Hồn thơ sâu lắng, đậm chất suy tư

Một phần của tài liệu HỒN – TÌNH – HÌNH - NHẠC TRONG THƠ HOÀNG CẦM (Trang 40 - 53)

Toàn bộ cuộc sống nội tâm, cuộc sống tinh thần của con người là mảnh đất thầm kín của tâm hồn và trái tim, nơi từđó vươn lên một khát vọng mơ hồ về cái tốt

đẹp và cao cả. Và cũng từ nơi đó, tác phẩm nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng

được phát khởi và hình thành. Hoạt động sáng tạo của người nghệ sĩ thực chất bắt nguồn từ sự thôi thúc bên trong. Cuộc sống đầy hương sắc với bao niềm vui, nỗi buồn, lòng yêu thương, sự căm giận cùng những đắng cay ngọt bùi… tất cả kết

đọng và cựa quậy trong tâm hồn nhà thơ. Nó tựa hồ những cơn sóng cứ vỗ mãi vào lòng thi nhân, làm dậy nên bao niềm rung cảm, xúc động, tựa như những hạt phù sa tích tụ lâu dần thành những cánh đồng màu mỡ, chờ được gieo trồng. Giữa cuộc sống bao la, muôn hình, có khi chỉ một vầng trăng, một cái ráng chiều, một cơn gió, một hạt sương mai, một kiếp người hay một sựđời cũng làm ta rưng rưng xúc động, yêu thương, vỗ về hay khinh ghét, căm phẫn. Với thi nhân, những ấn tượng và cảm nhận ấy có khi thành nỗi ám ảnh, day dứt khôn nguôi trong lòng họ, đòi hỏi được

thể hiện, được tuôn trào theo dòng cảm xúc mãnh liệt, bất tận. Hẳn vì thế mà Tố

Hữu có dòng tâm sự: “Mỗi khi có cái gì nghĩ ngợi, chất chứa trong lòng không nói ra được thì tôi thấy cần làm thơ” [Dẫn theo 21, tr.170]. Và người làm thơ, “nếu không làm dấy lên những cảm xúc mãnh liệt trong lòng người thì quả là có lỗi” [21, tr.170].

Người thơ Hoàng Cầm may mắn được sinh ra và lớn lên trên vùng đất thơ

ngọt ngào Kinh Bắc. Xứ Kinh Bắc thơ mộng, trữ tình đã lay dậy cái Người thơ

trong nhà thơ, khiến nó đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Để rồi, cả cuộc

đời mình, thi nhân đi tìm vẻđẹp của Nàng thơ, tìm bạn, tìm mình, tìm lại vùng trời bình yên. Phù sa Kinh Bắc lắng đọng sâu trong hồn thơ ấy để làm nên dòng chảy Hoàng Cầm thật dạt dào, tha thiết, lắng sâu…

Cùng là tiếng lòng trĩu nặng yêu thương với con người và mảnh đất quê hương nhưng nếu Bằng Việt có tiếng nói sâu lắng và trong sáng của lớp thanh niên trí thức mới; Phạm Tiến Duật đưa được chất văn xuôi vào thơ, góp phần đáng kể

vào việc mở rộng phạm vi cái nên thơ cho tác phẩm; thơ Trần Đăng Khoa mang lại một hương vị đồng nội Việt nam hết sức đậm đà; thì Hoàng Cầm, bên cạnh mạch thơ trẻ trung, trào dâng sức sống thời Bên kia sông Đuống là tiếng thơ trầm lắng, da diết với bao nỗi niềm suy tư, trăn trở.

Hoàng Cầm có nghĩa là con chim vàng, cây đàn vàng, cây đàn của Hoàng tử

và vốn là tên một vị thuốc bắc. Hẳn không phải ngẫu nhiên thi nhân vận vào mình vị thuốc rất đắng ấy cũng như chẳng vì thế Hoài Việt nhận ra qua thơ Hoàng Cầm: “Vị thuốc đắng định mệnh tiên liệu một số phận”, và “Những ngang trái cuộc tình xen lẫn trái ngang cuộc đời” [151, tr.5].

Người thơ ấy từ khi vào tuổi bước đầu nhận thức được cõi đời này đến khi bước hẳn vào thế giới văn thơ, và mãi về sau này, cứ ôm ấp trong hồn những câu chuyện về quê hương, gia đình, về tình yêu với những nỗi buồn, niềm cô đơn, nỗi xa cách, nỗi ly biệt…Tất cả, cứ tầng tầng, lớp lớp úp xuống hồn thi nhân “như một

đại dương trập trùng sóng gió, miên man xanh một màu huyền – diệu – dĩ – vãng” [6, tr.194]. Chìm thật sâu, lắng thật sâu hồn mình vào “da thịt quê hương”, “hồn phách quê hương”, trong men say nồng nàn của đất trời Kinh Bắc, hồn thơ ấy như

dòng sông Kinh Bắc sóng sánh phù sa, dạt dào nguồn sống mà sao cứ không thôi chuyển mình, trăn trở…

Nhà thơ tâm sự: “Trong người tôi hòa quyện hai dòng máu. Dòng máu của nghệ thuật quan họ, dân ca hòa với dòng máu yêu nước, hào hùng và khí tiết, và cả

hai dòng đều rất mực sắt son, chung thủy như nhất. Thế nhưng, không hiểu sao, tôi sớm có cái buồn cô đơn ngay từ năm lên sáu, lên bảy tuổi. Bẩm sinh chăng? Hay chính là nỗi buồn của người con gái tài sắc lấy chồng từ năm mười bảy tuổi mà phải sống cô đơn đến hơn mười năm?” [6, tr.197]. Sớm biết rằng cõi nhân gian rất đẹp mà cũng rất rắc rối nhưng bởi lòng yêu quê hương, yêu cuộc sống quá đỗi thiết tha nên hết thảy mọi điều về quê hương, gia đình, về số phận những người thân yêu…

đều in đậm trong hồn thi nhân. Thơ Hoàng Cầm, do đó, có thể nói như “viên ngọc kết tinh muôn vàn nỗi niềm, cảnh sắc, hương vị, âm thanh, tiết tấu của cuộc sống vừa là xa xưa, vừa là đương đại, lúc huyền ảo, lúc hiện thực, như mê mà tỉnh, như

ngủ mà thức, hư hư thực thực” [6, tr.199].

Thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp nhưng Hoàng Cầm, giữa những liền anh: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên cùng những nhà thơ kháng chiến như: Nguyễn Đình Thi, Chính Hữu, Quang Dũng..., ông không hòa vào mọi người mà âm thầm, lặng lẽ với lối đi riêng của mình. Lùi sâu vào bản thể hồn mình, trở về với cái cội nguồn đầy ải của thơ ông, nguồn thi cảm của Hoàng Cầm có những nét riêng, khác với những nhà thơ khác. Thi nhân nghĩ về

cuộc đời, về số phận bằng niềm băn khoăn đầy trắc ẩn: - Mắt em đi suốt vòng thân phận

Có được vềđâu lúc lệ rơi Hồn em thả hết nghìn tâm sự

Có được vào trang sử kiếp người?

[Ngã ba sông, 6, tr.308]

- Anh đưa em lên đường xanh mơ

Hồn trăng trằn trọc đáy đêm mờ

Bốn mùa giông bão vò duyên phận Trả nợ cuồng phong hết kiếp chưa? [U ẩn, 6, tr.276]

Thơ Hoàng Cầm theo đó không mang âm hưởng dạt dào, hùng tráng của sử

thi mà như chính con người ông, tâm hồn ông, thâm trầm, êm dịu và sâu lắng. Thi nhân tâm sự: “Thơ tôi mang đậm chất của một làng quê văn hóa quan họ. Về già tôi hay ngồi nghiền ngẫm sựđời và cũng nghiệm ra một chân lý – cách sống, lối sống của mình như thế nào thì làm thơ như thế và nó còn quán xuyến suốt cả cuôc đời mình. Tôi sống thiên về bên trong, về thế giới nội tâm còn ngoài đời thì tôi ngô nghê và dại dột…” [152, tr.70].

Đọc thơ Hoàng Cầm, người đọc có cảm giác nhưđang bước đi trong đất trời Kinh Bắc, cái cảm giác lâng lâng say, vừa như thực vừa như mê. Lời huê tình Quan họ sức ngân rung sao da diết, lắng sâu:

- Lý cây đa... Lý huê tình

Nguyệt cầm ngại gẩy... dỗ dành ai ca Người ơi người ở... Hay là... [Thể phách tinh anh, 6, tr.281] - Em ơi thửđếm mấy giêng hai Đêm hội Lim về đê quai rảo bước Đuổi tà lụa nhạt ánh giăng đầm thấm đường sương [Theo đuổi, 6, tr.159]

Sau câu Quan họ ngọt ngào là cái sâu lắng, chất ngất của tình yêu nồng nàn:

Tơ tưởng em

đêm đêm héo hắt Nghe ai ru vắng ngắt Song Hồ

Gió quê người vàng ư phương Bắc? Có se buồn như gợn gió thu xưa? Tơ tưởng em chiều chiều xa lắc… [Tơ tưởng, 6, tr.310]

Những trang thơ viết về tình yêu của Hoàng Cầm thật lắm cung bậc, nhiều màu sắc. Tình yêu ấy lúc mãnh liệt đầy khát khao, lúc đắng cay nghẹn ngào, lúc hết sức thâm trầm và sâu lắng. Sự sâu lắng, đằm thắm ấy như chính cuộc đời thi nhân –

đọng sâu trong hồn niềm mê đắm và nỗi khắc khoải về tình yêu đơn phương: - Cả hồn thơ dại si ngây

Còn chăng một nét chữ gầy mong manh Chỉ còn thật chuyện riêng anh

Hao hao cổ tích mờ xanh tuyệt cùng

- Lẽo đẽo Em đi vườn mai sau Cúi nhặt chiều mưa dăm quả rụng

[Quả vườn ổi, 6, tr.151]

Hoàng Cầm “không đơn giản tới mức cứ đau đời từ trang này sang trang khác”, thế giới tình cảm trong thơ ông “dù gồm nhiều mảng rất khác nhau, chỉ xót xa phiền muộn, yểu điệu, yếu ớt, tinh vi, nhiều mặc cảm, nhiều nữ tính” [151, tr.253]. Nhưng cả khi nói về nỗi đau khổ, đắng cay, tiếng thơ ông cũng thật nhẹ

nhàng:

- Lý lý ơi khát khô cháy giọng Tình tình ơi chớđộng mành thưa

Chìa vôi quệt gió hững hờ

Bờ ao sáo tắm bao giờ… …hở Em [Theo đuổi, 6, tr.160] - Thương xót ấy lạ lùng từ bé bỏng mà suốt đời lồng lộng Càng rưng rưng ước vọng Em những mùa thu đi qua

[Ngày qua, 6, tr.289]

Thơ Hoàng Cầm theo đó thấm đượm nỗi u hoài quyến rũ. Ẩn sâu trong những câu Quan họ mềm mại, nhẹ nhàng là nỗi buồn vời vợi, sâu thẳm mà thi nhân cố nén lại:

-Thức đi qua tháng qua ngày

Qua mênh mang ánh trăng gầy xa soi Bởi không ru vẹn một lời

Để anh thức suốt một đời… chờ ru

[Ru anh thức, 6, tr.314] - Bốn mùa giông bão vò duyên phận

Trả nợ cuồng phong hết kiếp chưa

[U ẩn, 6, tr.276]

Có cảm giác mỗi dòng thơ Hoàng Cầm đều thấm đượm nỗi buồn, sự mất mát, đắng cay và nỗi khát vọng mãnh liệt. Trong đời thực hay trong thơ, Hoàng

Cầm vẫn thế, nồng nàn, mãnh liệt nỗi khát khao tình yêu, khát khao cuộc sống. Dù vậy, ở nhà thơ, “bản năng cũng được kìm nén, chỉ dịu êm một lẽ chấp nhận thoáng chút xót xa. Thế giới ấy khó chia sẻ” [151, tr.254].

Ở Hoàng Cầm, một nửa tâm hồn là niềm say cuộc sống, là khát vọng sống mãnh liệt và ước mong được bộc bày, chia sẻ, nửa còn lại như cố nén, cố lặn thật sâu vào bản thể hồn mình trước cuộc đời đầy dâu bể. Trong thực tại, hồn thơ ấy đã ôm ấp nhiều nỗi niềm, nhiều tâm sự:

- Chiều nay… gió biển hỡi – chia đôi Một nửa tôi theo đến cuối trời

Một nửa em về trang giấy lạnh Cho mình gọi ấm gió xa khơi...

[Ngỏ với gió biển, 6, tr.258]

- Đi tuyệt vời hạnh phúc Song song đau tuệt vời Tuyệt cùng đàn im ắng Tuyệt cùng trăng khuyết lời

[Vào đường mê, 6, tr.275]

Và trong tâm tưởng, “một cái bóng khác đang lặn lội tìm về quá khứ, điềm tĩnh hơn, trầm lắng hơn, sâu sắc hơn nhưng lại là tiếng lòng riêng muốn giải tỏa những ẩn ức kiểu Men đá vàng: lớp men tráng lên những đau thương của cuộc đời tan vỡ” [151, tr.16]:

Em cầm lấy cõi mưa nhung

Miên miên tơ óng xuôi vùng khe sâu Em ngồi đâu Chị đứng đâu

Bỗng dưng hai đứa hai đầu hư không (…) Áp môi bỏng cõi mưa dài

Khát thêm từng trận

khát hoài tuổi xưa Em về chưa? Chịđến chưa?

Bỗng dưng hai đứa khóc mờ đêm trăng [Gọi đôi, 6, tr.232]

Lặn tìm về quá khứ, trong những cơn mê dài và sâu thăm thẳm, nỗi u tình vọng về qua thơ càng thêm khắc khoải, nghẹn ngào:

Chị lỡ xe hồng Mẹđi lấy chồng

Cỗ cưới chênh vênh khoai luộc Mật vàng mọng rách vỏ nâu non (…) Khấn thầm như gặp Chị mắt nứa cứa tay Em vẫy đón đầu làng [Đợi mùa, 6, 177-178] Nỗi thổn thức, ngậm ngùi về những mối tình lỡ nhịp, kỳ vọng về hạnh phúc và cái đẹp xui nhà thơ cứ mãi hoài ngóng tìm trong đau đáu, xót xa. Và nỗi nghẹn ngào duyên kiếp Em đứng nhìn theo Em gọi đôi suốt đời cứ âm ỉ, ám ảnh hoài tâm thức thi nhân:

- Ngày Chị bảo Em quên

Em tơ tưởng sao bắt Em đừng nhớ

Tha cho em Tha Em

“Sông Thương nước chảy đôi dòng…”

[Nước sông Thương, 6, tr.153] - Em không nói. Chiều nay không bóng tím

Tiếng xe đời thét gọi mưa sa

Gió nguyên hình. Đêm mê gì ngất lịm Trăng Tây Hồ sao tuyệt mù xa

[Ngẩn ngơ, 6, tr.229]

Thơ Hoàng Cầm mở ra chiều sâu tâm trạng, ở đó vọng lên nỗi buồn man mác, trong trẻo của tiềm thức tuổi thơ lặn sâu trong hồn ông, nỗi buồn nhẹ nhàng, sâu lắng:

- Về Kinh Bắc phải đâu con hé miệng Khế chua vôi bột lòng tay

[Đêm Mộc, 6, tr.107] - Về Kinh Bắc phải đâu con nhắm mắt Gài mảnh gương giàn thiên lý đợi tua rua [Đêm Thủy, 6, tr.108]

- Mắt thời gian em ơi nhìn đâu

Để chiều mai đương xuân

ai òa mưa mau (...) Nghe em ru

Âm vang con suối nguyện cầu Mắt thời gian càng miên man xanh

[Mắt thời gian, 6, tr.297-298]

Đắm chìm trong vùng Quan họ vừa thực vừa mơ, đắm chìm vào miền ký ức

đầy kỷ niệm, Hoàng Cầm mở ra trong thơ mình một vùng quê, một vùng thơ nhạt nhòa sương khói, xa xăm, mờảo. Nhà thơ thố lộ: “Tôi chìm vào một quê hương xa, có thực mà như ảo ảnh, là ảo ảnh mà gần như gần gũi đâu đây, cứ chập chờn năm tháng và bảng lảng không gian, xanh mơ mong manh màu kỷ niệm pha chút tím của tiếc hận, chút hồng của tuổi thơ, chút biêng biếc thẳm của say mê, não nùng, của thương cảm không có bến buông neo, và nhìn chung chỉ thấy con mắt của thời gian không hề suy suyển đến một sợi mi cong…” [151, tr.201]:

- Thờơ lắng đọng quê nhà

Những sương buông khói mờ xa sông Cầu Thờ ơ nối rộng chiều sâu

Nối nghiêng với chếch nối màu với hương Thơ ơ dàu nghẽn đoạn đường

Vẫn lồng đau ấy vào thương phận này… [Thờơ, 6, tr.294] - Em đi mãi những đường làng ngơ ngắt nhặt lá đa đan mũ Chiêu Quân hát vẩn vơ lời sẩm chợ (…) Chiều lá dứa tít mù chong chóng Gió mát này Mẹ quạt từ chênh chếch nẻo tàn trăng [Đợi mùa, 6, tr.176-177]

Nguyễn Đăng Mạnh, trong bài viết Mấy ý nghĩ về thơ Hoàng Cầm, nhân đọc

Mưa Thuận Thành”, đã nhận xét: “Ở Bên kia sông Đuống, thơ có say mà vẫn có tình, có màu tối, nhưng cũng có màu sáng, thậm chí tươi tắn nữa. Còn ở Lá Diêu Bông thì say triền miên và chỉ có một thứ ánh sáng buổi chiều đông chiếu trên một cánh đồng vắng, có bóng ai đó đang ngẫn ngơ tìm kiếm một cái gì…” [66, tr.14]. Thi phẩm Hoàng Cầm từ những Lá Diêu Bông, Quả Vươn Ổi, CâyTam Cúc…, hắt

ra màu sáng le lói, nhạt nhòa của Đồng chiều cuống rạ, và màu đêm từ những Đêm Mộc, Đêm Thổ, Đêm Kim, Đêm Hỏa… Trong gam màu mờ nhòa khói sương ấy, bao nỗi niềm như lắng lại để rồi phảng phất trong hồn người đọc:

- Mùa đông sau Em tìm thấy Lá Chị lắc đầu

trông nắng vãn bên sông

[Lá Diêu Bông, 6, tr.150] - Có nét buồn khôi nguyên Chìm sâu vào đằng đẵng Có tiếng ca ưu phiền Chìm sâu vào lẳng lặng [Nhớ, 6, tr.174] Những dòng thơ ẩn chứa một lẽ gì vu vơ, hư ảo, tuy định hình một giọng diệu rõ nét song thật không dễ nắm bắt. Dòng mạch cảm xúc, ý thơ hòa trong những lớp hình ảnh, những điệu âm thanh như những con song dào dạt, mênh mang, và vỗ

vào nhau, nhịp nhàng, êm ái. Nhón bước, lặng thinh đi trong miền thơ đầy những nỗi niềm ấy, người đọc cảm thấy mọi thứ vừa như thực, mà như mơ, dường rất rõ ràng mà nhạt nhòa, hưảo. Quả vậy, cái đẹp, cái hay trong cấu khí, ý tưởng của câu thơ, bài thơ ông không ai không nhận ra song cái hồn thơ, cái hồn người man mác

ẩn hiện trong thi phẩm thì thật khó nhận diện. Làm sao có thể lí giải cho tường, cho trọn vẹn nguyên do của nguồn cảm xúc chợt đến mà dâng tràn, mạnh mẽ, phủ kín hồn thơ ấy. Theo Hoàng Cầm, “Có nhiều bài thơ mang một tứ rất lạ, rất khó giảng, khó bình, mà nhiều khi chỉ cảm thấy được thôi” [6, tr.211]. Muốn vậy, người đọc phải hòa được cảm xúc của mình với những rung động sâu trong hồn thi nhân, điều

được thể hiện qua thi phẩm.

Thơ Hoàng Cầm, nói chung, là tấm lòng trĩu nặng tình yêu thương và nỗi suy tư sâu sắc về cuộc đời, về con người: Về quê hương, gia đình, về số phận những người thân yêu, về tình yêu, niềm hạnh phúc và nỗi bất hạnh, mất mát, hy sinh… Viết về điều gì, thi nhân cũng gửi vào đó thật đầy và thật sâu tâm tư, nỗi niềm của mình. Nhưng không phải từ sự cầu kì, khổ công tạo từ, tạo tứ cho thơ và bằng những cảm xúc tự nhiên, chân thành của một hồn thơ dào dạt, sâu lắng.

Một phần của tài liệu HỒN – TÌNH – HÌNH - NHẠC TRONG THƠ HOÀNG CẦM (Trang 40 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)