- Đối với các di vậ t: Di vật là một bộ phận cấu thành không thể thiếu trong
3.2.3. Phát huy những giá trị văn hóa, nghệ thuật chùa Yên Đông:
Phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa là một trong hai chức năng cơ bản của hoạt động bảo tồn di tích. Nếu những hoạt động kiểm kê, xếp hạng, bảo quản, tu bổ di tích là nhằm thực hiện tốt chức năng gìn giữ di tích tồn tại lâu dài, nguyên vẹn, thì phát huy giá trị của di tích là quá trình khai thác các giá trị di tích phục vụ xã hội hiện tại và tương lai, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao đời sống văn hóa xã hội.
Di tích lịch sử văn hóa là tài sản vô giá của đất nước, chứa đựng nhiều tiềm năng kinh tế và và văn hóa. Việc sử dụng và khai thác tốt các giá trị tiềm
ẩn trong di tích sẽ đem lại những lợi ích về mặt xã hội, phục vụ cho sinh hoat văn hóa lành mạnh của cộng đồng.
*. Chùa Yên Đông- một nguồn tư liệu về văn hóa, nghệ thuật :
Với tư cách là một di tích văn hóa tôn giáo, chùa Yên Đông được xây dựng trước hết là để thỏa mãn nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân trong xã, họ đến đây để cầu sức khỏe, cầu cho việc làm ăn được suôn sẻ....Bên cạnh đó, với những giá trị văn hóa, nghệ thuật quý còn lưu giữ được, chùa Yên Đông còn là nơi bảo lưu nền điêu khắc cổ của dân tộc, cho việc tìm hiểu về lịch sử phát triển của địa phương.
Hiện chùa còn lưu giữ được nguyên vẹn 8 pho tượng phật được làm vào năm Mậu Tý niên hiệu Đoan Thái (1588) đó là 3 pho tượng Tam Thế, 1 pho Adiđà, 2 pho Quan Thế Âm, Đại Thế Chí, 1 pho Thích Ca thuyết pháp, 1 pho Quan Âm 18 tay. Đây là các tác phẩm điêu khắc gỗ được làm vào thời Mạc (thế kỷ 16) với các đường nét chạm khắc mềm mại chau chuốt đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Ngoài ra chùa còn lưu giữ được hai tấm bia đá được khắc vào năm Hưng Trị thứ 3 ( 1590) và Hưng Trị thứ 4 ( 1591), đây cũng là những tác phẩm điêu khắc đá độc đáo của thời nhà Mạc với hình tượng rồng uốn lượn, hoa văn, hoa lá đặc sắc mà ít chùa có được....Đây chính là những nguồn tư liệu quý cho những người làm công tác nghiên cứu, những người làm trong ngành điêu khắc, ngành mỹ thuật hiểu được thêm về kỹ thuật điêu khắc của cha ông ta đi trước. Để từ đó, họ có những định hướng mới, cảm hứng sáng tác mới trong công việc của mình.
*. Chùa Yên Đông- một điểm du lịch tâm linh :
Với các di tích lịch sử văn hóa, bên cạnh công tác bảo tồn những giá trị văn hóa mà nó còn lưu giữ được thì việc phát huy các giá trị văn hóa đó cũng hết sức cần thiết. Một trong những biện pháp để phát huy các giá trị của di
tích, đó là đưa chúng trở thành một điểm du lịch văn hóa, một điểm du lịch tâm linh.
Hằng năm, cùng với không khí lễ hội của cả vùng đảo Hà Nam, chùa Yên Đông cũng tổ chức hội giỗ Tổ của chùa vào ngày mùng 5 tháng giêng. Hiện nay, do điều kiện kinh tế khó khăn, một thời gian dài chùa lại không có sư trụ trì nên lễ hội ở đây có phần bị dán đoạn, nhiều lễ nghi đã bị đơn giản hóa, phần hội thì chỉ còn thi hát chèo đò. Do vậy, để thu hút khách tham quan, trước mắt cần nghiên cứu phục dựng lại lễ hội truyền thống của chùa Yên Đông đã và đang có khả năng mai một. Tuy nhiên việc làm này phải vừa đảm bảo yếu tố truyền thống vừa phải phù hợp với bối cảnh hiện tại, làm cho lễ hội không chỉ là ngày hội của riêng nhân dân địa phương mà còn là dịp để giới thiệu, quảng bá nét văn hóa truyền thống của một bộ phận cư dân nông nghiệp vùng xã đảo. Bên cạnh đó, việc thu hút khách tham quan cũng đem lại một nguồn thu không nhỏ cho nhà chùa, góp phần vào việc bảo tồn và tu bổ các giá trị văn hóa có nguy cơ xuống cấp.
Tiểu kết chương 3
Cùng với thời gian, trong điều kiện khí hậu thiên nhiên của nước ta, mọi di tích đều bị ảnh hưởng bởi các tác nhân như mưa bão, lũ lụt, rêu phong, mối mọt.... khiến cho kết cấu bằng gỗ bị biến dạng, mộng mẹo xộc xệch, cấu kiện gỗ bị mục nát, các bức tượng bị mối mọt và phai mờ lớp sơn phủ, hệ thống bia bị bào mòn... ngoài ra là sự tác động trực tiếp của con người lên các di tích, khiến cho những giá trị nguyên gốc của di tích cũng không còn.
Đứng trước thực trạng đó, chùa Yên Đông với những giá trị hiện vật quý chủ yếu là bằng kết cấu gỗ, cũng chịu những ảnh hưởng to lớn. Chính vì vậy, công tác bảo tồn, trùng tu các hiện vật mà chùa còn lưu giữ được là hết sức cấp thiết. Điều này đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa nhà chùa với chính quyền địa phương, giữa những người làm công tác bảo tồn với những người thi công, xây dựng chùa để từng bước khôi phục lại giá trị nguyên gốc của ngôi chùa. Bên cạnh đó, việc đưa những giá trị văn hóa phục vụ cho cuộc sống cũng rất cần thiết, bởi các di tích, tự nó sẽ không có ý nghĩa nếu chúng ta không khai thác những giá trị chứa đựng trong nó và phát huy những giá trị đó.
KẾT LUẬN
Văn hóa Việt Nam đã và đang trong quá trình xây dựng để trở thành một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cần phải bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, làm sống động những gì đặc sắc, ưu tú nhất của văn hóa dân tộc, tạo ra xung lực mạnh mẽ để phát triển chính dân tộc mình, đóng góp xứng đáng vào đời sống văn hóa nhân loại, tham gia quá trình hội nhập quốc tế với sự tự biểu hiện, tự khẳng định giá trị, bản sắc Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại.
Lịch sử hằng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã tạo cho Việt Nam có một truyền thống lâu đời, bền vững đó là truyền thống lịch sử, truyền thống dân tộc. Cái hồn của truyền thống ấy là văn hóa và bản lĩnh sáng tạo, sức sống của con người Việt Nam. Dân tộc Việt Nam có một truyền thống từ lâu đời về văn hóa và văn hiến, kết tinh thành hệ giá trị chân - thiện - mỹ như một hệ giá trị phổ quát của văn hóa, của mọi dân tộc trong quốc gia - dân tộc mình và trong cộng đồng nhân loại. Song mỗi dân tộc, do những điều kiện và hoàn cảnh lịch sử riêng của mình, từ những trải nghiệm trực tiếp trong thực tiễn lao động và đấu tranh, trong môi trường tự nhiên và xã hội để tồn tại và phát triển, lại có những quan niệm và cách thức biểu hiện riêng của mình về chân - thiện - mỹ. Nó biểu hiện thành tâm lý và ý thức, phong tục tập quán và lối sống, tạo thành tính cách của con người và cộng đồng dân tộc. Các giá trị văn hóa truyền thống đó được kết tinh lại trong quan niệm, tư tưởng, triết lý, trong đạo đức và cách thức ứng xử, phản ánh diện mạo tinh thần, tâm hồn và tình cảm của cả một dân tộc. Những giá trị văn hóa đó được thể hiện thông qua các giá trị vật thể và phi vật thể.
Trong báo cáo chính trị trình đại hội VIII, BCH Trung ương đã nêu định hướng cho sự nghiệp văn hóa như sau : "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, mà nhiệm vụ trung tâm là góp phần xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống có nhân cách tốt đẹp, có bản lĩnh vững vàng. Đó là sự kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức và thẩm mỹ, các di sản văn hóa, nghệ thuật của dân tộc. Bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh của đất nước, trong các điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm gìn giữ và nâng cao bản sắc dân tộc, khắc phục tâm lý sùng bái đồng tiền, bất chấp đạo lý, coi thường các giá trị nhân văn. Tiếp thu tinh hoa các dân tộc trên thế giới, làm giàu đẹp thêm nền văn hóa Việt Nam, ngăn chặn xu hướng lai căng, pha tạp, đấu tranh chống sự thâm nhập của các loại văn hóa độc hại..."
Quảng Ninh hiện có khoảng hơn 500 di tích trải rộng ở khắp các địa bàn, phong phú, đa dạng và có nhiều giá trị văn hóa truyền thống sâu sắc. Trong một thời gian dài, do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc nhận thức các giá trị văn hóa chưa được chú trọng, dẫn đến tình trạng một số di tích bị hư hỏng, không được sửa chữa, tôn tạo. Từ năm 1986 trở lại đây, trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích của tỉnh đã được đẩy mạnh. Nhiều các công trình văn hóa đã được trùng tu, khôi phục, góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc.
Chùa Yên Đông, xã Yên Hải, Huyện Yên Hưng có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của dân cư khu vực đảo Hà Nam. Với những giá trị văn hóa, nghệ thuật quý giá, nó đã mang lại sự đa dạng cho văn hóa truyền thống của người Việt. Bằng những tư liệu, hiện vật còn lưu giữ được,chùa Yên Đông đã đóng góp đáng kể cho công tác nghiên cứu khoa học và bảo lưu nền điêu khắc cổ của dân tộc. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền
kinh tế, thì việc bảo tồn các giá trị văn hóa, nghệ thuật của chùa Yên Đông là hết sức cần thiết, bởi nó chính là "động lực tinh thần thúc đẩy sự phát triển của xã hội", góp phần vào sự phát triển của cả vùng xã đảo Hà Nam nói riêng và của huyện Yên Hưng nói chung.