Sự hình thành chùa Yên Đông:

Một phần của tài liệu : Giá trị văn hóa, nghệ thuật chùa Yên Đông ( xã Yên Hải, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh ) (Trang 35 - 37)

- Sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo:

1.2.1. Sự hình thành chùa Yên Đông:

Ở Yên Hưng hiện còn 23 chùa làng. Đa số các chùa làng được xây dựng vào cuối thế kỷ XVI. Chùa làng ở Yên Hưng theo dòng Tịnh Độ Tông, các Phật tử chủ yếu niệm Phật A Di Đà và đọc kinh A Di Đà, các ngày Phật đản, tuần, rằm, các già thường tụng kinh niệm Phật tại chùa của làng mình, các ngày khác tụng kinh niệm Phật tại gia.

Xuất phát từ thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo quốc lộ 18A về hướng Tây đến ngã ba cây số 11 khoảng 30km, rẽ trái theo quốc lộ 10 về thị trấn Quảng Yên (huyện Yên Hưng) khoảng 11km. Từ Quảng Yên qua cầu Chanh đi thẳng theo đường liên xã đến UBND xã Yên Hải khoảng 3km. Từ UBND xã đi tiếp khoảng 1km là đến. Chùa Yên Đông nằm ngay bên trái sát đường thuộc thôn Yên Đông, xã Yên Hải, huyện Yên Hưng.

Từ trước năm 1980 chùa thuộc An Đông, xã Phong Lưu; từ sau 1980 đến nay là thôn Yên Đông, xã Yên Hải.

Tên của chùa xuất phát từ tên gọi của Làng. Làng An Đông hay Yên Đông có nghĩa là yên ổn, đông vui, đông đúc. Chùa còn có tên chữ là "Pháp

Âm Tự" (Phật pháp âm đức).

Chùa Yên Đông là một trong số ít những ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nam Yên Hưng còn lại đến nay. Theo văn bia để lại thì chùa được dựng khoảng từ năm 1470 đến 1500 bằng tranh tre lá nứa để thờ Phật và đáp ứng sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân. Đến năm 1587 thì được xây dựng lại khang trang. Chùa Yên Đông được tọa lạc trên khu đất mà như tấm bia "An Đông tự bi ký" khắc năm 1590 có đoạn viết: "Chùa An Đông là nơi có địa thế hùng tráng, được tứ khí chung đúc, sông, núi, gò đồng bốn phía đủ cả thanh long, bạch hổ, huyền vũ, chu tước. Là nơi đệ nhất danh thắng xứ Hải Đông...Từ triều trước chùa đã được dựng khá đẹp, tượng Phật uy nghiêm, sau đó, theo

thời gian cùa bị hỏng, các bậc đại sĩ cùng thiện sãi, vãi trong xã đã góp tiền công đức khởi công xây dựng lại. Ngày 21 tháng 8 năm Đinh Hợi niên hiệu Đoan Thái ( 1587), dựng một tòa thượng điện, ngày 4 tháng 2 năm Mậu Tý ( 1588), tô tạo 8 pho tượng Phật, ngày 23 tháng 6, bài trí tượng Phật làm lễ khánh thành chư tăng đông đủ, hoa cây phô sắc, người vật tưng bừng bồng sơn sắc đẹp...Những người hảo tâm công đức, lòng thành được chư Phật chứng minh, phúc lộc theo núi sông mà đến, con cháu đời đời thừa hưởng phúc, lộc, thọ, khang, ninh... Sau khi hoàn tất việc xây dựng, nơi đây càng trở nên chốn bông lai tiên giới.... Thời đó phong tục thuần hậu, lúa tốt, dân đông, nhân tài thịnh, danh thơm lưu truyền ngàn năm....’’[21,tr126].

Sau khi xây dựng lại khang trang đã làm 1 bài minh ca ngợi như sau:

" Ngắm nơi danh thắng Chùa là Yên Đông Truy nguyên cổ tích Tu sửa Phạn Cung Nền móng rộng rãi Xà cột vút cong Quy mô to rộng Vẹn tròn đức công Nhân tài nở rộ Ngô lúa đầy đồng Thợ thuyền khoe khéo Buôn bán lưu thông Dân cư lạc nghiệp

Thiên hạ hòa đồng Bàn thạch thêm vững Cột rễ hưng long Cơ đồ muôn thuở Phúc nước khôn cùng”

Tiếng lành đồn xa, sau khi chùa Yên Đông được hoàn thành thì nơi đây càng trở nên đông đúc, nhộn nhịp, linh thiêng. Phật tử quy y, tăng ni trụ trì, tất cả đều hướng thiện vào cõi phật, góp công, góp của mong quả phúc đời cho con cháu.

Một phần của tài liệu : Giá trị văn hóa, nghệ thuật chùa Yên Đông ( xã Yên Hải, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh ) (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w