MỤC LỤC BẢNG CHÚ THÍCH CHỮ VIẾT TẮT LỜI CẢM ƠN 1 PHẦN MỞ ĐẦU 2 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 4. Phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Ý nghĩa đóng góp của đề tài 4 7. Kết cấu đề tài. 4 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN THẠCH AN, UBND HUYỆN THẠCH AN, PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN THẠCH AN VÀ CÁC CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN. 5 I: Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của huyện Thạch An. 5 1 Vị trí địa lý 5 2 Điều kiện tự nhiên 5 II: Tổng quan về UBND huyện Thạch An, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chứ của UBND huyện Thạch An. 5 1. Giới thiệu về UBND huyện Thạch An 5 2. Chức năng của UBND huyện Thạch An 6 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND huyện Thạch An 6 4.Cơ cấu tổ chức của UBND Huyện Thạch An 8 III Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của phòng Nội vụ huyện Thạch An 9 1. Vị trí và chức năng 9 2. Nhiệm vụ và quyền hạn 9 CHƯƠNG II : KHÁI QUÁT VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA UBND HUYỆN THẠCH AN VÀ CÁC CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA UBND HUYỆN THẠCH AN. 12 I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 12 1. Khái niệm Cán bộ, công chức 12 2. Tiêu chuẩn để xác định cán bộ, công chức nhà nước 12 3. Đặc điểm cán bộ, công chức 13 4. Khái niệm chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức 13 II. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA ĐƠN VỊ 14 1. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hoá 14 2. Cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm 16 3. Chế độ chính sách 17 4. Công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá 17 5. Đánh giá về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện. 17 III. VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 20 IV Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức huyện Thạch An và một số đánh giá về trình độ đội ngũ cán bộ của UBND huyện Thạch An. 21 2. Trình độ chuyên môn 23 3. Trình độ quản lý nhà nước và lý luận chính trị. 24 4. Trình độ ngoại ngữ và tin học của cán bộ, công chức 26 V. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC HUYỆN THẠCH AN 26 1. Ưu điểm 26 2. Hạn chế 27 3. Nguyên nhân của những hạn chế trên 28 CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA UBND HUYỆN THẠCH AN 30 I. Định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức huyện Thạch an 30 II. GIẢI PHÁP 30 1. Giải pháp trong tuyển dụng công chức và bổ nhiệm cán bộ 31 2. Giải pháp trong công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức 33 3. Giải pháp trong các vấn đề về lương, khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ, công chức 35 4. Giải pháp trong các vấn đề khác 36 III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 36 KẾT LUẬN 40 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
Trang 1MỤC LỤC BẢNG CHÚ THÍCH CHỮ VIẾT TẮT
LỜI CẢM ƠN 1
PHẦN MỞ ĐẦU 2
1 Lý do chọn đề tài 2
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
4 Phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Ý nghĩa đóng góp của đề tài 4
7 Kết cấu đề tài 4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN THẠCH AN, UBND HUYỆN THẠCH AN, PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN THẠCH AN VÀ CÁC CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN 5
I: Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của huyện Thạch An 5
1- Vị trí địa lý 5
2- Điều kiện tự nhiên 5
II: Tổng quan về UBND huyện Thạch An, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chứ của UBND huyện Thạch An 5
1 Giới thiệu về UBND huyện Thạch An 5
2 Chức năng của UBND huyện Thạch An 6
3 Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND huyện Thạch An 6
4.Cơ cấu tổ chức của UBND Huyện Thạch An 8
III- Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của phòng Nội vụ huyện Thạch An 9
1 Vị trí và chức năng 9
2 Nhiệm vụ và quyền hạn 9
CHƯƠNG II- : KHÁI QUÁT VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA UBND HUYỆN THẠCH AN VÀ CÁC CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA UBND HUYỆN THẠCH AN 12
I CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 12
Trang 21 Khái niệm Cán bộ, công chức 12
2 Tiêu chuẩn để xác định cán bộ, công chức nhà nước 12
3 Đặc điểm cán bộ, công chức 13
4 Khái niệm chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức 13
II NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA ĐƠN VỊ 14
1 Công tác đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hoá 14
2 Cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm 16
3 Chế độ chính sách 17
4 Công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá 17
5 Đánh giá về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện 17
III VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 20
IV- Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức huyện Thạch An và một số đánh giá về trình độ đội ngũ cán bộ của UBND huyện Thạch An 21
2 Trình độ chuyên môn 23
3 Trình độ quản lý nhà nước và lý luận chính trị 24
4 Trình độ ngoại ngữ và tin học của cán bộ, công chức 26
V ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC HUYỆN THẠCH AN 26
1 Ưu điểm 26
2 Hạn chế 27
3 Nguyên nhân của những hạn chế trên 28
CHƯƠNG III- MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA UBND HUYỆN THẠCH AN 30
I Định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức huyện Thạch an 30
II GIẢI PHÁP 30
1 Giải pháp trong tuyển dụng công chức và bổ nhiệm cán bộ 31
Trang 32 Giải pháp trong công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức 33
3 Giải pháp trong các vấn đề về lương, khen thưởng và kỷ luật đối với cán
bộ, công chức 35
4 Giải pháp trong các vấn đề khác 36III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨCÁN BỘ, CÔNG CHỨC 36
KẾT LUẬN 40 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
Trang 4BẢNG CHÚ THÍCH CHỮ VIẾT TẮT
- Ủy ban nhân dân ( UBND )
- Hội đồng nhân dân ( HĐND )
- Đại học ( ĐH )
- Cán bộ công chức ( CBCC)
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức hiện nay là một
vấn đề nan giải và đòi hỏi cần nhận được sự quan tâm ngay từ những khâu đầutiên trong công tác tuyển dụng và đào tạo Vì thế Đảng và Nhà nước ta hết sứcchú trọng phát triển phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế
Trong xu hướng ngày nay với sự phát triển của đất nước thì việc các cơquan nhà nước có một đội ngũ nhân viên thực hiện chế độ công vụ tốt là cầnthiết, đảm bảo cho hoạt động nhà nước diễn ra suôn sẻ và đạt hiệu quả cao Vìđây chính là bộ phận trực tiếp đưa chính sách, đường lối của Đảng và nhà nướctới nhân dân và giải quyết các công việc của dân Do đó, cán bộ, công chứctrong cơ quan nhà nước cần có chất lượng cao Vì thế em chọn đề tài này
Được sự giúp đỡ của UBND huyện Thạch An, đặc biệt là của phòng Nội
Vụ huyện đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt đợt kiến tập này Tôi đã đượccán bộ, công chức trong đơn vị hướng dẫn Tôi thực hiện tốt công việc trong thờigian qua Được tiếp xúc với công tác tham mưu, hội họp, thay đổi các cơ chế,chính sách trong hoạt động từ cấp trên…Qua đây tôi không chỉ củng cố lại kiếnthức đã học mà còn được vận dụng những gì đã được nhà trường đào tạo vàocông việc thực tế
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới quý thầy cô trường Đại Học Nội VỤ HàNội,tới các giảng viên đã hướng dẫn kiến tập tại khoa Tổ chức và quản lý nhânlực đã nhiệt tình giúp đỡ về chuyên môn kinh nghiệm, đóng góp ý kiến cho tôihoàn thành tốt bài báo cáo kiến tập này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thạch An, ngày 1 tháng 5 năm 2015
Sinh viên Triệu Hoàng Yến
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Bất kì một quốc gia nào, tồn tại ở một giai đoạn nào thì muốn phát triển,trước tiên phải có nguồn lực mạnh Nguồn lực ở đây chính là nhân lực và vậtlực Nhân lực có vai trò quan trọng quyết định do vậy, hơn bất cứ nguồn lựcnào khác, nguồn nhân lực phải chiếm một vị trí trung tâm trong các lĩnh vực Dovậy, khai thác, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực là vấn đề quan trọng gópphần đấy mạnh sự phát triển chủa Đất Nước.Trong Chiến lược cán bộ trong thời
kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước khẳng định: “Cán bộ lànhân tố quyết định đến sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh củaĐảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong xây dựng Đảng” Chính
vì vậy, trong báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương khóa X tại Đạihội Đảng toàn quốc lần thức XI của Đảng nêu rõ: “Xây dựng đội ngũ cán bộ,công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới là yếu tốquyết định đến chất lượng của bộ máy hành chính Nhà nước” trước thực trạng “Đội ngũ cán bộ, công chức tuy đông nhưng không đồng bộ, vẫn còn tình trạngvừa thừa, vừa thiếu Trình độ kiến thức, năng lực quản lý chưa đáp ứng đượcnhu cầu”
Trong đợt kiến tập tại Phòng Nội Vụ huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng lầnnày, tôi đã có điều kiện tìm hiểu về tình hình và thực trạng đội ngũ cán bộ, côngchức của UBND huyện Chất lượng cán bộ, công chức còn thấp, trình độ vànăng lực thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập so với yêu cầucông việc và yêu cầu thực tế đặt ra
Với những lý do trên tôi đã chọn đề tài kiến tập là : Thực trạng và giải pháp về việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của UBND huyện Thạch An- tỉnh Cao Bằng
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND HuyệnThạch An,công tác đào tại và phát triển nguồn nhân lực của UBND Huyện Đàotạo và phát triển nhằm mục đích nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, côngchức huyện
Trang 7- Hệ thống cơ sở hóa lý luận làm nền tảng cho việc phân tích đánh giáthực trạng và xây dựng giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chứctrong UBND Huyện.
- Nghiên cứu về công tác nâng cao chất lượng cán bộ sẽ góp phần làm cơ
sở xây định những chiến lược đào tạo để khắc phục tình trạng mà cơ quan đanggặp phải, đồng thời đảm bảo mục tiêu chung của công tác đào tạo và phát triểnnguồn nhân lực
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập trung làm rõ vấn để, giả thuyết về phát triển nguồn nhân lực, đưa ramột số ý tưởng và một số gợi ý giải pháp để nâng cao nguồn nhân lực của độingũ cán bộ UBND Huyện Thạc An Để thực hiện được mục đích thì cần phải hệthống hóa những cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao nguồn nhân lực
- Những cơ sở lý luận, giả thuyết: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận nguồnnhân lực và nâng cao nguồn nhân lực, đặc điểm nguồn nhân lực, các yếu tố ảnhhưởng tới đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
- Lý luận thực tiễn: Nghiên cứu nguồn nhân lực và thực triển đào tạo vànâng cao chất lượng nguồn nhân lực của UBND Huyện Thạch An
4 Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: thời gian kiến tập là một tháng, nên phạm vi nghiên cứucủa đề tài còn hẹp Các số liệu về con số lấy từ năm 2004- 2015 các tài liệu liênquan lấy từ năm 2014, và phương hướng 2015
- Về không gian: phòng Nội Vụ, trực thuộc UBND huyện Thạch An,TỈnhCao Bằng
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tài liệu
- Phương pháp so sánh tổng hợp
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp ghi chéo tài liệu
- Phương pháp thu thập thông và thống kê
- Phương pháp thu thập thông tin và đánh giá
Trang 86 Ý nghĩa đóng góp của đề tài
- Ý nghĩa về phương pháp luận: Đề tài : “ Thực trạng và giải pháp về việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của UBND huyện Thạch An- tỉnh Cao Bằng” giúp tôi thực hiện hóa vấn đề giữa việc học lý thuyết học
tập trên lớp với thực hiện công việc tại Phòng Nội Vụ Đồng thời giúp tôi bổsung, củng cố kiến thức về chuyên ngành
- Ý nghĩa thực tiễn: Bài báo cáo giúp tôi có cơ hội tiềm hiểu sâu hơn vềcông tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chứchuyện
- Bài báo cáo cũng là tài liệu đống góp cho sự phát triển và đào tạo tạiUBND, là tài liệu hữu ích cho các sinh viên khóa sau khi thực hiện đề tài này
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị về việc nâng cao chất lượngđội ngũ cán bộ, công chức của UBND Huyện Thạch An
Trang 9CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN THẠCH AN, UBND HUYỆN THẠCH AN, PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN THẠCH AN VÀ CÁC CHỨC
NĂNG NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN.
I: Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của huyện Thạch An.
1- Vị trí địa lý
Thạch An là một huyện biên giới của tỉnh Cao Bằng, là một huyện vùngbiên nên rất thuận lợi cho việc giao lưu bu ôn bán với nước bạn.Thạch An códiện tích: 683km2, nằm ở phía Nam của tỉnh Cao Bằng, giáp với phía Bắc vớihuyện Quảnh Uyên, Hòa an Phía Nam giáp với huyện Tràng Định- Lạng Sơn,phía Tây giáp với huyện Ngân Sơn- Bắc Kan, phía Đông giáp với Quảng Tây-Trung Quốc
Trung tâm huyện cách Trung tâm Thành phố Cao Bằng 40km, cách Thủ
Đô Hà Nội là 300km Toàn huyện được chia thành 15 xã nhỏ, và 1 thị trấn
2- Điều kiện tự nhiên
Huyện Thạch An nói riêng và tỉnh Cao Bằng nói chung có điều kiện tựnhiên khá khó khăn, vì là tỉnh vùng cao nên thời tiết khí hậu diễn biến khá phứctạp, dân tộc thiểu số còn nhiều, trình độ dân trí càn thấp và điều kiện cơ sở hạtầng còn yếu kém còn xảy ra sạt lở đất làm hỏng mùa màng, cảu cải, con người
và còn ảnh hưởng đến giao thông
Hiện nay huyện có 6 dân tộc anh em cùng chung sống Dân tộc kinhchiến 20%, dân tộc Tày chiếm 40%, dân tộc Nùng chiếm 30% và 10% các dântộc thiểu số khác
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,015%, mật độ dân số là 98 người/km2
II: Tổng quan về UBND huyện Thạch An, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chứ của UBND huyện Thạch An.
1 Giới thiệu về UBND huyện Thạch An
- Địa chỉ: Khu II – Thị Trấn – Đông Khê – Thạch An – Cao Bằng
- Số điện thoại: (0263) 840 155
- Gmail: UBNDhuyenThachan@gmail.com
Trang 102 Chức năng của UBND huyện Thạch An
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND, ngày 26 tháng 11 năm 2003,UBND các cấp nói chung, Uỷ ban nhân dân huyện Thạch An nói riêng là cơquan Hành chính Nhà nước ở địa phương, quản lý phạm vi, lãnh thổ của huyệntheo Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của HĐND Huyện và cơ quan cấptrên trong lĩnh vực: Kinh tế, Chính trị, An Ninh, Xã hội, Quốc phòng Cụ thể là:
– Phát triển Kinh tế Công nghiệp, Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thươngnghiệp, Văn hoá, Xã hội, Giáo dục, Y tế và Dịch vụ;
– Thu chi ngân sách của địa phương;
– Tuyên truyền Giáo dục pháp luật, kiểm tra việc thi hành pháp luật; – Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản của Nhà nước của các tổ chức vàcông dân, bảo vệ các quyền tự do, dân chủ của nhân dân;
– Về công tác thi hành án, giải quyết đơn thư khiếu nại
UBND huyện Thạch An do Hội đồng nhân dân huyện Thạch An bầu ra,
là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, là cơ quan Hành chính Nhà nước
ở địa phương, chịu trách nhiệm trước cơ quan cùng cấp và cơ quan Nhà nướccấp trên
UBND huyện Thạch An thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên địabàn huyện Thạch An, góp phần đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộmáy Hành chính Nhà nước từ Trung ương đến Cơ sở, là cơ quan chấp hành,phục vụ giải quyết các thủ tục hành chính cho nhân dân huyện Thạch An
3 Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND huyện Thạch An
UBND huyện Thạch An làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ,tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách UBND huyện Thạch An có nhiệm vụ chỉđạo điều hành thực hiện các nhiệm vụ, chương trình công tác tuần, tháng, quý,năm đã đề ra, quản lý, chỉ đạo các Phường trong hoạt động quản lý Nhà nước
Nhiệm vụ của UBND huyện Thạch An được quy định chung tại Luật
Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003 Cụ thể là:
– Xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển Kinh tế, Xã hội, An ninh,Quốc phòng hàng năm và nhiều năm của Huyện Xây dựng Kế hoạch Đầu tư và
Trang 11xây dựng các công trình trọng điểm của Huyện trình HĐND cùng cấp thôngqua, quyết định, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.
– Xây dựng quy chế làm việc của UBND huyện, công tác tổ chức bộ máy
và thực hiện quản lý cán bộ theo phân cấp và quy định của Nhà nước Bổ nhiệm,miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật đối với các tập thể cá nhân do UBND huyệntrực tiếp quản lý
– Xây dựng chương trình công tác hàng năm của UBND huyện, các biệnpháp thực hiện Nghị quyết của HĐND huyện về Kinh tế, Xã hội, An ninh Quốcphòng, thông qua các báo cáo khác của UBND huyện trước khi trình HĐND huyện
– Kết luận những vụ việc khiếu nại, tố cáo có liên quan đến cán bộ chủ chốt
do UBND quản lý hoặc những vụ việc phức tạp theo quy định của Luật khiếu nại tốcáo Giải quyết những vấn đề pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của UBND
– Kiểm điểm đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành của tập thể và cá nhânthuộc UBND hàng năm
Trang 124.Cơ cấu tổ chức của UBND Huyện Thạch An
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA UBND HUYỆN THẠCH AN
PHÒNG TÀI NGUYÊN MÔI
TRƯỜNG
PHÒNG DÂN TỘC
PHÒNG TƯ PHÁP
TRẠM KHUYẾN NÔNG KHUYẾN LÂM HỘI CHỮ THẬP ĐỎ
PHÒNG Y TẾ
PHÒNG VĂN HOÁ – THÔNG TIN
ĐÀI TRUYỀN THANH TRUYỀN HÌNH
Trang 13III- Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của phòng Nội vụ huyện Thạch An
1 Vị trí và chức năng
a Vị trí:
- Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện
- Gồm 2 phòng làm việc : 01 phòng Trưởng Phòng 01 phòng Chuyênviên
- Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu
sự chỉ đạo, quản lý, tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện, đồng thờichịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ
+ Tổ chức thực hiện các văn bản quyu phạm pháp luật, quy hoạch, kếhoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục phápluật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao
Về tổ chức bộ máy
+ Tham mưu giúp UBND huyện quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
Trang 14hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện theo huớng dẫn củaUBND Tỉnh;
+ Trình UBND huyện quyết định hoặc tham mưu cho UBND huyện trìnhcác cấp có thẩm quyền quyết định thành lập, sang lập, giải thể các cơ qanchuyên môn thuộc UBND huyện;
+ Xây dựng đề án thành lập, sáp lập, giải theer các tổ chức sự nghiệp trìnhcấp có thẩm quyền quyết định;
+ Tham mưu giuwso Chủ tịch UBND huyện quyết định, thành lập, giảithể, sáp nhập các tổ chức phối hợp lien ngành cấp huyện theo quy định của phápluật
Về quản lý và sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp :
+ Tham mưu giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện phân bổ chỉ tiêu biênchế hành chính, sự nghiệp hàng năm sau khi quyết định giao chỉ tiêu biên chếcủa Uỷ ban nhân dân tỉnh;
+ Giup Uỷ ban nhân dân huyện hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụngbiên chế hành chính sự nghiệp;
+ Giup Uỷ ban nhân dân huyện tổng hợp chung việc thực hiện các quyđịnh về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan chuyên môn, tổchức sự nghiệp thuộc Uỷ ban nhân dân huyện và Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn
Về công tác xây dựng chính quyền:
+ Giup Uỷ ban nhân dân huyện và các cơ quancos thẩm quyền tổ chứcthực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc Hội, đại biểu hội đồng nhân dân theo phâncông ủy ban nhân dân huyện và hướng dẫn Uỷ ban nhân dân tỉnh
+ Thực hiện các thủ tục để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện phê chuẩncác chức danh lãnh đạo của Uỷ ban nhân dân cấp xã, giúp Uỷ ban nhân dânhuyện trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê chuẩn các chức daanh bầu cử theo quyđịnh của pháp luật
+ Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện xây dựng đề án thành lập mới,sáp nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn đẻ Uỷ ban nhândân huyện trình Hội đồng nhân dân huyện thong qua trước khi trình các cấp có
Trang 15thẩm quyền xem xét, quyết định Chịu trách nhiệm hồ sơ, ốc, chỉ giới, bản đồđịa giới hành chính của huyện.
+ Giup Uỷ ban nhân dân huyện trong hướng dẫn thành lập, giải thể sápnhập và kiểm tra,tổng hợp và báo cáo về hoạt động của xóm, tổ dân phố trên địabàn huyện theo quy định, bồi dưỡng công tác cho Trưởng, Phó trưởng xóm, tổdân phố
+Giup Uỷ ban nhân dân huyện trong việc hướng dẫn, kiểm tra tổng hợpbáo cáo việc thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan hànhchính, đơn vị sự nghiệp xã, thị trấn , xóm, tổ dân phố trên địa bàn huyện
- Mối quan hệ công tác
* Đối với Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng
Phòng Nội vụ chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra chuyên môn vànghiệp vụ của Sở Nội vụ
* Đối với UBND huyện
Phòng Nội vụ chịu sự chỉ đạo, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của UBNDhuyện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và các nhiệm vụ khácđược giao của đơn vị
* Đối với các phòng, ban, đơn vị thuộc Huyện ủy, UBND huyện, Đảng
ủy và các tổ chức đoàn thể, cơ quan UBND huyện
Phòng Nội vụ có mối quan hệ phối hợp để thực hiện tốt nhiệm vụ, chấp hành
sự lãnh đạo trực tiếp và thực hiện các Nghị quyết của Đảng ủy, phối hợp thực hiện
có kết quả kế hoạch, chương trình công tác của các đoàn thể nhân dân
*Đối với UBND xã, thị trấn trong Huyện
Phòng Nội vụ là cơ quan hướng dẫn, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ trongcông tác Nội vụ; Dân tộc - Tôn giáo; Thi đua - Khen thưởng; Văn thư - Lưutrữ
Trang 16CHƯƠNG II- : KHÁI QUÁT VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA UBND HUYỆN THẠCH AN VÀ CÁC CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CỦA UBND HUYỆN THẠCH AN.
I CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1 Khái niệm Cán bộ, công chức
Theo điều 4, luật cán bộ, công chức năm 2008 có hiệu lực từ 01/01/2010quy định:
- Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữchức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phốthuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từngân sách nhà nước
- Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vàongạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhànước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơquan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhânchuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công annhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máylãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam,Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp cônglập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chứctrong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương đượcbảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của phápluật
2 Tiêu chuẩn để xác định cán bộ, công chức nhà nước
- Là công dânViệt Nam
- Được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc bầu cử vào làm việc trong biên chế
Trang 17chính thức của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
- Được xếp vào một ngạch trong hệ thống ngạch bậc của công chức doNhà nước quy định
- Được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước
3 Đặc điểm cán bộ, công chức
- Họ là những người trưởng thành về thể chất và trưởng thành về mặt xãhội, họ được tuyển dụng hoặc bổ nhiệm giữ một chức vụ thường xuyên trongcác công sở của Nhà nước, họ đang trực tiếp tham gia vào bộ máy công quyềncủa nền hành chính Quốc gia, như vậy họ là những người tự làm chủ được hành
vi và thái độ của mình và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách làmột công dân, một công chức hành chính Họ trưởng thành ở mặt xã hội còn thểhiện ở giá trị sản phẩm lao động của họ được xã hội công nhân và bằng sức laođộng của mình, họ đã nuôi sống được bản thân
- Họ là những người có vị thế xã hội, vì công chức là những người đang giữchức vụ hoặc trách nhiệm nhất định theo trình độ đào tạo và được xếp vào ngạchbậc tương ứng trong hệ thống hành chính, bởi vậy, công chức đang có 1 vị thế xãhội nhất định để thực hiện quyền lực của Nhà nước quản lý toàn xã hội
- Công chức có nhiều kinh nghiệm sống được tích lũy theo lĩnh vực mà
họ hoạt động Bởi là công chức họ phải được đào tạo ở trình độ nhất định cùngvới vị trí làm việc của mình trong bộ máy công quyền
4 Khái niệm chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá phẩmchất đạo đức, trình độ năng lực và khả năng thích ứng thực hiện có hiệu quảnhiệm vụ được giao
- Những tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
Công tác đánh giá cán bộ, công chức là công tác vô cùng phức tạp, nhạycảm, là cơ sở cho việc xây dựng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng,
bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, kỉ luật và thực hiện chínhsách đối với cán bộ, công chức Có thể đánh giá cán bộ, công chức qua các tiêuchí cụ thể sau đây:
Trang 18Tiêu chí thứ nhất : Phẩm chất chính trị
Tiêu chuẩn này biểu hiện ở bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lậptrường của giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với lí tưởng cách mạng, vớichủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Kiên định với mục tiêu độclập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Tiêu chí thứ hai : Trình độ năng lực
Trình độ chính trị biểu hiện ở sự hiểu biết về lí luận chính trị,quan điểmđường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; trình độ văn hoá,chuyên môn, kiến thức về khoa học lãnh đạo, quản lí; năng lực dự báo và địnhhướng sự phát triển, tổng kết thực tiễn, tham gia xây dựng đường lối, chínhsách, thuyết phục các tổ chức nhân dân thực hiện; ý thức tham gia đấu tranh bảo
vệ quan điểm, đường lối của Đảng, và pháp luật của Nhà
Tiêu chí thứ ba : Khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao
Khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao là khả năng làm tốt mọi côngviệc, đạt được chất lượng hiệu quả công việc thực tế, luôn phấn đấu thực hiện cókết quả đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
II NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA ĐƠN VỊ
1 Công tác đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hoá
Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức là “công việc gốc” củaĐảng Phải kịp thời đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất và nănglực, vừa có đức, vừa có tài, mà cái đức là cái gốc Chú trọng bồi dưỡng đào tạo
cả về chính trị lẫn chuyên môn
Vì vậy công tác đào tạo, bồi dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cán
bộ, công chức trong thời kì mới Nếu làm tốt công tác này thì sẽ tạo ra một độingũ cán bộ, công chức có thể thích ước
ứng với yêu cầu và nhiệm vụ mới Ngược lại nếu công tác này khôngđược quan tâm đầu tư thì trình độ năng lực của cán bộ, công chức sẽ bị tụt hậu.Điều này đồng nghĩa với hiệu quả công việc không cao và sẽ ảnh hưởng rất lớnđến công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đến các hoạt động của cơ quan trong thời kì mới
Trang 19a Phương pháp đào tạo
Phương pháp đào tạo là yếu tố quan trọng quyết định đến các yếu tốkhác của kế hoạch đào tạo các phương pháp được áp dụng như :
* Đào tạo tại nơi làm việc
Là phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc trong đó người học sẽ
họ hỏi kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua thực tế thực hiệncông việc và thường dưới sự hướng dẫn của người có trình độ chuyên môn cao
các hình thức đào tạo chính:
- Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc: là sự giới thiệu, giải thích củangười dậy và mục tiêu công việc được tỷ mỉ theo từng bước về cách quan sát,trao đổi học hỏi tới khi thành thạo
- Đào tạo theo kiểu học nghề: Là phương pháp bắt đầu lý thuyết trên lớp,sau đó học viên đưa đến làm việc dưới sự hướng dẫn của công nhân lành nghềtrong một thời gian cho tới khi được thành thạo
- Đào tạo theo kiểu luân chuyển, thuyên chuyển: Nhận nhiệm vụ mới ở bộphận trong tổ chức nhưng vẫn giữ chức danh quyền hạn cũ, chuyển đến đơn vịkhác ngoài chuyên môn hoặc chuyển công tác trong lĩnh vực chuyên môn
b Đào tạo thoát ly khỏi công việc
Là phương pháp người được đào tạo tách khỏi sự thực hiện công việcthực tế.các hình thức đào tạo:
- Tổ chức các lớp học: Đối với ngành nghề tuơng đối phức tạp hoặc côngviệc có tính đặc thù, việc đào tạo kèm cặp không đáp ứng được nhu cầu đào tạo
cả về số lượng lẫn chất lượng
- Cử đi học tại các trường chính quy: Cử người lao động đến học tập ởcác trường dạy nghề hoặc quản lý do cán bộ Trong phương pháp này người họcđược trang bị tương đối đầy đủ cả về lý thuyết lẫn thực hành Tuy nhiên lại tốnnhiều thời gian và chi phí
- Phương pháp đào tạo theo kiểu tự động hóa: Là phương pháp đào tạotheo kiểu hiện đại ngày nay Trong phương pháp này các chương trình đào tạođược viết sẵn trên đĩa mềm của máy tính, phương pháp này có thể sử dụng nhiều
Trang 20kỹ năng mà không cần người dạy.
- Đào tạo từ xa: Là phương pháp đào tạo mà giữa người dạy và người họckhông trực tiếp gặp nhau tại một địa điểm mà thông qua phương tiện nghe nhìntrung gian Phương tiện chung gian có thể là sách, tài liệu học tập, băng đĩa,phương thức này nổi bật là người học có thể chủ động bố trí thời gian
Hiện nay UBND huyện Thạch An đã áp dụng phương pháp:
- Phương pháp kèm cặp, chỉ dẫn: Áp dụng cho những cán bộ, công chứcmới và được kèm cặp bởi những Cán bộ,công chức có trình độ chuyên môn,nhiều kinh nghiệm làm việc Áp dụng phương pháp này thì tiết kiệm được chiphí, thời gian Tuy nhiên hình thức này lại phụ thuộc vào việc tuyển dụng vàchất lượng nhân lực
- Cử đi học tại các trường chính quy: Hàng năm cán bộ,công chức tuỳtheo nhu cầu đào tạo và theo quy định của huyện được cử đi học tại các trườngđại học, cao đẳng, các trung tâm chính trị thường là học tại chức dài hạn hoặchọc cao học Đây là hình thức mang tính truyền thống, đơn giản
+ Chi phí đào tạo cán bộ , công chức:
UBND huyện xây dựng kế hoạch đào tạo và căn cứ vào kế hoạch đào tạo
đó để hoạch toán, dự tính chi phí cho mỗi khoá học và trình lên lãnh đạo phêduyệt Chi phí đào tạo và phát triển nguồn nhân l được trích ra từ quỹ đầu tư vàphát triển
Hình thức đào tạo khác nhau thì việc dự tính chi phí sẽ khác nhau, chothấy huyện cũng đã quan tâm chú trọng đến việc tính toán chi phí cho đào tạo vàphát triển Tuy nhiên do chi phí còn chưa đáp ứng được nhu cầu của CBCC nên
số lượng người đi đào tạo còn ít Đây cũng là một hạn chế cho công tác đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực tại huyện
2 Cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm
Việc tuyển dụng bổ nhiệm cán bộ, công chức phải căn cứ vào nhu cầucông việc của cơ quan Cán bộ, công chức phải có phẩm chất đạo đức tốt, đápứng được tiêu chuẩn chuyên môn - nghiệp vụ
Công tác tuyển dụng, bổ nhiệm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác
Trang 21của cán bộ, công chức Vì vậy, khi tuyển dụng phải đảm bảo tính dân chủ, côngkhai, chú ý đến việc sắp xếp sao cho “đúng lúc, đúng người, đúng việc, đúngngành nghề, đúng sở trường” thì mới phát huy năng lực công tác của từng cán
bộ, và đem lại hiệu quả cao cho công việc, góp phần nâng cao chất lượng độingũ cán bộ, công chức Nếu công tác bổ nhiệm, tuyển dụng thực hiện không tốt
sẽ làm cho những cá nhân có trình độ năng lực sinh ra bất mãn, không muốnphấn đấu vươn lên Mặt khác, những cán bộ, công chức không có năng lực màphải đảm nhiệm công việc quá sức mình thì hiệu quả công việc không cao
3 Chế độ chính sách
Chế độ chính sách bao gồm chế độ tiền lương và các chế độ chính sáchđãi ngộ đối với cán bộ, công chức Trong cơ chế thị trường hiện nay thì chế độ,chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Thực
tế cho thấy khi thu nhập của con người không tương xứng với công sức của họ
bỏ ra hoặc không có chế độ chính sách đãi ngộ thoả đáng ngoài tiền lương đốivới cán bộ, công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đựơc giao thì họ dễ sinh rachán nản, thiếu trách nhiệm với công việc, thậm chí có khi còn là nguyên nhândẫn đến các tệ nạn như tham nhũng, hối lộ Vì vậy nếu chế độ tiền lương là hìnhthức đầu tư trực tiếp cho con người, đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội thìchắc chắn sẽ góp phần nâng cao chất lượng cán bộ, công chức
4 Công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá
Quản lí, kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức về các mặt nhận thức tưtưởng, năng lực công tác, các mối quan hệ xã hội, đạo đức, lối sống…là nhữngnội dung vô cùng khó khăn và phức tạp Vì mỗi cán bộ, công chức có hoàn cảnhcông tác, mối quan hệ xã hội khác nhau Tuy nhiên nếu làm tốt công tác nàythông qua các hình thức kiểm tra, giám sát như của cơ quan, của nhân dân, củachi bộ nơi cán bộ, công chức đang cư trú thì sẽ góp phần rất lớn trong việc nângcao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
5 Đánh giá về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện.
Trên cơ sở toàn bộ những số liệu và sự phân tích về hoạt động đào tạo,
Trang 22bồi dưỡng cán bộ công chức tại UBND huyện Thạch An trong những năm gầnđây, tôi xin đưa ra một số đánh giá về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ côngchức như sau:
Ưu điểm.
- Thứ nhất, công tác đào tạo và phát triển CBCC đã được lãnh đạoUBND huyện và lãnh đạo Phòng Nội vụ quan tâm, chú trọng, đầu tư thích đáng.Mặc dù là một huyện miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng công tác đào tạo, bồidưỡng cán bộ công chức vẫn được quan tâm, có những chính diện nhu cầu đàotạo Qua các năm, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đều gia tăng về số lượng Lãnhđạo huyện và Phòng Nội vụ cũng chỉ đạo rất sát sao hoạt sách hợp lý để thúcđẩy nâng cao chất lượng và ngày càng đáp ứng toàn động đào tạo, bồi dưỡng từbước xác định nhu cầu cho đến khi đánh giá đào tạo Đồng thời, cũng thườngxuyên rà soát, bổ sung và điều chỉnh quy hoạch CBCC ,qua đó góp phần nângcao chất lượng của cán bộ trong diện được quy hoạch cũng như công chứcchuyên môn thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
- Thứ hai, trong đào tạo, bồi dưỡng CBCC, khâu lập kế hoạch được đặcbiệt quan tâm Các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho từng giai đoạn đã thể hiện
có sự định hướng nhất định cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCC, sau đó từnhững sự định hướng đó, đã cụ thể hóa thành những lộ trình, bước đi cụ thểtrong kế hoạch hàng năm Như vậy, có thể nói việc lập kế hoạch đào tạo, bồidưỡng đã được thực hiện rất tích cực, đây là cơ sở quan trọng góp phần nâng caohiệu quả của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCC Phòng Nội vụ nói riêng vàđào tạo, bồi dưỡng CBCC ở huyện Thạch An nói chung
- Thứ ba, về hình thức đào tạo, bồi dưỡng được xây dựng trên cơ sở quyhoạch CBCC của UBND huyện, những thuộc diện quy hoạch, sắp được bổnhiệm, đề bạt lên vị trí cao hơn sẽ được cử đi học các lớp nhằm bù đắp nhữngthiếu hụt kiến thức, kỹ năng đối với vị trí, chức danh đó Đây có thể coi là mộttrong những điểm tích cực nhất, cần tiếp tục phát huy trong đào tạo, bồi dưỡngCBCC tại huyện Thạch An
- Thứ tư, trong năm qua, Phòng xây dựng kế hoạch cử CBCC tham dự