“Thơ ra đời cốt để nói những điều tinh vi nhất, sâu kín nhất, mong manh nhất, mơ hồ nhất của tâm hồn con người” [66, tr.28]. Để tạo ra được những thi phẩm có độ hướng nội sâu thẳm như thế, nhà thơ – những tài năng thiên bẩm – phải có lòng trung thực, trung thực với người và trung thực với chính mình. Để cho, tiếng thơ đích thực là tiếng lòng, là giai điệu ngân lên từ tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của thi nhân. Sáng tác ngôn từ theo đó sẽ vượt qua những nguyên tắc của cú pháp thông thường, của sự tư duy theo logic thông thường để vươn tới lĩnh vực siêu thơ – những tác phẩm giàu nhạc tính và men say hồn thơ.
Bước vào thi giới Hoàng Cầm, người đọc nhận ra một tấm lòng tận hiến cho thơ, một tâm hồn đặc biệt tinh tế và nhạy cảm trước cuộc sống. Tiếng thơ ấy đẹp như những điệu ngọc rung lên huyền diệu trên những sợi tơ vàng trong sâu thẳm tâm hồn thi nhân. Tình yêu cuộc sống, quê hương, tình yêu cái đẹp và thi ca trong Hoàng Cầm thiêng liêng, đầy mê đắm, không chút tính toán, so bì. Tình yêu rất đẹp
mình. Tiếng vọng sau câu chữ của tác phẩm ông không phải từ phép cộng các thủ
pháp nghệ thuật đơn thuần mà ở giai âm tiêu tao, sâu lắng của một hồn thơ tinh tế.
Đi đến tận cùng chiều sâu hồn mình, khát khao đến cháy bỏng được yêu trọn
đời những cảnh, những người trên đất Kinh Bắc cổ kính và thanh tao, Hoàng Cầm
đã tạo được cho mình tiếng thơ riêng hết sức độc đáo. Đó là tiếng vọng của “những lớp trầm tích văn hóa được thẩm thấu qua bộ lọc tinh tế của thi nhân” [66, tr.50]. Thực chất, đó là tiếng vọng của cõi mơ, là sự siêu thăng của vô thức. Khi tình yêu và niềm cảm xúc dâng tràn bất tận, sẽ cất thành thơ. Sự kì lạ, đôi khi khó hiểu của thơ Hoàng Cầm thực chất bắt nguồn từ những khát khao, những ẩn ức nằm sâu trong hồn ông. Thi phẩm Hoàng Cầm mỗi bài một vẻ, bài nào cũng khép mở những
ẩn khuất riêng tư nhưng bài nào cũng mở ra khát vọng đẹp, thanh cao, bình dị và rất
đỗi chân thành. Nhà thơ tự nhận mình xa lạ với mọi bon chen và chỉ biết hết lòng tận hiến cho thơ. Ông như “người khách lạđi giữa nguồn trong trẻo và phiêu lãng trong những bến mơ, bến mộng, bến tình” [66, tr.49]. Lắm khi, thi nhân để hồn chìm hẳn vào tiềm thức, mặc cho ngòi bút cứ thế tuôn chảy, tự nhiên, dạt dào, mãnh liệt. Thơ Hoàng Cầm có thể nói như chính tâm hồn ông, con người ông, chân thành, nồng nhiệt và sáng trong vô ngần.
Trong cuộc đời cầm bút của mình, khác với nhiều nhà thơ khác, Hoàng Cầm sáng tác theo sự mách bảo của cảm hứng, của tâm thức. Thơ ông hầu như chẳng có những kĩ xảo nghệ thuật cầu kì về tu từ hay cấu trúc. “Đọc thơ Hoàng Cầm, ta có cảm tưởng như nhà thơ viết thẳng một mạch, những lời từ trái tim anh rót thẳng vào lòng bạn đọc không sắp xếp, không điểm trang, như nước suối từ khe đá tuôn ra, như hoa mọc tự nhiên ngoài đồng nội. Thơ anh mang sự nguyên trinh của tình cảm, không trải qua một sự chế biến nào, không thêm một chút phụ gia nào” [66, tr.82]. Tình cảm ấy trinh nguyên như dòng nước cất trong suốt rót từ hồn thi nhân vào thơ
rồi thấm dần vào trái tim người đọc. Tình cảm ấy vốn tiềm tàng, chất chứa từ rất lâu trong hồn ông để trong một khoảnh khắc nào đấy, một hoàn cảnh nào đấy sẽ bùng lên mạnh mẽ, trào ra đầu ngọn bút thành những dòng sông cảm xúc bất tận.
Ở Hoàng Cầm, những ý nghĩ rõ ràng dường như chẳng bao giờđến trước câu thơ. “Thơ đến hồn nhiên và nhiều khi cũng không giải thích được tại sao mình lại viết như thế” – Hoàng Cầm nói [132, tr.101]. Thi hứng dẫu bất chợt, chất say thơ
vẫn tràn đầy trong tâm hồn một con người vừa sống trong thực tại, vừa sống trong hoài niệm, mộng tưởng. Yêu người, yêu cuộc sống và đặc biệt yêu thơ, Hoàng Cầm
mỗi câu thơ. Nhà thơ đến bên đời với tấm lòng trinh nguyên, mong tìm đến cõi nhân tình, cõi suy tưởng, tuôn chảy suối nguồn xúc cảm thành thơ. Trên con đường thơ phiêu bồng, có lúc vắng vẻđến rợn ngợp, hồn mênh mang, thi nhân tìm cái bất chợt để cảm, và để yêu.
Thơ Hoàng Cầm hay bởi sự tự nhiên, thanh thoát, không sắp xếp gò bó, tình cảm toát ra một cách hồn nhiên, chân thành mà sâu sắc. Thơ ông, những rung động chân thành trong trái tim người nghệ sĩ tài hoa, đa tình ấy nhưđiệu đàn huyền diệu xui người ta biết say sưa với cuộc đời đầy hương sắc, đam mê dù cũng nhiều đắng cay, đau khổ. Thi phẩm được viết ra theo nhịp rung động của toàn thân, của cả tâm hồn và thể chất, khí chất ắt hẳn sẽ là tiếng lòng chân thật và cuộc đời sẽ có những trái ngọt hoa thơm.
Suốt đời mình, Hoàng Cầm lặn lội tìm kiếm và chắt lọc sự sáng trong, tinh khôi, tinh hoa của cuộc sống và nghệ thuật. Tiếng thơ ấy – chất trữ tình bay bổng của văn hóa mẹ Kinh Bắc, của con chim vàng với giọng hót lảnh lót, trong trẻo, của cây đàn hoàng tử với âm điệu lịch lãm, sang trọng, ngân vang mãi trong nền thơ dân tộc. Sự hồn nhiên, thanh khiết trong tâm hồn thi nhân hẳn phải do thiên phú. Thời gian có nghiệt ngã và cuộc sống có thăng trầm đến mấy dường như cũng không thể
làm cằn, làm vẩn tâm hồn ấy được. Nhìn vào tâm hồn thi nhân ấy, có lúc người ta còn tưởng rằng thế gian này đã chẳng có những khổđau và nước mắt, những phiền muộn, trái ngang.
Mang tâm hồn trong sáng vô ngần ấy, nhà thơ đi giữa mọi người và nhìn ngắm cuộc đời. Nguồn thi cảm thanh khiết đã đem đến cho ông ánh nhìn trong ngần, ngời sáng:
- Con sông Đuống hồng như giải lụa Con sông Cầu tựa tấm sồi non
Cùng đổ vềđông theo mấy cánh buồm Tìm đến phương trời nắng mới
Những mái nhà quần tụ dưới thôn Gà gáy trong mùi khói rạ
Khoai nướng thoáng thơm Em bé trái đào hát ru lanh lảnh Bếp nhà ai lửa ánh
Chập chờn yếm trắng sau rặng tre thưa…
- Tôi người làng quan họ
Ngày trở về nghe hát nổi trên đê Tiếng hát dường như mê
Ném ngọc trên trời lanh lảnh
[Tìm đến chân trời, 6, tr.97]
Xa quê từ thuở nhỏ nên kí ức về quê hương trong Hoàng Cầm là miền kí ức xanh miên man, huyền diệu. Nó vốn đẹp, lại còn đẹp hơn bởi được nhìn, được nhớ,
được cảm nhận và miêu tả bởi một hồn thơ đặc biệt tinh nhạy và chứa chan cảm xúc. Người đọc bắt gặp qua nhiều thi phẩm ông một Hoàng Cầm trẻ thơ, ngơ ngác,
đáng yêu, ươm đắp ngập hồn những ước mơ ngời sáng. Còn gì đẹp và thánh thiện hơn cái ước mơ của cậu bé được ngồi đánh tam cúc bên người chị yêu của mình:
Em đừng lớn nữa Chịđừng đi. Cũng như, nếu không có sức mạnh của một tình yêu trong sáng như pha lê, một tình yêu không mảy may gợn chút tính toán, người thơ ấy chẳng thể suốt đời thương nhớ hoài mộng đẹp Diêu Bông:
- Diêu Bông gọi mãi không về
Cứ ngồi canh một giấc mê mặn nồng Lá – em tuyệt sắc thành không Tòa sen tỏa rọi bềnh bông kiếp người
[Bao giờ nói hết chuyện Diêu Bông, 6, tr.246]
Vẫn biết, đi tìm lá Diêu Bông là vô vọng nhưng suy cho cùng, đó chính là khát vọng thiêng liêng của con người: tìm đến cái đẹp, tìm đến niềm hạnh phúc đích thực trong cuộc đời. Người đọc nhiều thế hệ yêu bài thơ cũng vì cái khát vọng đẫm chất nhân văn ấy. Chính nguồn thi cảm thanh khiết của Hoàng Cầm đã giúp ta thấm thía giá trị cao quý ấy của tình yêu và cuộc sống.
Nhìn cuộc đời bằng ánh mắt hồn nhiên, trong trẻo, tiếng thơ Hoàng Cầm vì thế luôn tươi trẻ, nồng nàn. Hoàng Cầm trong đời và trong thơ, lúc nào cũng say xưa, hân hoan, thoáng chút ngỡ ngàng. Cuộc sống với ông có lẽ cũng như là trang thơ, đầy thanh sắc, đầy chất thơ, ngọt ngào, cuốn hút:
- Xuân lá em nhung tơđính hẹn Anh phất diều cánh liệng ngang mây Xanh em thấm nuột trắng này
Hòa âm hồ xế xang đầy nhịp đôi
- Em sống lao xao em hát vì sao Em giữ nghìn năm mắt răm má đào Em xuân trong veo, lớn đến đây thôi Em vịn hồn anh vin xanh ngôi trời
[Xuân trăn trở, 6, tr.337]
Hoàng Cầm say mê cuộc sống và thơ ca, say mê sáng tạo không phải chỉ bởi sự ảnh hưởng của yếu tố quê hương, gia đình mà căn bản vì ông có một linh khiếu bẩm sinh và một tâm hồn nhạy cảm. Tâm hồn thi nhân đặc biệt tinh nhạy trước mọi biến thái tinh vi của cuộc sống và lòng người. Dường như lúc nào nhà thơ cũng có thể rung cảm, rung cảm một cách chân thành, thiết tha với mọi biến động, mọi thay
đổi của cuộc sống trên quê hương, với những kỉ niệm chất đầy trong hồn mình. Lại vốn là người có nết đa cảm, giữa cuộc đời, thi nhân đâu thể lặng thinh khi suối nguồn tình cảm trong mình cứ chực tuôn trào, réo rắt, sục sôi.
Hoàng Cầm, thi nhân ấy có thể nói, nhưngười tình nhân thân thiết của cuộc
đời. Ông sinh ra trên đời để yêu, để nhớ và để tin rằng cuộc đời vốn đẹp lung linh, huyền ảo như những giấc mơ. Căn cốt thơ Hoàng Cầm chính là tình cảm, là lòng yêu thương bao la, rộng khắp phủ đầy mọi nẻo nhân gian. Thơ Hoàng Cầm chinh phục người đọc không phải ở chất sử thi với những gì lớn lao, kì vĩ mà ở những rung động nhẹ nhàng, êm ái, đằm thắm. Ông nâng niu, ca ngợi vẻ đẹp những con người, những cảnh đời gần gũi, thân thương, bình dị: Từ Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong, Những cô hàng xén răng đen, Những nàng dệt sợi đến Cô gái hái chè,
Đàn con thơ hay những Chị em gặt lúa tháng mười, những Chị em cấy lúa ngày
đông, Em gái gánh gạo…
Dễ hiểu vì sao Hoàng Cầm hay viết về những dòng sông: sông Đuống, sông Thương, sông Cầu…, về những điệu lý huê tình quan họ và về những con người thân thiết, ruột thịt: người mẹ, người vợ, người em…Thực vậy, dù chưa một lần đi qua Kinh Bắc, người đọc vẫn mường tượng ra được hình ảnh những dòng sông Kinh Bắc thơ mộng, trữ tình chảy qua không gian và thời gian Kinh Bắc. Cuộc sống quê vốn gắn với ký ức tuổi thơđầy mộng đẹp lướt qua tâm hồn dạt dào cảm xúc của người nghệ sĩ nhiều mộng mơ bổng trở thành dòng sông đất nước thiêng liêng, đầy trăn trở.
Thơ Hoàng Cầm lay động tâm hồn người đọc bằng sự rung động của một trái tim nhân hậu phảng phất nỗi buồn thương trong trẻo. Đó là những rung động trong sáng gắn với những cảnh và người trên đất quê hương: Niềm hạnh phúc và tự hào
được sinh ra và lớn lên giữa làng quan họ, được nhìn những nóc lều tranh giữa bốn bên đồng khoai đồng lúa, được nghe tiếng gà gáy trong mùi khói rạ, hương khoai nướng thoảng thơm, tiếng em bé trái đào hát ru lanh lảnh, giấc mộng trầu cau, tình say hội yếm đào, nỗi khắc khoải chuyện tình dang dở…. Với Hoàng Cầm, cảm xúc với cuộc sống dường như lúc nào cũng tươi mới, cũng đắm say như thuở ban đầu. Vậy nên, cả những điều tưởng như nhỏ bé, bình thường nhất cũng đi vào ý thơ, khơi dậy niềm cảm xúc mãnh liệt trong ông. Lẽđương nhiên, phải có lòng yêu cuộc sống thiết tha và một tâm hồn sáng trong, nồng nàn cảm xúc, thi nhân mới có được những câu thơ, bài thơ như thế.
Từ những điều thân quen, bình dị, đời thường, thơ Hoàng Cầm vươn tới những niềm cảm xúc lớn – tình quê hương, dân tộc. Thơ Hoàng Cầm, phía sau câu từ, chữ nghĩa, sau mỗi hình ảnh thơ là những nỗi niềm, tâm sự của nhà thơ. Một lời ca dao, mặt trăng tròn, nụ hồng non, hoa gạo đầu đình, hay phù sa sông Đuống,
bến hát sông Cầu, đêm tiền sử…tất cảđều gắn với một tâm trạng nào đó, hoặc vui, hoặc buồn, hoặc băn khoăn, trăn trở, cũng có khi chỉ là những rung động thoáng qua nhưng suy cho cùng là tình cảm của nhà thơ đối với con người và mảnh đất quê hương:
- Cúi lạy Mẹ con trở về Kinh Bắc Chiều xưa giẻ quạt voi lồng
Thân cau cụt vẫy đuôi mèo trắng mốc Chuồn chuồn khiêng nắng sang sông [Đêm Thổ, 6, tr.105] - Én bay đi không hướng tìm xuân
Lá ngọt hết rồi cỏ chát cứ phân vân
Muốn nuôi người còn sợ đau dạ người Rêu xóa vết chân bạn cũ
Chè tươi cáu miệng bát đàn Về ngóng tiếng em thơ
bé dại đi rồi sân lặng
[Người không về, 6, tr.142-143]
Cảm xúc thơ ca dạt dào về thiên nhiên, về cuộc sống thường xuyên nuôi dưỡng hồn thơ ông để rồi có mãi trong đời những vần thơ sáng trong, lấp lánh.
Hoàng Cầm luôn biết tự lắng nghe mình, lắng nghe cuộc sống ngay cả những rung động nhỏ nhất và tìm cách mã hóa, bất tử hóa chúng thành những vần thơ rút từ gan ruột. Cũng nhờ đất Kinh Bắc huê tình, diễm lệ, dạt dào nguồn sống và cảm xúc thơ ca về thiên nhiên, về cuộc sống thường xuyên nuôi dưỡng hồn thơ ông nên trong đời còn ngân mãi những vần thơ như thế.
Đọc thơ Hoàng Cầm, ấn tượng đọng lại trong lòng nguời đọc là dòng cảm xúc tuôn trào bất tận tưởng như không bờ bến, vượt qua mọi khuôn khổ nhỏ hẹp của thơ ca thường tình. Nhà thơ để mặc cho trái tim, tâm hồn mình tự do ca hát như thể
dòng sông khi đã tìm thấy con đường ra đến biển. Thơ Hoàng Cầm, do vậy, cứ như
lời nói tự nhiên, hồn nhiên, tùy hứng. Thật vậy, hồn thơ ông trong trẻo như cơn mưa
đầu hạ, dịu dàng, mềm mại như con sông quê hương, vàng tươi nắng hạ ấp áp, và tím biếc một màu chiều dịu êm. Đó chính là vẻ đẹp của một tâm hồn đầy đam mê, say đắm và tinh tế. Nó tạo nên sức cuốn hút mạnh mẽ không thể nào lý giải được về
thơ Hoàng Cầm.
Hoàng Cầm luôn suy tư nhưng là cái suy tư của một tâm hồn trong sáng, anh minh. Những khúc mắc, u uẩn trong thơ ông không những không làm vẩn đục một hồn thơ mà trái lại, còn thể hiện tình cảm chân thành, cháy bỏng, thiết tha. Nỗi băn khoăn, trăn trở, sự buồn thương, lo âu trong trái tim ấy về cuộc đời thường bộc lộ
một cách nhẹ nhàng, bắt nguồn từ tấm lòng đôn hậu và một tâm hồn đằm thắm. Ta thường bắt gặp qua thơ ông một cái tôi cô đơn, lặng lẽ với nỗi hoài vọng, chìm khuất, đầy tiếc nuối: Có nét buồn khôi nguyên Chìm sâu vào đằng đẳng Có tiếng ca ưu phiền Chìm sâu vào lẳng lặng [Nhớ, 6, tr.174]
Hội thêu gấm mở ra “không gian tĩnh lặng” của tình yêu với những khát khao ẩn ức, lắng sâu được đặt trong mạch nguồn văn hóa Kinh Bắc:
Một mái rạ vàng ấm Châu Long Dương Lễ
Ngơ ngẩn đường khâu áo lạnh Lưu Bình Ai luồn kim giải áo dở dang mơ
Chàng Lưu ứa nước mắt
bước ra thềm hong mưa…
Đi giữa cuộc đời với tấm lòng tận hiến và khát khao đế cháy lòng được hòa
điệu hồn mình vào mỗi dòng thơ, nhiều lúc, ta vẫn thấy thi nhân âm thầm, lặng lẽ
như chiếc bóng. Dù vậy, nỗi khổđau, cay đắng trong ông cũng không quằn quại đau thương mà sâu lắng, nhẹ nhàng:
- Tôi về tu cõi ai đây
Không ăn chay để nằm chay hết mình Tôi đi quằn quại u minh
Gửi đăng thơ cuối chương tình đỏ hoe Tôi về nhặt lá đáy khe