- Vai trò giáo dục:
TRONG KIẾN TRÚC, ĐIÊU KHẮC VÀ NGHI LỄ CỦA CHÙA YÊN ĐÔNG
2.3.4. Lễ Trung Nguyên (15 tháng 7 âm lịch)
Lễ Trung Nguyên vào ngày rằm tháng 7 âm lịch là ngày xá tội vong nhân. Lễ này bắt nguồn từ công việc đồng áng của nhà nông xưa. Vào vụ thu hoạch mùa màng, người nông dân thường cầu xin các vị thần linh, thổ địa tạm giam những yêu ma, oan hồn cho khỏi quấy nhiễu. Đến rằm tháng 7 cũng là khi gặt hái xong xuôi, cửa ngục mở xá tội vong nhân. Vì vậy mọi nhà đều đốt vàng mã, cũng cho những linh hồn bơ vơ, không ai chăm sóc. Mọi người thường cúng cháo, hoa quả, bánh kẹo, quần áo chúng sinh....Người dân trong miền Nam còn gọi ngày rằm tháng 7 là lễ Vu Lan thắng hội ( thắng hội là
ngày hội lớn nhất ). Xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ, Vu Lan là ngày lễ hàng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung. Lễ Vu Lan tại chùa Yên Đông gồm có các nghi lễ như sau: lễ dâng hương, cúng Phật- cúng Tổ- cúng thí thực, cầu siêu, lễ tạ và thụ trai. Quan trọng nhất trong lễ Vu Lan là lễ cầu siêu và phóng sinh ( thường là phóng sinh chim hoặc cá ). Lễ cầu siêu gồm lễ cầu hồn, tiếp linh, phát tấu tụng kinh và lễ chẩn tế cô hồn mông sơn thí thực nhằm rước vong, cầu cho vong siêu thoát. Lễ này được thực hiện với sự đăng ký của các phật tử có nguyện vọng cầu siêu cho vong linh thân nhân. Các phật tử tham gia cùng ngồi trang nghiêm tham gia tụng kinh dưới sự hướng dẫn của sư trụ trì. Sau đó phật tử mang chim, cá đi phóng sinh, mong cho sự an lành sẽ đến với mình và gia đình. Lễ Vu Lan là một dịp để những người dân làng tụ họp trên chùa, cùng nhau tham dự lễ cầu siêu mong cho gia tiên được siêu thoát, tịnh độ, tù đó ban phúc cho người sống. Họ cũng tham gia vào lễ thí thực mông huân, nghĩa là cúng cho những linh hồn cô quả, những nấm mồ vô chủ, những liệt sĩ vô danh...mong cho họ được siêu thoát. Đây là một phong tục đẹp mà người dân xã Yên hải vẫn lưu giữ được và thực hiện hàng năm.