MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT LỜI NÓI ĐẦU 1 PHẦN MỞ ĐẦU 3 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 4. Phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 4 6. Ý nghĩa đóng góp của đề tài 4 7. Kết cấu đề tài 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN 5 1.1 Cơ sở lý luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC 5 1.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức và các khái niệm liên quan 5 1.1.1.1 Khái niệm cán bộ 5 1.1.1.2. Khái niệm công chức 5 1.1.1.3. Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 5 1.1.2 Quy trình đào tạo, bồi dưỡng 7 1.1.3 Mục tiêu, đối tượng, nội dung, các hình thức và ý nghĩa của công tác đào tạo, bồi dưỡng 9 1.1.3.1 Mục tiêu 9 1.1.3.2 Đối tượng 9 1.1.3.3. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng 9 1.1.3.4. Các loại hình đào tạo, bồi dưỡng 10 1.1.3.5. Ý nghĩa của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCC 10 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN TẠI UBND HUYỆN HÒA AN 12 2.1. Khái quát chung về UBND huyện Hòa An 12 2.1.1. Khái quát chung về huyện Hòa An 12 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của UBND huyện Hòa An 13 2.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND huyện Hòa An 20 2.2. Khái quát chung về Phòng Nội Vụ huyện Hòa An 21 2.2.1. Tên đơn vị, địa chỉ, số điện thoại, email của Phòng Nội Vụ huyện Hòa An 21 2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Nội vụ huyện Hòa An 21 2.2.3. Tóm lược quá trình hình thành và phát triển của Phòng Nội Vụ huyện Hòa An 25 2.2.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Phòng Nội Vụ huyện Hòa An 26 2.2.5. Khái quát các hoạt động của công tác quản trị nhân lực của Phòng Nội Vụ huyện Hòa An 27 2.2.6. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của Phòng Nội Vụ Huyện Hòa An 28 2.3. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện tại huyện Hòa An hiện nay 29 2.3.1. Về mặt số lượng 30 2.3.2. Về chất lượng 31 2.4. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC của phòng Nội vụ huyện Hòa An 34 2.4.1. Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng 34 2.4.2. Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng 34 2.4.3. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng 35 2.5. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng CBCC huyện Hòa An 36 2.6. Đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 36 2.7. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, bồi dương CBCC cấp huyện 38 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN TẠI UBND HUYỆN HOÀ AN 40 3.1. Một số định hướng chung 40 3.2. Yêu cầu đối với cán bộ, công chức huyện Hòa An 43 3.3. Một số giải pháp cụ thể 43 3.4. Một số khuyến nghị 48 KẾT LUẬN 50 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Thực tập thực tế có vai trò rất quan trọng trong quá trình đào tạo các chuyênngành của nhà trường nói chung, ngành quản trị nhân lực nói riêng Với mục đíchgắn liền nhà trường với xã hội, lý luận thực tiễn, hằng năm Khoa và nhà trường đều
tổ chức cho sinh viên năm cuối đi thực tập Sau 4 năm học tập chuyên ngành quảntrị nhân lực nước thuộc khoa Tổ chức và quản lý nguồn nhân lực, em và các bạn đãđược tạo điều kiện đi thực tập từ 16/01/2017 đến 17/03/2017 Với thời gian thực tậptại UBND Xã Mỹ Phương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn Em đã có cơ hội gắn lýthuyết với thực tế, trau dồi thêm nhiều kĩ năng quản lý hơn Bên canh sự hướng dẫnnhiệt tình của cán bộ, công chức UBND xã Mỹ Phương cùng với nỗ lực của mình
về mặt thời gian, vận dụng những kiến thức đã học được ở nhà trường để tìm hiểuthực tiễn, nâng cao năng lực cũng như các yêu cầu cần thiết của CB Văn phòng, emnhận thức sâu sắc được những nghĩa vụ, trách nhiệm và vai trò quan trọng của cán
bộ, công chức Từ đó đã rèn luyện phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp như cẩn thậnhơn, tỉ mỉ hơn… Và nâng cao năng lực bản thân để hoàn thành tốt công việc Emxin chân thành cảm ơn UBND Xã Mỹ Phương, đặc biệt là anh Đồng văn Dược CT– UBND xã đã tạo mọi điều kiện để em tìm hiểu và vận dụng những kiến thức sách
vở vào thực tế công việc, để em có thể hoàn thành tốt đợt thực tập cuối khóa này.Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo Khoa Tổ chức vàquản lý nguồn Nhân lực cùng các thầy cô giáo bộ môn trong trường Đai học Nội vụ
Hà Nội đã hết lòng giúp đỡ và truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích trong quátrình học tập Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Em tên là Nông Văn Chung lớp QTNL 13A, khóa 2013 – 2017 Em xin camđoan bài báo cáo thực tập “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ công chức xã Mỹ Phương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn” Được thực hiện dưới sựtìm tòi của bản thân em và được sự hướng dẫn của Giảng viên – Ts Nguyễn VănTạo và anh Đồng Văn Dược Chủ tịch UBND xã cùng các anh chị khác làm việc tạiUBND xã Mỹ Phương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn Em xin cam đoan các số liệutrong bài báo cáo là trung thực, không sao chép Nếu vi phạm lời cam đoan trên emxin chịu trách nhiệm hoàn toàn
Sinh viên
Nông Văn Chung
Trang 4MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu: 3
3 Phạm vi nghiên cứu 3
4 Vấn đề nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Ý nghĩa của báo cáo 4
7 Bố cục của báo cáo 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ 5
1.1 Khái niệm cán bộ, công chức 5
1.1.1 Khái niệm về cán bộ 5
1.1.2 Khái niệm về công chức 5
1.2 Cán bộ, công chức cấp xã 6
1.3 Nhiệm vụ, đặc điểm và chức năng của cán bộ,công chức cấp xã 8
1.3.1 Nhiệm vụ của cán bộ, công chức cấp xã 8
1.3.1.1 Nhiệm vụ của cán bộ cấp xã 8
1.3.1.2 Nhiệm vụ công chức cấp xã 11
1.3.2 Đặc điểm của cán bộ, công chức cấp xã 15
1.3.3 chức năng của công chức cấp xã 15
1.4 Các tiêu chí về nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ,công chức cấp xã 16
1.4.1 Tiêu chí về năng lực chuyên môn và kỹ năng công tác 16
1.4.2 Tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống 17
1.4.3 Tiêu chí về uy tín trong công tác 18
1.4.4 Tiêu chí về chất lượng và hiệu quả thực hiện công việc được giao 18
1.4.5 Tiêu chí về năng lực tổ chức, quản lý 19
Trang 51.5 Các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức cấp xã 20
1.5.1 Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức 20
1.5.2 Công tác tuyển dụng đội ngũ cán bộ, công chức 21
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,CÔNG CHỨC CỦA XÃ MỸ PHƯƠNG, HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC CẠN 22
2.1 Tổng quan về UBND xã Mỹ Phương 22
2.1.1 Vị trí địa lý, tiềm năng, thế mạnh của xã Mỹ Phương 22
2.1.2 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn 22
2.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND xã Mỹ Phương 23
2.2 Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND xã Mỹ phương 24
2.2.1 Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã Mỹ Phương 26
2.2.1.1 Về trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ 26
2.2.1.2 Về phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống 28
2.2.1.3 Về khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao 29
2.1.4 Về uy tín trong công tác 30
2.2.1.5 Về năng lực tổ chức, quản lý công việc 32
2.2.2 Thực tiễn công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức 32
2.3 Đánh giá chung về đội ngũ cán bộ, công chức UBND xã Mỹ Phương 33
2.3.1 Ưu điểm 33
2.3.2 Hạn chế 34
2.3.3 Bài học kinh nghiệm 35
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CB, CC UBND XÃ MỸ PHƯƠNG, HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC CẠN 37
3.1 Mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã 37
3.1.1 Mục tiêu chung 37
3.1.2 Mục tiêu cụ thể 37
3.2 Giải pháp 38
3.2.1 Phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức 38
Trang 63.2.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của
UBND xã Mỹ Phương 38
3.3 Khuyến nghị 41
3.2.1 Từ phía cơ quan cấp trên và chính sách của nhà nước 41
3.2.2 Từ phía UBND xã Mỹ Phương 42
3.2.3 Từ phía người dân 42
KẾT LUẬN 43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 44 PHỤ LỤC
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Cán bộ là vấn đề quan trọng gắn liền với thành công hay thất bại của sựnghiệp cách mạng, cán bộ có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao năng lực lãnhđạo và sức chiến đấu của Đảng và với đường lối đổi mới đúng đắn và sáng tạo củaĐảng cộng sản Việt Nam, đất nước ta đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tậptrung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo
cơ chế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước.Bằng những cải cách mạnh mẽ về kinh tế, chúng ta đã vượt qua khủng hoảng, ổnđịnh chính trị, phát triển kinh tế xã hội, đưa đất nước vững bước đi lên chủ nghĩa xãhội, hội nhập vào sự phát triển của khu vực và thế giới
Cấp xã luôn có vị trí rất quan trọng trong bộ máy chính quyền của nước ta
và được ghi trong điều 118 hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.Chính quyền xã có chức năng: bảo đảm việc chấp hành các chủ trương, đường lốicủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quyết định của Nhà nước Chínhquyền cấp trên; Quyết định và đảm bảo thực hiện các chủ trương, biện pháp để pháthuy mọi khả năng và tiềm năng của địa phương về các mặt chính trị, kinh tế, vănhóa – xã hội, an ninh, quốc phòng, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinhthần của nhân dân trong xã và làm tròn nghĩa vụ của địa phương với Nhà nước.Nhiệm vụ của chính quyền cấp xã được quy định trong Hiến pháp và Luật tổ chức
và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp Sự vững mạnhcủa chính quyền cấp xã là nền tảng cho sự vững mạnh của hệ thống chính quyềntrong cả nước và ngược lại Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước, đội ngũ công chức cấp xã có một vai trò rất quan trọng, bởi đội ngũ cán
bộ công chức xã là lực lượng nòng cốt, điều hành hoạt động của bộ máy tổ chứcchính quyền cấp xã Vì vậy, đội ngũ cán bộ công chức của hệ thống chính trị cấp xã
là một trong những nhân tố có ý nghĩa chiến lược, quyết định sự thành bại của côngcuộc xây dựng và phát triển đất nước Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước ta thành nước công nghiệp, có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, cơ cấukinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực
Trang 8lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần nâng cao, quốc phòng an ninh vữngchắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh Phấn đấu đến năm 2020nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Công chức cấp xã là những người trực tiếp tiếp xúc với nhân dân hàng ngày,giải đáp, hướng dẫn, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện theo chủ trương,đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trực tiếp lắng nghe, giảiquyết hoặc kiến nghị lên cấp trên những kiến nghị, ý kiến, nguyện vọng của nhândân Vì vậy, chất lượng hoạt động của công chức cấp xã ảnh hưởng trực tiếp đếnsức mạnh của hệ thống chính trị ở cơ sở, tác động đến sự nghiệp cách mạng và đổimới của Đảng và Nhà nước
Cùng với công cuộc cải cách kinh tế, công cuộc đổi mới tổ chức và phươngthức hoạt động của hệ thống chính trị cũng từng bước được triển khai Hệ thốngpháp luật ngày càng phát triển và từng bước được hoàn chỉnh để điều chỉnh ngàymột có hiệu quả các quan hệ kinh tế - xã hội Bộ máy nhà nước dần dần được chấnchỉnh và nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong điều hành và quản lý xã hội
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, trong quá trình phát triển, nền hànhchính nhà nước cũng đã bộc lộ nhiều khuyết tật, bất cập trước những yêu cầu mớicủa sự phát triển kinh tế - xã hội, công tác quản lý hành chính nhà nước của các cấpchính quyền trong cả nước còn bị buông lỏng ở nhiều khâu, hiệu quả, hiệu lực quản
lý của chính quyền chưa cao, tập trung chủ yếu ở cấp chính quyền cơ sở, trong đóchính quyền xã, phường là cấp có nhiều khó khăn phức tạp khi thực hiện các nhiệm
vụ được giao Đứng trước tình hình đó, Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra chủtrương cải cách nền hành chính nhà nước và coi đó là trọng tâm của việc xây dựng
và hoàn thiện nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Đội ngũ cán bộ, công chức có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định chấtlượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp nói chung và chính quyền cấp
cơ sở nói riêng Hiệu lực quản lý nhà nước được thực hiện bởi số lượng và chấtlượng của đội ngũ cán bộ, công chức và Chủ tịch Hồ Chí minh đã khẳng định:
“Cán bộ là cái gốc của toàn bộ công việc”, “công việc thành công hay thất bại đều
do cán bộ tốt hay kém” Do vậy, nhận biết được thực trạng của đội ngũ cán bộ, công
Trang 9chức xã, phường là yếu tố cơ bản có tính quyết định góp phần đưa ra những giảipháp hữu hiệu cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đạtđược hiệu quả cao trong công tác quản lý nhà nước ở chính quyền cấp xã, phườngnói chung và xã Mỹ Phương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn nói riêng.
Trên cơ sở những nhận định trên, tôi lựa chọn đề tài : “ Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã Mỹ Phương, huyện Ba
Bể, tỉnh Bắc Cạn ”
2 Mục đích nghiên cứu:
Nhằm tìm hiểu và đánh giá về mặt tích cực và hạn chế của chất lượng củađội ngũ CB, CC tại xã UBND Mỹ Phương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn
Nghiên cứu vấn đề này nhằm làm rõ những mặt tích cực, hạn chế của CB,
CC tại UBND xã từ đó đưa ra những khuyến nghị, giải pháp để góp phần nâng caochất lượng của đội ngũ CB,CC xã, phát huy mặt tích cực và khắc phục những mặthạn chế
- Đưa ra một số kiến nghị, giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức tại UBND xã Mỹ Phương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn
5 Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: tiến hành phân tích và tổng hợp
những tài liệu liên quan đến trình độ, bằng cấp, thâm niên công tác của đội ngũ cán
bộ công chức đội ngũ CB, CC UBND xã Mỹ Phương nhằm phục vụ cho đề tàinghiên cứu
Trang 10Phương pháp quan sát: Phương pháp này có được những thông tin liên quan
đến thực trạng trình độ đội ngũ cán bộ, công chức UBND xã, nguyên nhân ảnhhưởng đến trình độ độ ngũ cán bộ công chức UBND xã Mỹ Phương như quan sát CB,
CC thực hiện các công việc hàng ngày trong giờ hành chính
6 Ý nghĩa của báo cáo.
Ý nghĩa lí luận: Làm sáng tỏ một số khía cạnh về phương diện lí luận trongkhi nghiên cứu về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức công chức nói chung vàcán bộ, công chức cấp xã nói riêng
Ý nghĩa thực tiễn: Việc đi sâu nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp chúng ta nắmđược thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức công chức Từ việc nắmđược thực trạng đó sẽ cung cấp những cứ liệu, khuyến nghị hữu ích cho các nhàlãnh đạo, nhà quản lí, các nhà hoạch định chính sách có kế hoạch, biện pháp khắcphụ những mặt hạn chế còn tồn tại và tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt đượcnhằm hoàn thành mục tiêu chung của đất nước đó là: Xây dựng đất nước giàumạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh
Trên cơ sở đó chỉ ra những ưu điểm, những hạn chế, và tìm ra nguyên nhâncủa những ưu điểm, hạn chế đó Đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm củacông tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC xã Mỹ Phương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn
7 Bố cục của báo cáo.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục đề tài bao gồm 3 chương:
+ Chương 1 Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức
cấp xã
+ Chương 2 Thực trạng về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của xã Mỹ
Phương, huyện Ba Bể, Tỉnh Bắc Cạn
+ Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao trình độ của đội ngũ
cán bộ, công chức UBND xã Mỹ Phương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn
Trang 11Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC CẤP XÃ 1.1 Khái niệm cán bộ, công chức.
1.1.1 Khái niệm về cán bộ
Theo quy định tại Khoản 1 và 3 điều 4 luật CBCC năm 2008:
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức
vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhànước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trungương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh(sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhànước
Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân ViệtNam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhândân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chínhtrị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chứcdanh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế vàhưởng lương từ ngân sách nhà nước
1.1.2 Khái niệm về công chức.
Theo quy định tại Khoản 2 điều 4 luật CBCC năm 2008:
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chứcchính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộcQuân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhânquốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩquan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sựnghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội(sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị
sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công
Trang 12lập theo quy định của pháp luật.
1.2 Cán bộ, công chức cấp xã.
Theo quy định của luật CBCC năm 2008 về cán bộ, công chức cấp xã như sau:
“ Điều 61 Chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã
1 Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 của Luật này baogồm cán bộ cấp xã và công chức cấp xã
2 Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:
a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ;
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân;
d) Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn cóhoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam
3 Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:
a) Trưởng Công an;
b) Chỉ huy trưởng Quân sự;
g) Văn hóa - xã hội
Công chức cấp xã do cấp huyện quản lý
4 Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này baogồm cả cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã
5 Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội, quy mô, đặc điểm của địa phương,
Trang 13Chính phủ quy định cụ thể số lượng cán bộ, công chức cấp xã.
Điều 62 Nghĩa vụ, quyền của cán bộ, công chức cấp xã
1 Thực hiện các nghĩa vụ, quyền quy định tại Luật này, quy định khác củapháp luật có liên quan, điều lệ của tổ chức mà mình là thành viên
2 Cán bộ, công chức cấp xã khi giữ chức vụ được hưởng lương và chế độbảo hiểm; khi thôi giữ chức vụ, nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của phápluật được xem xét chuyển thành công chức, trong trường hợp này, được miễn chế
độ tập sự và hưởng chế độ, chính sách liên tục; nếu không được chuyển thành côngchức mà chưa đủ điều kiện nghỉ hưu thì thôi hưởng lương và thực hiện đóng bảohiểm tự nguyện theo quy định của pháp luật; trường hợp là cán bộ, công chức được
điều động, luân chuyển, biệt phái thì cơ quan có thẩm quyền bố trí công tác phù hợp
hoặc giải quyết chế độ theo quy định của pháp luật
Chính phủ quy định cụ thể khoản này
Điều 63 Bầu cử, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.
1 Việc bầu cử cán bộ cấp xã được thực hiện theo quy định của Luật tổ chứcHội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân,điều lệ của tổ chức có liên quan, các quy định khác của pháp luật và của cơ quan cóthẩm quyền
2 Việc tuyển dụng công chức cấp xã phải thông qua thi tuyển; đối với các xãmiền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điềukiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì có thể được tuyển dụng thông qua xéttuyển
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện tổ chức tuyển dụng công chức cấp xãtheo quy định của Chính phủ
3 Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã phải căn cứ vào tiêuchuẩn của từng chức vụ, chức danh, yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với quy hoạchcán bộ, công chức
Chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã do cơ quan có thẩmquyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ quy định
Trang 14Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã do ngân sách nhànước cấp và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
Điều 64 Đánh giá, phân loại, xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm, thôi việc, nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức cấp xã.
Việc đánh giá, phân loại, xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm, thôiviệc, nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức cấp xã được thực hiện theo quy định tươngứng của Luật này đối với cán bộ, công chức và các quy định khác của pháp luật,
điều lệ có liên quan.”.
1.3 Nhiệm vụ, đặc điểm và chức năng của cán bộ,công chức cấp xã.
1.3.1 Nhiệm vụ của cán bộ, công chức cấp xã.
Nhiệm vụ của Bí thư:
+ Nắm vững Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và đường lối,chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết vàchỉ thị của cấp trên và chức năng,nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cấp mình;nắm vững nhiệm vụ trọng tâm, giải quyết
có hiệu quả công việc đột xuất;nắm chắc và sát tình hình đảng bộ, tổ chức đảng trựcthuộc và của nhândân trên địa bàn; chịu trách nhiệm chủ yếu về các mặt công táccủa đảngbộ
+ Chủ trì cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ vàchỉ đạo việc chuẩn
bị xây dựng nghị quyết của đảng bộ, của Ban Chấp hành,Ban Thường vụ và tổ chứcchỉ đạo thực hiện thắng lợi các nghị quyết đó
+ Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo,chỉ đạo hoạt động
và giữ vai trò trung tâm đoàn kết giữ vững vai trò lãnhđạo toàn diện đối với các tổchức trong hệ thống chính trị ở xã, phường,thị trấn
+ Lãnh đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấptrên, của đảng bộ, của Ban Chấp hành và Ban Thườngvụ Đảng uỷ
Trang 15 Nhiệm vụ của Phó Bí thư, Thường trực Đảng uỷ:
+ Giúp Bí thư đảng bộ chuẩn bị nội dung các cuộc họpvà dự thảo nghị quyếtcủa Ban Chấp hành, Ban Thường vụ về các mặt công táccủa Đảng bộ
+ Tổ chức việc thông tin tình hình và chủ trương củaBan chấp hành, Banthường vụ cho các Uỷ viên Ban chấp hành và tổ chức đảngtrực thuộc
+ Tổ chức kiểm tra việc thực hiện nghị quyết, chỉ thịcủa cấp uỷ cấp trên, củaBan Chấp hành và Ban Thường vụ
Khoản 2 điều 6 của quyết định 04/2004/QĐ-BNV nhiệm vụ của Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc ViệtNam, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh:
+ Chuẩn bị nội dung, triệu tập và chủ trì các kỳ họp của tổ chức mình
+ Cùng tập thể Ban Thường trực (Uỷ ban Mặt trận Tổquốc), Ban Thườngtrực (4 tổ chức đoàn thể) xây dựng chương trình kế hoạchcông tác, hướng dẫn hoạtđộng đối với Ban Công tác Mặt trận, các chi hội đoàn thể ở thôn, làng, ấp, bản, tổdân phố
+ Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể cùng cấp vận động, hướng dẫn cán
bộ, đoàn viên, hội viên tổ chức mình, các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện cácchương trình kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, hiệp thương bầu cử xây dựngchính quyền, thực hiện quy chế dân chủtại xã, phường, thị trấn và các phong trào thiđua của tổ chức mình theo chương trình, nghị quyết của tổ chức chính trị - xã hộicấp trên tương ứng đề ra
+ Tổ chức, chỉ đạo việc học tập chủ trương, đườnglối, chính sách của Đảng
và pháp luật Nhà nước; các chủ trương, nghị quyết đối với đoàn viên, hội viên của
tổ chức mình
+ Chỉ đạo việc lập kế hoạch kinh phí, chấp hành, quyết toán kinh phí hoạtđộng và quyết định việc phân bổ kinh phí hoạt động doNhà nước cấp đối với tổchức mình
+ Tham mưu đối với cấp uỷ Đảng ở xã, phường, thị trấn trong việc xây dựngđội ngũ cán bộ của tổ chức mình
Trang 16+ Bám sát hoạt động các phong trào, định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá vàbáo cáo với cấp uỷ cùng cấp và các tổ chức đoànthể cấp trên về hoạt động của tổchức mình.
+ Chỉ đạo việc xây dựng quy chế hoạt động của BanThường vụ, Ban Chấphành cấp cơ sở tổ chức mình; chỉ đạo hoạt động của Ban Thường vụ, Ban Chấphành đảm bảo theo đúng quy chế đã xây dựng
Khoản 2 và 3 điều 7 của quyết định 04/2004/QĐ-BNV nhiệm vụ của Chủ tịch, phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân:
Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng nhân dân:
+ Triệu tập, chủ toạ các kỳ họp của Hội đồng nhân dân, phối hợp với Uỷ bannhân dân trong việc chuẩn bị kỳ họp Hội đồng nhân dân; chủ trì trong việc tham giaxây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân
+ Giám sát, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồngnhân dân
+ Tổ chức tiếp dân, đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết các kiến nghị, khiếunại, tố cáo của nhân dân
+ Giữ mối quan hệ với đại biểu Hội đồng nhân dân,phối hợp công tác với Uỷban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, thông báo hoạt động của Hội đồng nhândân với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
+ Báo cáo hoạt động của Hội đồng nhân dân lên Hội đồng nhân dân và Uỷban nhân dân cấp huyện
+ Chủ trì và phối hợp với Uỷ ban nhân dân trong việcquyết định đưa ra bãinhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân theo đề nghị củaUỷ ban Mặt trận Tổ quốc ViệtNam cùng cấp
Nhiệm vụ của Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân:
Căn cứ vào nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng nhân dân,Phó Chủ tịch Hộiđồng nhân dân tổ chức thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng nhân dân phâncông cụ thể và thay mặt Chủ tịch Hội đồng nhân dân giải quyết công việc khi Chủtịch Hội đồng nhân dân vắng mặt
Trang 171.3.1.2 Nhiệm vụ công chức cấp xã.
Theo Quy định tại Thông tư 06/2012/TT-BNV nhiệm vụ của các công chức như sau:
Điều 3 Nhiệm vụ của công chức Trưởng Công an xã
1 Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyềnhạn của Ủy ban nhân dân xã trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địabàn theo quy định của pháp luật
2 Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về công an
xã và các văn bản có liên quan của cơ quan có thẩm quyền
3 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã giao
4 Đối với thị trấn chưa bố trí lực lượng công an chính quy thì Trưởng Công
an thị trấn thực hiện nhiệm vụ như đối với Trưởng Công an xã quy định tại khoản 1,khoản 2 và khoản 3 Điều này trên địa bàn thị trấn
Điều 4 Nhiệm vụ của công chức Chỉ huy trưởng Quân sự
1 Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực quốc phòng, quân sự trên địabàn theo quy định của pháp luật
2 Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về dân quân
tự vệ, quốc phòng toàn dân, nghĩa vụ quân sự và các văn bản có liên quan của cơquan có thẩm quyền
3 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao
Điều 5 Nhiệm vụ của công chức Văn phòng - Thống kê
1 Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Văn phòng, thống kê, tổchức, nhân sự, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc và thanhniên trên địa bàn theo quy định của pháp luật
2 Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Xây dựng và theo dõi việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, lịchlàm việc định kỳ và đột xuất của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhândân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
Trang 18b) Giúp Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chứccác kỳ họp; chuẩn bị các điều kiện phục vụ các kỳ họp và các hoạt động của Hộiđồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Tổ chức lịch tiếp dân, tiếp khách của Ủy ban nhân dân cấp xã; thực hiệncông tác văn thư, lưu trữ, cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” tại Ủy ban nhândân cấp xã; nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo và chuyển đến Thường trực Hộiđồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xem xét, giải quyết theo thẩm quyền; tổng hợp,theo dõi và báo cáo việc thực hiện quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp xã vàthực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật;
d) Chủ trì, phối hợp với công chức khác xây dựng và theo dõi việc thực hiện
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổng hợp, thống kê, báo cáo tình hình phát triểncông nghiệp, thương mại, dịch vụ và các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn cấpxã; dự thảo các văn bản theo yêu cầu của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hộiđồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
3 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành
và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao
Điều 6 Nhiệm vụ của công chức Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc công chức Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đổi với xã)
1 Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Đất đai, tài nguyên, môitrường, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mớitrên địa bàn theo quy định của pháp luật
2 Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ
a) Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây dựngcác báo cáo về đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường và đa dạng sinhhọc, công tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựngnông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sảnxuất, bảo vệ môi trường trên địa bàn cấp xã;
Trang 19c) Giám sát về kỹ thuật các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lýcủa Ủy ban nhân dân cấp xã;
d) Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện các thủ tục hành chínhtrong việc tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra để xác nhận nguồn gốc, hiện trạng đăng ký và
sử dụng đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai và biến động về đất đai trên địa bàn;xây dựng các hồ sơ, văn bản về đất đai và việc cấp phép cải tạo, xây dựng cáccông trình và nhà ở trên địa bàn để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết địnhhoặc báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên xem xét, quyết định theo quy định của phápluật
3 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành
và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao
Điều 7 Nhiệm vụ của công chức Tài chính - kế toán
1 Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực tài chính, kế toán trên địa bàntheo quy định của pháp luật
2 Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách cấp xã trình cấp có thẩm quyền phêduyệt; tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách và các biện pháp khai thácnguồn thu trên địa bàn cấp xã;
b) Kiểm tra và tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theohướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; quyết toán ngân sách cấp xã và thực hiệnbáo cáo tài chính, ngân sách theo đúng quy định của pháp luật;
c) Thực hiện công tác kế toán ngân sách (kế toán thu, chi ngân sách cấp xã,
kế toán các quỹ công chuyên dùng và các hoạt động tài chính khác, kế toán tiềnmặt, tiền gửi, kế toán thanh toán, kế toán vật tư, tài sản, ) theo quy định của phápluật;
d) Chủ trì, phối hợp với công chức khác quản lý tài sản công; kiểm tra, quyếttoán các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dâncấp xã theo quy định của pháp luật
3 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành
Trang 20và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
Điều 8 Nhiệm vụ của công chức Tư pháp - hộ tịch
1 Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực tư pháp và hộ tịch trên địabàn theo quy định của pháp luật
2 Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật, tổ chức phục vụnhân dân nghiên cứu pháp luật và tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn cấp xãtrong việc tham gia xây dựng pháp luật;
b) Kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định;tham gia công tác thi hành án dân sự trên địa bàn cấp xã;
c) Thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp, hộ tịch, chứng thực, chứng nhận vàtheo dõi về quốc tịch trên địa bàn cấp xã theo quy định của pháp luật; phối hợp vớicông chức Văn hóa - xã hội hướng dẫn xây dựng hương ước quy ước ở thôn, tổ dânphố và công tác giáo dục tại địa bàn cấp xã;
d) Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở
3 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành
và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao
Điều 9 Nhiệm vụ của công chức Văn hóa - xã hội
1 Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Văn hóa, thể dục thểthao, du lịch, thông tin, truyền thông, lao động, thương binh, xã hội, y tế, giáo dụctheo quy định của pháp luật
2 Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Tổ chức, theo dõi và báo cáo về các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao,
du lịch, y tế và giáo dục trên địa bàn; tổ chức thực hiện việc xây dựng đời sống vănhóa ở cộng đồng dân cư và xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn cấp xã;
b) Thực hiện các nhiệm vụ thông tin, truyền thông về tình hình kinh tế
-xã hội ở địa phương;
Trang 21c) Thống kê dân số, lao động, việc làm, ngành nghề trên địa bàn; theo dõi,tổng hợp, báo cáo về số lượng và tình hình biến động các đối tượng chính sách laođộng, thương binh và xã hội; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và chi trả các chế độđối với người hưởng chính sách xã hội và người có công; quản lý nghĩa trang liệt sĩ
và các công trình ghi công liệt sĩ; thực hiện các hoạt động bảo trợ xã hội vàchương trình xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn cấp xã;
d) Chủ trì, phối hợp với công chức khác và trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phốxây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và thực hiện công tác giáo dục tạiđịa bàn cấp xã
3 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành
và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao
1.3.2 Đặc điểm của cán bộ, công chức cấp xã.
Họ là những người trưởng thành về thể chất và trưởng thành về mặt xã hội,
họ được tuyển dụng hoặc bổ nhiệm giữ một chức vụ thường xuyên trong các công
sở của Nhà nước, họ đang trực tiếp tham gia vào bộ máy công quyền của nền hànhchính quốc gia, như vậy họ là những người tự làm chủ được hành vi, thái độ củamình và phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là một công dân, mộtcông chức hành chính Họ trưởng thành ở mặt xã hội còn biểu hiện ở giá trị sảnphẩm lao động của họ được xã hội công nhận và bằng sức lao động của mình, họ đãnuôi sống được bản thân Hơn nữa, sự trưởng thành về mặt xã hội còn thể hiện ởcuộc sống riêng tư của họ, họ là những người có đầy đủ điều kiện hành vi trướcpháp luật Họ là những người đã có vị thế xã hội, vì công chức là những người đanggiữ chức vụ hoặc trách nhiệm nhất định theo trình độ đào tạo và được xếp vàongạch bậc tương ứng trong hệ thống hành chính, bởi vậy, công chức đang có một vịthế xã hội nhất định để thực hiện quyền lực của Nhà nước quản lý toàn xã hội Côngchức có nhiều kinh nghiệm sống, được tích luỹ tuỳ theo lĩnh vực mà họ hoạt động.Bởi là công chức, họ phải được đào tạo ở trình độ nhất định, cùng với vị trí làm việccủa mình trong bộ máy công quyền
1.3.3 chức năng của công chức cấp xã.
Chức năng của công chức cấp xã Công chức cấp xã là những người làm công
Trang 22tác chuyên môn thuộc biên chế của UBND cấp xã, có trách nhiệm tham mưu, giúpUBND cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác đượcphân công và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND cấp xã giao Côngchức xã là người trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo UBND cấp xã trong việc điềuhành, chỉ đạo công tác, thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước; trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, phục vụ nhân dân, thực hiện chứcnăng quản lý nhà nước theo đúng chính sách và thẩm quyền được UBND cấp xãgiao
1.4 Các tiêu chí về nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ,công chức cấp xã.
1.4.1 Tiêu chí về năng lực chuyên môn và kỹ năng công tác
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là điều kiện tiên quyết trong thực hiện cácnhiệm vụ và tạo ra sản phẩm công việc Trình độ là mức độ về sự hiểu biết, về kỹnăng được xác định hoặc đánh giá theo tiêu chuẩn nhất định nào đó thể hiện ở vănbằng chứng chỉ mà mỗi công chức nhận được thông qua quá trình học tập
- Về trình độ năng lực: Năng lực cũng là yếu tố rất quan trọng đối với đội
ngũ công chức xã, thị trấn Chính năng lực quyết định hiệu quả công việc của độingũ công chức xã, thị trấn Năng lực là tập hợp các đặc điểm phẩm chất tâm lý phùhợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định đảm bảo cho hoạtđộng đó đạt kết quả Năng lực hình thành một phần dựa trên cơ sở tư chất tự nhiêncủa cá nhân, và một phần lớn dựa trên quá trình đào tạo, giáo dục và hoạt động thựctiễn, cũng như rèn luyện của cá nhân Năng lực thể hiện ở chỗ, con người làm việctốn ít sức lực, ít thời gian, của cải, mà kết quả lại tốt Việc phát hiện ra năng lực củacon người căn cứ vào những dấu hiệu sau: Sự hứng thú đối với công việc nào đó, sự
dễ dàng tiếp thu kỹ năng nghề nghiệp, hiệu suất lao động trong lĩnh vực đó Đội ngũcông chức xã phải có khả năng thu thập thông tin, chọn lọc thông tin, khả năngquyết định đúng đắn, kịp thời Vì vậy, việc nâng cao hiểu biết và năng lực tổ chứcthực hiện cho đội ngũ công chức xã là vấn đề quan trọng và bức xúc trong mục tiêunâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
- Về khả năng hoàn thành nhiệm vụ: Năng lực của người cán bộ quyết định
Trang 23sức mạnh để có thể hoàn thành công việc với mục đích cuối cùng là hiệu quả, đượcthể hiện ở các mặt như: trình độ văn hóa, kiến thức quản lý nhà nước, trình độchuyên môn nghiệp vụ
+ Trình độ văn hóa là nền tảng cho nhận thức, tiếp thu đường lối, chủtrương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi choviệc áp dụng chủ trương, chính sách trong thực tiễn
+ Trình độ quản lý hành chính nhà nước: Quản lý nhà nước là sự tác độngmang tính tổ chức lên các quan hệ xã hội, đó là thủ pháp mà nhà quản lý sử dụngtrong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình để giải quyết các vụ việc cụ thể đặt ra.Hoạt động quản lý vừa được coi là một khoa học, vừa là nghệ thuật
+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Được hiểu là trình độ được đào tạo ở cáclĩnh vực khác nhau theo cấp độ: Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học Đó là nhữngkiến thức mà nhà trường trang bị cho người học theo các chuyên ngành nhất địnhđược thể hiện qua hệ thống bằng cấp
1.4.2 Tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
- Về phẩm chất đạo đức: Đây là phẩm chất rất quan trọng đối với đội ngũ
đội ngũ công chức xã, thị trấn nó là cái “gốc” của người cán bộ Người công chứcmuốn xác lập được uy tín của mình trước nhân dân, trước hết đó phải là người côngchức có phẩm chất đạo đức tốt Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang có sựchuyển biến nhanh chóng và xã hội đang nảy sinh nhiều vấn đề hết sức phức tạp,trong đó phải kể đến trình độ dân trí ngày một nâng cao, sự đòi hỏi của xã hội đốivới đội ngũ công chức chuyên môn
- Về phẩm chất chính trị: Đây là yếu tố đầu tiên, là điều kiện đối với mỗi
người công chức Là giá trị và tính chất tốt đẹp của con người Để trở thành nhữngngười công chức có năng lực trước hết phải là người có phẩm chất chính trị Phẩmchất chính trị của đội ngũ công chức xã, thị trấn được biểu hiện trước hết là sự tintưởng tuyệt đối đối với lý tưởng cách mạng, kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc
và CNXH Phẩm chất chính trị của người công chức xã, thị trấn còn biểu hiện thôngqua việc họ có làm việc với tinh thần trách nhiệm, hiệu quả hay không; có tinh thầnđộc lập, sáng tạo, không thụ động, ỷ lại trong công tác hay không, có ý chí cầu tiến,
Trang 24ham học hỏi hay không, thái độ tận tụy phục vụ nhân dân, tinh thần trách nhiệm đốivới đời sống nhân dân tại địa phương
1.4.3 Tiêu chí về uy tín trong công tác
Uy tín là sự tín nhiệm và mến phục của mọi người Uy tín là sự phản ánhphẩm chất và năng lực của một cá nhân, do đó tất yếu nó phải do phẩm chất và nănglực quyết định Tức là người cán bộ phải có chuyên môn giỏi, không có tì vết vềphẩm chất đạo đức, quan hệ gần gũi, hòa nhã với mọi người; luôn lo sự nghiệpchung nhưng vẫn không quên trách nhiệm, tình cảm của mình với người thân tronggia đình Người cán bộ có uy tín thì những người dưới quyền không chỉ phục tùng
mà quan trọng hơn là họ tự giác phục tùng với niềm tin mãnh liệt
- Có học thức cao, năng lực lãnh đạo và quản lý giỏi; tầm hiểu biết sâu rộng,bao gồm cả nhãn quan chính trị, trình độ nhận thức và vốn sống; sự đổi mới và khảnăng thích nghi; khát vọng và hoài bão
- Có tinh thần trách nhiệm, có năng lực tổ chức, thể hiện ở chỗ hoàn thànhxuất sắc chức vụ mà mình đảm trách
- Nắm vững kỹ năng lãnh đạo, ứng xử có văn hóa; có quan hệ đúng đắn,trước hết là với những người cùng cộng tác hoặc có quan hệ trực tiếp với mình; biết
tự kiểm soát, tự kiềm chế
Tóm lại là hội đủ cả ba yếu tố: Tâm, Tầm, Tài Uy tín là kết quả của sự phấnđấu rèn luyện gian khổ, bền bỉ của bản thân cán bộ Đặc biệt với người lãnh đạo cầnphải giành lấy uy tín tuyệt đối trong tập thể bằng chính tài năng, đức độ, nghị lực,bằng ảnh hưởng tư tưởng và hành động thực tế của mình chứ không phải bằng danhhiệu và chức vụ hoặc bằng thủ đoạn và tiểu xảo
1.4.4 Tiêu chí về chất lượng và hiệu quả thực hiện công việc được giao.
- Kỹ năng giải quyết công việc: Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiếnthức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế, kỹ năng công việc baogiờ cũng gắn với một hoạt động cụ thể ở một lĩnh vực cụ thể như kỹ năng ra quyếtđịnh, kỹ năng phối hợp, kỹ năng soạn thảo văn bản Đây là sản phẩm của quá trình
tư duy kết hợp với việc tích lũy kinh nghiệm thông qua đào tạo, bồi dưỡng, rènluyện, công tác Việc phân chia kỹ năng nghề nghiệp thành các nhóm là cơ sở để
Trang 25xác định nội dung bồi dưỡng kỹ năng cho các nhóm công chức khác nhau, căn cứvào kết quả mà các kỹ năng hướng đến thì kỹ năng nghề nghiệp đối với công chức
có thể chia thành các nhóm sau:
+ Nhóm kỹ năng liên quan đến đề xuất, ban hành, thực hiện và kiểm tra cácchính sách, các quyết định quản lý như kỹ năng thu thập, tổng hợp, phân tích vàđánh giá thông tin; kỹ năng triển khai quyết định quản lý; kỹ năng phối hợp; kỹnăng đánh giá dư luận
+ Nhóm kỹ năng quan hệ, giao tiếp như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ nănglắng nghe, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng tiếp dân
+ Nhóm kỹ năng tác nghiệp cá nhân như kỹ năng viết báo cáo, kỹ năng bố trílịch công tác, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết trình
Tất cả các kỹ năng nêu trên đều chịu ảnh hưởng quan trọng của trình độchuyên môn, khả năng cá nhân và kinh nghiệm công tác của người công chức trongquá trình thi hành công vụ
Tóm lại một đội ngũ công chức có chất lượng là đội ngũ có phẩm chất chínhtrị, đạo đức cách mạng, có trình độ năng lực và có khả năng vận dụng đường lối,chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước một cách có hiệu quả nhất nhằm nângcao đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân tại địa phương góp phần xâydựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
1.4.5 Tiêu chí về năng lực tổ chức, quản lý.
Năng lực tôt chức là khả năng của một người để làm một việc gì đó, để xử lýmột tình huống và để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể trong một môi trường xác định.Nói cách khác năng lực là khả năng sử dụng các tài sản, tiềm lực của con người nhưkiến thức, kỹ năng và các phẩm chất khác để đạt được các mục tiêu cụ thể trong cácđiều kiện xác định Thông thường người ta chỉ rằng năng lực gồm có các thành tố làkiến thức, kỹ năng và thái độ Năng lực của cán bộ công chức không phải là nănglực bất biến, được sử dụng trong mọi hoàn cảnh, môi trường Ở thời điểm hay môitrường này năng lực được thể hiện, phát huy tác dụng nhưng ở thời điểm khác thìcẩn phải có loại năng lực khác Mỗi thời kỳ, mỗi hoàn cảnh, môi trường khác nhauđặt ra yêu cầu về năng lực khác nhau Người có năng lực tổ chức trong kháng chiến