HÌNH ẢNH – NHẠC ĐIỆU TRONGTHƠ HOÀNG CẦM
3.1.1. Hình ảnh thơ
Cuộc sống vốn muôn màu, phức tạp, luôn vận động, biến đổi. Cuộc sống trong tác phẩm văn học là hình ảnh của thế giới bên ngoài thông qua cái nhìn, sự
sáng tạo của nhà văn. Trước cuộc sống, mỗi nhà văn bằng sự trải nghiệm của cá nhân mình, luôn phải suy ngẫm, trăn trở để tìm ra con đường nghệ thuật cho riêng mình. Tác phẩm văn học phản ánh hiện thực, nó là bức tranh đời sống, về nhiều mặt. Nhưng sự phản ánh trong văn học là sự phản ánh sáng tạo, phản ánh thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ.
Nghệ thuật là tiếng nói tình cảm tư tưởng của con người, dựa trên nhiều hình thức biểu hiện khác nhau. Có biết bao nhiêu cách để người nghệ sĩ nói với đời. Người ta có thể bộc lộ cảm xúc, niềm suy tư của mình qua những câu ca, điệu hát hoặc qua những câu văn, dòng thơ. Trong văn học, nhà văn có thể trực tiếp phát biểu tư tưởng, tình cảm của mình qua những bài chính luận song nơi thể hiện độc
đáo nhất tâm tư, tài nghệ của họ chính là hình tượng nghệ thuật. Hình tượng nghệ
thuật mà nhà văn công phu, tâm huyết nhào lặn lên không phải chỉ mang bóng dáng của hình ảnh đời sống mà còn chứa đựng quan niệm và những nghĩ suy của nhà văn về nó. Theo Lê Ngọc Trà: “Đó là sự tổng hợp của khách quan và chủ quan, của cái
được phản ánh và cái được biểu hiện, của cuộc sống và nghệ thuật. Không chú ý tới tiếng nói của con người, của tác giả đằng sau những hình ảnh ấy sẽ dẫn đến việc hiểu tác phẩm một cách nông cạn, chỉ thấy được cái lớp nội dung trực tiếp, nội dung bên ngoài của tác phẩm, và từ đó mà sẽ từ chối những hình thức đa dạng của nghệ
thuật cho phép phá vỡ hình dáng và tỷ lệ bề ngoài của sự vật, từ chối các thủ pháp
ước lệ, khuếch đại, tượng trưng” [140, tr.17-18].S
Khái niệm hình tượng vốn đã hình thành từ rất lâu. Trong kinh Thư, một bộ
sách có từ thời cổđại Trung Quốc, có chỗ đã viết: “Thẩm sơ mộng chi nhân, khắc kỳ hình tượng, dĩ tứ phương bàng cứu chi ư dân gian” [14, tr.97]. Hình tượng theo
đó được dùng để chỉ hình ảnh, dung mạo một người nào đó. Trong bộ sách Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn, hình tượng được dùng chủ yếu như là khái niệm vềđịa lý và thiên văn học, nói đến sự hiện hình có thể quan sát được của những sự vật hay
bản chất trừu tượng đó. Trong lý luận văn học, bàn về hình tượng, bản chất của văn học, Phan Kế Bính cho rằng: “Văn chương tức là một bức tranh vẽ cái cảnh tượng của tạo hóa cùng là tính tình và tư tưởng của loài người bằng nhời nói vậy” [14, tr.98]. Và Hải Triều – nhà lý luận theo quan điểm Mác – Lênin thì viết: “Nghệ thuật là một cái sản vật của sự sinh hoạt xã hội (…). Những trạng thái sinh hoạt giữa xã hội phản chiếu trong tâm trí người ta, sinh vui, sinh buồn (…). Nghệ thuật sắp đặt những tình cảm ấy cho có hệ thống rồi diễn ra thành những hình ảnh thiết thực, hoặc bằng lời nói hoặc bằng câu văn, bằng âm điệu, bằng vận động…” [14, tr.98- 99]. Về sau, nhà lý luận Đặng Thai Mai luận giải về khái niệm này: “Một áng văn giá trị bao giờ cũng đầy đủ lực lượng những hình tượng cụ thể, chứa chan những khí sắc sinh hoạt, những tâm tình của tính người thì mới có thể cảm động người
đọc” [14, tr.99]. Càng về sau thuật ngữ hình tượng càng được dùng phổ biến và trở
thành phạm trù trung tâm trong lý luận khi bàn vềđặc trưng của văn học nghệ thuật. Hình tượng văn học là một phương thức tái tạo một đối tượng nào đó bằng phương tiện ngôn ngữ, dưới một dạng tổng hợp tương đồng với đối tượng, có thể
giúp cho người ta hình dung lại đối tượng đó một cách cụ thể, bằng cảm tính trực tiếp. Trong tiếng Nga và tiếng Pháp, khái niệm hình tượng đều có nghĩa gốc là hình
ảnh. Trong lý luận mỹ học Phương Đông, người ta thường nói: “Thi trung hữu họa”, “Tức cảnh sinh tình”… Họa và Cảnh được nói đến ở đây chính là hình ảnh của đời sống. Lẽđương nhiên, đó không phải là sự sao chép nguyên xi những hiện tượng của đời sống bởi khi đi vào tác phẩm, chúng biểu hiện cảm xúc, tình cảm, quan niệm thẩm mỹ nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ. Cuộc sống được tái hiện lại bằng những bức tranh sinh động, những hình ảnh độc đáo khiến cho ta khi thưởng thức, cảm thấy dường như là đang chứng kiến cảnh đời thực vậy.
Ngôn ngữ văn học như một phương tiện thể hiện màu nhiệm, có khả năng chuyên chở hình tượng văn học xuyên qua không gian và thời gian, đi vào tâm hồn người đọc. Hình tượng trong các ngành nghệ thuật khác, có khả năng truyền cảm một cách trực tiếp đến các giác quan của người thưởng thức. Hình tượng trong tác phẩm văn học không trực tiếp được nhìn thấy hay nghe thấy mà chỉ được tái hiện trong trí tưởng tượng của người đọc sau khi chiếm lĩnh tác phẩm. Hình tượng văn học khi được tái hiện lại trong tâm trí người tiếp nhận có khả năng rung động mọi giác quan của con người.
Để sáng tạo hình tượng, nhà văn phải huy động vốn sống, ký ức về các hiện tượng đời sống, các biểu tượng. Muốn vậy, người viết phải có khả năng thâm nhập
thật sâu đời sống xã hội và thế giới tâm hồn con người. Thiếu năng lực này, người nghệ sĩ không thể tạo được một hình thức có sự sống, tức một hình tượng nghệ
thuật hoàn chỉnh và tác phẩm cũng không hình thành. Đó là một năng lực tổng hợp: lựa chọn đề tài, sáng tạo hình ảnh, lựa chọn chi tiết, tổ chức, kết cấu, điều chỉnh giọng điệu, sàng lọc ngôn từ, phối hợp màu sắc… để tạo nên bức tranh văn học. Về
phương diện này, Hêghen nói: “Năng lực cấu tạo nên hình tượng của nhà nghệ sĩ
không chỉ là một năng lực tưởng tượng hư cấu, cảm giác có tính nhận thức, mà còn là một năng lực cảm giác thực tiễn, tức là năng lực tạo thành tác phẩm trong thực tế. Hai phương diện này đã kết hợp nhuần nhuyễn ở nhà nghệ sĩ đích thực” [Dẫn theo 51, tr.363].
Nói đến nghệ thuật là nói đến cái đẹp - đẹp trong nội dung tư tưởng và trong
hình thức có ý vị. Vì thế, việc trau dồi, rèn luyện năng lực biểu hiện là một yêu cầu không thể thiếu đối với người nghệ sĩ, một phương diện thể hiện tài năng của họ. Theo M.Gorki, người nghệ sĩ ngôn từ “Cần học cách thể hiện có hình khối, có góc cạnh với những hình tượng” [Dẫn theo 113, tr.135].
Hình tượng trong văn học được tạo dựng bằng chất liệu ngôn từ và các chi tiết nghệ thuật. Hình tượng văn học “không chỉ mang đến cho người đọc khoái cảm trước vẻđẹp đời sống mà còn gợi dậy những khoái cảm trước vẻđẹp của chất liệu, vẻđẹp của các phương thức, phương tiện nghệ thuật tổ chức các chất liệu ấy” [113, tr.204]. Rõ ràng, hình tượng trong tác phẩm văn học không phải là phép cộng giản
đơn của những câu chữ và các chi tiết. Bằng khả năng đặc biệt, nhà văn giải phóng hình tượng của mình ra khỏi lối diễn đạt thông thường của chữ nghĩa để tạo lên một hình tượng chỉnh thể, mang trong nó ý nghĩa vượt ngoài khung ngôn từ. Trong sự
thống nhất cao độ giữa nội dung và hình thức nghệ thuật, hình tượng mang lại khoái cảm thẩm mỹ cho người đọc, lay động thật sâu tâm hồn, tình cảm của họ.
Mọi hình tượng văn học đều là sản phẩm sáng tạo của sự tưởng tượng, hư
cấu của nhà văn, nhà thơ. Trong thế giới ấy, thế giới nghệ thuật theo những quy luật rất riêng, chúng vừa là hình ảnh của hiện thực cuộc sống vừa gói trong đó ước mơ, khát vọng của nhà văn về cuộc đời, về con người. Tác phẩm văn học là nơi người nghệ sĩ ngôn từ bộc bày tất cả tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, ước mơ của mình, nơi anh ta được tự do tưởng tượng và hư cấu, tự do lựa chọn ngôn từ, lựa chọn các phương thức, phương tiện nghệ thuật, tự do nhào nặn chất liệu đời sống…để vừa nhận thức khám phá hiện thực, vừa thể hiện ước mơ lý tưởng của mình. Thông qua thế giới hình tượng, người ta nhận ra tài năng và sức sáng tạo kỳ diệu của nhà văn.
Hình tượng văn học vốn là hiện tượng tinh thần. Trước vẻđẹp của nó, tim ta thấy rung động, xốn xang, lòng dâng lên những cảm xúc. Những giây phút sống với tác phẩm văn học là lúc tâm hồn ta thấy trong sáng vô ngần, ta như quên đi sự hiện diện của chính mình mà chỉ thấy vui sướng hay đau khổ cho số phận con người, cho vận mệnh quê hương. Iu. Bôvev, nhà mỹ học người Nga thật có lý khi nói rằng: “Sẽ
rất thiếu sót và sai lầm nếu không nhận ra nghệ thuật đã sử dụng hình thức trò diễn
đầy tính ước lệ, hết sức vô tư, không gắn với bất kì một mục đích vụ lợi trực tiếp nào để mô hình hóa tất cả các yếu tố cơ bản trong hoạt động của con người” [Dẫn theo 113, tr.206]. Thế giới hình tượng trong văn học theo đó đem đến cho người
đọc cảm giác như đang đi trên đường bỗng lạc vào một khu rừng hay một cánh
đồng đầy hoa, được ngửi thấy hương thơm của cỏ hoa, được nghe gió mát và tận hưởng không khí trong lành.
Hình tượng văn học giúp ta nhận thức được các giá trị tinh thần kết tinh trong thế giới đối tượng, từđó khơi gợi khả năng nhận thức thế giới khách quan đa chiều và đặc biệt là quá trình tự nhận thức về bản thân mình. Một nhà văn có tài luôn biết cách đểđưa khuynh hướng tư tưởng của tác phẩm vào bản thân hình tượng
để không biến hình tượng thành một kẻ phát ngôn vụng về, thậm chí thô thiển cho tư tưởng tình cảm của mình. Đọc những tác phẩm ấy, ta nhưđược tiếp xúc với cuộc
đời và những con người thực, những cảm xúc, nỗi niềm trong ta theo đó trỗi dậy một cách tự nhiên, mạnh mẽ, không ngăn được. Hình tượng nghệ thuật rõ ràng không chỉ gợi lên sựđồng cảm mà còn có khả năng cuốn hút sự quan tâm, yêu thích của ta vào đối tượng, vào điều được nhà văn đề cập đến. Rộng ra, có thế khẳng định hình tượng văn học là tấm gương để con người tự soi mình tự nhìn nhận, phán xét về người khác và về chính bản thân mình.
Theo Bùi Công Hùng, việc xây dựng hình tượng của nhà thơ không tách rời với việc cấu tạo tứ thơ, nó đi song song hoặc có khi đi trước nhưng chỉ trở nên hoàn chỉnh khi đã có một tứ thơ. Nghĩa là từ một hình ảnh ban đầu, nhà thơ xác lập một tứ thơ, rồi từ đó anh ta dựng lên một hình tượng hoàn chỉnh. Khác với hình tượng trong văn xuôi thường gắn với những chi tiết phức tạp, bề bộn, trong thơ, hình tượng gắn với những chi tiết được lựa chọn kỹ lưỡng, nhằm làm xúc động tâm hồn người đọc, khơi mạnh vào cảm xúc, vào tư duy người đọc và nổi rõ chủđề bài thơ, tứ thơ.
Hình tượng trong thơ, về góc độ và chừng mực nào đó có những điểm tương
nét, hình dáng, màu sắc, tạo sự hài hòa, cân đối cho bức tranh thơ của mình. Nói
đến hình tượng là nói đến quan hệ giữa ẩn dụ, so sánh và hình ảnh. Đọc những câu thơ trong Mặt Sông của Thanh Tùng, ta nhận ra điều đó: Mặt sông của tôi- Như tấm lưng người khuân vác- Những con sóng- Cuộn vòng gân bắp. Về quê mẹ của Vân
Đài cũng thể hiện tố chất ấy: Gánh thóc em về xóm giếng ra - Đường mai nón lá trắngmàu hoa - Đôi bên bờ ruộng ngô xanh bắp - Một bến đâu sông nụ tím cà…
Để xây dựng hình tượng người nghệ sĩ cần thiết phải tuân thủ nguyên tắc về
sự cân đối. Theo Tagore, trước hết đó là sự cách biệt giữa những hình thức, tiếp đến là những tỉ lệ - tức mối quan hệ giữa các hình thức, nguyên tắc về sự cân đối. Ngôn ngữ thơ vốn cô đọng, xúc tích. Hình tượng thơ theo đó cũng cô đọng, xúc tích. Phải
đảm bảo sự cân đối trong việc tạo dựng hình tượng, để cho, bằng dung lượng từ ngữ
ít nhất, miêu tảđược một cách hay nhất những cảnh, sự, tình, ý. Chính sự cân đối hài hòa ấy đem lại cho thơ nét đặc trưng riêng, sựđộc đáo, nói ít gợi nhiều, tả ít liên tưởng nhiều. Hiện tượng thơ cũng từ đó mà giàu tính tưởng tưởng. Có những bài thơ nhiều khi đọng lại trong lòng độc giả chỉ là một câu thơ, một hình ảnh thậm chí chỉ là một từ
Nhà văn là người có khả năng tư duy, nghiền ngẫm, hình dung những việc diễn ra trong đời sống bằng trí tưởng tượng của mình, bằng những biểu tượng, bằng hình ảnh sống động và suốt quá trình sáng tác phải sống trong thế giới hình tượng, cảm xúc và ấn tượng cụ thể. Và ngôn ngữ văn học – Ngôn từ thơ ca là “ngôn ngữ
mang tính hình thể, mang trong nó hình ảnh cảm xúc và cá tính sáng tạo” [121, tr.44]. Đó là hình thức ngôn ngữ có khả năng “kéo thế giới lại gần ta và làm cho nó trở nên thân mật” [121, tr.44]. Hình tượng thơ vùa là công cụ tư duy của nhà thơ
vừa là mục đích của thơ.
3.1.2. Hình ảnh trong thơ Hoàng Cầm