- Sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo:
1.2.2. Quá trình trùng tu chùa Yên Đông trong lịch sử :
Tồn tại gần 500 năm, chùa Yên Đông trải qua bao lần trùng tu, thay đổi, được bia đá ghi lại :
Năm Đoan Thái thứ 2 (1587) trùng tu tái tạo khang trang. Năm Đoan Thái thứ 3 (1588) tạo tác tượng Phật.
Năm Hưng Thịnh thứ 4 (1590), sãi vãi là mọi người trong xã Phong Lưu, huyện Hưng xứ Hải Đông góp tiền của công sức mong quả phúc.
Năm Minh Mệnh thứ 13 (1832) sư trụ trì cùng các sắc mục trong thôn hợp lực hưng công đúc chuông lớn.
Năm Tự Đức thứ 14 (1861) bản thôn sửa lại chùa, mua thêm đá chi phí tốn kém, một số vị tuổi già mở lòng tâm đi quyên góp tiền và ruộng tiến cúng cho chùa mong được thờ phối hưởng.
Năm Tự Đức thứ 25 (1872) nhân bản thôn tu sửa 2 tòa hành lang tả hữu chi phí tốn kém, các tín lão trong thôn mở lòng hằng tâm cúng tiến và ruộng cho chùa mong được thờ phối hưởng.
Năm Tự Đức thứ 32 (1897) ghi lại việc bà Đoàn Thị Sinh ở An Đông là người trông nom chùa Pháp Âm mong quả phúc.
Năm Khải Định thứ 6 (1921) nhân việc sửa chữa thượng điện, tiền đường chi phí tốn kém, bà Vũ Thị Nga đã bỏ ra 15 đồng cung tiến chùa mong được thờ phối hưởng.
Năm Khải Định thứ 8 (1923) nhân xã tu sửa chùa cần chi phí nhiều, có bà Lê Thị Vượng người bản xã đã bỏ ra 30 đồng cung tiến cho chùa mong được thờ phối hưởng.
Năm Bảo Đại thứ 6 (1931) bản xã tu sửa chù tốn kém nhiều, các tín lão bản chùa đã phát hằng tâm công đức 40 đồng, 2 sào ruộng tư cho chùa.
Năm Bảo Đại thứ 6 (1931) nhân bản xã tu sửa chùa tốn kém bà Hoàng Thị Thanh hiệu Diệu Kim người bản xã cung tiến công đức 15 đồng để tô tượng Mẫu, 60 đồng tô tượng Cửu Long, 1 cây gỗ trị giá 15 đồng, ngói trị giá 15 đồng để lợp lại tù vũ, 1 bát hương ở tam bảo trị giá 15 đồng, cúng 23 đồng để tu sửa chữa đồ thờ ở chùa để mong được quả phúc.
Năm 1954, nhân trung tu bái đường, hậu cung tốn kém nhiều, bà Nguyễn Thị Tiêm, Vũ Thị Diện, Phạm Thị Năm đã bỏ ra 1000 đồng cung tiến cho nhà chùa mong quả phúc.
Những năm gần đây, các phật tử gần xa và chính quyền địa phương đã tín tâm công đức tu sửa, tôn tạo, tô lại tượng phật, đồ thờ, hoành phi câu đối khang trang sáng sủa.
Cho đến nay, mặc dù thời gian đã làm cho cảnh cũ chùa ngày xưa thay đổi nhiều, nhưng chùa Yên Đông vẫn giữ được nét cổ kính của ngôi chùa cổ và còn lưu giữ được nguyên vẹn hệ thống tượng Phật, đồ thờ tự vô cùng quý giá được bài trí đúng ngôi vị càng làm tăng thêm vẻ linh thiêng thần bí cho
chùa. Tượng Phật và đồ thờ tự ở đây được các nghệ nhân chạm trổ công phu tỉ mỉ, tạc lên những pho tượng mang đầy đủ các hình dáng khác nhau, thể hiện nội tâm khác nhau. Những nét mềm mại nhưng khỏe khắn và dứt khoát cộng với hoa văn trang trí trên từng pho tượng thể hiện qua các thời kỳ đều mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc văn hóa góp phần làm phong phú thêm kho tàng tài sản hiện vật quý giá của vùng đất Hà Nam nói riêng, của tỉnh Quảng Ninh nói chung.
Chùa Yên Đông được xây dựng không những ngoài việc sinh hoạt văn hóa tôn giaó tín ngưỡng của nhân dân mà chùa còn góp phần quan trọng trong quá trình đấu tranh cách mạng để giải phóng đất nước.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chùa là cơ sở hoạt động của Việt Minh. Sư Lộc là một trong những nhà sư yêu nước, hoạt động tích cực đã nuôi dấu cán bộ cách mạng rất an toàn. Năm 1947, 1948, làng Hải Yếu bị địch khủng bố, chùa Yên Đông là nơi tập hợp thanh niên trong làng lên làng Hải Yến để mít tinh biểu tình chống lại nhưng đã bị quan hai Pháp đi tuần cùng lính bang bắt giữ một số thanh niên.
Trong kháng chiến chống Mỹ, chùa là nơi huấn luyện quân sự tự vệ của xã chắc tay súng vững tay cày luôn đảm bảo hậu phương vững mạnh sẵn sàng chi viện xức người sức của cho chiến trường miền Nam đánh Mỹ.
Với những giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc sắc về lịch sử, nghệ thuật, ngày 24 tháng 11 năm 2000, chùa Yên Đông đã được Bộ văn hóa- thông tin cấp bằng công nhận là di tích văn hóa nghệ thuật theo quyết định số 30 QĐ/BVHTT. Quyết định này một lần nữa khẳng định được các giá trị của chùa Yên Đông, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa của dân tộc.
*. Vai trò của chùa Yên Đông trong đời sống văn hóa xã Yên Hải: - Vai trò tín ngưỡng – tâm linh:
Với đa số người dân Việt Nam, ngôi chùa chính là nơi tìm đến, nơi trở về mỗi khi có việc hệ trọng trong cuộc đời như việc hiếu, hỷ, xây cất nhà cửa, sinh con..., hoặc vào những dịp thường lệ theo phong tục, tập quán như đi lễ đầu xuân, lễ rằm, mùng một. Người dân đến chùa, thỉnh sư để tìm một chỗ dựa, để cầu bình an, tài lộc... Vai trò tín ngưỡng, tâm linh được thể hiện thông qua các hoạt động điển hình:
- Rước vong lên chùa - Cầu siêu, giải oan - Cầu an
- Bán khoán trẻ
- Các khóa lễ vía Phật, Bồ tát, Thánh Tăng - Lễ hội chùa, giỗ Tổ
Ngoài ra, tại một số chùa còn kết hợp một số hình thức tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng truyền thống như dâng sao giải hạn, hầu đồng, xem ngày, giờ tốt, phong thủy, tử vi, tướng số...
Cũng như vậy, chùa Yên Đông là một công trình kiến trúc Phật giáo phục vụ nhu cầu tâm linh của người dân xã Yên Hải nói riêng. Nó góp phần làm phong phú hơn thế giới tâm linh của con người, đồng thời nó còn làm cho con người ta thư thái về mặt tâm hồn. Đến đây, người dân có thể cầu phúc cho gia đình, con cháu, cầu cho việc làm ăn buôn bán được thuận lợi, mùa màng
tốt tươi. Cứ vào dịp lễ tết, mùng một, ngày rằm, ngày Phật đản, người dân xã Yên Hải đều đến chùa Yên Đông để cầu phúc. Người ta đến chùa với tấm lòng thành kính, tin tưởng vào một đấng siêu phàm sẽ giúp họ gặp nhiều may mắn, vượt qua những khó khăn của cuộc sống.