phản ánh một cách gián tiếp và khái quát trong các kháiniệm, phán đoán và suy lý Khái quát hoá và trừu tượng hoá là đặc điểm của tưduy, không có khái quát hoá thì không có hệ thống các khái niệm, không thể xâydựng được các lý thuyết khoa học Không có hoạt động nhận thức sáng tạo, kháiquát hoá không tách rời trừu tượng hoá Hoạt động khái quát hoá của tư duy chỉ

có thể nảy sinh ra và thực hiện trên cơ sở một số thuộc tính quan trọng (xét ởmột phương diện nào đó) đã được tư duy trừu tượng tách ra khỏi những thuộctính khác Từ những thuộc tính đã được trừu tượng hoá này, tư duy đi tới cái

chung, cái bản chất, cái có tính quy luật V.I Lênin đã nhận xét ngay cả “sự khái

quát đơn giản nhất, sự hình thành đầu tiên và đơn giản nhất của những khái niệm có nghĩa là con người nhận thức mối liên hệ khách quan ngày càng sâu

44 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr 720.

Trang 5

của thế giới” 5 Nhờ trừu tượng hoá và khái quát hoá, tư duy đưa lại cho conngười những tri thức về các mối liên hệ, quan hệ bản chất và quy luật trong sựvận động phát triển của sự vật, hiện tượng, các quá trình đã, đang và sẽ diễn ratrong khoảng không gian bao la của vũ trụ Tính chất khái quát và gián tiếp của

tư duy biểu hiện ở chỗ, nó đi “Từ một hình thức liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau

này đến một hình thức khác, sâu sắc hơn, chung hơn” 6

Về bản chất, tư duy là một quá trình phản ánh sáng tạo Nói đến tính sángtạo của tư duy là nói đến sự hình thành tri thức mới về các mối liên hệ và quan

hệ, về tính quy luật khách quan chi phối sự phát triển của các sự kiện vào quátrình lịch sử, về bản chất của khách thể, cũng như về diễn biến của hiện thực.Trong quá trình nhận thức chân lý, chủ thể tư duy không chỉ biết đặt ra nhữngvấn đề mới, mà còn giải quyết chúng bằng những phương pháp thích hợp vớiquy luật của chúng Đồng thời quá trình đó chủ thể tư duy huy động một cáchsáng tạo vốn tri thức phong phú đã có, bao gồm cả kinh nghiệm sống, kinhnghiệm nghề nghiệp, không chỉ huy động tri thức lý luận chung, mà cả sự am

hiểu cần thiết, cụ thể về những lĩnh vực “có vấn đề” Do đó, thiếu vốn tri thức

của cuộc sống sẽ không có tư duy sáng tạo Ngoài ra trong sự sáng tạo của tưduy ở trình độ lý luận khoa học còn có sự tham gia tích cực của sự tưởng tượng

và tri giác Đặc biệt là vai trò của trực giác; bởi vì trực giác là năng lực nắm bắttrực tiếp chân lý không cần lập luận lôgic Trực giác là tri thức trực tiếp song cóliên hệ với tri thức gián tiếp, trực giác là kết quả hoạt động trước đó của ý thức,

có thể coi trực giác như một hành vi lôgic (trực tiếp trí tuệ) mà ở đó nhiều lậpluận, nhiều tiền đề đã được giảm lược, nó là kết quả của sự dồn nén trí tuệ và trithức dẫn đến sự “bùng nổ” bằng nhiều thao tác tư duy phát triển ở trình độ khácnhau Thực chất nó là sản phẩm của tài năng, sự say mê và sự kiên trì lao độngnghiên cứu khoa học một cách nghiêm túc; vì vậy, trong nhận thức khoa học,trực giác có vai trò hết sức to lớn, thể hiện tính sáng tạo cao của con người

55 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 29, Nxb Tiến Bộ, Mátxcơva, 1981, tr 81.

66 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 29, Nxb Tiến Bộ, Mátxcơva 1981, tr 240.

Trang 6

Trong lịch sử khoa học đã chứng minh, nhiều phát minh khoa học ra đời bằngcon đường nhận thức trực giác Các tư tưởng, quan niệm, lý thuyết khoa học…

do tư duy sáng tạo ra cũng như bản thân tư duy có sự biến đổi, phát triển là dothực tiễn lịch sử- xã hội quyết định Điều này không loại bỏ tính độc lập tươngđối của tư duy, vì tư duy có lôgic phát triển nội tại riêng của nó, chịu sự chi phốicủa các quy luật (quy tắc, nguyên tắc) riêng

Tư duy có vai trò rất quan trọng trong việc nhận thức thế giới, khi chúng

ta xem xét, nhận thức về giới tự nhiên, về lịch sử xã hội loài người ngay cả vềhoạt động tinh thần của chúng ta Nhờ có tư duy mà đem lại cho chúng ta sựhiểu biết về bản chất, những mối liên hệ phong phú, đa dạng, phức tạp, sự vậnđộng, biến đổi, phát sinh, phát triển và tiêu vong của các sự vật, hiện tượngtrong thế giới khách quan Tư duy trừu tượng hướng vào việc tìm ra chân lý,nắm bắt những mối liên hệ khách quan, có tính bản chất, phát hiện ra tính quyluật chi phối sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng Nói về tầm quantrọng của tư duy trừu tượng trong việc phát hiện ra chân lý, V.I Lênin đã chỉ

rõ: “Theo bản chất của nó, tư duy của con người có thể cung cấp và đang cung

cấp cho chúng ta chân lý tuyệt đối mà chân lý này chỉ là tổng số những chân lý tương đối Mỗi giai đoạn phát triển của khoa học lại đem thêm những hạt mới vào cái tổng số ấy của chân lý tuyệt đối, nhưng những giới hạn chân lý của mọi định lý khoa học đều là tương đối, khi thì mở rộng ra, khi thì thu hẹp lại, tuỳ theo

sự tăng tiến của tri thức” 7 Nhờ có tư duy trừu tượng mà con người đi từ sự hiểubiết có tính chất hiện tượng đến sự hiểu biết về bản chất, từ ngẫu nhiên bề ngoài đếnquan hệ có tính tất nhiên, tính quy luật Tư duy biện chứng cho chúng ta nhận thứccác sự vật, hiện tượng trong một chỉnh thể thống nhất, chứ không phải là sự hiểubiết riêng lẻ, tách rời của các yếu tố, các bộ phận của sự vật, hiện tượng

Tư duy trừu tượng là quá trình phản ánh gián tiếp, khái quát hoá, trừu tượnghoá các sự vật hiện tượng nhờ ngôn ngữ Ngôn ngữ tham gia vào các quá trình của

77 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 18, Nxb Tiến Bộ, Mátxcơva, 1981, tr 158.

Trang 7

tư duy, với tư cách là cái chứa đựng các nghĩa biểu đạt cho sự vật mà thoạt đầu cóhình thái vật chất bên ngoài với chứng năng phát âm thông báo, về sau chức năngnày giảm dần và chuyển thành lời nói bên trong, có chức năng chuyên chở các ýnghĩ Ở đây các cụm từ, các từ hay ngôn ngữ nói chung, trong khi là hiện thực trựctiếp của tư tưởng, biểu đạt các khái niệm, phán đoán, suy lý, quy luật, lý thuyết, đã

có tính chất khái quát và bao hàm cái chung Do vậy, ngôn ngữ càng phát triển, vốn

từ vững càng phong phú thì tư duy gắn liền với nó càng linh hoạt, mền dẻo, phảnánh càng sâu sắc, chính xác và đầy đủ các mối liên hệ đa dạng, phức tạp của thế

giới hiện thực Trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” Ph.Ăngghen viết “Tư

duy lý luận của mỗi thời đại, cũng có nghĩa là cả thời đại chúng ta, là một sản phẩm lịch sử mang những hình thức rất khác nhau trong thời đại khác nhau và

do đó có một nội dung rất khác nhau” 8 Theo đó, mỗi thời đại lịch sử sản sinh ra

một phong cách tư duy mang những đặc điểm riêng của mình, đặc điểm trongkhoa học tự nhiên thể hiện rất rõ Chính vì vậy, mà ở Việt Nam một số nhữngngười nghiên cứu khoa học như Vũ Văn Viên, Tô Huy Hợp đã có những kháiniệm “phong cách tư duy” để phân biệt những loại hình tư duy khoa học tự nhiênkhác nhau, đặc trưng cho mỗi thời đại lịch sử Theo tác giả Vũ Văn Viên,

“Phong cách tư duy khoa học tự nhiên đã trải qua 3 giai đoạn cơ bản: phong cách cổ điển, phong cách cận đại và phong cách hiện đại” 9 Sự phát triển của tư

duy khoa học nói chung, sự hình thành các phong cách tư duy khoa học tự nhiênnói riêng, diễn ra theo hướng ngày càng cụ thể và ngày càng tiến gần tới mộtphong cách tư duy bao quát đối với nhận thức khoa học (phong cách tư duy biệnchứng) Điều đó chứng minh rằng trình độ tư duy con người càng phát triển, thìnhận thức khoa học ngày càng được nâng cao, vì nhận thức khoa học được hìnhthành một cách tự giác và mang tính trừu tượng, khái quát ngày càng cao Nó thểhiện tính khoa học, năng động sáng tạo của tư duy trừu tượng Nó phản ánh thế

88 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr 487.

99 Vũ văn Viên, Vấn đề thực chất của tư duy khoa học, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 3, 1992, tr 36

Trang 8

gới hiện thực dưới dạng lôgic trừu tượng những thuộc tính, những kết cấu,những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, những quy luật vốn có của thế giới kháchquan Nhận thức khoa học hướng tới nắm bắt các quy luật, cái bản chất của thếgiới hiện thực, nó không dừng lại ở cái bên ngoài, cái ngẫu nhiên, cái đơn nhất.Nhận thức khoa học được thể hiện trong các phạm trù, quy luật của khoa học vàđến lượt mình các phạm trù, quy luật lại trở thành chỗ dựa và là công cụ, phươngtiện của nhận thức khoa học Chính vì vậy, sự ra đời và phát triển của nhận thứckhoa học là thành quả vĩ đại của trí tuệ, của tư duy con người Trong lịch sử triếthọc trước Mác, đã có hai phương pháp tư duy đối lập nhau về cách xem xét thếgiới- đó là tư duy siêu hình và tư duy biện chứng; tư duy siêu hình là kiểu tư duy

xơ cứng, xem xét sự vật, hiện tượng trong trạng thái cô lập, tách rời, bất biến,không có mối liên hệ, ràng buộc, tác động lẫn nhau; trái lại tư duy biện chứng là

tư duy linh hoạt, mền dẻo, nó xem xét sự vật hiện tượng trong trạng thái động,trong mối liên hệ, ràng buộc tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, sự vận động, biết đổikhông ngừng Phương pháp xem xét đó tuân theo quy luật vốn có của thế giớikhách quan Hai phương pháp tư duy trên ra đời từ thời cổ đại, nhưng xét về bảnchất, ở thời kỳ cổ đại, tư duy biện chứng chiếm ưu thế hơn, mặc dù nó còn mangtính ngây thơ, chất phác, thực chất đó là những phỏng đoán thiên tài Còn ở thời

kỳ phục hưng, tư duy siêu hình chiếm ưu thế, nó trở thành phương pháp tư duyđặc trưng cho thời cận đại và ở trong thế kỷ XVII-XVIII, khi mà phương phápphân tích trong khoa học tự nhiên được đưa vào và trở thành phương pháp triếthọc Như Ph.Ăngghen đã viết: Khi phương pháp nhận thức ấy được Bêcơn vàLốccơ đưa từ khoa học tự nhiên vào triết học nó tạo ra tính hạn chế đặc thù của

những thế kỷ gần đây-tức là phương pháp tư duy siêu hình Phương pháp tư duy siêu hình “chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ

qua lại giữa chúng những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và tiêu vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy

Trang 9

trạng thái tĩnh của sự vật ấy mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không nhìn thấy rừng” 10 Chính vì thế, tư duy siêu hình chỉ có

ý nghĩa trong những dưới hạn hết sức chật hẹp, nếu vượt ra ngoài giới hạn đó thì

tư duy siêu hình sẽ mắc sai lầm, trở thành phiến diện, trừu tượng và sa vàonhững mâu thuẫn mà không thể nào giải quyết được Hê-ghen là người có cônglớn trong việc phê phán tư duy siêu hình và trở thành người đầu tiên trình bàyphương pháp biện chứng được thể hiện xuyên qua toàn bộ hệ thống triết học củaông từ lôgíc học, triết học tự nhiên đến triết học tinh thần Tuy nhiên, phươngpháp tư duy biện chứng ấy đã được Hê-ghen xây dựng trên cơ sở của chủ nghĩaduy tâm khách quan, cho nên nó không có giá trị đối với hoạt động thực tiễn củacon người: chính cuộc đấu tranh lâu dài của hai phương pháp tư duy trên đã thúcđẩy tư duy triết học phát triển và được hoàn thiện dần, với thắng lợi của tư duybiện chứng duy vật

Quá trình phát triển của nhận thức nói chung, của tư duy nói riêng, thì tưduy biện chứng mácxít là hình thức tư duy phát triển cao

Quá trình phản ánh hiện thực khách quan, để nhận thức được các quy luậtvận động phát triển của sự vật, hiện tượng, tư duy biện chứng không thể khôngphản ánh trạng thái xác định, ổn định của sự vật, hiện tượng Vì vậy, để hiểuđược bản chất của tư duy với tư cách một chỉnh thể thống nhất và đặc biệt và vậndụng các công cụ, phương tiện của tư duy một cách có hiệu quả, chúng ta khôngthể không phân tích bộ phận cơ bản của nó là tư duy chính xác.Tư duy chínhxác, là một bộ phận của tư duy biện chứng mácxít, phản ánh trạng thái ổn địnhtương đối của sự vật, hiện tượng trong tính “đồng nhất trừu tượng” củachúng.Việc nghiên cứu tư duy chính xác là nhiệm vụ của lôgic hình thức và việcnghiên cứu tư duy biện chứng mácxít là nhiệm vụ của lôgic học biện chứng Tuylôgíc hình thức và lôgíc biện chứng khác nhau, nhưng xét về bản chất và nguồngốc thì giữa chúng có sự đồng nhất Theo quan niệm của các nhà lý luận mácxít,

1010 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr 37.

Trang 10

quan hệ giữa lôgic học hình thức và lôgic học biện chứng đồng nhất cũng giốngnhư giữa toán học sơ cấp và toán học cao cấp, nó đều phản ánh hiện thực kháchquan Như vậy, tư duy chính xác chỉ là một bộ phận của tư duy biện chứng, baohàm trong tư duy biện chứng Một số quan niệm khác đã chia tư duy thành tưduy biện chứng và tư duy hình thức Xét trên mặt triết học duy vật biện chứng,thuật ngữ tư duy hình thức ở đây được hiểu giống như thuật ngữ tư duy chínhxác đã sử dụng ở trên Nên tư duy chính xác là một bộ phận của tư duy biệnchứng Việc phân chia tư duy thành tư duy chính xác và tư duy biện chứng là có

cơ sở của nó

Xem xét vấn đề này trên phương diện thế giới quan, chúng ta thấy nó hoàntoàn khoa học Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì mọi sự vật,hiện tượng trong quá trình tồn tại, phát triển của mình đều nằm trong trạng tháivận động, biến đổi không ngừng, nhưng không loại trừ trạng thái đứng im tươngđối Theo đó, có thể nói rằng các sự vật, hiện tượng luôn nằm trong sự thống nhất

và đấu tranh của các mặt đối lập (trạng thái tĩnh và trạng thái động) Trạng tháitĩnh của sự vật chính là sự đứng im tương đối, là trạng thái của sự vật, hiện tượngđược xem xét ở phẩm chất xác định trong một thời điểm nhất định, một khônggian xác định Trạng thái động là tuyệt đối, đây là trạng thái của sự vật, hiệntượng xem xét trong mối quan hệ lệ thuộc, chuyển hoá lẫn nhau giữa các yếu tố,

bộ phận trong một sự vật, hiện tượng, hay giữa các sự vật, hiện tượng trong sự vậnđộng và phát triển của chúng Trạng thái tĩnh và trạng thái động là hai trạng tháikhông thể tách rời nhau trong sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng Trạngthái tĩnh, xác định sự vật được phản ánh bởi tư duy chính xác, trạng thái động của

sự vật được phản ánh bởi tư duy biện chứng Như vậy, nếu lôgic biện chứng làkhoa học về tư duy biện chứng, tư duy phản ánh trạng thái động của sự vật, hiệntượng thì lôgic học hình thức là khoa học về tư duy chính xác (tư duy phản ánhtrạng thái tĩnh) của sự vật, hiện tượng Quan niệm như vậy, hoàn toàn phù hợp với

Trang 11

bản chất của lôgic học hình thức, lôgic lấy “sự đồng nhất trừu tượng” làm cơ sởcho quá trình nhận thức các sự vật, hiện tượng Chính vì vậy, trong tư duy khoahọc luôn cần có tư duy chính xác, cũng như phải có tư duy biện chứng Tư duychính xác phản ánh sự vật trong trạng thái tĩnh, ổn định, nhưng mọi sự vật hiệntượng trong thế giới khách quan luôn nằm trong quá trình vận động, biến đổikhông ngừng cho nên không thể có sự đồng nhất tuyệt đối Mặc dù tư duy chínhxác phản ánh sự vật, hiện tượng trong “tính đồng nhất trừu tượng”, trong mộtphạm vi nhất định và trong một thời gian ngắn, nhưng đó là sự phản ánh cần thiết

để có thể hiểu được sự vật, hiện tượng trong quá trình vận động phát triển của nó.Ngoài phạm vi xác định “tính đồng nhất trừu tượng” không đáp ứng được nhu cầu

nhận thức của con người Ph.Ăngghen viết: “Tính đồng nhất trừu tượng (a = a;

và cả dưới hình thức phủ định: a không thể đồng thời vừa là a vừa không phải là a), cũng không thể dùng được trong giới hữu cơ Cái cây, con vật, mỗi tế bào, trong mỗi lúc của đời nó, là đồng nhất với nó những lại khác biệt với bản thân nó,

do sự đồng hoá và bài tiết các chất, do sự hô hấp, sự tạo thành và sự huỷ diệt các

tế bào, do đó quá trình diễn biến của sự tuần hoàn” 11 Nhận thức của con người đi

từ nhận thức hiện tượng đến bản chất, từ bản chất cấp một đến bản chất cấp hai,v.v… đến vô hạn Ở đây, chúng ta có thể quan niệm các cấp độ bản chất khác nhau

về sự vật, hiện tượng mà nhận thức của chúng ta đã đạt được, là những trạng tháitĩnh về sự phát triển của nhận thức Lôgic học hình thức có nhiệm vụ nghiên cứu,nắm bắt những dấu hiệu, những thuộc tính bản chất của mỗi cấp độ ấy trong sự

“đồng nhất trừu tượng” của chúng, còn lôgic học biện chứng nghiên cứu quá trìnhchuyển hoá của các dấu hiệu thuộc tính ấy, quá trình chuyển hoá từ cấp độ thấp đếncấp độ cao hơn Xét ở góc độ tự ý thức về tư duy, tư duy với tư cách một hiện tượngđặc thù cũng có quá trình vận động, phát triển của mình Trong quá trình ấy, bảnchất tư duy cũng là sự thống nhất của hai trạng thái nhận thức sự vật, hiện tượng

1111 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr 698.

Ngày đăng: 15/10/2016, 09:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w