- Vai trò giáo dục:
TRONG KIẾN TRÚC, ĐIÊU KHẮC VÀ NGHI LỄ CỦA CHÙA YÊN ĐÔNG
2.1. GIÁ TRỊ VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT TRONG KIẾN TRÚC:
2.1.1.. Không gian cảnh quan và bố cục mặt bằng tổng thể chùa Yên Đông:
Đối với người Việt, việc xây dựng đều nhất thiết phải chọn thế đất: “ Phải chọn được thế đất rồng rắn mới có thể ở yên” ( Không Lộ: “Tuyển đắc long xã địa khả dư” ). Thế đất rồng uốn rắn lượn là thế đất có dải cao dải thấp để hướng luồng gió và dòng nước, tránh được những sự tù đọng gây ô nhiễm. Trong địa hình chung của nước ta phía Tây dựa vào đồi núi trùng điệp, phía đông nhìn ra biển bao la, các dòng sông thường từ phía tây hay phía bắc chảy về phía đông, thì từng miền, từng vùng nói chung cũng theo mặt bằng đó. Vì thế, thuyết phong thủy nói rõ: “ Xây dựng chùa phải chọn đất tốt, ngày tốt, giờ tốt. Đất tốt là bên trái trống không, hoặc có sông ngòi, ao hồ bao bọc. Núi hổ ( hay tay hổ) ở bên phải phải cao dày, lớp lớp đều quay lại, hoặc có hình hoa sen, tràng phướn, long báu, hoặc có hình rồng phượng, quy, xà chầu bái. Đó là đất dương cơ ái hổ ( nền dương có tay hổ) vậy. Cũng lại nên cưỡi đảo lại ( đảo kỵ) như là người cưỡi ngựa thì đầu ơ phía trước. Nước thì nên chảy quanh qua trái. Nếu đảo kỵ, thì mạch nước phải ở phía trước. Trước mặt có minh đường hay không có minh đường đều được cả. Phía sau không nên có núi áp kề, thế là đất tốt. Còn để chọn ngày tốt, giờ tốt thì nên dùng các sách Ngọc Hạp, Tu Cát xem cho kỹ lưỡng. Nếu được như thế mới hưng hiển đạo
pháp, người trụ trì nảy sinh trí tuệ, người thí chủ có công đức lớn, phúc ấm đến con cháu. Nếu không làm thế thì về sau mau chóng đổ nát, không có công đức gì. Cho nên hãy cẩn thận!” ( Sách “An tượng tam muội tập” ở chùa Xiển Pháp- Hà Nội).
Như vậy, với mặt bằng chung của đất nước, chùa thường có hướng Nam đón gió nồm mát, tránh gió tây nóng, nhìn dòng nước chảy về bên trái. Ở một khía cạnh cụ thể hơn, dòng nước ấy phải chảy từ từ uốn quanh theo dạng chữ Ất ( Z) cũng tức là kiểu “ chi huyền thủy”, mà chỗ dựng chùa phải là bên đất bồi “ thè lè lưỡi trai” hay “ khum khum gọng vó”[35,tr26]. Nhưng cũng tùy địa hình cụ thể trong vùng mà chùa còn có hướng Tây nhìn về đất Phật thuộc xứ Tây Trúc, hoặc hướng Đông để người vào chùa là đi về phía đất Phật.
Với địa thế có núi có sông, hay nói chung có chỗ nhô cao, có nơi trũng thấp, những nơi dựng chùa đều có cảnh trí thiên nhiên đẹp, lại phải có môi trường xã hội thuận tiện cho các sư tăng tu dưỡng và giáo hóa chúng sinh. Thiền sư Pháp Loa ( 1284- 1330) ở bài giảng Thiền đạo yếu học nói rõ: “ Khi đã liễu ngộ chính tông rồi thì phải chọn cảnh chùa mà trụ trì, tránh những nơi nước độ non thiêng. Cảnh có 4 điều: Một là nước, hai là lửa, ba là lương thực, bốn là rau. Đây là bốn điều cần. Lại cũng nên biết cảnh không gần nhân gian mà cũng không xã nhân gian, vì gần thì ồn ào, mà xa thì không ai giúp đỡ cho. Cảnh có thể trú là chỗ yên nghiệp, dễ dưỡng thân, nuôi tính, tâm linh sáng suốt, trường dưỡng thánh thai, để được chứng đạo, ấy là cứu cánh”.
Với môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội ấy, ngôi chùa vừa hòa nhập với cảnh quan vừa nổi trội lên trong cảnh quan, nó là điểm sáng đột khởi của toàn cảnh. Hòa vào môi trường, nó nâng quy mô lên. Ngày nay đến bất cứ cảnh chùa nào cũng như vào một thứ vườn hoa dân tộc. Từ ngoài xa đã thấy
ngôi chùa với những mái ngói, đầu đao cao thấp, xa gần nhấp nhô giữa um tùm màu xãnh cây cối.. Cây ở chùa thường là những loại cổ thụ quanh năm xanh tươi như đa, đề, muỗm, nhãn...và thường phải có cây gạo với gốc xù xì như bướu, được xem là chỗ trú của các linh hồn, thân nhô gai như những bậc thang lên tầng cao, vào dịp cuối xuân đầu hè nở hoa với vô vàn điểm đỏ rực như bát hương khổng lồ đang thắp.
*. Không gian cảnh quan chùa Yên Đông:
Chùa Yên Đông trước kia được tọa lạc trên khu đất mà như tấm bia
"An Đông tự bi ký" khắc năm 1590 có đoạn viết: "Chùa An Đông được tứ khí chung đúc, đại thế hùng tráng: phía Đông tiếp giáp sông Hoa Phong làm thành dải thanh long, phía Tây tiếp giáp núi Thủy Đường, Phù Đệ là danh thắng số một của Hải Đông". Chùa trước kia được xây dựng khá đẹp, quy mô khang trang bao gồm tam quan, chùa chính, nhà tổ, nhà mẫu, nhà giải vũ, nhà tăng, nhà ni, nhà khách, nhà bếp, vườn tháp, vườn bia, tam quan, sân vườn giếng nước....trải qua thời gian và bao lần trùng tu xây dựng, dấu ấn và kiến trúc cũ của chùa đã bị thay đổi nhiều, nhưng vẫn giữ được nét cổ kính trầm mặc của một ngôi chùa cổ.
Toàn bộ các công trình xây dựng chùa được nằm trong khuôn viên tường rào hiện nay với diện tích 3.813m2 theo kiểu tiền Phật hậu Thánh, hay tiền Phật hậu Tổ.
Phía trước cửa chùa là đường đi liên xã, tiếp đến là hồ nước trồng sen có kích thước 60 x 30m, vườn ra, tường rào, tam quan, sân, chùa chính, sân sau, đình. Bên phải là nhà tổ, nhà ni, nhà khách, vườn tháp, bếp, giếng nước... Bên trái chùa là nền đình Yên Đông cũ, Trường PTCS xã Yên Hải. Bên phải chùa là ruộng lúa, phía sau chùa là đường làng.
*. Bố cục mặt bằng tổng thể chùa Yên Đông :
Chùa quay hướng Tây, đây là một hướng ổn định nhất, hợp với sự vận hành của âm dương khiến cho thần linh không rời bỏ nghĩa vụ gì chúng sinh đau khổ. Cũng theo quan điểm của Phật giáo, hướng về phía Tây là hướng về tây phương cực lạc, nơi có Phật A Di Đà cai quản, ở đó con người không còn khổ đau về mặt thể chất lẫn tinh thần nữa.
Chùa có kiến trúc kiểu chữ đinh ( J ) ( hay còn gọi là chuôi vồ )gồm 5 gian tiền đường và 3 gian hậu cung, tường gạch đỏ, mái lợp ngói tây, 2 đầu hồi đắp hình vòm mây, trên bờ nóc đắp nổi 3 chữ "Pháp Âm tự". Phía sau hậu cung vòm mây đắp nổi hình hổ phù cách điệu hoa cúc mãn khai. Hai bên đầu tiền đường là 2 cột trụ đèn lồng xây xi măng đắp nổi 2 câu đối.
- Đôi câu đối 1: "Diện tiền thủy trụ hoa thêu sắc" "Cảnh vật huy hoàng tuế nguyệt hương"
Tạm dịch: Trước mặt nước tụ tram hoa nở Cảnh chùa rực rõ bồn mùa hương
- Đôi câu đối 2: "Canh Dần sáng lập tôn giáo cổ truyền thiên thu tại" "Kỷ Tỵ trùng tu Pháp Âm Phật cảnh tứ thời hương"
Tạm dịch: Năm Canh Dần sáng lập chùa nghìn năm vẫn còn mãi Năm Kỷ Tỵ trùng tu cảnh vật chùa Pháp Âm bốn mùa thơm.
Chùa có 3 cửa chính chấn song gió lùa, 2 gian 2 bên xây kín có cửa sổ nhỏ, 4 cột hiên xi măng phía trước đắp nổi rải đôi câu đối.
- Đôi câu đối 1:
"Từ bi vô lượng độ vô biên" Tạm dịch: Phật tổ luôn ứng hiện trước mặt
Từ bi vô cùng độ vô biên
- Đôi câu đối 2:
"Nhất thốc phùng trữ An Quảng thử trung danh thắng địa" "Lưỡng giang chính khí Đông An như ngoại hiển anh thanh"
Tạm dịch:
Một mũi tên trừ giặc đất Quảng Yên là nơi thắng địa Hai sông chính khí như thế nhà Trần đã hiển anh linh