- Vai trò giáo dục:
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT CHÙA YÊN ĐÔNG
3.2.2. Bảo tồn giá trị văn hóa, nghệ thuật chùa Yên Đông:
Cùng với sự khởi sắc về kinh tế đang diễn ra trên quy mô cả nước là sự phục hưng văn hóa dân tộc. Các hoạt động văn hóa diễn ra sôi nổi, các di sản văn hóa được quan tâm tu bổ. Kinh tế thị trường đang vận hành, bên cạnh những mặt tích cực, lại đang tạo ra những tiêu cực ngược chiều, đặt ra trước chúng ta vấn đề bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc.
Trước hết, chúng ta xác định bảo tồn và phát huy là hai nhiệm vụ được tiến hành song song. Bảo tồn không có nghĩa là phục cổ, nệ cổ, ôm khư khư lấy vốn cổ không cho nó phát triển. Các giá trị của di sản văn hóa luôn được bổ sung các yếu tố mới làm cho nó trở nên phong phú và giàu có hơn.
Để giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy đòi hỏi bản lĩnh văn hóa vững vàng. Tránh sa vào cực đoan, duy ý trí....
Quan tâm bảo quản, tu bổ các di sản văn hóa như đình, chùa, miếu...Thời gian và thiên nhiên khắc nghiệt đang đe dọa tàn phá những di sản quý báu của dân tộc. Cần tiếp tục các chương trình chống xuống cấp các di tích như một mục tiêu quốc gia về văn hóa. Đồng thời cần đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục mọi cấp chính quyền, mọi người dân ý thức giữ gìn di sản văn hóa của cha ông, huy động mọi nguồn lực, tài lực, vật lực trong dân để làm việc này, thực hành phương trâm : " lấy di tích nuôi di tích ", phối hợp tố giữa ngành văn hóa và ngành du lịch.
Trên cơ sở đó, tác giả xin đưa ra một số biện pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật của chùa Yên Đông như sau :
*. Đối với các giá trị văn hóa vật thể:
- Về cảnh quan môi trường : Một trong những yếu tố tạo nên sự linh thiêng cho ngôi chùa là cảnh quan thiên nhiên của chùa. Ở đây cũng vậy, cảnh quan
thiên nhiên đã hòa quyện với các công trình kiến trúc tạo thành một thể thống nhất hài hòa và bổ sung cho nhau. Nét văn hóa truyền thống của con người Việt Nam là luôn hòa hợp, gắn bó với thiên nhiên, với môi trường xung qunh. Điều này càng được thể hiện rõ hơn trong việc xây dựng các công trình kiến trúc, cả kiến trúc dân dụng và kiến trúc tôn giáo.
Hoa sen là biểu tượng của sự thuần khiết và sinh hóa hồn nhiên, là biểu tượng của Phật giáo. Trước đây, trong hồ sen phía trước chùa trồng rất nhiều hoa sen, điều này đã tạo ra một không gian cảnh quan rất giản dị mà cũng rất thanh cao của ngôi chùa. Nhưng hiện nay, hồ sen trong chùa không được trồng nữa, lại bị vấy bẩn do gần đường liên xã. Vì vậy, thiết nghĩ cần phải khôi phục lại hồ sen phía trước chùa sẽ giúp cho cảnh quan ngôi chùa thêm thoáng đãng, mát mẻ.
- Đối với các công trình kiến trúc : Về mặt khoa học, bất cứ một di tíchnào khi tiến hành tu sửa cũng phải tuân thủ các nguyên tắc :