Bia chùa Yên Đông:

Một phần của tài liệu : Giá trị văn hóa, nghệ thuật chùa Yên Đông ( xã Yên Hải, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh ) (Trang 95 - 112)

- Đối với các di vậ t: Di vật là một bộ phận cấu thành không thể thiếu trong

1. Bia chùa Yên Đông:

Bia chùa Yên Đông ( Ảnh: Nguyễn Thành Trung)

Phiên âm Hán Việt : Bản dịch văn bia, chuông đồng, do ông Hoàng Giáp, Viện nghiên cứu Há Nôm dịch :

YÊN ĐÔNG TỰ BI KÝ

Trùng tu Yên Đông tự thượng điện Phật tượng bi văn tự minh ký

Thường vị : Giác ư tâm viết Phật, Phật năng ứng nhi tâm thường linh, huống kỳ thiện vị nhân, nhân năng hành tắc thiện, tâm đắc lý hữu khả nghiệm ngôn khởi sư hư, thả Tây thiên Cồ Đàm thị thượng ( ) hữu dã. Tự Đông Hán khiển sứ chi Thiên Trúc đắc dẫn Phật kinh, nhân thử ( ) nhập Trung Quốc, nhiên vị thịnh dã. Chí kỳ hậu nãi đại sùng thái, hựu quảng kỳ ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) Phong Lưu xã Yên Đông tự, địa khí chung linh, khôn duy tăng tráng, đông Hoa ( ) Yên Hưng chi thủy dĩ vi Thanh Long ( ) tây tiếp Thủy Đường phù ( ) chi sơn dĩ vi Bạch Hổ. Tiền hữu ( ) ( ) ( ) kỳ Chu Tước ( ) hậu hữu Yên Tử đỉnh ( ) ( ) ( ) kỳ Huyền Vũ giã. Hùng phù Hải Đông đệ nhất danh thắng. Tiền triều dĩ hữu xưởng tự Phật tố hảo tỉ giả ( ) nhân ( ) Trần ( ) Viết ( ) ( ) tồn đại ( ) kim tương nguyên ngạch kỷ niên phi cựu ( ) ( ) ( ) tác nhi tân chi, khuếch nhi đại chi, phi đại lực lượng đại đàn na giả bất năng ( ). Bản xã đại sĩ Phúc Hưng, cập các thiện sĩ vãi đẳng, canh phúc điền, chủng thiện quả, tương phát gia cư ( ) dĩ chi cưu, dĩ chi công, nãi ư Đoan Thái tam niên Đinh Hợi chi tuế bát nguyệt nhị thập nhất nhật, thụ tạo thượng điện nhất gian nhị hạ, chí ư Mậu Tý chi niên nhị nguyệt sơ tứ nhật tố hội Phật tượng ( kim) tướng thất vị các thành tử hảo ( ) đại duyên đại giá phúc đức thị phù tha tiểu tiểu công đức khởi khả ( ) ( ) ( ) ngữ tai ? Dĩ bản nguyệt nhị thập tam nhật khai quang khánh tán pháp hội, chư tăng giới kết vạn diệp quả nghi, hoa mộc phu

vinh, nhân vật chân tú , bồng sơn hảo cảnh, nhật ( cảnh) di lai, tiên giới siêu phàm ( ) quan thính phương xuân hòa, thời điều ban đại cáo nhi lý nhân chi tục đốn hồi, cập thánh yết, hậu lễ cáo tiên hiền nhi tư văn chi vĩnh thọ gian hữu sỉ tử đàm kinh lão thiếu cúng lễ tâm đáo xứ giả đãi nhược đăng tiên ( ) hữu Bồ Đề tâm tín hĩ. Như thử tắc thượng niệm thông tám giới ( ) ( ) thấu cửu thiên vương văn phát tín. Công đức viên thành, chư Phật chứng minh, chư phúc chi vật tất chí, hà sa khánh thiện, thiện chi do tại, phúc lộc tùy chi, sơn tăng xuyên chí, phú quý phong lưu, khang ninh thọ khảo, vu kỳ thân vu kỳ tử tôn, thế thế thụ thượng thư, đại phúc đô tại ư xuân phong hòa khi chi trung, ngũ phúc hựu kiêm đắc hĩ vu tư chi thời phong tục chi hậu hòa cốc chi đăng ( ) chi đa nhân tài chi thịnh, văn tắc đài các ( ) ( ) công hầu ( ) ( )( ) nhị thanh phong vạn cổ mục phương danh, thiên tải lưu tư dân dã, giai hi hi yên, cao cao yên. Lạc kỳ lạc, lợi kỳ lợi, nhi Yên Đông tự chi danh, chiếu chiếu bảo vu thiên xuân hĩ. Tuy hữu lý Văn Công Hàn Liễu chi bi, hạt thị dĩ hình dung kỳ vạn nhất, y dư hưu tai ! Bất khả tư nghị, công đức ý phi thánh nhân chi đạo giả dị đoan dã. Đán quan Phật giáo từ bi, Phật thuyết quảng đại, thị diệc tính thiện duyên lộ hành xuất lai Yên Đông tự chi tác, đặc chư ư khuyến nhân vi thiện chi ý nhĩ tích ( ) ( ) vi thiện tối lạc, kỳ ngôn thậm đại, ư nhất niệm chi thiện, tường phong hòa khí nhân tâm sở phát, phúc tất tòng chi, cảm chư dĩ thử vi kim nhật ( ) nhân vi chi minh dĩ truyền vu vĩnh cửu vân.

Minh viết :

Chiêm bỉ danh tự Hữu tu Yên Đông Suy nguyện cổ tích, Trùng tu Phạn cung. Cơ địa thản thản,

Lương đống sùng sùng Khôi hoằng chế độ Viên mãn đức công Nhân tài mậu thịnh Hòa cốc lữ phong. ( ) ( ) ( )

Thương tài kỳ thông Phương dân an thọ, Thiên hạ giai đồng Bệ thạch dũ cương, Căn bản hưng long. Hoàng đồ ức vạn, Quốc tộ miên hồng.

Phong Lưu xã Hội chủ danh sĩ vãi tính danh khai liệt vu tả : Kê :

Đại sĩ Hoàng Truất tự Phúc Hưng, Đại sĩ Nguyễn Đường tự Phúc Quảng, Phúc sinh Vũ Văn Lan, Nguyễn Như Trác tự Phúc Điền, Nguyễn Đình Nhan tự Phúc Hoa, Nguyễn Thời Hiến tự Phúc Uy, Vũ Thuật tự Tích Thiện, Vũ Khắc Tịnh tự Tích Đức, Ngô Thời ( ) ( ) tự Phúc Tâm, Vũ Thành tự Hiếu Lễ, Trần Nhạc tự Phúc Nguyên, Ngô Công Thiêm tự Phúc Trạch, Dương Quang Tá tự Phúc Long, Vũ Hữu Luân tự Phúc Lương, Bùi Bảng tự Phúc Đức, Hoàng Bào tự Hiền Lương, Ngô Khắc Dũng tự Phúc Trường, Dương Đình Chu tự Hiếu Đức (....)

Hưng Trị tam niên chi vạn vạn Long tập Canh Dần thập nguyệt cốc nhật khắc.

Quốc Tử Giám Thượng ( ) sinh Phạm Thành ( ) Chuyết Phu hiệu Đằng Xuyên soạn.

...Huyện Lung Thục xã ( ) Tây học huấn ( ) Nguyễn Nhân Hiền ký.

Dịch nghĩa

Bản dịch số 134 trong sách Văn bia thời Mạc ( Đinh Khắc Thuận sưu tập khảo cứu và dịch chú ) dẫn nguyên văn như sau :

BIA CHÙA YÊN ĐÔNG

Bia văn và minh ký về việc tu tạo tượng Phật ở thượng điện chùa Yên Đông

Thường nghe : Giác ngộ ở tâm là Phật, Phật có thể cảm ứng mà tâm luôn linh nghiệm. Làm điều thiện gọi là nhân, nhân có thể thực hành thì lòng thiện có được. Cái lý có thể được kiểm nghiệm, lời nói đâu chỉ là lời tô vẽ, thực tế họ Cồ Đàm ở Tây Trúc đã làm ( đời nào chả có). Từ thời Đông Hán do việc sai sứ đi Tây Trúc mà có được kinh Phật. Nhân đó đạo Phật vào Trung Quốc nhưng chưa hưng thịnh vậy. Sau đó mới được tôn sùng, mở rộng chùa chiền để phụng thờ. Chùa Yên Đông được tứ khí chung đúc, địa thế hùng tráng. Phía Đông tiếp giáp sông Hoa ( Phong) Yên ( ?) là Thanh Long. Phía Tây tiếp giáp núi Thủy Đường là Bạch Hổ. Phía trước có...là Chu Tước. Phía sau có núi Yên Tử là Huyền Vũ. Quả là danh thắng số một ở Hải Đông. Từ triều trước, chùa đã được xây dựng nguy nga, có đủ tượng Phật. Nay hư hỏng, muốn làm mới lại, nếu không phải bậc Đàn việt ( có tâm với Phật) lớn, có lực lượng lớn thì không thành được. Các vị đại sĩ trong xã làm điều phúc

và các thiện sĩ, vãi cày ruộng phúc, gieo quả thiện, cùng bỏ tiền của riêng khởi công xây dựng. Ngày 21 tháng 8 năm Đinh Hợi, niên hiệu Đoan Thái Thứ 3 ( 1588), dựng 1 gian 2 dĩ thượng điện. Ngày 4 tháng 2 năm Mậu Tý, tô 7 pho tượng Phật. Công việc hoàn hảo. thật là đẹp nhân duyên, tròn phúc quả. Công đức lớn lao vậy há chẳng đáng ngợi khen sao ? Ngày 23 tháng 2, làm lễ khánh thành, chư tăng đông đủ. Hoa cây phô sắc, người vật tưng bừng, bồng sơn cảnh đẹp, ánh nhật rọi soi, tiên giới siêu phàm. Người vật hòa vui, ban bố đại lễ. Phong tục của làng được vãn hồi.

Đến khi làm lễ cúng tế tiên hiền, chúc tư văn trường thọ thì các bậc sĩ tử làm cáo yết tiên thánh đàm luận kinh sách, già trẻ cúng dường để được phúc thiện, cơ hồ được bước lên cõi tiên. Hết thảy mọi người đều có tâm Bồ Đề vậy. Như vậy, sẽ niệm thông tam giới, thấu đến cửu trùng. Phát lòng tín thí, công đức viên tròn, chư Phật chứng minh, phúc đến mọi chốn. Khánh thiện như cát sông Hằng, phúc lộc lan khắp mọi chốn. Bản thân mỗi người được phú, quý, khang, ninh. Cháu con đời đời thừa hưởng. Hết thảy đều được hưởng ngũ phúc trong hòa khí gió xuân. Lại khiến đương thời phong tục thuần hậu, lúa màu bội thu, sản sinh nhân tài, văn thì đài các, võ thì công hầu nhiều vô kể.Gió lành tươi mát muôn thuở, danh thơm lưu truyền ngàn năm. Rạng rỡ thay ! Sung túc thay ! Vui với cái vui, lợi với cái lợi. Còn tên chùa Yên Đông cứ ngời ngời mãi ngàn xuân vậy. Dù có dựng lại văn bia của Hàn Tử Dũ và Liễu Tông Nguyên thì cũng chỉ đủ hình dung một thuở mà thôi. Than ôi, thật tốt đẹp lắm thay, không thể nghĩ bàn được.

Ôi, đạo của Thánh nhân đâu phải dị đoan vậy. Cứ nhìn vào Phật giáo từ bi, Phật thuyết quảng đại thì thấy nảy sinh ra đều từ cái thiện. Việc làm chùa Yên Đông này chủ định nhằm vào việc khuyến khích người làm điều thiện.

Xưa, ( Huệ Lãi Vương) nói : làm điều thiện là vui nhất. Lời nói đó thật lớn lao thay ! Một khi đã cầu điều thiện, thì gió lành, khí hòa phát ra, lòng nhân nảy nở, phúc tất theo đến. Vì lẽ đó tôi làm bài minh để truyền dài lâu.

Bài minh rằng :

" Ngắm nơi danh thắng Chùa là Yên Đông Truy nguyên cổ tích Tu sửa Phạn Cung Nền móng rộng rãi Xà cột vút cong Quy mô to rộng Vẹn tròn đức công Nhân tài nở rộ Ngô lúa đầy đồng Thợ thuyền khoe khéo Buôn bán lưu thông Dân cư lạc nghiệp Thiên hạ hòa đồng Bàn thạch thêm vững Cột rễ hưng long Cơ đồ muôn thuở Phúc nước khôn cùng”

Họ tên các vị chủ Hội và sãi, vãi xã Phong Lưu liệt kê ra sau đây. Kê :

Đại sĩ Hoàng Truất tự Phúc Hưng, Đại sĩ Nguyễn Đường tự Phúc Quảng, Phúc sinh Vũ Văn Lan, Nguyễn Như Trác tự Phúc Điền, Nguyễn Đình Nhan tự Phúc Hoa, Nguyễn Thời Hiến tự Phúc Uy, Vũ Thuật tự Tích Thiện, Vũ Khắc Tịnh tự Tích Đức, Ngô Thời ( ) ( ) tự Phúc Tâm, Vũ Thành tự Hiếu Lễ, Trần Nhạc tự Phúc Nguyên, Ngô Công Thiêm tự Phúc Trạch, Dương Quang Tá tự Phúc Long, Vũ Hữu Luân tự Phúc Lương, Bùi Bảng tự Phúc Đức, Hoàng Bào tự Hiền Lương, Ngô Khắc Dũng tự Phúc Trường, Dương Đình Chu tự Hiếu Đức (....)

Ngày lành, tháng 10, năm Hưng Trị thứ 3 ( 1590) khắc bia ; Phạm Thành tự Chuyết Phu hiệu Đằng Xuyên, Thượng...sinh Quốc Tử Giám soạn văn bia. Nguyễn Nhân Hiền người xã Lung Thục, huyện ( Hoa Phong) ghi chép.

Phiên âm Hán- Việt :

PHÁP ÂM TỰ CHUNG

Hải Đông phủ, Yên Hưng huyện, Hà Nam tổng, Phong Lưu xã, An Đông thôn, Pháp Âm tự ( ) hữu hồng chung sóc chủng vọng tấu cung, chí Mậu Thân niên Lê ( ) di tự, chung tùy lạc, kinh Đinh Tỵ niên nhất ( ) hưng hội tạo chủ hồng chung thuần chí Nhâm Thìn niên bản tự trụ trì thiền tử Thanh Huy tự Tịch Hòa thừa bản thôn viên sắc hiệp thái ông, lão bà xuất lực hưng công tiên phát gia tư ( ) ( ) nãi cựu hưởng tăng hiệp quả viên thành vu vi vĩnh bảo :

Minh vân :

Hồng chung cung thanh Pháp Âm ( ) thủy

Cố quốc đỉnh trầm ( )( ) tùy trụy Tái lập hưng công Viên thành toàn thể

Ký lạc ư Mậu Thân Phục hoàn ư Đinh Tỵ Chung thanh vị trường ( ) công tư Phần

Tăng ( ) ư Nhâm Thìn Trường lưu ư vĩnh thế Mộ chiêu hưởng ( )

( ) cổ thiện tâm

Sóc vọng thanh truyền Khả khử trần lụy Phúc đẳng hà sa. ....

Thời Minh Mệnh thập tam niên xuân nguyệt cốc nhật.

Dịch nghĩa :

CHUÔNG CHÙA PHÁP ÂM

Chùa Pháp Âm, thôn An Đông, xã Phong Lưu, tổng Hà Nam, huyện Yên Hưng, phủ Hải Đông từ xưa đã có chuông lớn, vào ngày rằm và mùng một hàng tháng vẫn gióng chuông ngân. Đến năm Mậu Thân Lê ( ) chùa được di dời đi nơi khác, chuông cũng vì thế mà thất lạc, đến năm Đinh Tỵ, mọi người đồng lòng nhất trí hưng công đúc lại chuông lớn. Năm Nhâm Thìn, thiền tử Thanh Huy tự Tịch Hòa là người trụ trì của bản chùa thừa lệnh của chức sắc bản thôn hội họp các lão ông, lão bà hưng công, xuất của riêng tu tạo đẹp thêm..., công quả viên thành, nay khắc vào chuông, lưu truyền mãi mãi.

Minh rằng :

Chuông lớn ngân vang Tại chùa Pháp Âm Vật quý của nước Chùa bị đổ nát Tiếp tục hưng công

Hoàn thành chu đáo Mậu thân chủng mất Đinh Tỵ hưng công Đúc quả chuông mới Tiếng chuông chưa vang Hưng công đúc lại

Vào năm Nhâm Thìn Truyền mãi muôn đời Sớm tối chuông ngân Dấy bao lòng thiện Sóc vọng thanh tuyền Tiêu tan phiền lụy Phúc đẳng hà sa ....

Ngày tốt tháng xuân niên hiệu Minh Mệnh thứ 13 ( 1832).

Hoành phi- đại tự: Lời dịch của bác Ngô Quang Đàm, 76 tuổi, lão thành

cách mạng thôn Yên Đông, xã Yên Hải: Phiên âm Hán -Việt :

Phật Pháp Tăng

Dịch nghĩa :

Phiên âm Hán -Việt :

Từ quang phổ chiếu

Dịch nghĩa :

Ánh sáng từ bi chiếu khắp. Phiên âm Hán -Việt :

Vạn đức từ tôn

Dịch nghĩa :

Vạn đức từ tôn Phiên âm Hán -Việt :

Chư Phật hải hội

Dịch nghĩa :

Chư Phật hải hội Phiên âm Hán -Việt :

Pháp Âm khuyến thiện

Dịch nghĩa :

Pháp Âm khuyến thiện Phiên âm Hán -Việt

Đại hùng bảo điện

Dịch nghĩa :

Đại hùng bảo điện

Câu đối :

Phiên âm Hán- Việt :

Canh Dần sáng lập tôn giáo cổ truyền thiên thu tại Kỷ Tỵ trùng tu Pháp Âm Phật cảnh tứ thời hương

Dịch nghiã :

Năm Canh Dần sáng lập, Phạn giáo các tổ nối truyền ngàn năm mãi Năm Kỷ Tỵ trùng tu, Pháp Âm cảnh Phật từ bi bốn mùa hương Phiên âm Hán- Việt

Phật Tổ Như Lai ứng hiện tại Từ bi vô lượng độ vô biên

Dịch nghĩa :

Phật Tổ Như Lai ứng với hiện tại Từ bi vô lượng tế độ vô biên Phiên âm Hán- Việt :

Diện tiền lai tụ hoa thiêm sắc Cảnh Phật huy hoàng tuế nguyệt hương

Dịch nghĩa :

Tiền án hồi tụ hoa khoe sắc Cảnh Phật huy hoàng mãi ngát hương. Phiên âm Hán Việt :

Tiền nhân lập tự Pháp Âm liệt hạng tân niên kỷ Hậu thế trùng tu Phật đường vũ miếu cựu giang sơn

Dịch nghĩa :

Người xưa xây dựng, chùa Pháp Âm tầm thế kỷ mới Con cháu trùng tu, chốn Phật đường vẫn non sông này. Phiên âm Hán- Việt :

Lộ tiền xa mã Quảng Ninh thanh

Dịch nghĩa :

Tạo dựng thái bình yên vui Yên Hải hội Nườm nượp ngựa xe rộn rã Quảng Ninh Phiên âm Hán- Việt :

Vạn cổ nhất đài anh linh địa Lưu danh tam bảo cảnh Nam thiên

Dịch nghĩa :

Đất linh thiêng lâu dài muôn thuở Cảnh trời Nam chùa Phật lưu danh Phiên âm Hán- Việt

Bồ Đề bản cố viên quả phúc Cổ thụ chi trường hảo hoa hương

Dịch nghĩa :

Bồ Đề gốc vững tròn quả phúc Cổ thụ cành dài nức hoa thơm. Phiên âm Hán- Việt :

Bồi thực phù trì thiên tải hạ Phong lưu bàng bạc tứ thời xuân

Dịch nghĩa :

Bồi đắp phù trì muôn đời mãi Khắp nơi thịnh vượng bốn mùa xuân

Phiên âm Hán- Việt :

Phật hoa phổ chiếu đăng hoa kính Hậu thế trường lưu phúc quả hương

Dịch nghĩa :

Phật hoa phổ chiếu đèn hoa sáng Hậu thế lưu hoài phúc quả thơm Phiên âm Hán – Việt :

Cổ tự môn tiền tân cảnh sắc Kim niên tu tạo vĩnh tương lai

Dịch nghĩa :

Trước ngôi chùa cổ cảnh tươi mới Hôm nay tu tạo để mai sau. Phiên âm Hán- Việt

Hải Yên cảnh lập văn khoa giáo Đông Thổ tu bồi lễ nghĩa nhân

Dịch nghĩa :

Hải Yên mở rộng văn- khoa- giáo. Đông Thổ tu bồi lễ- nghĩa- nhân Phiên âm Hán Việt :

An thiền quảng lộ vãng lai xa mã đáo Đông cảnh đình tiền quý khách thập phương quy

Dịch nghĩa :

Quy y Phật pháp, đường rộng đi về xa mã đến

Phiên âm Hán- Việt :

Chí kính chí thành hương thượng chúc Lai thành lai cách đức tăng long

Dịch nghĩa :

Chí kính chí thành thượng hương chúc thánh Lai thành lai cách phúc đức dồi dào. Phiên âm Hán- Việt :

Pháp lực hoằng thâm tứ trinh tường ư thế giới Từ lâm quảng đại ban cát khánh cái nhân gian

Dịch nghĩa :

Pháp lực hoằng thâm đem tốt lành cho thế giới Từ tâm quảng đại ban cát khánh khắp nhân gian. Phiên âm Hán Việt :

Triêu mộ phần hương đãn nguyện dân an vật phụ Thần hôn tụng niệm thường cầu vũ thuận phong điều

Dịch nghĩa :

Sáng tối phần hương chỉ nguyện dân yên của lắm Ng y à đêm tụng niệm luôn cầu gió thuận mưa hòa.

Một phần của tài liệu : Giá trị văn hóa, nghệ thuật chùa Yên Đông ( xã Yên Hải, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh ) (Trang 95 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w