Hồn thơ Kinh Bắc Hoàng Cầm

Một phần của tài liệu HỒN – TÌNH – HÌNH - NHẠC TRONG THƠ HOÀNG CẦM (Trang 53 - 64)

Vùng đất thơ trữ tình Kinh Bắc, những cô gái quê Kinh Bắc tài sắc, đa tình, Mẹ – người thiếu nữ làng Bựu, được thừa hưởng những tinh hoa của làng quê quan họ,… tất cả, như dòng sữa ngọt ngào thấm vào máu thịt, chảy trong huyết quản Hoàng Cầm, nuôi dưỡng hồn thơ ông – hồn thơ Kinh Bắc. Thơ viết về quê hương, trước nay, có rất nhiều, nhưng dễ thường ít có thi nhân nào lại gắn bó đến mức máu thịt với vùng quê Kinh Bắc như Hoàng Cầm. Ông là nhà thơ viết vềđất Kinh Bắc

đầy đủ, sâu sắc và toàn diện hơn cả. Có lẽ vậy mà dù viết vềđiều gì, về quê hương,

đất nước hay về những tâm tư sâu kín trong hồn, Hoàng Cầm vẫn là nhà thơ Kinh Bắc không thể lẫn. Phải nói, phù sa Kinh Bắc đã lắng đọng và thăng hoa hồn thơ

ông để đem đến cho đời một tiếng thơ lạ, mà rất đẹp. Trong trẻo, hồn nhiên mà trữ

tình, đằm thắm, dạt dào, rộng mở mà da diết, lắng sâu là sắc điệu riêng của hồn thơ

Kinh Bắc Hoàng Cầm, một hồn thơđa tài và đa tình trên một vùng đất thơđặc biệt : Kinh Bắc.

Kinh Bắc – một vùng thẩm mỹ lớn, là xứ sở của huyền thoại, truyền thuyết, ca dao dân ca, là nguồn cảm hứng sáng tạo của nhiều văn nhân, trong đó có Hoàng Cầm. Trên trang thơ ông, bóng dáng con người Kinh Bắc, quê hương Kinh Bắc với những dòng sông, những cánh đồng, những hội hè, đình đám… hiện lên trong những hình ảnh đẹp nhất, sinh động nhất. Chính cảm xúc và tình cảm sâu sắc dành cho Kinh Bắc đã giúp Hoàng Cầm tạo dựng được thế giới Kinh Bắc trong thơ mình, và hơn nữa, làm đọng lại ấn tượng rất sâu trong lòng độc giả.

Quả vậy, Kinh Bắc đâu chỉ là vùng địa linh nhân kiệt, mảnh đất của những truyền thống văn hóa đời đời, ấy còn là vùng đất thơ ngọt ngào, trữ tình và đầy quyến rũ. Kinh Bắc vì thế đã đi vào biết bao trang sử cùng bao tác phẩm văn chương. Được chuyển hóa đặc sắc trong thơ Hoàng Cầm, người đọc hôm nay và muôn đời sau thật may mắn đã có được một hồn thơ độc đáo – hồn thơ Kinh Bắc.

Đất Kinh Bắc bồi đắp, nuôi dưỡng và nâng cánh thơ Hoàng Cầm bay cao, bay xa để

rồi vương vấn mãi trong đời. Cũng nhờ thi nhân ấy biết khéo léo gửi trọn mảnh hồn in sâu dáng hình Kinh Bắc của mình trên mỗi dòng thơ. Thơ Hoàng Cầm lung linh, sống động và đầy ắp một miền không gian Kinh Bắc huê tình, diễm ảo. Hai lần đọc thơ ông, qua bài Bên kia sông ĐuốngLá Diêu Bông, Nguyễn Đăng Mạnh nhận ra hai lối thơ của hai thời kỳ sáng tác dù “khác nhau lắm” nhưng cả hai đều có một cái gì rất Hoàng Cầm: “Hình như có một không gian Kinh Bắc, một thời gian Kinh Bắc rất đỗi cổ kính trong thơ ông. Và trên cái nền thời gian, không gian ấy, cứ thấy thấp thoáng một cô gái quê Kinh Bắc của một thuở nào, có vẻđẹp duyên dáng tình tứcười như mùa thu tỏa nắng. Tất cảđược vờn vẽ bằng một ngọn bút tài hoa, đệm theo một nhạc điệu buồn…” [66, tr.14].

Dường như, cái không khí đẫm chất huê tình, bảng lảng khói sương văn hóa dân gian của đất Kinh Bắc đã ăn sâu vào tuổi thơ Hoàng Cầm và tạo thành một phần máu thịt trong bản thể thơ ông. Thi giới Hoàng Cầm dù được nhìn từ chiều hướng nào cũng thấy hiện lên một Kinh Bắc thẳm sâu, lộng lẫy, một Kinh Bắc u hoài vóc

dáng của những người đẹp. “Vũ trụ thơ Hoàng Cầm thực chất là hồn quê Kinh Bắc rung lên qua những sợi dây thần kinh thi ca nhạy cảm được uơm ủ từ thời ấu thơ” [66, tr.44]. Thơ Hoàng Cầm trước sau luôn là tiếng nói trung thực của bản ngã, là sự đào sâu vào bản thể hồn mình, để qua đó, kí ức về quê hương cứ lần lượt trở về, khắc khoải, da diết và đầy đam mê… Chẳng biết tự lúc nào, Kinh Bắc đã trở thành

quê thiêngquê thơquê tình trong thơ Hoàng Cầm, chỉ biết rằng, nếu mất đi không khí Kinh Bắc, chắc hẳn rằng thơ Hoàng Cầm cũng sẽ hết thiêng! Vậy nên mới nói: Kinh Bắc với Hoàng Cầm “không chỉ là chuyện đề tài mà là chuyện hồn cốt, độ sâu sắc của tình cảm hòa vào chữ nghĩa, tình điệu” [66, tr.44].

Từ cội nguồn Kinh Bắc, mang trong hồn kí ức sống động về vùng đất quê hương, anh lính trẻ Hoàng Cầm say sưa sáng tác thơ, viết kịch, diễn kịch, đem

giọng oanh vàng đất Bắc của mình phục vụ bộ đội, phục vụ kháng chiến. Thơ ông hồi này tràn đầy sức trẻ, cuồn cuộn chảy dài thành những bài thơ nối tiếp nhau trong những năm đầu kháng chiến. Tiếp nối mạch thơ yêu nước, căm thù giặc trong Đêm liên hoanTiếng hát sông Lô , Bên kia sông Đuống ra đời, trở thành đỉnh cao của thơ kháng chiến và cũng là đỉnh cao của thơ Hoàng Cầm. Bài thơ là bức tâm tình dạt dào, tha thiết, lắng sâu của đứa con thơ Kinh Bắc khi nghe tin quê hương chìm trong ngọn lửa hung tàn của quân xâm lược.

Chẳng phải ngẫu nhiên, từ tiềm thức xa xôi bỗng vọng về thành câu chữ và tuôn chảy một thế giới Kinh Bắc trong Bên kia sông Đuống. Chính lòng yêu quê hương sâu sắc, những hồi ức đầy ắp kỷ niệm về Kinh Bắc, trong những phút thiêng, chợt làm sống dậy mãnh liệt hồn thơ Kinh Bắc Hoàng Cầm đã lắng đọng bấy lâu.

Được viết về Kinh Bắc, với Hoàng Cầm là hạnh phúc, là nỗi khát khao, là tình yêu không thể nói hết bằng lời. Viết về Kinh Bắc, hồn thơ ấy nhưđược tìm về

với đất mẹ yêu thương, để rồi thăng hoa thành những vần thơ đẹp. Dáng hình quê hương Kinh Bắc luôn thấp thoáng, ẩn hiện trên mỗi thi phẩm Hoàng Cầm nhưng rõ nhất, đậm nhất vẫn là ở những sáng tác trong tập Về Kinh Bắc. Tập thơ được viết vào những năm 1959 – 1960, giữa những đau đớn mộng mị, những suy tư, trăn trở

về cuộc đời và số phận con người. Bên cạnh những đứa con mang vẻđẹp Kinh Bắc vốn đều được thai nghén từ vùng đất ấy như: Mưa Thuận Thành, Men đá vàng, 99 tình khúc, Về Kinh Bắcđã được xem là dòng chảy Hoàng Cầm tiêu biểu nhất, là cột xương sống cho toàn bộ thi phẩm của ông. Với Hoàng Cầm, về Kinh Bắc cũng có nghĩa là trở về thời thơấu, quay về với cội nguồn và cũng chính là về với ta, về với niềm cảm xúc miên man và rất thật trong hồn mình.

Về Kinh Bắc để được nhớ, được mơ và được say mãi niềm hạnh phúc lung linh mê đắm. Ngập sâu hồn mình vào đất mẹ quê hương, nhà thơ thổ lộ: “Tất cả… tất cả… tôi bơi, chìm trong tất cả da thịt quê hương, hồn phách quê hương. Quê hương Kinh Bắc…” [6, tr.195]. “Hồn tôi cứ chìm dần, chìm sâu, chìm và lắng thật sâu vào vùng quê tôi ngày xưa, thời tôi còn nhỏ dại, với biết bao bóng dáng, đường nét, màu sắc, hương vịđã quá xa, … Chuyện về quê hương, về tình yêu với những nỗi buồn, niềm cô đơn, nỗi xa cách, nỗi ly biệt cứ tầng tầng lớp lớp úp xuống hồn tôi như một đại dương trập trùng sóng gió, miên man xanh một màu huyền – diệu – dĩ – vãng rồi xẻ ngang, vạch chéo, vút cao, xoáy sâu không biết bao nhiêu những nét rung động, có khi võ vàng, gầy mảnh, có khi tươi tắn, ngỡ ngàng, lúc như ai oán, lúc như mơ mộng nhưng vui ít buồn nhiều, cái đau của thuyền tình không đến bến, những nguyện ước không thành, những mộng đẹp tan vỡ, những men say nửa chừng, những con mắt mỹ nhân đã khép, những tiếng hát người yêu đã tắt, những làn da mịn màng của người gái quê Kinh Bắc đã nhăn nheo, những sợi tóc xưa óng

ả nay đã úa bạc… Vậy nên, cả tập thơVề Kinh Bắc tôi viết từ lập thu 1959 đến giữa xuân 1960, là quê hương tôi, cảnh ngộ gia đình tôi… số phận mỗi người thân yêu, nhất là số phận những người gái quê Kinh Bắc” [6, tr.194-199].

Những hình ảnh đó theo nhịp lòng thi nhân bàng bạc bao phủ cả tập thơ, “xuyên qua năm tháng và không gian, qua mưa phùn và nắng rát, qua biết bao hình thái của tâm tư, của số phận, mà trội lên vẫn là cái sầu đơn phương, cứ vấn vương mãi, cho tôi nhớ mãi đến hết một kiếp này, biết đâu còn xót xa yêu thương vào tận kiếp sau… kiếp sau nữa…” [6, tr.205].

Có thể nói đây là lúc hồn thơ Kinh Bắc lắng đọng sâu nhất, chín nhất trong

đời thơ Hoàng Cầm. Cuộc “tuần du” ngược dòng thời gian trở lại quê xưa lần này

đã giúp nhà thơ tạo nên nhiều dáng thơ, kiểu thơ, lối thơ mang hồn thơ Kinh Bắc

độc đáo. Bốn tám dáng thơ qua tám nhịp trong Về Kinh Bắc kết tinh trong ấy muôn vàn nỗi niềm, muôn vàn yêu thương, muôn sắc hương, âm vị của cuộc sống vừa là hiện thực, vừa là huyền thoại, rốt cuộc, vẫn chưa vợi khối ân tình bao la, sâu thẳm trong lòng người thi sĩ. Bởi thế mà có Mưa Thuận Thành, Lá Diêu Bông, rồi 99 tình khúc tiếp vào mạch thơ Kinh Bắc và đẩy chiếc xe thơấy đi xa hơn về phía hiện đại.

Ở đó, bằng lớp ngôn từ vừa mang màu sắc cổđiển vừa phóng túng linh hoạt nhưng vẫn nghiêm trang, Hoàng Cầm đã tạo dựng được một không gian cổ trọn vẹn, diệu kỳ trong thơ mình. Nói như giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh: “Hình như có một không gian Kinh Bắc rất đỗi cổ kính trong thơ anh” [66, tr.14]. Và Phạm Thị

Hoài: “Về Kinh Bắc, tập thơ cho đến bây giờ vẫn tiếp tục mang vầng hào quang riêng…, và chỉ cái tên của nó thôi đã hứa hẹn, và hơn cả hứa hẹn: đã thiết lập hẳn một không gian tinh thần đặc trưng – không gian văn hóa Kinh Bắc” [151, tr.248].

Nhìn nhận Hoàng Cầm là một tài năng độc đáo của nền thơ Việt Nam hiện

đại phải thấy rằng phần đặc sắc nhất của thi nhân là thơ viết về Kinh Bắc. Ông là nhà thơ đã nói về Kinh Bắc nhiều và giỏi hơn cả. Nếu nói đất Kinh Bắc huê tình là cội nguồn của đời thơ Hoàng Cầm thì ngược lại, người thi sĩ tài hoa ấy đã làm thơ

hóa, bất tử hóa, làm rạng danh cho vùng quê Kinh Bắc.

Quê hương là cội nguồn, là cái nôi nuôi dưỡng đời sống và tâm hồn dân tộc. Mỗi nhà thơ, nhất là những nhà thơ lớn đều có những sáng tác hay viết về quê hương. Ta đã gặp một Nguyễn Bính chân quê trên miền đất Nam Hà nghèo khổ

thanh sơ bình dị; một Quang Dũng phiêu diêu trong mây trắng xứ Đoài; một Hàn Mặc Tử bên thôn Vĩ Dạ đầy thơ mộng hay một Tố Hữu với những dòng thơ ngọt ngào đậm chất dân ca và đượm thắm tâm tình cùng sông Hương, núi Ngự… Đất Kinh Bắc sinh ra Hoàng Cầm, để đến lượt mình, nhà thơ ấy đã tái sinh một thế giới Kinh Bắc đa chiều, lộng lẫy trong thơ mình.

Đọc thơ Hoàng Cầm, soi ngắm thi phẩm ông từ góc nhìn nào, người đọc cũng thấy được lòng thành kính, sự nâng niu, trân trọng xuất phát từ một tình yêu rất

đặc biệt mà ông dành cho Kinh Bắc. Tình yêu ấy đã ngấm vào máu thịt thi nhân từ

thưở ấu thơ, trở thành lẽ sống, niềm tin, lòng tự hào của một người suốt đời lấy thơ

làm cứu cánh, làm mục đích và lẽ sống cao cả cho mình. Chính tình yêu Kinh Bắc

đã đem lại nguồn cảm xúc bất tận để nhà thơ có thể làm sống dậy tất cả những gì thuộc về Kinh Bắc trong thơ mình. Và hơn thế, nó tạo nên “sự hòa hợp cộng hưởng giữa thế giới Kinh Bắc với hồn thơ Hoàng Cầmđể làm nên một gương mặt thi nhân, một Người thơ Kinh Bắc quen mà lạ, với phong cách và sắc điệu riêng, chỉ riêng ông mới có” [66, tr.15].

Thơ là nơi giãi bày tâm tư, tình cảm và thổ lộ những điều tinh vi, sâu kín nhất trong tâm hồn thi nhân. Viết về Kinh Bắc, Hoàng Cầm hòa cả mảnh hồn ắp đầy tình yêu Kinh Bắc vào linh hồn quê hương, tiếng thơ ông từđó cũng là tiếng vọng của núi sông, tiếng lòng của người Kinh Bắc. Hoàng Cầm luôn có cách thể hiện độc đáo và ấn tượng hình ảnh quê hương trong thơ mình. Điều này giúp ông tạo được sắc

điệu riêng cho thơ mình, khác hẳn với cả những nhà thơ Kinh Bắc khác. Viết về

những dòng sông diễm lệ, núi đồi thần tiên, chùa chiền miếu mạo, những làng quê nghèo vắng hút hay những con người tình tứ, hào hoa, nhà thơ vẫn luôn gợi được

tình yêu Kinh Bắc sâu thẳm, mãnh liệt trong câu chữ và gợi được hồn quê Kinh Bắc qua ý thơ.

Làm thăng hoa vẻ đẹp một vùng quê để những cảm xúc về quê hương Kinh Bắc đọng lại thật sâu trong lòng độc giả, phải nói, ít ai làm được như Hòang Cầm. Nhà thơ đã tạo nên được một thế giới Kinh Bắc trong không gian nhiều chiều, trên nền thời gian đặc sánh màu Quan họ. Nhiều người cho rằng chỉ với Bên kia sông

Đuống thôi cũng đủ để Hoàng Cầm dựng nên thế giới Kinh Bắc trong thơ và tỏa sáng trên thi đàn. Kỳ thực, mỗi thi phẩm Hoàng Cầm là một dòng sông thơ về Kinh Bắc mang trong nó những vẻ đẹp riêng về cảnh quê, từ quê, về những con người trong cách cảm, nếp nghĩ, những nét văn hóa truyền thống… Thế giới Kinh Bắc trong thơ Hoàng Cầm theo đó hiện ra sống động, vừa rất thực, vừa huyền hồ, hưảo, một Kinh Bắc đẫm chất huê tình đã ăn sâu vào hồn thi nhân tự thưở nào.

Viết về quê hương, điều cốt yếu là phải là hiện lên rõ nét cái hồn của vùng quê đó. Muốn vậy, người viết đòi hỏi phải có cảm xúc mạnh, trí tưởng tượng sâu rộng, sức liên tưởng dồi dào qua các sự vật, tình cảnh có thực, đồng thời phải thấu hiểu lịch sử và nhân vật lịch sử của một vùng đất. May mắn thay, từ nhỏ, Hoàng Cầm đã được theo mẹđi lễ chùa, dự hội chùa Phật Tích, Chùa Dâu, Bút Tháp, Tiên Sơn, Long Khánh… và đến những phường hát Quan họ nổi tiếng. Kinh Bắc vốn vậy, trữ tình, quyến rũ và rất đỗi ngọt ngào. Thế giới ấy lại được ươm ủ trong hồn người Kinh Bắc tài hoa, đa tình nên lại càng lung linh, đắm say. Trong nền thơ dân tộc, xưa nay, chưa có nhà thơ nào viết về quê hương Quan họ mà sắc màu Kinh Bắc, cái hồn dân tộc đông kết xuất sắc trong mỗi dòng thơ như thi nhân Hoàng Cầm. Thơ

ông đem lại cho người đọc cảm giác nhưđang trôi vào những giấc mơ đầy tình yêu dành cho Kinh Bắc, dành cho Mẹ, cho Em và dành cho thơ. Mặc dù chỉ viết về một vùng quê tâm hồn thơ Kinh Bắc Hoàng Cầm lại có sức lay động sâu sắc tình cảm quê hương nói chung trong mỗi người dân đất Việt.

Tóm lại, với tài thơ độc đáo, Hoàng Cầm đã làm hiện lên một thế giới Kinh Bắc sống động trong thơ mình. Nhưng có lẽ, hồn điệu Kinh Bắc trong thơ Hoàng Cầm sẽ nhạt và vơi nếu mất đi màu thời gian rất đỗi cổ kính được nói đến trong nhiều thi phẩm. Bằng một hệ lời tinh vi, lắt léo và thật sựấn tượng, Hoàng Cầm đã tạo được dòng thời gian chảy qua hồn Kinh Bắc. Thời gian ấy dù mang màu tâm linh và thuộc về cảm thức Hoàng Cầm, vẫn có sức ám ảnh và khả năng gợi mở thật phong phú. Nó không chỉ mở ra trước mắt người đọc bề rộng không gian Kinh Bắc mà còn gợi lên trong lòng họ tầng sâu văn hóa của một vùng quê.

Thời gian trong thơ Hoàng Cầm có khi là đơn vị thời gian thật và cụ thể khác lắm lúc chỉ có ý nghĩa tượng trưng, mê giác. Dù vậy, thời gian trong thơ ông bao giờ

cùng gắn với một tâm trạng, một nỗi niềm nào đó, bao giờ cũng trĩu nặng tình yêu

Một phần của tài liệu HỒN – TÌNH – HÌNH - NHẠC TRONG THƠ HOÀNG CẦM (Trang 53 - 64)