Thơ ca là tiếng lòng của người nghệ sĩ

Một phần của tài liệu HỒN – TÌNH – HÌNH - NHẠC TRONG THƠ HOÀNG CẦM (Trang 75 - 83)

TÌNH CẢM TRONGTHƠ HOÀNG CẦM

2.1. Thơ ca là tiếng lòng của người nghệ sĩ

Thơ, sinh ra từ nhu cầu bộc lộ tình cảm, tự sự thôi thúc bên trong, nó là hiện thân của tình cảm, khi mạch cảm xúc trào dâng, không nén được, không giữ được. Lamactin, nhà thơ lãng mạn Pháp, cho rằng: “Thơ là sự hiện thân cho những gì thầm kín nhất của con tim và tâm hồn con người và cho những hình ảnh tươi đẹp nhất, âm thanh huyền diệu nhất trong thiên nhiên” [Dẫn theo 72, tr.7-8]. Viên Mai (1716- 1798), người Tiền Đường, Trung Quốc, chủ trương: Thơ ca phải thể hiện “Tính linh” của con người, tức phải bộc lộ được tình cảm chân thực, ý tứ sâu kín của cá nhân. Trong bài Đáp Hà Thủy Bộ, ông viết: “Thơ là tiếng của lòng người, là sự bộc lộ của tính tình” [Dẫn theo 56, tr.54]. Và trong “ Tùy Viên thi thoại”, quyển 10, ông lại nói: “Tôi thích nhất những sáng tác nói lên tình cảm, đọc nó lên như thể

Hoàn Tử Dã nghe ca, ngạc nhiên thích thú làm sao! [Dẫn theo 56, tr.54]”. Coi trọng yếu tố tình cảm trong thơ, Viên Mai dũng cảm đề cao những sáng tác “ngôn tình”, công khai chống lại quan niệm tiết liệt phong kiến, chống lại thói sùng cổ, phục cổ, chống lại những cách luật trói buộc hồn thơ. Theo đó, ông phản đối mạnh mẽ thi luận của Thẩm Đức Tiềm khi nhà thơ, nhà nghiên cứu này coi trọng tác dụng xã hội và ý nghĩa xã hội của thơ ca, trong đó có việc phục vụ cho đạo đức và chính trị

phong kiến một cách hẹp hòi.

Lê Quý Đôn nói đến bản chất, đặc thù của thơ ca: “Một là tình, hai là cảnh, ba là sự” [Dẫn theo 2, tr.36], và “Sự phát khởi của thơ là lòng người” [Dẫn theo 21, tr.171]. Rõ ràng, làm thơ gốc phải là ở tình cảm. Khác với tác phẩm tự sự hường

đến tái hiện, trần thuật các sự kiện, miêu tả các hành vi trong đời sống con người, tác phẩm trữ tình nắm bắt một cách tinh tế thế giới bên trong con người và mô tả

bằng hình ảnh, bằng hệ thống ngôn từ giàu cảm xúc và rất cá thể. Suy cho cùng, nói tới thơ ca nói riêng và nghệ thuật nói chung “là nói quy luật riêng của tình cảm, nghệ thuật vận dụng quy luật riêng của tình cảm” [146, tr.46]. Quy luật đó thể hiện

ở chỗ “có tình cảm trong sáng tác thì mới có ảnh hưởng về mặt tình cảm đối với người đọc” [146, tr.47]. Tình cảm chính là nguồn động lực bên trong, trực tiếp và mạnh nhất, thôi thúc nhà văn đến với sáng tạo nghệ thuật.

Tình cảm có ý nghĩa thật sự to lớn trong đời sống con người. Tình cảm bộc lộ qua những trạng thái yêu thương, buồn, vui, căm giận… Tình cảm giúp con người sống và làm việc có mục đích, có ý nghĩa. Đối với người nghệ sĩ, bên cạnh năng lực quan sát và trí nhớ, năng lực thẩm mĩ, năng lực tưởng tượng, biểu hiện nghệ thuật, yếu tố tình cảm đặc biệt cần thiết cho quá trình sáng tác. Nhà văn phải biết cười và khóc cùng với nhân vật mà họ yêu mến và gần gũi. Chỉ có như thế họ

mới có thể tạo ra được một tác phẩm chân chính có chất nghệ thuật thực sự, không một chút giả tạo. Có thể nói tình cảm là điều kiện quan trọng để nhà văn phản ánh, miêu tả thành công chiều sâu thực tại cuộc sống và chiều sâu thế giới tâm hồn con người.

Thực vậy, một người nghệ sĩ giàu tình cảm sẽ dễ dàng rung động trước mọi sự kiện, biến cố của cuộc sống từ quá khứđến hiện tại. Anh ta có thể xúc cảm trước những sự kiện lớn lao của đất nước, dân tộc nhưng cũng có thể cảm thông, chia sẽ

những niềm vui, nỗi buồn của mọi hiện tượng đời sống và những số phận nhỏ bé, bình dị. Phẩm chất ấy chính là động cơ, là cội nguồn sáng tạo của người sáng tác. Lẽ thường, khi tình cảm dâng trào mãnh liệt, nồng nàn, những trang văn, những dòng thơ đầy xúc cảm sẽ được ra đời. Nguyễn Du viết Truyện Kiều, lời văn tả ra như máu chảy ởđầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột… Nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cỏi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời, thì tài nào có cái bút lực ấy. Không có một tâm hồn nhạy cảm tinh tế trước cuộc sống và không có một trái tim

đầy yêu thương, người nghệ sĩ không thể sáng tác và cuộc đời sẽ chẳng có nghệ

thuật và văn chương đích thực. Viết về nội dung gì, về bất cứđiều gì của đời sống, nhà văn bằng cách này hay cách khác, cũng thể hiện cảm xúc, thái độ, sựđánh giá của mình theo một thiên hướng tình cảm và lý tưởng thẩm mỹ nhất định.

Tình cảm mà nhà văn, nhà thơ gửi gắm trong tác phẩm vốn không phải là thứ

tình cảm tầm thường của một người mau nước mắt mà là tình cảm đã được ý thức, toát ra từ trái tim giàu yêu thương, biết vui cùng niềm vui mọi người và đau nỗi đau nhân thế. Nghệ sĩ không phải là người thương vay khóc mướn, họ là người có năng lực đặc biệt, có thể nếm thử những đắng cay, mặn nhạt của cuộc đời. Niềm xúc cảm của họ là chung cho cả mọi người nhưng trước hết là cho chính mình.

Tác phẩm văn học từ chỗ mang đến sự hưởng thụ thẩm mỹ, khơi gợi khoái cảm, mở mang trí tuệ cho con người, hướng đến thức tỉnh lương tri, tâm hồn con người, dạy họ biết yêu thương, căm giận. Trong ý nghĩ đó, văn học là phương tiện

hữu hiệu giúp hình thành nhân cách con người, cuộc sống nhờđó sẽ ngày càng phát triển tốt đẹp hơn. Chính yếu tố tình cảm mang lại khả năng to lớn ấy của văn học. Cho nên, từ kim – cổ, Đông –Tây, chức năng hướng thiện của văn học bao giờ cũng

được coi trọng. Nhà văn, nhà thơ khi xây dựng hình tượng văn học, luôn gửi vào trong ấy những tâm tư, tình cảm, ước mơ, khát vọng của mình và bằng cách nào đó, họ khiến người đọc cũng quan tâm đến điều mình trăn trở, để rồi cùng vui, buồn, hạnh phúc hay đau khổ với họ. Làm được điều đó, xem như anh ta đã tìm được sự đồng điệu, sự sẻ chia, sự thấu hiểu và ý nghĩa sâu kín được gói ghém trong tác phẩm có thể nói đã được chiếm lĩnh.

Văn học khơi sâu lòng đồng cảm, những rung động đẹp, giúp ta biết yêu, ghét, biết bất bình hay khinh bỉ trước những sự phản trắc, bất công, những thói tầm thường, vị kỉ của con người. Văn học cũng tạo cho người ta niềm tin vào những

điều tốt đẹp của cuộc sống, dám sống và dám hi sinh vì nghĩa lớn và khát khao dâng hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. Muốn vậy, trong quá trình sáng tác, người nghệ

sĩ không chỉ kể, tả lại các sự vật, hiện tượng trong đời sống mà quan trọng hơn là phải làm sao cho người đọc phải ngẫm, đồng cảm và bày tỏ thái độ trước điều được quan tâm và phản ánh. Chỉ bằng tình cảm, người viết mới khơi gợi được mạch tình cảm trong người đọc, khiến họ không thể dửng dưng, thờ ơ trước điều được đề cập

đến.

Nghệ thuật nói chung và văn học bao giờ cũng là tiếng nói tình cảm của con người, là sự bộc lộ, giãi bày và gửi gắm tâm tư. Đến với nghệ thuật nói chung và

đặc biệt là sáng tác thơ văn, nhiều nghệ sĩ có nhu cầu muốn thổ lộ những nỗi niềm chôn giấu trong lòng mình, về nhiều hạnh phúc hay nỗi đau khổ của mình để tìm sự

cảm thông, chia sẻ của người đời. Nhà văn Nga V.Raxpuchin nói vềđiều này: “Nếu tôi viết, ấy là vì tôi cảm thấy đau ở đâu đấy trong người, tôi cảm thấy một sự thiếu thốn nào đó. Phải tin rằng văn học cần phải cố gắng phô diễn cái gì đòi được viết ra,

đặc biệt là các hiện tượng mà chỉ văn học mới có thể khai thác và nói rõ” [Dẫn theo 140, tr.9].

Cái mà V.Raxpuchin gọi là “nỗi đau”, “sự thiếu thốn” ấy, cái nguyện vọng muốn bộc lộ, giãi bày ấy chính là động lực thôi thúc con người sáng tạo. Với người nghệ sĩ thực thụ, quá trình ấy dẫn đến sự ra đời của nhiều tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh. Bởi lẽ, nghệ thuật bắt nguồn từ sự khát khao được bộc lộ, được nói ra những chất chứa trong lòng. Người ta làm thơ, vẽ tranh, viết nhạc trước hết là để cho mình

ra ấy hiện ra như người bạn tâm tình, cùng họ chuyện trò, sẻ chia và an ủi. Và cũng từ đó, người ta nảy sinh nhu cầu nhận được sự sẻ chia, thông cảm của mọi người. Nghệ thuật thành “tiếng gọi đàn, tiếng kèn tập hợp”, nó “không còn chỉ là hành

động sáng tạo của cá nhân mà đã trở thành một hành động xã hội, mang các chức năng xã hội” [140, tr.10].

Bởi thơ thực chất là cuộc đời, là xúc cảm về cuộc đời, từ cuộc đời mà có, và làm thơ, là tái tạo cuộc đời, tâm trạng, cảm xúc bằng hình ảnh, ngôn từ thi ca. “Lời thơ tạo nên nhạc, vẽ ra hình. Đằng sau hình và nhạc là tìnhý. Ý - tình - hình - nhạc là bốn yếu tố cơ bản tạo nên cấu trúc văn bản ngôn từ và hình tượng thơ” [98, tr.16]. Hiện tượng muôn hình muôn vẻ của đời sống xã hội, bằng cách này, cách khác, trực tiếp hay gián tiếp đi vào tác phẩm văn học, thể hiện những điều nhà văn, nhà thơ quan tâm, nghiền ngẫm, suy tưởng. Tố Hữu viết: “Văn học không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát, cũng là nơi đi tới của văn học” [55, tr.1]. Thơ văn hoàn toàn không phải chỉ là điều mơn man, óng ả, bề ngoài, nó phải là tình cảm chân thành, mãnh liệt, thốt ra từ trái tim biết rung theo nhịp của cuộc sống, của tâm hồn con người.

Thơ cổ điển nặng từ chương, biền ngẫu, bằng trắc, chải chuốt, trang nghiêm thì thơ mới chú trọng diễn đạt được tinh tế vóc dáng và tâm hồn, cảnh vật và con người với những cảm nhận riêng độc đáo, giàu cảm xúc và giọng điệu. Phương thức thâm nhập trực tiếp đời sống và thế giới bên trong mênh mông, sâu thẳm của con người cho phép tác phẩm thơ diễn tả được những rung đa dạng và đặc biệt tinh tế

của tâm hồn con người, vẻđẹp thiên nhiên và những biến thiên xã hội.

Trần Đình Sử, trong công trình Thi pháp thơ Tố Hữu, có viết: “Hình thức của thơ bao giờ cũng là một quan hệ đối với đời sống. Quan hệ ấy biểu hiện tập trung qua một kiểu tác giả trữ tình, là người mang một tư thế cảm thụ, một kiểu giao tiếp, một loại giọng điệu trữ tình” [96, tr.34]. Trữ tình chính là sự thể hiện trực tiếp những cảm xúc và suy tư của nhà thơ hoặc của nhân vật trữ tình trước các hiện tượng đời sống. Trong Mỹ học, Hêghen nói về bản chất của thơ trữ tình: “Nguồn gốc và điểm tựa của nó – thơ trữ tình – là ở chủ thể, và chủ thể là người duy nhất,

độc nhất mang nội dung” [51, tr. 194]. Bêlinski cũng cho rằng: “Toàn bộ hiện thực

đều có thể là nội dung của thơ trữ tình, nhưng vời điều kiện là nó phải trở thành sở

hữu máu thịt của chủ thể, là bộ phận cảm giác của chủ thể, gắn liền vời sự hoàn chỉnh bản chất của chủ thể” [Dẫn theo 2, tr.36].

Khi nhà viết kịch câm lặng và nhà tiểu thuyết dường như phải bó tay, thi sĩ

chính là người mang thiên chức nói về nỗi đau của bản thân họ, nói về nỗi đau của chúng ta. Sáng tác là nơi nhà thơ bộc lộ nỗi niềm riêng tư về hạnh phúc lứa đôi, tình yêu tan vỡ, là cảm xúc, suy tư về người nhân tình thế thái, về số phận con người, những thăng trầm của xã hội, dân tộc… Trong tác phẩm trữ tình, câu từ, âm thanh, vần điệu, việc ngắt hơi, đổi nhịp… theo đó, trở thành những phương tiện bộc lộ tư

tưởng, tình cảm một cách độc đáo. Nếu làm thơ chỉ đơn thuần làm cái nghề mài chữ, chuốt câu, người nghệ sĩ làm sao nói được lòng mình, thể hiện được hồn mình cho đúng, cho hết, cho hay, huống chi phải cảm được lòng người, lay động được hồn người.

Văn học là lĩnh vực của tư tưởng, là tiếng nói tình cảm của con người, có tác dụng sâu rộng và lâu bền trong đời sống con người. Thực vậy, văn học, trong khả

năng đặc biệt to lớn của mình, phản ánh hiện thực khách quan nhưng lại cũng có thế

mạnh trong việc phản ánh đời sống bên trong của con người. Văn học thực chất là sự nhập cuộc, là quá trình thâm nhập một cách sâu sắc đời sống xã hội và thế giới tâm hồn con người. Bởi, văn học là lĩnh vực nhận thức nhưng cũng là lĩnh vực của tư tưởng. Đối tượng của văn học không chỉ là thế giới bên ngoài, mà quan trọng hơn, đó là thế giới cảm xúc bên trong con người. Văn học nghệ thuật, bằng cách riêng của mình, tác động mạnh mẽ vào nhận thức, tình cảm của người đọc, làm thay

đổi cách nhìn, cách nghĩ, tư duy của họ. Dụng công của những người nghệ sĩ khi tạo dựng nên thi phẩm không nhằm thuyết phục người đọc bằng lý lẽ tuyên truyền, bằng những lập luận, lý giải, mà quan trọng và trên hết, là bằng cách gợi lên những cảm xúc, lay động tâm hồn, xúc cảm của họ.

Người nghệ sĩ ngoài yếu tố tài năng, năng khiếu nghệ thuật, cần thiết phải có một sự trải nghiệm nhất định, phải có kinh nghiệm nghệ thuật, lòng yêu cuộc sống, sự tâm huyết, niềm đam mê nghệ thuật và cả lòng chân thành nữa. Để cho, tác phẩm nghệ thuật được sáng tạo nên qua chủ ý của anh ta, sẽ là nơi anh ta bộc lộ

quan điểm, tư tưởng, tình cảm của cá nhân mình. Quá sáng tác văn học hoàn toàn không đơn giản như chỉ có thể nói rằng : hiện thực cuộc sống qua lăng kính chủ

quan của nhà văn trở thành ảo ảnh cuộc sống. Đúng hơn nó là thế giới ảo ảnh do nhà văn sáng tạo ra nhằm thể hiện tình cảm, cảm xúc, tâm tư của mình. Đó là quá trình nhà văn bằng sự nhào nặn công phu, lựa chọn, chỉnh sửa, sắp xếp lại hiện thực trong những cách riêng của mình, gửi gắm vào trong tác phẩm bằng những phương tiện nghệ thuật cũng do mình sáng tạo ra. Việc làm ấy bắt đầu từ lúc nhà văn thai

nghén, ấp ủđiều mình muốn viết, muốn thể hiện, trải dài trong cả quá trình kiến tạo tác phẩm, quá trình tu sửa, hoàn chỉnh tác phẩm. Rõ ràng, nhà văn không phải là

tấm gương soi chiếu hai lần vào hiện thực và tác phẩm, trong ý đồ nghệ thuật của mình, ngay từđầu, anh ta đã cố tình dựng nên một thế giới khác.

Văn học ngoài chức năng thông tin về nội dung nhận thức, ngoài mục đích trao đổi sự hiểu biết của con người về thế giới, nó thực hiện sứ mệnh lớn lao, điều mà không một phương tiện giao tiếp nào vượt qua được: trao đổi tình cảm, cảm xúc giữa con người với nhau. Chính thế giới cảm xúc, đời sống tình cảm của người nghệ

sĩ đã làm cho toàn bộ hiện thực phức tạp trở nên phong phú hơn, có màu sắc hơn trong tác phẩm nghệ thuật. Theo Ch. Caudwell, nhà mỹ học Mác xít người Anh, sự

khác biệt cơ bản của văn học và khoa học chính là ở cái tôi của nhà văn - điều khoa học không có được. Trong bài viết Ảo ảnh và hiện thực, Caudwell đề cao yếu tố

cảm xúccái tôi cá nhân của người nhgệ sĩ trong sự phản ánh, thể hiện. Thế giới bên trong là từ Caudwell dùng để chỉ tư tưởng, tình cảm, thái độ nhà văn thể hiện trong tác phẩm.

Một phần của tài liệu HỒN – TÌNH – HÌNH - NHẠC TRONG THƠ HOÀNG CẦM (Trang 75 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)