Thực trạng di tích chùa Yên Đông: 1 Thực trạng các giá trị văn hóa vật thể:

Một phần của tài liệu : Giá trị văn hóa, nghệ thuật chùa Yên Đông ( xã Yên Hải, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh ) (Trang 72 - 77)

- Vai trò giáo dục:

3.1.Thực trạng di tích chùa Yên Đông: 1 Thực trạng các giá trị văn hóa vật thể:

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT CHÙA YÊN ĐÔNG

3.1.Thực trạng di tích chùa Yên Đông: 1 Thực trạng các giá trị văn hóa vật thể:

3.1.1. Thực trạng các giá trị văn hóa vật thể:

Có thể nói rằng, cảnh quan môi trường và bố cục tổng thể của chùa Yên Đông ngày nay được giữ gìn và bảo vệ tương đối tốt. Không có trường hợp lấn chiếm và sử dụng không gian di tích cho những mục đích cá nhân. Với các kết cấu và trang trí kiến trúc hiện còn đều được bảo quản trong trạng thái tốt, không trực tiếp phải chịu ảnh hưởng của mưa, nắng. Tuy nhiên, trải qua thời gian và thăng trầm của lịch sử, dấu ấn cũ của những lần trùng tu trước đã không còn mà chủ yếu là dáng dấp của thời Nguyễn còn đậm nét đến ngày nay.

Năm 1960 chùa được lấy làm trụ sở của Hợp tác xã Yên Đông, toàn bộ tượng Phật được chuyển về nhà Tổ phía sau chùa. Năm 1989, đại tu chùa như ngày nay, năm 1996 xây tường rào, năm 1998 sửa lại tháp, xây nhà khách, tam quan. Hiện nay, chùa đang tiến hành xây dựng lại khu nhà Tổ ở phía sau chùa.

Toàn bộ hệ thống tượng Phật, bia ký, chuông đồng và đồ thờ tự của chùa Yên Đông được giữ gìn, bảo quản tốt, sơn son thếp vàng, bài trí đúng ngôi vị. Dù vậy, do yếu tố thời gian, lại là một xã đảo nên ít nhiều bị ảnh hưởng của nước biển và của cả con người, nên một số di vật đã bắt đầu bị xuống cấp : các pho tượng bằng gỗ đã bị tróc sơn và bị mối mọt phần chân đế, bệ tượng bị nứt ( do quá trình di chuyển tượng) ; tòa Cửu Long bằng đồng nay đã bị ôxy hóa một số chỗ, một số bia đá đã bị mòn, không nhìn rõ chữ ; bức cửa võng bị tróc sơn và mối mọt. Một điều đáng tiếc là do sự nhận thức không đúng của những người làm công tác bảo quản di vật đã cạo hết lớp sơn nguyên bản của hệ thống tượng Phật để sơn son thiếp vàng, nên hiện nay các tượng Phật đã có dấu hiệu bị bong tróc và gỉ sét ở một số chỗ.

Hiện nay, do những nguyên nhân khác nhau, khu nhà Tổ của chùa Yên Đông đã xuống cấp nghiêm trọng, không thể phục hồi được nguyên trạng. Vì vậy, các sư tăng trụ trì cùng đông đảo Phật tử, những người có hảo tâm đã quyên góp tiền để xây dựng khu nhà Tổ mới ở phía sau chùa. Trong quá trình xây dựng, rất nhiều các hiện vật ở khu nhà Tổ như hệ thống tượng thờ, văn bia, đại tự và câu đối không được bảo quản tốt đã bị mai một đi rất nhiều : kết cấu kiến trúc của khu nhà Tổ đã không còn, hệ thống rường cột, vì kèo bị đặt vào nhà kho nay đã bị mối mọt, nứt gãy tàn phá ; hệ thống văn bia đặt ở sân sau chùa, đã bị nứt vỡ và bào mòn của mưa nắng....

Các di vật trên đều là những giá trị văn hóa quý mà chùa Yên Đông còn lưu giữ được, đây chính là những dấu ấn của các thời đại đi trước, minh chứng cho quá trình tồn tại của di tích, do vậy cần phải tiến hành bảo tồn và tu bổ gấp, nhằm bảo lưu nền điêu khắc cổ của dân tộc.

*. Nguyên nhân gây hư hỏng và xuống cấp :

Do ảnh hưởng của thiên nhiên, khí hậu, môi trường, tác động của con người cũng như giới hạn tuổi thọ của vật liệu, hiện không còn những di tích lịch sử văn hóa có niên đại xa xưa nguyên gốc mà chỉ còn các bộ phận, các thành phần đơn lẻ của chúng, đặc biệt là các di tích bằng gỗ và các hiện vật bằng gỗ.

Các di tích kiến trúc gỗ Việt Nam phong phú, đa dạng theo loại hình, theo thời kỳ, theo vị trí địa lý nhưng có sự thống nhất cao về cấu trúc cơ bản và ngôn ngữ thể hiện. Các kết cấu gỗ với hệ khung cột cổ truyền thể hiện sự ổn định, hợp lý trong liên kết các cấu kiện từ cột, xà đến toàn bộ cấu trúc mái. Tính dân gian phát triển xuyên suốt từ ngôi nhà ở đơn sơ đến các công trình công cộng, tín ngưỡng như đình, đền, chùa, và các cung điện, lăng tẩm. Các công trình kiến trúc gỗ dù đơn lẻ hay là một quần thể đều luôn luôn gắn bó, ăn nhập một cách hữu cơ với khung cảnh thiên nhiên và môi trường xung quanh. Các công trình được xây cất theo các bước của một tập quán tạo dựng, xuất phát từ các quan niệm về nguyên lý vũ trụ của cổ nhân Á Đông. Giá trị thẩm mỹ của di tích kiến trúc Việt Nam nói chung và các di tích kiến trúc gỗ được hình thành bởi chính đặc điểm kiến tạo của công trình kiến trúc, với quy mô khiêm tốn, không phô trương, hình thức; không gian, tỉ lệ gần gũi con người; cách sử dụng khéo léo tế nhị các vật liệu tự nhiên; tính giản dị, chân thực trong cấu trúc công trình. Trải qua năm tháng, những di tích kiến trúc gỗ còn bảo tồn nguyên vẹn giá trị khởi dựng ở nước ta hiện nay hầu như không có,

bởi rất nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân mang tính lịch sử như sự tàn phá của chiến tranh, nguyên nhân giới hạn về tuổi thọ của vật liệu gỗ, hay nguyên nhân do tác động của môi trường, khí hậu và sự phá hoại của mối mọt, nấm mốc, vi sinh vật. Ngoài ra, kết cấu gỗ chịu lực chính của các di tích kiến trúc hầu hết đều bằng gỗ, là loại vật liệu kém bền vững hơn so với thép, bê tông cốt thép nên rất dễ bị biến dạng. Nền móng của các công trình di tích cũng khá sơ sài nên sự biến đổi của nền đất, lũ lụt, mưa bão…cũng ảnh hưởng đến bộ khung chịu lực của công trình. Một nguyên nhân nữa cần được nhắc tới là sự ứng xử của con người đối với các công trình kiến trúc gỗ, không ít công trình đã bị sử dụng sai mục đích, bị sửa chữa một cách tùy tiện, bị xâm hại....Với các hiện vật bằng gỗ, nhất là hệ thống tượng và đồ thờ tự, mối, mọt là những loại nguy hiểm có thế làm hư hại rất nhanh. Chúng đục khoét, gặm nhấm làm mọt muỗng các bộ phận bên trong khiến cho bề mặt các di vật này bị nham nhở nhiều chỗ.

Nằm trong xu thế đó, một số hiện vật của chùa Yên Đông cũng bị ảnh hưởng bởi các nguyên nhân sau :

*. Do yếu tố thời gian :

Hiện nay, chùa Yên Đông còn lưu giữ được 8 pho tượng Phật được làm vào năm Mậu Tý, 2 tấm bia đá khắc vào năm Hưng Trị thứ 3 ( 1590), Hưng Trị thứ 4 ( 1591) và một số di vật có giá trị khác. Đó đều là những di vật đã có niên đại đã trải qua hàng trăm năm. Bên cạnh đó, chất liệu để tạo nên những di vật này, đặc biệt là tượng, đều được làm bằng gỗ. Do yếu tố thời gian, dần dần các di vật này đã bị hư hại nhiều.

*. Tác động của con người :

Sự tàn phá của thiên nhiên, của thời gian, xét về khía cạnh nào đó vẫn không sánh được với tốc độ " phá hoại " của con người đối với các di tích.

Các công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng chưa được sử dụng theo đúng chức năng xã hội , trong một thời kỳ lịch sử nào đó, người ta coi đó là nguyên nhân gây nên các hiện tượng mê tín dị đoan và nếu như phá bỏ cơ sở ấy đi là có thể thực hienj chương trình chống mê tín dị đoan. Xuất phát từ những quan điểm đó, đã có thời kỳ hàng loạt các ngôi đình, chùa, đền bị phá bỏ, bị lấn chiếm trái phép, thậm chí dỡ bỏ làm trường học, làm trụ sở, làm kho chứa, làm cửa hàng, hoặc bị đào bới để tìm cổ vật....Chính vì vậy, di tích không những được bảo dưỡng thường xuyên, mà còn bị tiêu hủy khá nhiều.

Trong lịch sử, khi các triều đại phong kiến thay nhau lên nắm quyền, họ thường tìm cách sáng tạo ra các giá trị văn hóa mới phù hợp với thời đại của họ, quan niệm về cái đẹp cũng là nguyên nhân thay đổi bộ mặt công trình. Chùa Yên Đông đã trải qua nhiều đợt trùng tu, tôn tạo, hiện nay vẫn còn mang dáng dấp cuả thời Nguyễn, những giá trị văn hóa khởi nguyên hầu như đã không còn.

Bên cạnh đó, trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chùa là cơ sở hoạt động của Việt Minh, năm 1947, 1948, chùa là nơi tập hợp thanh niên trong làng tham gia biểu tình, trong kháng chiến chống Mỹ, chùa là nơi huấn luyện dân quân tự vệ, và năm 1960 chùa được lấy làm trụ sở của Hợp tác xã Yên Đông. Quá trình này đã làm thay đổi công dụng ban đầu của nó, hệ thống tượng Phật và bia đá bị di chuyển sang nhà Tổ, làm cho hệ thống tượng bị nứt gãy một số chỗ, bia đá bị bào mòn.

Ngoài ra, cũng phải đề cập đến một thành phần không nhỏ, nhưng công việc của họ lại có tính chất quyết định sự thành công hay thất bại của công tác bảo tồn di sản văn hóa, đó là các kiến trúc sư, các nhà quy hoạch. Chỉ cần một sự nhận thức hời hợt, không nắm vững các chính sách bảo tồn, hoặc thiếu tinh thần coi trọng di sản văn hóa dân tộc là có thể dẫn tới những mất mát không

còn. Các chiến lược quy hoạch không thể tách rời công tác bảo tồn. Vì thế phái có sự phối hợp chặt chẽ giữa những nhà bảo tồn và quy hoạch thì công việc giữ gìn cá di tích mới đạt hiệu quả cao. Khu nhà Tổ chùa Yên Đông đang được xây mới, nhưng hoàn toàn theo lối kiến trúc hiện đại, không còn mang dáng dấp của một ngôi nhà Tổ linh thiêng, điều này là do hệ quả của công tác phối hợp giữa những nhà quản lý, những nhà bảo tồn với công tác thiết kế xây dựng chưa được phối hợp chặt chẽ.

Một phần của tài liệu : Giá trị văn hóa, nghệ thuật chùa Yên Đông ( xã Yên Hải, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh ) (Trang 72 - 77)