Tình yêu – Nguồn cảm hứng bất tận trongthơ Hoàng Cầm

Một phần của tài liệu HỒN – TÌNH – HÌNH - NHẠC TRONG THƠ HOÀNG CẦM (Trang 94 - 109)

TÌNH CẢM TRONGTHƠ HOÀNG CẦM

2.2.2. Tình yêu – Nguồn cảm hứng bất tận trongthơ Hoàng Cầm

Cả một thời gian dài, quan niệm “Thi dĩ ngôn chí”, “Văn dĩ tải đạo” ảnh hưởng sâu sắc đến cách cảm, cách nghĩ và quá trình sáng tác của người làm thơ, viết văn. Cho đến mãi về sau, quan niệm đó mới dần được thay đổi. Trong Mỹ học,

Hêghen viết: “Vì vậy cho nên nhiệm vụ chính của thơ là gợi lên cho ý thức nhận thấy những sức mạnh của cuộc sống tinh thần và tất cả những gì lay động ta, làm ta xúc cảm trong các dục vọng và các tình cảm nhân tính” [51, tập1, tr.29]. Theo Hêghen, “nhiệm vụ chính của thơ” là hướng đến miêu tả, thể hiện đời sống tinh thần, tình cảm, tình yêu của con người. Quả vậy, trong khả năng đặc biệt của mình, thơ đi sâu vào đời sống tinh thần con người, phản ánh những ước mơ, khát vọng, niềm vui, nỗi buồn, sự cô đơn, nỗi nhớ nhung… của con người.

Thơ ca muôn đời vẫn vậy, mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ, mỗi dân tộc đều có những nhà thơ nổi tiếng viết về tình yêu: A.Puskin. A.Lamactin, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính…

Đọc thơ tình Xuân Diệu, Trần Đình Sử viết: “Ông đòi hỏi một tình cảm được biểu hiện tuyệt đối nồng cháy, cao độ tối đa” [115, tr.30]. Cái ông gọi là “tuyệt đối nồng cháy, cao độ tối đa” ở đây chính là tình yêu, là mạch nguồn, là bản chất của thơ ca. Với đặc trưng bản chất của thể loại, thơ là tiếng nói nhạy cảm nhất của tình cảm, của trái tim con người cũng như tình yêu vốn là đề tài muôn thuở của văn chương nói chung và thơ nói riêng.

Hoàng Cầm sống giữa cuộc đời, hòa mình vào mọi người, nhưng tiếng thơ

ông, đặc biệt là những thi phẩm về tình yêu, mang sắc điệu riêng, cung bậc riêng. Ông là nhà thơ tình đặc biệt và tiêu biểu của nền thơ Việt Nam sau 1945. Với ông, thơ ca đích thực là mảnh đất của tình yêu: Thuởấy Chị chưa về thơ Anh Áo tơ dính chặt bó khuôn hình Đến khi xé lụa bừng da thịt Ngửa mặt phù du khép gió xanh [Dáng thơ, 6, tr220]

Thời gian và cuộc sống với bao biến hóa thăng trầm đã làm nhòa đi, xóa dần

đi bao điều quý giá, trong đó có tình yêu và cái đẹp. Dù vậy, nghệ thuật và thơ ca vẫn đủ sức lưu lại và tái tạo lại một cách độc đáo những gì đã nất, đã đi qua, đã

không còn nữa. Thơ hoàng Cầm, những Cây Tam Cúc, những Lá Diêu Bông hay

Quả Vườn Ổi… chính là phép nhiệm màu kỳ diệu ấy.

Tình yêu mang sức mạnh thầm kín mà mạnh mẽ, đưa con người vào trạng thái yêu đương xao xuyến, đuổi theo nhưng cuộc tình nồng cháy và nhiều lúc dang dở, đắng cay, phiền muộn… Hoàng Cầm bằng cặp mắt đa tình và nét bút tài hoa, đã miêu tả chân tình, xúc động những mối tình tha thiết ấy. Từ cuộc sống lao động cần mẫn, từ những ngày hội tưng bừng, náo nhiệt…, trong những khoảnh khắc bất chợt nào đó, tình yêu lên tiếng, có khi là lời thì thầm, kín đáo, lúc là những rung động nhẹ nhàng, có lúc mãnh liệt, dâng trào:

- Cả hồn thơ dại si ngây

Còn chăng một nét chữ gầy mong manh Chỉ còn thật chuyện riêng anh

Hao hao cổ tích mờ xanh tuyệt cùng

[Liệu còn gì nữa, 6, tr.288] - Hái một nụ thơm em Là biết đầu biết khổ Hái thêm em lá mở Đau suốt đời ngẩn ngơ [Duyên kiếp, 6, tr.279]

Hoàng Cầm được sinh ra trên đời là để làm thơ, để dệt nên những cung bậc thiết tha về tình yêu nam nữ, tình cảm lứa đôi. Có lẽ, chất men say tình yêu từ vùng

đất Kinh Bắc diễm tình đã ngấm vào máu thịt ông từ thời thơ bé. Thơ tình Hoàng Cầm do vậy luôn ẩn hiện hình ảnh một vùng quê và mang đậm hồn quê Kinh Bắc:

- Thôi đợi sang sương chiều rủ khói Lơ thơ che mặt thẹn sông Cầu Một lời quan họ bay lên dốc Anh chớ dìm em đêm nén đau

[Một lời Quan họ, 12, tr.85 ]

- Mưa đi về anh mưa đi lưu ly Kinh Bắc hồng môi gái xưa kinh kỳ

Kinh Bắc lên men đằm hương vương phi Hỡi mưa phương Nam bao giờ mưa đi

Tình yêu trong thơ Hoàng Cầm bao giờ cũng mãnh liệt và đầy mê đắm. Tình yêu ấy chảy tràn trong tim ông, trong thơ ông và phủ kín cả không gian Kinh Bắc:

Tháng giêng ơi vút vút nhanh

Như mây từ biển liệng vành Thiên Thai Như dòng sông Đuống cuốn trôi

Như Tiêu Tương liễu buông dài Bách Môn

[Tháng giêng đi chậm, 6, tr.283]

Tình yêu ấy – nỗi băn khoăn trong sáng, mối buồn sầu lửng lơ mà vô hạn phủ đầy trang thơ Hoàng cầm, giăng mắc khắp núi sông làng mạc, khắp đất trời Kinh Bắc. và nỗi cô đơn theo đó cũng tan trong hun hút phương trời:

Đêm giao thừa ai đưa mưa sa Từ Thức tìm đâu một mái nhà Có phải chính em cầm gió bấc Quất ngang sông đuống buốt phù sa

[Bơ vơ, 6, tr.266]

Nét đẹp nhất trong những bài thơ tình của Hoàng Cầm là sự chân thành, là tình yêu sáng trong nguyên khôi của một tâm hồn đa tình, nhạy cảm. Tình yêu đầu với chị Vinh, người chị hơn ông tám tuổi đã để lại trong đời ông và thơ ông niềm hạnh phúc và nỗi nuối tiếc, xót xa khôn nguôi. Nỗi đau tình yêu đơn phương cứ ám

ảnh hoài đời thơ ấy và tạo thành giọng điệu riêng, nét đặc sắc riêng của thơ tình Hoàng Cầm.

Tình yêu bởi trinh nguyên, sáng trong và rất mãnh liệt nên nỗi nhớ mới thành sâu thẳm, mênh mông. Từ đó mà có những dòng thơ thần diệu như “tiếng một con suối thần vang động từđáy thẳm sâu của kỷ niệm” [151, tr.265]. Đó là những lúc thi nhân sống hết mình với tình yêu và kỷ niệm một thời tuổi mộng.

Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ nhung, chờ đợi. Tâm trạng ấy có khi chỉ từ

một phía. Hoàng Cầm diễn tả trạng thái tình cảm ấy một cách chân thực, không màu vẻ sang trọng và nghệ thuật hóa như Xuân Diệu, cũng không tài hoa, khắc khoải và có phần huyền bí như Hàn Mặc Tử… Thơ tình Xuân Diệu mới cả về tứ, về ngôn ngữ, âm điệu và phương thức biểu hiện. Người đọc mê thơ ông bởi cái đắm say, hối hả, nồng nàn, tha thiết, không có chút gì ẩn khúc. Bằng lớp ngôn từ tinh vi, giàu chất say, Hoàng Cầm nói đến mọi trạng thái của tình yêu: Tình yêu trong trắng, ngây thơ, tình yêu đắm say, ngây ngất, sự đợi chờ, nhớ nhung, giận hờn, sầu tủi, ghen tuông, tuyệt vọng…

Hoàng Cầm là thi sĩ của tình yêu thầm kín nhưng chẳng bao giờ dám thổ lộ, bộc bày. Cho đến một ngày, tình yêu như con tàu tách bến, người yêu vắng xa, đành thở than nuối tiếc nuốt cả vào lòng nỗi đau tình yêu không trọn vẹn:

Liệu còn gì nữa của anh

Bài thơ mê đã hóa thành viễn vông Dẫu em đọc lại đôi dòng

Sẽ ngơ ngác hỏi nỗi lòng ai đây?

[Liệu còn gì nữa, 6, tr.288]

Thơ tình Hoàng Cầm là thơ của tình yêu sâu kín: diễn tả được sắc thái,cung bậc của tình cảm: những rung động nhẹ nhàng, nỗi nhớ thương khắc khoải, sự mong chờ, hy vọng, xót xa… Thơ Hoàng Cầm là tiếng nói chân thành thốt lên từđáy sâu tâm trạng, dội lên từđáy lòng luôn mong muốn được giãi bày chia sẻ. Hồn thơấy vì thế nhanh chóng nhận được sựđồng điệu nơi tâm hồn người đọc.

Hoàng Cầm đứng giữa Nguyễn Bính, Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử nhưng ông có cốt cách riêng, lối thơ riêng của mình. Nói như Quang Huy: “Ông đa tình, kiêu sang và ẩn ức. Nhưng thoảng hoặc ông làm sang không đúng lúc và cố tình bưng kín ý tứ khiến bài thơ không dễđọc một lần” [151, tr.227].

Thơ Hoàng nói chung và thơ tình nói riêng mang âm điệu buồn, đôi khi pha chút đắng cay. Bút danh Hoàng Cầm – tên một vị thuốc Bắc rất đắng phải đâu cũng là nghiệp dĩ của đời ông?

Tình cảm trong thơ Hoàng Cầm dù gồm nhiều mảng khác nhau nhưng nói chung “nhiều xót xa, phiền muộn, yểu điệu, yếu ớt, nhiều mặc cảm, nhiều nữ tính” [151, tr.253]. Mảng thơ về tình yêu, điều đó càng thể hiện rõ. Hình ảnh cậu bé cầm chiếc lá Diêu Bông đi suốt vòng thân phận, đi suốt cuộc đời, đi mãi trong thơ với niềm hy vọng mong manh, hưảo hay niềm hạnh phúc bé nhỏ nhưng không dễ tan của cậu bé được ngồi đánh tam cúc bên người chị trong tổ rơm xưa… sao quá nhẹ

nhàng, êm dịu. Nói: “Thơ Hoàng Cầm chỉ diệu êm một lẽ chấp nhận thoáng chút xót xa” [151, tr.254] là vì vậy.

Tình yêu như phép nhiệm màu làm hồi sinh, sống lại bao tâm hồn khô héo. Thơ Hoàng Cầm dù nồng nàn men say tình yêu nhưng cũng không ít những đau khổ. Theo giấc mơ, đó là những đợi chờ khắc khoải, những khát khao thầm kín… Không gian thơ Hoàng Cầm là không gian của nỗi nhớ nhung, của sự chờ đợi, hy vọng mà nhiều khi chỉ là tuỵêt vọng. Dường như, niềm vui, niềm hạnh phúc đi liền nỗi buồn, sự thất vọng:

- Phía mây anh chẳng mịn màng nắng lụa Tuổi hoen màu ố sắc bốn mùa không Lá hoài niệm cứ phật phờ rãnh nhớ

Quên có em và nhớ có vô cùng

[Nhớ… quên, 6, tr.439]

- Quả vậy khi đô thành biến đổi Anh vào em đã quá xa xôi

Đêm trăng quỳnh nở y như hẹn Sao một lòng hai phía lẻ loi

[Ngũ cung- gặp, 6, tr.418]

Cái duyên kiếp nghẹn ngào Em đứng nhìn theo em gọi đôi ám ảnh hoài tâm tư, cuộc đời ông khiến câu thơ nặng nỗi buồn sầu:

- Thương xót toát mình ôm Ngát hoa uất hận

Nuốt em chăng

Sao vẫn còn giờ ầy nghẹn ngào chia

[Về cõi thật em]

- Bên kia tối mịt hố mờ

Bên này loáng sáng bếb bờ mê ly Em lại đi… Sao cứđi?

Ngẩn ngơ vũ trụ còn gì trong tay?

[Tinh anh thể phách, 12, tr.58]

Chính sự đối lập giữa tâm hồn đầy nữ tính vốn ấp ủ những niềm riêng với nỗi khát khao vô tận tạo nên nỗi nghẹn ngào ấy. Và thêm nữa, tạo nên màu sắc, phong vị riêng cho tiếng thơ Hoàng Cầm.

Sinh ra trên miền đất diễm tình, thơ mộng, nơi cái đẹp, cái tình dệt nên tuổi thơ đầy mộng tưởng, Hoàng Cầm đã viết nên những trang thơ tình nhiều cung bậc, màu sắc. Tình yêu trong thơ ông khi thâm trầm sâu lắng, lúc mãnh liệt, dữ dội, đầy khát khao. Tựu trung, “thơ tình Hoàng Cầm vẫn đằm thắm, nồng nhiệt, thậm chí mê cuồng nhưng không kém phần quằn quại đau thương. Có lúc ông yêu như chẻ tre, như lũ lụt, hỏa hoạn: Ôm em đỉnh núi sao buông thấp - Hai ngực hòa tan một tiếng chuông. Có lúc ông lại yêu như mưa bụi không ướt đất, yêu như con chim chìa vôi yêu gió: Chìa vôi quệt gió hững hờ ” [109, tr.114].

Tình yêu gắn với nỗi nhớ nhung, đợi chờ. Xuân Diệu diễn tả trạng thái ấy bằng hai câu thơ rất hay:

Sương nương theo trăng ngừng lưng trời Tương tư nâng lòng lên chơi vơi

[Nhị hồ, 152, tr.113]

Cũng như nhiều nhà thơ tình khác, Hoàng Cầm hay nói đến mối tình đơn phương, một phía. Suy cho cùng, đó là tiếng lòng khát khao yêu thương, khát khao hạnh phúc. Vậy nên, chiếm phần nhiều trong bầu cảm xúc Hoàng Cầm chính là tình yêu.

Tình yêu vốn đẹp nhưng để có được niềm hạnh phúc trọn vẹn trong tình yêu quả là không dễ. Người đang yêu, đặc biệt nếu phải yêu đơn phương lại thường mộng mơ và tình yêu thường mãnh liệt. Hơn ai hết, họ hiểu được giá trị niềm hạnh phúc trong tình yêu nên dù biết là không thực, là xa vời vẫn cố mơ hoài về một tình yêu không tưởng, một hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn:

- Khóa kín hồn nhau bằng nước mắt Vòng tay bốn cánh xiết đêm thâu Ngày im tháng lặng vòng mê ấy

Tuổi ngập dòng men… đứng bóng cầu

[Cắt cánh thời gian, 12, tr.88]

- Em đi liền bên anh

Vào chiều nay sương xuống Vào chiều mai nắng hanh Vào xa sau trầm tưởng

[Gặp, 12, tr.47]

Hoàng Cầm suốt đời lấy thơ làm cứu cánh, làm lẽ sống cũng như luôn khát khao tìm thấy hạnh phúc – niềm hạnh phúc đời thường, đơn sơ mà rất đẹp:

Chị vỡ pha lê. Bùn vấy tay

Hồn trong Em chuốc Chị chìm say Là Em cưới Chị xanh thiêm thiếp Sinh một đàn con

Mây trắng bay…

Thơ Hoàng Cầm nói chung, thơ tình của ông nói riêng, ít thấy mang giai điệu vui. Hoàng Cầm nhìn cuộc đời bằng ánh nhìn buồn, nỗi thâm thía về lẽ xót thương, chia lìa, dâu bể:

- Em cầm lấy cõi mưa nhung

Miên miên tơ óng xuôi vùng khe sâu Em ngồi đâu Chịđứng đâu

Bỗng dưng hai đứa hai đầu hư không [Gội đôi, 12, tr.26] - Ta lại vềđây lại gặp mình

Cõi đời nghiêng ngửa giấc u minh Níu tay cười xuống hoàng hôn cũ

Vớt mắt em về bến hóa sinh

[Lại gặp, 12, tr.173]

Dẫu sao, thơ Hoàng Cầm vẫn là thơ của người say mê cuộc sống, say mê tình yêu. Tình yêu với Hoàng Cầm đầy chất mộng, đẹp lung linh, có khi đó chỉ là mối tình đơn phương của chàng thi sĩ đa tình, lắm mộng. Dẫu vậy, tình yêu ấy hết sức mãnh liệt, tuy mộng nhưng lại rất thực.

Niềm đam mê ấy bộc lộ giữa đời thường, lúc tỉnh, đã đành: Khát em đầy miệng, bập bồng phun mưa [Mưa chiều nắng chếch, 12, tr.117]. Nhưng cả khi đã ngủ, vẫn đầy khát khao, mãnh liệt:

Em không đến. Thế là anh đã ngủ

Ngậm hình em lá ngọt tím môi chì [ngẩn ngơ,12, tr.116 ]

Hơn thế, tình yêu mãnh liệt ấy, nỗi khát khao không cùng ấy còn len vào tận cửa Thiền:

Lời tình

chùa vắng trắng

xem đêm Nghìn mắt lâm râm nghé động thiền Mảnh lá run xanh

khe suối nép Nghìn tay đâu nỡ thắt y xiêm

Hoàng cầm có lần đã tiết lộ: “Trong bất cứ chàng thi sĩ nào cũng sống một người đàn bà. Người đàn bà ấy là hiện thân của vẻđẹp ám ảnh suốt cảđời thơ anh ta. Nàng là cái đẹp mang linh hồn” [151, tr.286]. Nhìn lại đời thơ ông, sẽ thấy, toàn bộ thi phẩm ông đều xoay quanh Nàng thơ của mình. Nào Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng; nào Xòe tay phủ mặt chị không nhìn; hay Chị gọi đôi cây trầu cay má đỏ

Hoàng Cầm không những không muốn che giấu chuyện tình cảm đầu đời của mình với người Chị lớn hơn tuổi mà xem đó như một cơ duyên, một sự may mắn, một niềm hạnh phúc lớn lao trong đời. Nhà thơ đã sống rất thật, yêu thương và nhớ

nhung bằng cả tâm hồn mình với tình yêu ấy.

Thơ tình Hoàng Cầm là những tình duyên lỡ dỡ của bản thân ông, được diễn tả một cách chân thật, xúc động. Thơ ông, do vậy mang giọng điệu buồn – cái buồn của nỗi tương tư đơn phương, của sự biệt ly, đau khổ… Nhưng trong cuộc đời mỗi con người, ai chẳng từng yêu, được yêu và trách sao được những cuộc tình tan vỡ. Tiếng thơ Hoàng Cầm theo đó không chỉ là tiếng lòng của riêng mình mà như nói hộ cho nhiều người khác:

… Nhưng thuyền em buộc sai duyên phận Anh lụy đời quên bến khói sương

Năm tháng…

năm cung

mờ cách biệt Bao giờ em hết nợ Tầm dương?

[Nếu anh còn trẻ, 12, tr.175]

Đọc thơ Hoàng Cầm, ta nhưđang nghe tiếng thổn thức, ngậm ngùi buồn của trái tim đang lỡ nhịp yêu đương. Giọng thơ ấy, nỗi niềm ấy, dẫu có đến tận cùng niềm đau, vẫn nhẹ nhàng, sâu lắng như hình ảnh cô gái quê e ấp, dịu dàng, duyên dáng.

Thơ Hoàng cầm, sau nỗi lòng buồn thương, đầy u uẩn ấy là một khát vọng sống mãnh liệt, nồng nàn. Sắc thái tình cảm này ta đã gặp trong nhiều thi phẩm của Xuân Diệu. Ở Hoàng Cầm, tình yêu gắn liền với nỗi khát khao tận cùng, nỗi khát khao đã được dồn nén từ lâu:

- Và dai dẳng em ơi Là cơn say khát lá Cứ thon mềm xanh lả

Trong men quê bồi hồi

- Mình muốn em từ thuở ngọt ngào Một thời ngô nõn lúa xanh xao Có hôm em đứt diều nghiêng phận Mình nối dây điều xoắn khát khao

[Nỗi đẹp xa xôi, 6, tr.393]

Đọc thơ ông, nhiều lúc ta có cảm giác: “Có một cái gì đó thật khó chịu, bị bó buộc, bị nhấn chìm, bị đè ngang trong câu chữ, cố thoát lên nhưng không sao thoát

Một phần của tài liệu HỒN – TÌNH – HÌNH - NHẠC TRONG THƠ HOÀNG CẦM (Trang 94 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)