1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy đọc – hiểu văn bản tự sự (chương trình ngữ văn THPT) theo quan điểm tiếp nhận văn học

20 523 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 298,16 KB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH Bùi Ngọc Nhuận DẠY ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN TỰ SỰ CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT THEO QUAN ĐIỂM TIẾP NHẬN VĂN HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014... HỒ CH

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Bùi Ngọc Nhuận

DẠY ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN TỰ SỰ (CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT) THEO QUAN ĐIỂM TIẾP NHẬN VĂN HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2014

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Bùi Ngọc Nhuận

DẠY ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN TỰ SỰ (CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT) THEO QUAN ĐIỂM TIẾP NHẬN VĂN HỌC

Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Văn

Mã số : 60 14 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS TRẦN THANH BÌNH

Thành phố Hồ Chí Minh – 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

sự (chương trình Ngữ văn THPT) theo quan điểm tiếp nhận văn học” là công

trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Trần Thanh Bình Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí khoa học theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn Bên cạnh đó, luận văn trình bày những vấn đề xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm của bản thân

Người cam đoan

Tác giả luận văn

Bùi Ngọc Nhuận

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ, giúp

đỡ tận tình, quý báu của các thầy cô, nhà trường, gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp

Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn TS Trần Thanh Bình đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Trường ĐHSP TPHCM đã có những hướng dẫn cụ thể và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn

Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo ở một số trường THPT, Trung tâm GDTX đã có những góp ý, đánh giá, nhận xét chân tình về những vấn đề của luận văn

Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp luôn ủng hộ, giúp đỡ tôi

Dù đã cố gắng thực hiện và hoàn thành luận văn bằng tất cả tâm huyết

và nỗ lực của mình nhưng luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành của quý thầy cô

Tp HCM, ngày 30 tháng 09 năm 2014

Bùi Ngọc Nhuận

Trang 5

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

1.2.1 Tác phẩm tự sự trong sách giáo khoa trung học phổ thông và những yêu

0

0

0

Chương 2 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TỰ SỰ

0

0

0

0

0

0

0

0

Trang 6

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HS : Học sinh

GV : Giáo viên SGK : Sách giáo khoa SGV : Sách giáo viên THPT : Trung học phổ thông THVH : Tác phẩm văn học ĐNTM : Đồng nhất thẩm mĩ KCTM : Khoảng cách thẩm mĩ

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Vấn đề đọc hiểu và đọc hiểu văn bản văn học theo loại thể

Đọc hiểu được xem là khâu trung tâm của quá trình dạy học văn theo định hướng đổi mới góp phần tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (HS), biến HS từ khách thể thụ động thành chủ thể tích cực, từ người nghe thụ động trở thành người đọc sáng tạo Nắm được phương pháp dạy đọc – hiểu,

đọc và tự học, đọc suốt đời và học suốt đời Hoạt động đọc chiếm vị trí cao nhất đối với con người, nhu cầu biết đọc gắn với hoạt động công việc, chất lượng công việc Đọc là nền tảng Qua đọc người ta hiểu thêm được, trưởng

hội

trong nhà trường, Trần Đình Sử khẳng định: “Dạy văn là dạy cho HS năng

lực đọc, kĩ năng đọc để HS có thể đọc – hiểu bất cứ văn bản nào cùng loại Từ đọc – hiểu mà trực tiếp nhận các giá trị văn học, trực tiếp thể nghiệm các tư tưởng và cảm xúc được truyền đạt bằng nghệ thuật ngôn từ, hình thành cách đọc riêng có cá tính Đó là con đường duy nhất để bồi dưỡng cho HS năng lực của chủ thể tiếp nhận thẩm mĩ Do đó, hiểu bản chất môn văn là môn dạy đọc văn vừa thể hiện cách hiểu thực sự bản chất việc dạy văn là dạy năng lực, phát triển năng lực là chủ thể HS” [dẫn theo 68, tr.234]

Đỗ Ngọc Thống trong bài báo Đánh giá năng lực đọc – hiểu của HS –

Nhìn từ yêu cầu của PISA cho biết yêu cầu của PISA (Chương trình đánh giá

HS quốc tế) về đọc – hiểu: “Đọc – hiểu không chỉ là yêu cầu đối với cả quãng tuổi thơ trong nhà trường phổ thông, mà nó còn trở thành một nhân tố quan trọng trong việc xây dựng, mở rộng kiến thức, kĩ năng và chiến lược của mỗi

cá nhân trong suốt cuộc đời khi họ tham gia vào các hoạt động ở các tình

Trang 9

huống khác nhau trong mối quan hệ với người xung quanh, cũng như trong cả cộng đồng rộng lớn” [dẫn theo 68, tr.235]

Những tác phẩm văn học thuộc các thể loại khác nhau, do đó cách đọc hiểu khác nhau Vấn đề đặt ra là làm thế nào để HS có thể đọc hiểu nó – tức là tiếp xúc với một hệ thống tín hiệu, giải mã tín hiệu ấy để chỉ ra được nội dung

và ý nghĩa của văn bản một cách chính xác, lí giải khoa học và có sức thuyết phục Đọc – hiểu là vấn đề quan trọng của dạy học văn Và đọc – hiểu theo loại thể là một trong những cơ sở quan trọng giúp HS hiểu văn bản một cách

có cơ sở, trang bị cho HS công cụ, phương thức, cách thức để khám phá văn bản Để vấn đề đọc – hiểu đạt hiệu quả, phương pháp dạy học phải đổi mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của HS; từ đó hình thành phương pháp đọc cho HS, đặc biệt là đọc – hiểu theo loại thể để HS tự đọc, tự học và biết giải quyết những vấn đề đặt ra

1.2 Vị trí, vai trò của tác phẩm tự sự ở trường trung học phổ thông

Văn bản tự sự trong chương trình Ngữ văn ở trường THPT chiếm số lượng khá lớn (so với các thể loại khác trong chương trình) Nó được sắp xếp

văn học trung đại, văn học hiện đại) Sự sắp xếp này tuân theo nguyên tắc cảm thụ văn học – nguyên tắc loại thể gắn liền việc bồi dưỡng tri thức thể loại với đánh giá thành tựu văn học theo loại thể, rất thuận tiện cho việc dạy đọc hiểu

Nhìn chung các văn bản tự sự trong chương trình Ngữ văn THPT đa dạng, phong phú và là những tác phẩm hay, tiêu biểu Do đó, yêu cầu đặt ra là dạy một cách kĩ lưỡng để học sinh một mặt thấy được vẻ đẹp cụ thể của tác phẩm ấy, mặt khác giúp học sinh biết cách đọc, cách phân tích và tiếp nhận một tác phẩm văn học Từ đó các em có thể tự mình đọc, tìm hiểu và khám phá những tác phẩm tương tự, cho dù tác phẩm đó nằm ngoài chương trình Các em thêm yêu văn học và có ý thức giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa

Trang 10

của dân tộc và nhân loại

1.3 Vị trí, vai trò của đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia trong

chương trình Ngữ văn THPT

Tác phẩm văn chương được tiếp nhận thông qua bạn đọc Mỗi tác phẩm chứa đựng không ít những khám phá và có thể không bao giờ cạn đối với bạn

đọc “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng là tác phẩm như thế.Và đoạn trích “Hạnh

phúc của một tang gia” (chương XV) là một chương đặc sắc, hàm chứa

những tinh túy của tác phẩm Nó vẫn còn là một thách thức đối với GV bởi những “điểm chưa xác định” Do đó, viêc nghiên cứu nó để tổ chức, hướng dẫn HS tiếp nhận đat hiệu quả là điều rất cần thiết

Đọc – hiểu là một trong những nội dung quan trọng của dạy học Văn

Có thể nói đọc hiểu là hoạt động duy nhất để học sinh tiếp xúc trực tiếp với văn bản để thấy được cái hay, cái đẹp trong đó; giúp người học đọc hiểu một cách có cơ sở, lí giải khoa học và có sức thuyết phục Và nhờ tiếp nhận của người đọc mà tác phẩm văn học sống mãi vì “mỗi tác phẩm đều có số phận của mình trong lòng người đọc” Đọc – hiểu cho phép hoạt động dạy đọc văn trở nên tích cực Cơ sở nền tảng của cách dạy đọc hiểu trong nhà trường đó chính là lí thuyết tiếp nhận văn học Từ lí thuyết tiếp nhận văn học, phương pháp dạy học văn trong nhà trường khẳng định: học sinh là những bạn đọc thật sự có khả năng tham gia quá trình “biến văn bản thành tác phẩm”

Từ những lí do trên và việc nhận thức được ý nghĩa của việc đổi mới trong dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng; tầm quan trọng của tiếp nhận văn học cùng mong muốn nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn

trong nhà trường, người viết chọn đề tài “Dạy đọc – hiểu văn bản tự sự

(chương trình Ngữ văn THPT) theo quan điểm tiếp nhận văn học”

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Những công trình nghiên cứu về loại thể

Trong quá trình sáng tác, các nhà văn thường sử dụng những phương

Trang 11

pháp chiếm lĩnh đời sống khác nhau, thể hiện những quan hệ thẩm mĩ khác nhau đối với hiện thực, có những cách thức xây dựng hình tượng khác nhau,

từ đó hình thành nên những thể loại văn học nhất định Thể loại văn học là

“dạng thức của tác phẩm văn học được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình phát triển lịch sử của văn học, thể hiện ở sự giống nhau

về cách thức tổ chức miêu tả tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống được miêu tả và về tính chất của mối quan hệ của nhà văn đối với các hiện tượng đời sống ấy” [21, tr.299]

Trong quá trình vận động lịch sử của văn học, sự hình thành, phát triển

và mất đi của các thể loại văn học là một hiện tượng bình thường Tuy nhiên, phương thức biểu đạt cuộc sống trong văn học thì dường như vẫn ổn định Trong suốt một thời gian dài, khởi đầu từ Aristote, lí luận văn học đã dựa vào

thành ba thể loại: tự sự, trữ tình và kịch Mặc dù cho đến nay, có nhiều cách phân loại mới hơn đã được đề xuất nhưng trong giới hạn của luận văn, chúng tôi chấp nhận cách phân loại truyền thống trên để việc triển khai các nội dung đối thoại mang tính tiêu biểu và tập trung hơn

Sự thay đổi và phát triển của các thể loại văn học cũng ghi nhận một thực tế: việc phân chia tác phẩm văn học thành ba thể loại như trên thật ra chỉ mang tính tương đối Thứ nhất: các đặc tính của một thể loại vừa có mặt ổn định, lại vừa có sự phát triển; nói như M Bakhtin: “Thể loại bao giờ cũng vẫn thế, bao giờ cũng đồng thời vừa cũ vừa mới Thể loại được tái sinh và đổi mới trong từng giai đoạn mới của sự phát triển văn học và trong từng tác phẩm cá biệt của thể loại đó Và đó là đời sống của thể loại” [dẫn theo 47, tr.346]

Vấn đề loại thể đã được các nhà lí luận văn học quan tâm từ khá sớm

Từ những góc độ khác nhau, các tác giả cũng có những quan điểm về loại thể trong tiếp nhận, nghiên cứu, sáng tác…phần nào giúp cho GV có được cái nhìn mới mẻ, phong phú về loại thể Trong Lí luận văn học, Phương Lựu

Trang 12

khẳng định: “thể loại văn học thể hiện các quy luật phản ánh đời sống và tổ chức tác phẩm tương đối bền vững ổn đinh, đã được định hình trong thực tiễn sáng tác Nhưng mặt khác, thể loại cũng được tái sinh, đổi mới để thích ứng với nội dung hiện thực” [47, tr 347] Trần Đình Sử trong Lí luận văn học (tập

thức tổ chức, phản ánh và giao tiếp độc đáo như một hệ thống chỉnh thể” [59,

tr 222]

Đối với mỗi thể loại văn học, các tác phẩm sẽ có những đặc điểm riêng, cách thức thức thể hiện những “điểm chưa xác định” riêng và do đó, đòi hỏi những cách tiếp nhận riêng

2.2 Những công trình nghiên cứu về tự sự

Những công trình nghiên cứu về tự sự có khá nhiều, trong đó có hai

công trình chúng ta cần quan tâm đó là Lí luận văn học do Phương Lựu (chủ

Trần Đình Sử (chủ biên) (2012) Đây là những công trình có giá trị, giúp cho người đọc nắm vững đặc trưng cơ bản của từng thể loại (trong đó có tự sự)

Những giáo trình, những chuyên luận về giảng dạy văn học trong nhà

trường theo loại thể không nhiều Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo

loại thể do nhóm tác giả Trần Thanh Đạm, Huỳnh Lý, Hoàng Như Mai và Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể của NguyễnViết

Chữ là những tài liệu cần thiết cho GV và HS

Gần đây có xuất hiện một số chuyên đề về đặc trưng thể loại Giáo sư

Đỗ Bình Trị có chuyên đề Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học

loại Tiến sĩ Nguyễn Thành Thi có chuyên đề Đặc trưng truyện ngắn Thạch Lam, Đặc trưng truyện ngắn giai đoạn 1930 – 1945

Hiện nay, trên các tạp chí, các đợt tập huấn đổi mới phương pháp dạy

học văn, tập huấn thay sách… đều có đề cập đến vấn đề giảng dạy văn theo

Trang 13

đặc trưng thể loại (Đời sống thể loại văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX –

Vũ Tuấn Anh; Mô hình đọc hiểu theo đặc trưng thể loại với việc hình thành

và bồi dưỡng kĩ năng đọc hiểu văn bản văn chương cho học sinh trung học phổ thông – Trần Thị Thu Hồng)

Các chuyên luận, bài viết đã đi sâu vào tìm hiểu đặc trưng của một bộ phận văn học, một giai đoạn văn học Đó là sự vận dụng cụ thể, cái đóng góp nhiều cho việc dạy học văn Những vấn đề các tác giả đặt ra một mặt giúp cho người giáo viên ở trường phổ thông có được những kiến thức cơ bản, hệ thống về đặc trưng thi pháp của các thể loại để từ đó giúp cho công việc giảng dạy thuận lợi và có hiệu quả Mặt khác, các tài liệu cũng đã trình bày những quan điểm thường thấy trong những công trình về lí luận đang lưu hành ở ta

2.3 Những công trình nghiên cứu về dạy học tác phẩm tự sự

Những công trình nghiên cứu về dạy học tác phẩm tự sự trên các sách báo đã có khá nhiều; đặc biệt chúng tôi quam tâm đến một số luận văn để

tham khảo Có thể kể đến “Tiếp nhận văn học (qua một số tiểu thuyết của

Khái Hưng – Nhất Linh – Hoàng Đạo)” của Lâm Nhựt Thuận; Nguyễn Thị

Yến Trinh (2008), “Tổ chức hoạt động đọc – hiểu tác phẩm tự sự Việt Nam

theo đặc trưng loại thể trong chương trình Ngữ văn lớp 11”; Nguyễn Duy

đại theo thể loại” Những luận văn này trình bày góp phần thiết thực trong

việc đổi mới phương pháp dạy học, cụ thể là trong giảng dạy văn bản tự sự theo nguyên tắc tích hợp và tích cực nhằm phát huy tính sáng tạo, chủ động của người học

2.4 Những công trình nghiên cứu, giảng dạy tác phẩm Số đỏ và đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia

Những công trình, bài viết về tác phẩm và đoạn trích có rất nhiều, trong điều kiện cho phép, người viết chú ý đến hai mảng sau:

Những công trình nghiên cứu về tác phẩm Số đỏ và đoạn trích Hạnh

Trang 14

phúc của một tang gia: Các bài viết của Nguyễn Hoành Khung – “Số đỏ”;

Phan Cự Đệ “Đánh giá lại Số đỏ”; Hoàng Ngọc Hiến “Trào phúng của Vũ

Trọng Phụng trong Số đỏ”; Nguyễn Đăng Mạnh – “Tiểu thuyết Số đỏ và tài nghệ Vũ Trọng Phụng”; Đỗ Đức Hiểu – “Những lớp sóng ngôn từ trong Số đỏ”; Vũ Dương Quỹ - “Đám tang một người hay cuộc hành trình tới mộ của toàn xã hội”; Hà Minh Đức – “Nhân vật Xuân Tóc Đỏ trong Số đỏ Vũ Trọng Phụng” Những bài viết trên, mỗi bài viết là khám phá mỗi vấn đề của tác

phẩm Nó là nguồn tài liệu cần thiết cho người dạy

Những công trình hướng dẫn giảng dạy về tác phẩm Số đỏ và đoạn

(Nguyễn Văn Đường); Thiết kế bài học Ngữ văn 11, tập 1 (Phan Trọng Luận);

Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11, tập 1 (Nguyễn Hải Châu); Hướng dẫn học và làm bài Ngữ văn 11 (Huỳnh Ngọc Mỹ - Nguyễn Thị Đáo) chỉ dẫn cụ thể, chi

tiết, nêu rõ từng hoạt động trong tiến trình dạy học đoạn trích trên Thế nhưng

để dạy đọc hiểu hiểu văn bản Hạnh phúc một tang gia nói riêng và văn bản tự

sự nói chung đạt hiệu quả và rèn kĩ năng đọc cho người học là không đơn giản Nó đòi hỏi người dạy hiểu đối tượng tiếp nhận; tổ chức hoạt động dạy học khoa học, hợp lí; sự linh hoạt trong phương pháp, hình thức dạy học và giải quyết những tình huống nảy sinh

hiểu trong nhà trường Học sinh phải là người đọc Thế nhưng, hoạt động đọc hiểu trong nhà trường hiện nay chưa thực hiện đúng nghĩa của nó, ít chú ý đến cách cảm, cách hiểu của người đọc – HS, tính giao tiếp đối thoại giữa những

người đọc “Hạnh phúc của một tang gia” là văn bản khó để người đọc tiếp

nhận hết cái hay, cái đẹp ẩn chứa trong nó Và ở mỗi người đọc có thể có những cách tiếp nhận khác nhau Vấn đề về lí thuyết tiếp nhận văn học không

là mới mẻ Nhưng việc vận dụng nó vào trong quá trình tổ chức dạy học nhằm phát huy được năng lực của người học là vấn đề rất cần được quan tâm Vì

Ngày đăng: 23/08/2016, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w