1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo kiến tập quản trị nhân lực: Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức xã Phú Nhuận huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai

45 406 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 253,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC BẢNG CHỨ CÁI VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Ý nghĩa, đóng góp của đề tài 3 7. Kết cấu của đề tài 3 NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ UBND XÃ PHÚ NHUẬN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở UBND XÃ PHÚ NHUẬN 4 1.1 Khái quát chung về xã Phú nhuận 4 1.1.1 Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của xã Phú Nhuận 4 1.1.2 Cơ cấu tổ chức của UBND xã Phú Nhuận 5 1.2 Cơ sở lý luận về công tác nâng cao chất lượng cán bộ, công chức 6 1.2.1 Khái niệm, vị trí vai trò, đặc điểm, tiêu chuẩn của cán bộ, công chức cấp xã 6 1.2.1.1 Khái niệm 6 1.2.1.2 Vị trí, vai trò của cán bộ, công chức cấp xã 7 1.2.1.3 Đặc điểm 10 1.2.1.4 Tiêu chuẩn của cán bộ, công chức cấp xã 11 1.3 Chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã 19 1.3.1 Khái niệm 19 1.3.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ, công chức 20 1.3.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức 24 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI UBND XÃ PHÚ NHUẬN, HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2014 27 2.1 Đội ngũ cán bộ, công chức xã Phú Nhuận 27 2.1.1 Đặc điểm của đội ngũ cán bộ, công chức xã Phú Nhuận 27 2.1.2 Số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã Phú Nhuận 27 2.2 Đánh giá thực trạng chất lượng cán bộ, công chức xã Phú Nhuận 28 2.2.1 Đánh giá chung 28 2.2.2 Những hạn chế của đội ngũ cán bộ, công chức 29 2.3 Nguyên nhân hạn chế về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai 29 CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ PHÚ NHUẬN TRONG THỜI GIAN TỚI 31 3.1 Phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở xã Phú Nhuận 31 3.1.1 Phải nhận thức đúng về vị trí, vai trò của chính quyền cấp xã 31 3.1.2 Nhận thức đúng vai trò của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã 31 3.1.3 Đảm bảo tính đồng bộ của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã 32 3.2 Những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở xã Phú Nhuận trong thời gian tới 33 3.2.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trước hết phải do chính bản thân người cán bộ, công chức quyết định 33 3.2.2 Chuẩn hóa các chức danh cán bộ, công chức cấp xã 33 3.2.3 Đảm bảo cơ cấu hợp lý của cán bộ, công chức cấp xã 34 3.2.4 Đổi mới cách thức, quy trình thực hiện quy hoạch cán bộ, công chức 35 3.2.5 Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 36 3.2.6 Đổi mới công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ, công chức 37 3.2.7 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng 37 KẾT LUẬN 39 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

Trang 1

MỤC LỤC BẢNG CHỨ CÁI VIẾT TẮT

MỤC LỤC 1

BẢNG CHỨ CÁI VIẾT TẮT 4

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Ý nghĩa, đóng góp của đề tài 3

7 Kết cấu của đề tài 3

NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ UBND XÃ PHÚ NHUẬN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở UBND XÃ PHÚ NHUẬN 4

1.1Khái quát chung về xã Phú nhuận 4

1.1.1Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của xã Phú Nhuận 4

1.1.2Cơ cấu tổ chức của UBND xã Phú Nhuận 5

1.2Cơ sở lý luận về công tác nâng cao chất lượng cán bộ, công chức 6

1.2.1 Khái niệm, vị trí vai trò, đặc điểm, tiêu chuẩn của cán bộ, công chức cấp xã 6

1.2.1.1 Khái niệm 6

1.2.1.2 Vị trí, vai trò của cán bộ, công chức cấp xã 7

1.2.1.3 Đặc điểm 10

1.2.1.4 Tiêu chuẩn của cán bộ, công chức cấp xã 11

1.3 Chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã 19

1.3.1 Khái niệm 19

1.3.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ, công chức 20

Trang 2

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI UBND XÃ PHÚ NHUẬN, HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI

TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2014 27

2.1 Đội ngũ cán bộ, công chức xã Phú Nhuận 272.1.1 Đặc điểm của đội ngũ cán bộ, công chức xã Phú Nhuận 272.1.2 Số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã Phú Nhuận 272.2 Đánh giá thực trạng chất lượng cán bộ, công chức xã Phú Nhuận 282.2.1 Đánh giá chung 282.2.2 Những hạn chế của đội ngũ cán bộ, công chức 292.3 Nguyên nhân hạn chế về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai 29

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ PHÚ NHUẬN TRONG THỜI GIAN TỚI 31

3.1 Phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở xã Phú Nhuận 313.1.1 Phải nhận thức đúng về vị trí, vai trò của chính quyền cấp xã 313.1.2 Nhận thức đúng vai trò của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã .313.1.3 Đảm bảo tính đồng bộ của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã 323.2 Những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở xã Phú Nhuận trong thời gian tới 333.2.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trước hết phải do chính bản thân người cán bộ, công chức quyết định 333.2.2 Chuẩn hóa các chức danh cán bộ, công chức cấp xã 333.2.3 Đảm bảo cơ cấu hợp lý của cán bộ, công chức cấp xã 343.2.4 Đổi mới cách thức, quy trình thực hiện quy hoạch cán bộ, công chức 353.2.5 Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 363.2.6 Đổi mới công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ, công chức 373.2.7 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng .37

KẾT LUẬN 39

Trang 3

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là cải cách hành chính Các nội dung cải cách hành chính được Nhà nước ta xác định bao gồm : cải cách thể chế hành chính, cải cách bộ máy Nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, cải cách tài chính công và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của bộ máy Nhà nước Tất cả những nội dung này hướng vào mục tiêu chung đó là : Xây dựng bộ máy hành chính ngày càng kiện toàn, xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội

Trong qua trình đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và mở cửa, hội nhập quốc tế là cả một chặng đường phấn đấu lâu dài với những nhiệm vụ cao cả, vô cùng khó khăn, phức tạp đòi hỏi Nhà nước phải đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định : “ Cán bộ là gốc của mọi công việc ”, công việc thành công hay thất bại đều là do cán bộ Không có đội ngũ cán bộ tốt thì đường lối, nhiệm vụ chính trị đúng cũng không trở thành hiện thực

Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta có hiện tượng vừa thiếu lại vừa yếu Một số bộ phận không nhỏ suy thoái về đạo đức, chính trị, lối sống; cơ hội thực dụng, tham ô, tham nhũng, lãng phí đang làm suy giảm niềm tin với nhân dân và cản trở tiến trình đổi mới Do vậy, vấn đề đặt ra là cần phải xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức có đầy đủ năng lực và phẩm chất, có đủ dức, đủ tài để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc

Đội ngũ cán bộ, công chức có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp nói chung và chính quyền cấp cơ sở nói riêng Hiệu lực quản lý nhà nước được thực hiện bởi số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn

" Cán bộ nào thì phong trào ấy "

Trang 6

Trong quá trình phát triển, nền hành chính nhà nước cũng đã bộc lộ nhiều khuyết tật, bất cập trước những yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế - xã hội, công tác quản lý hành chính nhà nước của các cấp chính quyền trong cả nước còn bị buông lỏng ở nhiều khâu, hiệu quả, hiệu lực quản lý của chính quyền chưa cao, tập trung chủ yếu ở cấp chính quyền cơ sở, trong đó chính quyền xã, phường là cấp có nhiều khó khăn phức tạp khi thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Nhận biết được thực trạng của đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường là yếu tố cơ bản có tính quyết định, góp phần đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lý nhà nước ở chính quyền cấp xã, phường nói chung và xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai nói riêng Trên cơ sở những nhận

định trên, em lựa chọn đề tài : “ Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán

bộ công chức xã Phú Nhuận - huyện Bảo Thắng - tỉnh Lào Cai ”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nhằm tìm hiểu và đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

Nghiên cứu vấn đề này nhằm làm rõ mặt tích cực, hạn chế của chất lượng cán bộ, công chức xã Phú Nhuận, để từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, phát huy những mặt tích cực, khắc phục những mặt còn hạn chế

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa một số quan điểm lý luận về chất lượng cán bộ, công chức cấp xã; khái niệm và nêu ra những đặc điểm của chất lượng cán bộ, công chức

Đánh giá kết quả đạt được cũng như những hạn chế của đội ngũ cán bộ, công chức xã Phú Nhuận trong những năm qua và chỉ ra nguyên nhân khách quan và chủ quan của những hạn chế đó

Đề xuất các giải pháp cụ thể, mang tính khả thi để góp phần vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã Phú Nhuận

Trang 7

4 Phạm vi nghiên cứu

4.1 Thời gian nghiên cứu

Bài báo cáo đặt giới hạn thời gian nghiên cứu đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức tại xã Phú Nhuận từ năm 2010 đến năm 2014, đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong thời gian tới

4.2 Không gian nghiên cứu

Tập trung nghiên cứu thực trạng và đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

5 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp được sử dụng để thực hiện đề tài : phương pháp thống

kê, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp để xử lý tài liệu thu thập

6 Ý nghĩa, đóng góp của đề tài

Đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, giúp cho công tác quản lý Nhà nước trong việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức ở xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng

Giúp đánh giá thực trạng chất lượng cán bộ, công chức xã Phú Nhuận từ năm 2010 đến năm 2014 và đưa ra các giải pháp cụ thể, phù hợp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã Phú Nhuận trong thời gian tới

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mục lục, bảng chữ cái viết tắt, phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài gồm 3 chương :

Chương 1 : Tổng quan về UBND xã Phú Nhuận và cơ sở lý luận về vấn

đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở UBND xã Phú Nhuận

Chương 2 : Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở UBND xã Phú Nhuận từ năm 2010 đến năm 2014

Chương 3 : Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở UBND xã Phú Nhuận trong thời gian tới

Trang 8

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ UBND XÃ PHÚ NHUẬN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,

CÔNG CHỨC Ở UBND XÃ PHÚ NHUẬN 1.1 Khái quát chung về xã Phú nhuận

1.1.1 Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của xã Phú Nhuận

Xã Phú Nhuận là một trong những xã thuộc huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.Xã Phú Nhuận được tách ra từ xã Xuân Giao, từ sau năm 1954, ban đầu có 5 dân tộc sinh sống gồm Tày, Dao đỏ, Dao họ, Nùng, Kinh

Xã Phú Nhuận có tổng diện tích là 8338 ha trong đó : Diện tích đất nông nghiệp là 5.867,29 ha, diện tích đất phi nông nghiệp là 570,81 ha; đất chưa sử dụng 1899,90 ha Dân số 2460 hộ, 9707 khẩu, trong đó dân tộc kinh chiếm 55,76%, có 33 thôn, 8 trường học, 1 trạm y tế, 1 nhà văn hóa xã, 33 nhà văn hóa thôn, 1 trạm truyền thanh

Phú Nhuận là xã có lợi thế về điều kiện đất đai, lao động, cơ sở hạ tầng phát triển, có trung tâm giống thủy sản cấp I của tỉnh, có Nhà máy chè đóng tại địa bàn, có khu công nghiệp Tằng Loong đang được mở rộng tạo ra thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn trong vùng, tạo việc làm, người dân có thu nhập cao hơn, buôn bán, dịch vụ phát triển

Trong những năm qua cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư, nâng cấp, tình hình kinh tế, xã hội đang phát triển mạnh mẽ, mặt khác việc thực hiện dân chủ được phát huy từ đó đã khơi dậy tinh thần tự chủ năng động, sáng tạo, thi đua sản xuất, đời sống vật chất của nhân dân được nâng lên rõ rệt, các phong trào hoạt động của địa phương tiếp tục được phát triển Năm 2006 từ một xã nghèo, xã Phú Nhuận đã trở thành xã vùng II, khi có 19 thôn thoát khỏi chương trình 135 Năm 2014, Phú Nhuận là xã đầu tiên trong huyện Bảo Thắng đạt chuẩn nông thôn mới

Trong thời gian tới, xã tiếp tục phát triển bền vững 19 tiêu chí nông thôn mới, tiến tới xây dựng xã Anh hùng trong thời kỳ đổi mới Tiếp tục chuyển dịch

cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng tiêu thụ công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ, phát huy nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có.Tiếp tục nâng cao

Trang 9

chất lượng giáo dục và đào tạo, chú trọng công tác đào tạo nghề Nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của bộ máy chính quyền xã Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã Tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất; xây dựng nền văn hóa tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, thực hiện tốt chính sách đảm bảo an sinh xã hội.

1.1.2 Cơ cấu tổ chức của UBND xã Phú Nhuận

Sơ đồ cơ cấu tổ chức UBND xã Phú Nhuận

CHỦ TỊCH UBND(Phụ trách chung )

PHÓ CHỦ TỊCH

Phụ trách VH-XH

PHÓ CHỦ TỊCHPhụ trách KT - ĐT

Tư pháp – hộ tịch

GD ĐT

DSKHH GĐ

Công thương nghiệp

QH,KH tài nguyên

VPUBND

KT NS

Đô thị, xây dựng môi trường

Trang 10

1.2 Cơ sở lý luận về công tác nâng cao chất lượng cán bộ, công chức 1.2.1 Khái niệm, vị trí vai trò, đặc điểm, tiêu chuẩn của cán bộ, công chức cấp xã

1.2.1.1 Khái niệm

Các nước khác nhau thì khái niệm về cán bộ, công chức cũng khác nhau,

đa số các nước đều giới hạn cán bộ, công chức trong phạm vi bộ máy hành chính Nhà nước.Ở nước ta, phù hợp với thể chế, chính trị và tổ chức bộ máy nhà nước, Đảng, đoàn thể, chúng ta dùng khái niệm cán bộ, công chức theo “ Luật cán bộ, công chức, viên chức ” năm 2008

- Theo khoản 1, điều 4, Luật cán bộ, công chức, viên chức năm 2008 : Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ( sau đây gọi chung là cấp tỉnh ), ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh ( sau đây gọi chung là cấp huyện ), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước

- Theo khoản 2, điều 4, Luật cán bộ, công chức, viên chức năm 2008 :Công chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ( sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập ), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập nghiệp theo quy định của pháp luật

- Theo khoản 3, điều 4, Luật cán bộ, công chức, viên chức năm 2008 :Cán bộ xã, phường, thị trấn ( sau đây gọi chung là cấp xã ) là công dân

Trang 11

Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

- Theo khoản 2, điều 61, Luật cán bộ, công chức, viên chức năm 2008Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây :

+, Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy;

+, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

+, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân;

+, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

+, Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh;

+, Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

+, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam ( áp dụng đối với xã, phường, thị trấn

có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có Tổ chức Hội Nông dân Việt Nam)

+, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam

- Theo khoản 3, điều 61, Luật cán bộ,công chức, viên chức năm 2008 Công chức cấp xã có các chức danh sau đây :

+, Trưởng công an;

+, Chỉ huy trưởng Quân sự;

+, Văn hoá – xã hội

Công chức cấp xã do cấp huyện quản lý

1.2.1.2 Vị trí, vai trò của cán bộ, công chức cấp xã

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã từng nêu cao vai trò của

Trang 12

người cán bộ Lênin chỉ rõ : “ Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào ”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến cán bộ, coi đây là vấn đề then chốt Người khẳng định : “ Cán bộ là những người đem chính sách của của Đảng , của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành, đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng”

Khẳng định vị trí, vai trò của người cán bộ, đòi hỏi người cán bộ phải có đưc tính tốt, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng không cực đoan cho rằng cán bộ chỉ có tính tốt hay toàn tính tốt, mà cán bộ trước hết cũng là con người, có thể có cả tính xấu Nhưng người ccans bộ phải biết nhận biết, sửa chữa, loại bỏ tính xấu, phát triển tính tốt của mình; đồng thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng không cho rằng cán bộ là nhân tố quyết định tất cả mà “ Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân ”, còn vai trò quyết định của cán bộ là ở chỗ nhận thức được để

di trước, làm gương, lãnh đạo

Vai trò hết sưc quan trọng của cán bộ đối với sự nghiệp cách mạng còn thể hiện ở chỗ : Nếu thiếu họ thì không có cách mạng , mục tiêu đề ra không thể hoàn thành, cán bộ có vai trò quyết định với công việc “ Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém ”

Cán bộ, công chức có vị trí, vai trò quan trọng đối với cơ quan, tổ chức Cán bộ, công chức là thành viên, phần tử cấu thành tổ chức bộ máy Cán bộ, công chức có quan hệ mật thiết với tổ chức và quyết định mọi sự hoạt động của

tổ chức Hiệu quả hoạt động trong tổ chức, bộ máy phụ thuộc vào cán bộ Cán

bộ, công chức tốt sẽ làm cho bộ máy hoạt động nhịp nhàng, cán bộ, công chức kém sẽ làm cho bộ máy tê liệt “ Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt ”

Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã có một vị trí vô cùng quan trọng

Trang 13

trong hoạt động quản lý điều hành cơ sở Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã

là người đại diện cho Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo đúng chính sách và thẩm quyền được giao Cán bộ, công chức chính quyền cấp

xã là những người hàng ngày trực tiếp tiếp xúc với dân, đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống và biến thành hành động cách mạng của quần chúng

Cán bộ, công chức là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là nhân

tố quyết định đến sự thành bại của cách mạng, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng

Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã vừa là người đại diện Nhà nước, vừa là người đại diện cộng đồng, vừa là người cùng làng, cùng họ, vừa là người dân, là người gần gũi dân, sát dân nhất cho nên họ là người trực tiếp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng tình cảm của dân để phản ánh lên các cấp chính quyền để các cấp chính quyền dặt ra chính sách đúng Thực tế cho thấy, ở đâu mà cán bộ, công chức chính quyền cấp xã gần dân, hiểu dân, nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của dân thì ở đó các cấp chính quyền sẽ đề ra chính sách đúng, ngược lại ở đâu mà cán bộ chính quyền cấp xã quan liêu, hách dịch, cửa quyền thì sẽ đề ra chính sách không phù hợp

Cán bộ công chức chính quyền cấp xã là người trực tiếp tuyên truyền phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước cho nhân dân và vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chính sách, pháp luật đó trong cuộc sống Là người tiên phong gương mẫu trong việc thực hiện chính sách pháp luật

và xây dựng gia đình văn hóa ở khu dân cư

Cán bộ, công chức cấp xã là người trực tiếp giải quyết cấp xã là người trực tiếp giải quyết những yêu cầu, những thắc mắc về lợi ích chính đáng của nhân dân Là người am hiểu các phong tục tập quán, truyền thống dân tộc của địa phương, họ là người tập hợp được khối đại đoàn kết toàn dân ở cơ sở, là người phát huy tính tự quản của động dân cư

Như vậy, cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người có vị trí, vai trò quan trọng trong việc ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở, tăng

Trang 14

cường khối đại đoàn kết toàn dân, tạo điều kiện phát huy tính tự quản trong cộng đồng dân cư.

1.2.1.3 Đặc điểm

- Họ là những người trưởng thành về thể chất và trưởng thành về mặt xã hội, họ được tuyển dụng hoặc bổ nhiệm giữ một chức vụ thường xuyên trong các công sở của Nhà nước, họ đang trực tiếp tham gia vào bộ máy công quyền của nền hành chính quốc gia, như vậy họ là những ngườ tự làm chủ được hành

vi, thái độ của mình và phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là một công dân, một công chức hành chính Họ trưởng thành ở mặt xã hội còn biểu hiện ở giá trị sản phẩm lao động của họ được xã hội công nhận và bằng sức lao động của mình, họ đã nuôi sống được bản thân Hơn nữa, sự trưởng thành về mặt xã hội còn thể hiện ở cuộc sống riêng tư của họ, họ là những người có đầy

đủ điều kiện hành vi trước pháp luật

- Họ là những người đã có vị thế xã hội, vì công chức là những người đang giữ chức vụ hoặc trách nhiệm nhất định theo trình độ đào tạo và được xếp vào ngạch bậc tương ứng trong hệ thống hành chính, bởi vậy, công chức đang có một vị thế xã hội nhất định để thực hiện quyền lực của Nhà nước quản lý toàn xã hội - Công chức có nhiều kinh nghiệm sống được tích luỹ tuỳ theo lĩnh vực mà

họ hoạt động Bởi là công chức, họ phải được đào tạo ở trình độ nhất định, cùng với vị trí làm việc của mình trong bộ máy công quyền

- Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là những người gần dân, sát dân, biết dân, trực tiếp triển khai đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào dân, gắn bó với nhân dân

- Cán bộ, công chức cấp xã là công bộc của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, phải không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, học tập nâng cao trình độ và năng lực công tác để thực hiện tốt công vụ, nhiệm vụ được giao

- Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã có tính ổn định thấp so với cán

bộ, công chức nhà nước cấp trên

- Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã có tính chuyên môn hóa thấp, kiêm nhiệm nhiều

Trang 15

- Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người đại diện cho quần chúng nhân dân lao động ở cơ sở Vì vậy cán bộ, công chức luôn bám sát dân, gần dân, lắng nghe ý kiến nguyện vọng của nhân dân từ đó có những cách thức tiến thành công việc phù hợp và đảm bảo cho lợi ích chính đáng của nhân dân.

- Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người trực tiếp giải quyết tất

cả các yêu cầu, quyền lợi chính đáng từ nhân dân, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân

- Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là những người xuất phát từ cơ

sở ( người của địa phương ), họ vừa trực tiếp tham gia lao động sản xuất, vừa là người đại diện cho nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước, giải quyết các công việc của nhà nước Do đó, xét ở khía cạnh nào đó cán bộ, công chức cấp xã bị chi phối, ảnh hưởng rất nhiều bởi những phong tục tập quán làng quê, những nét văn hóa bản sắc riêng, đặc thù của địa phương, của dong họ

- Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã do dần bầu ra, chính vì vậy số lượng thường xuyên bị biến động do hết nhiệm kỳ nhân dân lại bầu những đại diện mới

- Cán bộ, công chức cấp xã cả nước hiện nay rất đông Tuy nhiên về chất lượng lại rất yếu, độ tuổi tương đối già, chính vì vậy nó là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả giải quyết công việc không cao

1.2.1.4 Tiêu chuẩn của cán bộ, công chức cấp xã

Tiêu chuẩn cán bộ, công chức là những quy định cụ thể các yêu cầu về trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức…của những cán bộ, công chức theo những tiêu chí nhất định đối với từng ngành nghề riêng biệt Tiêu chuẩn cán bộ, công chức do Nhà nước ban hành, được áp dụng thống nhất trong nền công vụ

Nó có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chính quy hiện đại, là đòi hỏi bức bách của công cuộc cải cách hành chính Nhà nước

Tiêu chuẩn cán bộ, công chức là vấn đề rất quan trọng trong công tác cán

bộ Đó là cơ sở để tiến hành tổ chức, xem xét, đánh giá, lựa chọn, bố trí sắp xếp

và sử dụng cán bộ; đó cũng là cơ sở để bản thân mỗi người cán bộ, phấn đấu, tự

Trang 16

rèn luyện, hoàn thiện mình Chủ nghĩa Mác – Lênin đòi hỏi cán bộ phải là người

“Có nhiều trí tuệ hơn một chút, nhiều sự phân minh trong tư tưởng hơn một chút…và kiến thức rộng”, và yêu cầu người cán bộ “ Không nấp sau một chế độ quan liêu giấy tờ, không ngại thừa nhận những sai lầm của mình bằng cách sửa chữa những sai lầm ấy ”

Thực hiện việc công chức hóa cán bộ, công chức cấp xã, Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 về việc Quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn Quyết định đã xác định rõ chức trách, nhiệm vụ của từng chức vụ, chức danh của cán bộ, công chức cấp xã Để thực hiện được chức trách, nhiệm vụ được giao đòi hỏi cán bộ công chức cấp xã phải đáp ứng được những tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể

*, Tiêu chuẩn chung ( Theo điều 3, quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ ) :

- Có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có năng lực tổ chức vận động nhân dân thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ở địa phương

- Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, công tâm thạo việc, tận tuỵ với dân Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng Có ý thức

kỷ luật trong công tác

Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm

- Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lỗi của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ học vấn, chuyên môn,

đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao

*, Tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức cấp xã

 Tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ chuyên trách cấp xã

- Theo khoản 4, điều 5, quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ :

Trang 17

Tiêu chuẩn cụ thể đối với Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ, Chi ủy, Thường trực đảng uỷ xã, phường, thị trấn:

+ Tuổi đời: Không quá 45 tuổi khi tham gia giữ chức vụ lần đầu

+ Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông

+ Lý luận chính trị: Có trình độ trung cấp chính trịtrở lên

+ Chuyên môn, nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng và đô thị có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên ở khu vực miền núi phải được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn (tương đương trình độ sơ cấp trở lên), nếu tham gia giữ chức

vụ lần đầu phải có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên Đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, nghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nước, nghiệp vụ quản lý kinh tế

- Theo khoản 3, điều 6,quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ

Tiêu chuẩn cụ thể đối với Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc ViệtNam,

Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh:

+ Các tiêu chuẩn (do các đoàn thể chính trị - xã hộiquy định) của cán bộ chuyên trách thuộc Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vàcác đoàn thể chính trị

- xã hội được giữ nguyên trong nhiệm kỳ hiện tại.Các tiêu chuẩn quy định này được áp dụng kể từ đầu nhiệm kỳ tới củatừng tổ chức đoàn thể

Chủ tịch Hội Cựu chiến binh: Không quá 65 tuổi khi thamgia giữ chức vụ

Trang 18

+ Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên ở khu vực đồng bằng, tốt nghiệp tiểu học trở lên ở khu vực miền núi.

+Lý luận chính trị: Có trình độ sơ cấp và tương đương trở lên

+ Chuyên môn, nghiệp vụ: Đã được đào tạo, bồi dưỡngchuyên môn, nghiệp vụ lĩnh vực công tác mà cán bộ đang đảm nhiệm tương đương trình độ sơ cấp trở lên

- Theo khoản 4, điều 7, quyết định 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ

Tiêu chuẩn cụ thể đối Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân :

+ Tuổi đời: Tuổi của Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định phù hợp với tình hình đặc điểm của địa phương nhưng tuổi tham gia lần đầu phải đảm bảo làm việc ít nhất hai nhiệm kỳ

+ Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông

+ Lý luận chính trị: Có trình độ trung cấp lý luận chính trị đối với khu vực đồng bằng; khu vực miền núi phải được bồi dưỡng lý luận chính trị tương đương trình độ sơ cấp trở lên

+ Chuyên môn, nghiệp vụ: Có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên đối với khu vực đồng bằng Với khu vực miền núi phải đượcbồi dưỡng kiến thức chuyên môn tương đương trình độ sơ cấp trở lên.Ngành chuyên môn phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của từng loại hình đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn Đã qua lớp bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước, nghiệp vụ quản lý kinh tế, kiến thức và kỹ năng hoạtđộng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã

- Theo khoản 4, điều 8, quyết định số 04/2001/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ :

Tiêu chuẩn cụ thể đối với Chủ tịch và Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân:+ Tuổi đời: Tuổi đời của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân và Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy địnhphù hợp với tình hình đặc điểm của địa phương nhưng tuổi tham gia lầnđầu phải đảm bảo làm việc ít nhất hai nhiệm kỳ

Trang 19

+ Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông.

+ Chính trị: Có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên đối với khu vực đồng bằng; khu vực miền núi phải được bồi dưỡng lý luận chính trị tương đương trình độ sơ cấp trở lên

+ Chuyên môn, nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng, có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên Với miền núi phải được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn (tương đương trình độ sơ cấp trở lên), nếu giữ chức vụlần đầu phải có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên Ngành chuyên mônphải phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của từng loại hình đơn vịhành chính xã, phường, thị trấn Đã được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nước, quản lý kinh tế

 Tiêu chuẩn cụ thể đối với công chức cấp xã

- Theo khoản 2, điều 10, quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ

Tiêu chuẩn cụ thể đối với công chức Tài chính kế toán :

+ Độ tuổi: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu

+ Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng và

đô thị, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi

+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng lý luận chính trị với trình độ tương đương sơ cấp trở lên

+ Chuyên môn nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng có trình độ trung cấp Tài chính Kế toán trở lên Với công chức đang công tác ở khu vực miền núi hiện nay, tối thiểu được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn Tàichính - Kế toán; nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải có trình độ trungcấp Tài chính - Kế toán trở lên Phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhànước sau khi tuyển dụng ở khu vực đồng bằng và đô thị phải sử dụng được kỹ thuật tin học trong công tác chuyên môn

- Theo khoản 2, điều 11, quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ

Tiêu chuẩn đối với công chức Tư pháp - Hộ tịch :

+ Tuổi đời: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu

Trang 20

+ Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng và

đô thị; tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi

+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng lý luận chính trị tương đương trình độ sơ cấp trở lên

+ Chuyên môn nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng có trình độ trung cấp Luật trở lên và phải qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tư pháp cấp xã sau khi được tuyển dụng Với công chức đang công tác ở khu vực miền núihiện nay, tối thiểu được bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ tư pháp cấp xã;nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải có trình độ trung cấp luật trở lên Phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước sau khi được tuyển dụng ở khu vực đồng bằng và đô thị phải sử dụng được kỹ thuật tin họctrong công tác chuyên môn

- Theo khoản 2, điều 12, quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ

Tiêu chuẩn cụ thể đối với Địa chính – Xây dựng :

+ Tuổi đời: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu

+ Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng và

đô thị, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi

+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng lý luận chính trị tương đương trình độ sơ cấp trở lên

+ Chuyên môn nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng có trình độ trung cấp Địa chính hoặc trung cấp Xây dựng trở lên Với công chức đangcông tác ở khu vực miền núi hiện nay, tối thiểu được bồi dưỡng kiến thứcchuyên môn Địa chính hoặc xây dựng; nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải có trình độ trung cấp Địa chính hoặc xây dựng trở lên Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng về quản lý đất đai, đo đạc bản đồ, quản lý hành chính Nhà nước ở khu vực đồng bằng và đô thị phải sử dụng được kỹ thuật tin học trong công tác chuyên môn

- Theo khoản 2, điều 13, quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ

Tiêu chuẩn cụ thể đối với công chức Văn phòng thống kê :

+ Độ tuổi: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu

Trang 21

+ Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng và

đô thị, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi

+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng lý luận chính trị tương đương trình độ sơ cấp trở lên

+ Chuyên môn, nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng có trình độ trung cấp Văn thư, lưu trữ hoặc trung cấp Hành chính, trung cấp Luật trở lên Với công chức đang công tác ở khu vực miền núi hiện nay, tối thiểu được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về một trong các ngành chuyên môn trên; nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải có trình độ trung cấp của một trong ba ngành chuyên môn trên Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước (nếu chưa qua trung cấp hành chính) ở khu vực đồng bằng và đô thị phải sử dụng được kỹ thuật tin học phục vụ công tác chuyên môn

- Theo khoản 2, điều 14, quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ

Tiêu chuẩn cụ thể đối với công chức Văn hóa – Xã hội :

+ Độ tuổi: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu

+ Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng và

đô thị, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi

+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng lý luận chính trị tương đương trình độ sơ cấp trở lên

+ Chuyên môn nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng phải đạttrung cấp về văn hoá nghệ thuật (chuyên ngành) hoặc trung cấp quản lý Văn hoá - Thông tin hoặc trung cấp nghiệp vụ Lao động - Thương binh và xã hội trở lên Với công chức đang công tác ở khu vực miền núi hiện nay, tối thiểu được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về một trong các ngành chuyên môntrên; nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải có trình độ trung cấp trở lên về một trong các ngành chuyên môn nêu trên Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước và ngành chuyên môn cònthiếu liên quan tới nhiệm vụ được giao Sử dụng thành thạo các trang thiếtbị phù hợp với ngành chuyên môn ở khu vực đồng bằng và đô thị phải sửdụng được kỹ thuật tin học trong công tác

Trang 22

- Theo khoản 2, điều 15, quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ

Tiêu chuẩn cụ thể đối với công chức Trưởng công an xã :

+ Độ tuổi: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu

+ Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi

+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên ở khu vực đồng bằng, có trình độ tương đương sơ cấp lý luận chính trí trở lên ở khu vực miền núi

+ Chuyên môn, nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng phải đạttrình độ tương đương trung cấp chuyên môn ngành công an trở lên Với công chức đang công tác ỏ khu vực miền núi hiện nay, tối thiểu được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn ngành công an, nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải được bồi dưỡng chương trình huấn luyện trưởng công an xã theo quy định của Công an cấp trên Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước Sử dụng thành thạo các trang thiết bị phù hợp với ngành chuyên môn

- Theo khoản 2, điều 16, quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ

Tiêu chuẩn cụ thể đối với công chức Chỉ huy trưởng Quân sự :

+ Độ tuổi: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu

+ Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng và

đô thị, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi

+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên ở khu vực đồng bằng, có trình độ tương đương sơ cấp lý luận chính trị trở lên ở khu vực miền núi

+ Chuyên môn, nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng phải đạt trình độ tương đương trung cấp về quân sự của sĩ quan dự bị cấp phân đội trở lên Đối với công chức đang công tác ở khu vực miền núi hiện nay, tối thiểu được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn ngành quân sự; nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải tương đương trung cấp quân sự của sĩ quan dự bị cấp phân đội trở lên Sau khi được

Ngày đăng: 21/08/2016, 15:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Hồ Chí Minh ( 2000), Hồ Chí Minh toàn tập – tập 5, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc Gia
9. Từ điển Tiếng Việt, 1994, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Nhà XB: Nxb Văn học
10. Trần Khắc Việt, Tô Huy Rứa, Nguyễn Cúc ( đồng chủ biên ), ( 2003) Giải pháp đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị ở các tỉnh miền núi của nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị ở các tỉnh miền núi của nước ta hiện nay
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
1. Các văn bản, tài liệu do Văn phòng UBND xã Phú Nhuận cung cấp Khác
3. Luật cán bộ, công chức, viên chức ngày 28/11/2008 Khác
4. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003 Khác
5. Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức Khác
6. Nghị quyết số 30/2013/ NQ-HĐND ngày 13/12/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai về chính sách thu hút và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực Khác
7. Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn Khác
8.Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND ngày 20/12/2013 của UBND tỉnh Lào Cai về việc ban hành về thu hút và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Lào Cai Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w