1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tốt nghiệp quản trị nhân lực: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã yên kiện, huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ

59 1,6K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 389,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC: A. PHẦN MỞ ĐẦU 1 B. PHẦN NỘI DUNG 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 5 1.1 Khái quát về UBND xã Yên Kiện, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ: 5 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của UBND xã Yên Kiện: 5 1.1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã: 6 1.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức: 9 1.1.4 Phương hướng hoạt động của cơ quan trong thời gian tới: 11 1.1.5 Ủy ban nhân dân xã Yên Kiện trong thực hiện công tác quản trị nhân lực: 11 1.2 Những vấn đề chung về cán bộ, công chức: 12 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản: 12 1.2.1.1 Cán bộ, công chức: 12 1.2.1.2 Cán bộ, công chức cấp xã: 13 1.2.1.3 Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức: 14 1.2.2 Vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã: 14 1.2.3 Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức: 16 1.2.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức: 17 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ YÊN KIỆN, HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ 21 2.1 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 21 2.2 Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã Yên Kiện: 23 2.3 Thực tiễn công tác nâng cao chât lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại xã Yên Kiện: 26 2.3.1 Công tác tuyển chọn cán bộ, công chức: 27 2.3.2 Công tác đánh giá cán bộ, công chức xã: 28 2.3.3 Công tác quy hoạch cán bộ, công chức: 30 2.3.4 Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: 31 2.3.5 Chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức: 34 2.3.6 Tăng cường cơ sở vật chất nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, công chức làm việc đạt hiệu quả: 35 2.4 Đánh giá công tác nâng cao chất lượng cán bộ, công chức tại xã Yên Kiện: 36 2.4.1 Những kết quả đạt được: 36 2.4.2 Những tồn tại, hạn chế: 38 2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế: 39 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ YÊN KIỆN, HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ 42 3.1 Cơ sở để đưa ra giải pháp, khuyến nghị: 42 3.2 Đề xuất một số giải pháp: 45 3.2.1 Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức: 45 3.2.2 Thực hiện quy hoạch cán bộ, công chức xã đảm bảo khoa học, hợp lý: 47 3.2.3 Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo hướng chuẩn hóa gắn với quy hoạch: 48 3.2.4 Nâng cao chất lượng bầu cử HĐND xã: 49 3.2.5 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức: 50 3.3 Một số khuyến nghị: 51 C. KẾT LUẬN 53 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

Trang 1

Trong suốt quá trình học tập, tôi đã được các thầy cô trong khoa Tổ chức

và Quản lý nhân lực - Trường Đại học Nội vụ Hà Nội truyền đạt những kiếnthức về ngành Quản trị nhân lực Qua đợt thực tập do Trường tổ chức, tôi đượcUBND xã Yên Kiện, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ tiếp nhận về thực tập đểthực hành những kiến thức đã được học tại trường vào thực tiễn Sau quá trìnhthực tập, tôi tự cảm thấy bản thân mình đã trưởng thành hơn rất nhiều Tôi đãđược quan sát và học hỏi nhiều điều về công việc, kỹ năng nghiệp vụ hànhchính cũng như tác phong, cách giao tiếp, ứng xử trong cơ quan hành chínhNhà nước và nội quy, quy chế của cơ quan

Do còn nhiều hạn chế về mặt kiến thức và những kỹ năng làm việc cầnthiết trong thực tế nên trong suốt quá trình thực tập tại cơ quan, tôi sẽ khôngtránh khỏi những sai sót trong công việc và thiếu sót trong việc viết báo cáothực tập tốt nghiệp Vì vậy, tôi rất mong có được những ý kiến đóng góp củathầy cô cùng với các bác, các cô chú trong cơ quan để tôi có thể hoàn thiện hơn

Để có được kết quả học tập và hoàn thành được bài báo cáo thực tập này,tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến:

- Các thầy cô giáo Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực - trường Đại họcNội vụ Hà Nội đã hướng dẫn tôi hoàn thành bài báo cáo thực tập này

- Các bác, các cô chú công tác tại UBND xã Yên Kiện đã nhiệt tìnhgiúp đỡ, tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành đợt thực tập

Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Liên

Trang 2

MỤC LỤC:

A PHẦN MỞ ĐẦU 1

B PHẦN NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 5

1.1 Khái quát về UBND xã Yên Kiện, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ: 5 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của UBND xã Yên Kiện: 5

1.1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã: 6

1.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức: 9

1.1.4 Phương hướng hoạt động của cơ quan trong thời gian tới: 11

1.1.5 Ủy ban nhân dân xã Yên Kiện trong thực hiện công tác quản trị nhân lực: 11

1.2 Những vấn đề chung về cán bộ, công chức: 12

1.2.1 Một số khái niệm cơ bản: 12

1.2.1.1 Cán bộ, công chức: 12

1.2.1.2 Cán bộ, công chức cấp xã: 13

1.2.1.3 Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức: 14

1.2.2 Vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã: 14

1.2.3 Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức: 16

1.2.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức: 17

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ YÊN KIỆN, HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ 21

2.1 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 21

2.2 Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã Yên Kiện: 23

2.3 Thực tiễn công tác nâng cao chât lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại xã Yên Kiện: 26

2.3.1 Công tác tuyển chọn cán bộ, công chức: 27

Trang 3

2.3.2 Công tác đánh giá cán bộ, công chức xã: 28

2.3.3 Công tác quy hoạch cán bộ, công chức: 30

2.3.4 Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: 31

2.3.5 Chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức: 34

2.3.6 Tăng cường cơ sở vật chất nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, công chức làm việc đạt hiệu quả: 35

2.4 Đánh giá công tác nâng cao chất lượng cán bộ, công chức tại xã Yên Kiện: 36

2.4.1 Những kết quả đạt được: 36

2.4.2 Những tồn tại, hạn chế: 38

2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế: 39

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ YÊN KIỆN, HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ 42

3.1 Cơ sở để đưa ra giải pháp, khuyến nghị: 42

3.2 Đề xuất một số giải pháp: 45

3.2.1 Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức: 45

3.2.2 Thực hiện quy hoạch cán bộ, công chức xã đảm bảo khoa học, hợp lý: 47

3.2.3 Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo hướng chuẩn hóa gắn với quy hoạch: 48

3.2.4 Nâng cao chất lượng bầu cử HĐND xã: 49

3.2.5 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức: 50

3.3 Một số khuyến nghị: 51

C KẾT LUẬN 53

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT:

CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

Trang 5

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Nghị quyết 17-NQ/TW ngày 1/8/2007 của Ban chấp hành Trung ươngĐảng về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý bộmáy nhà nước đã chỉ rõ ba vấn đề cơ bản và bức xúc cần tập trung giải quyết đểđổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cấp cơ sở Đó là: Xác định rõchức năng, nhiệm vụ của tổ chức trong hệ thống chính trị, đồng thời xây dựngmối quan hệ đoàn kết, phối hợp giữa các tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng

bộ, chi bộ cơ sở, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động hướng vào phục

vụ nhân dân, sát với dân, được nhân dân tin cậy; Thực hành dân chủ, thực sựđoàn kết trong nội bộ các tổ chức Đảng cơ sở, thực hiện quyền dân chủ trựctiếp, phát huy quyền dân chủ đại diện, quy định cụ thể việc thực hiện quyềngiám sát của công dân đối với tổ chức, cán bộ ở cơ sở và thay thế những ngườikhông đủ tín nhiệm Phát huy dân chủ phải đi đôi với việc củng cố và nâng cao

kỷ luật, kỷ cương theo pháp luật; Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở

có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương củaĐảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với nhândân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp nhân dân Trẻhóa đội ngũ cán bộ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý vàđồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở

Xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cấp cơ sở, nơi thực hiện trựctiếp và cụ thể các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Hệthống chính trị cơ sở có vai trò quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhândân thực hiện đường lối của Đảng, Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàndân, phát huy quyền làm chủ của dân, huy động mọi khả năng, nguồn lực pháttriển kinh tế- xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư Đội ngũ cán bộ,công chức cấp xã là lực lượng nòng cốt, là nhân tố quyết định đến chất lượnghoạt động của chính quyền cấp cơ sở nói riêng cũng như toàn bộ hệ thống

Trang 6

chính trị cơ sở nói chung Chính vì vậy, việc chuẩn hoá và nâng cao chất lượngđội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở để nâng cao chất lượng hoạt động củachính quyền cấp cơ sở luôn là vấ đề được Đảng và Nhà nước quan tâm Tuynhiên, một thực tế khách quan là chất lượng đội ngũ cán bộ, công chứ cấp cơ

sở, đặc biệt lá cán bộ, công chức xã, thị trấn ở các vùng nông thôn, miền núitương đối thấp, không tuong xứng với vị trí, vai trò của họ cũng như đáp ứngđày đủ các chức danh theo quy định của Nhà nước Điều này làm ảnh hưởngkhông nhỏ đến hiệu lực và hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp cơ sở Do

đó, việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp cơ sở để đáp ứng tiêuchuẩn chức danh và đòi hỏi của thực tế khách quan ngày càng cao là nhiệm vụtrọng tâm hiện nay trong công tác cán bộ cấp cơ sở

Trong đợt thực tập tốt nghiệp vừa qua tại UBND xã Yên Kiện, huyệnĐoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, tôi có nhiều điều kiện tìm hiểu thêm về tình hình vàthực trạng đội ngũ cán bộ, công chức xã Yên Kiện – Đoan Hùng Qua tìm hiểu,tôi thấy chất lượng cán bộ, công chức đã ngày càng được nâng cao về trình độ

và năng lực chuyên môn, tuy nhiên một bộ phận các cán bộ công chức còn hạnchế về chuyên môn và năng lực thực thi công vụ so với yêu cầu công việc vàyêu cầu thực tế đặt ra

Với những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “ Nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ, công chức xã Yên Kiện, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ”

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Làm rõ cơ sở khoa học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức cấp xã Đồng thời tập trung phân tích thực trạng và đánh giá chấtlượng đội ngũ cán bộ, công chức xã Yên Kiện, huyện Đoan Hùng, tỉnh PhúThọ Từ đó đề xuất một só giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, côngchức tại xã Yên Kiện- Đoan Hùng- Phú Thọ góp phần vào việc nâng cao trình

độ chuyên môn và hiệu quả thực thi công vụ cững như chất lượng hoạt độngcủa chính quyền cấp xã

Trang 7

3 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán

Về không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn xã Yên Kiệnthuộc huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, côngchức xã Yên Kiện, huyện Đoan Hùng theo số liệu thống kê về cán bộ, côngchức xã từ năm 2010 đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu:

Trong bài báo cáo có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây:

- Phương pháp phân tích tài liệu: Trong quá trình thực hiện đề tài, đọc vàphân tích các loại tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đó là những Pháplệnh, Quyết định, Nghị định, Thông tư, các văn bản Nhà nước

- Phương pháp điều tra, thống kê: điều tra về số lượng cán bộ, công chức thuộc

UBND xã để từ đó thống kê số liệu

- Phương pháp so sánh: So sánh những thông tin thu thập được về cán

bộ, công chức ở xã và nhu cầu đòi hỏi để thực hiện công việc theo quy định vêtrình độ chuyên môn, trình độ lý luận, số lượng cán bộ, công chức,…

Trang 8

- Phương pháp đánh giá, thu thập thông tin: Thu thập tài liệu có liên quan

và đánh giá dựa trên những thông tin đã thu thập được để viết báo cáo thực tập

- Phương pháp tổng hợp: tổng hợp các số liệu về hình tình sử dụng cán bộ, côngchức trong năm

6 Ý nghĩa đóng góp của đề tài:

- Về mặt lý luận:

Báo cáo thực tập: “ Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xãYên Kiện, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ” cho thấy tầm quan trọng của việcnâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã (phường, thị trấn )trong sự nghiệp phát triển của xã hội trên cơ sở tổng hợp, phân tích những kiếnthức lý luận cơ bản nhất về cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chứccấp xã nói riêng

- Về mặt thực tiễn:

Nghiên cứu về vấn đề chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã gópphần đánh giá đúng thực trạng trình độ và năng lực công tác của cán bộ, côngchức ở UBND xã Yên Kiện, huyện Đoan Hùng Từ đó biết được tác động của

nó đến hiệu quả làm việc, thực thi công vụ như thế nào? Trên cơ sở đó đề xuấtmột số giải pháp và khuyến nghị cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đôi ngũ cán

bộ, công chức trên địa bàn xã Yên Kiện trong thời gian tới

Trang 9

B PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

1.1 Khái quát về UBND xã Yên Kiện, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ:

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của UBND xã Yên Kiện:

UBND xã Yên Kiện:

Địa chỉ: Xã Yên Kiện, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

Số điện thoại: 02103518081

Yên kiện là một xã miền núi nằm ở phía Nam của huyện Đoan Hùng,tỉnh Phú Thọ bao gồm 09 khu hành chính Năm 1953, xã Yên Kiện được thànhlập trên cơ sở là một thôn nằm trong liên xã Tây Sơn của huyện Đoan Hùng.Phía Bắc giáp xã Sóc Đăng, phía Đông giáp xã Vân Đồn và Hùng Long, phíaNam giáp xã Tiêu Sơn, phía Tây giáp xã Ca Đình và huyện Thanh Ba - PhúThọ Nằm dọc hai bên đường quốc lộ 2, Yên Kiện có vị trí thuận lợi cho việcgiao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội, giao thương buôn bán với cac tỉnh lân cận làTuyên Quang, Yên Bái Yên Kiện có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế -

xã hội của huyện Với diện tích là 1.076 ha, dân số là 3.794 người (tính đến31/12/2014) chủ yếu là dân tộc Kinh, ngoài ra còn có dân tộc Mường, Cao Lan

Cùng với quá trình phát triển của huyện và của tỉnh trong những năm vừaqua xã Yên Kiện đã thu được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế: Năm

2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế là 10,4%; thu nhập bình quân trên đầu người là5,6 triệu đồng/người/năm Song đa số cuộc sống của người dân vẫn còn rất khókhăn, tỉ lệ hộ nghèo vẫn còn trên 30%

Cùng với sự thành lập về mặt địa giới của xã thì cơ quan chính quyền xã( UBND, HĐND) cũng được thành lập và đi vào hoạt động

Trang 10

Theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003:

- UBND do HĐND bầu ra là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quanhành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND và cơ quannhà nước cấp trên

- UBND xã Yên Kiện chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, Luật, cácvăn bản của cơ quan nhà nước cấp trên nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương,biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiệncác chính sách khác trên địa bàn

- UBND xã Yên Kiện thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa

phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hànhchính nhà nước từ trung ương tới cơ sở

1.1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã:

Trong lĩnh vực kinh tế, UBND xã thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng

nhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt; tổchức thực hiện kế hoạch đó;

- Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngânsách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; dự toánđiều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết toánngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo

Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;

- Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với các cơ quan nhànước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn xã, thị trấn vàbáo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

- Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các

nhu cầu công ích ở địa phương; xây dựng và quản lý các công trình công cộng,đường giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo quyđịnh của pháp luật;

Trang 11

- Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các

công trình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện.Việc quản lý các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát vàbảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật

Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi và tiểu thủ công nghiệp, UBND xã thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án

khuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triểnsản xuất và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôitrong sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ các bệnh dịch đốivới cây trồng và vật nuôi;

- Tổ chức việc xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ; thực hiện việc tu

bổ, bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai,bão lụt; ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều,bảo vệ rừng tại địa phương;

- Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo

quy định của pháp luật;

- Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề truyền

thống ở địa phương và tổ chức ứng dụng tiến bộ về khoa học, công nghệ đểphát triển các ngành, nghề mới

Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, UBND xã thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã

theo phân cấp;

- Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở điểmdân cư nông thôn theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật

về xây dựng và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền do pháp luật quy định;

- Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giao

thông và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo quy định củapháp luật;

Trang 12

- Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường giao

thông, cầu, cống trong xã theo quy định của pháp luật

Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa và thể dục thể thao, UBND

xã thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phối

hợp với trường học huy động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi; tổ chức thựchiện các lớp bổ túc văn hoá, thực hiện xoá mù chữ cho những người trong độtuổi;

- Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫugiáo, trường mầm non ở địa phương; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp trênquản lý trường tiểu học, trường trung học cơ sở trên địa bàn;

- Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hoá gia

đình được giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh; phòng, chống các dịchbệnh;

- Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể

thao; tổ chức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch

sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh ở địa phương theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình

liệt sĩ, những người và gia đình có công với nước theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo; vận động nhân dân giúp đỡ

các gia đình khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơinương tựa; tổ chức các hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng chínhsách ở địa phương theo quy định của pháp luật;

- Quản lý, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ; quy hoạch, quản lý nghĩa địa

ở địa phương

Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và thi hành pháp luật ở địa phương, UBND xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, xâydựng làng xã chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương;

Trang 13

- Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch; đăng

ký, quản lý quân nhân dự bị động viên; tổ chức thực hiện việc xây dựng, huấnluyện, sử dụng lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương;

- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xây

dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh; thực hiệnbiện pháp phòng ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi viphạm pháp luật khác ở địa phương;

- Quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại của

người nước ngoài ở địa phương

Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, UBND

xã, thị trấn có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn và bảo đảm thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ở địa phương theo quy định của pháp luật.

Trong việc thi hành pháp luật, UBND xã, thị trấn thực hiện những nhiệm

vụ, quyền hạn sau đây:

- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm pháp

luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dântheo thẩm quyền;

- Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc

thi hành án theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các quyết định về xử

lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật

1.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức:

Trang 14

Sơ đồ cơ cấu tổ chức UBND xã Yên Kiện:

Chú thích: Quan hệ trực tuyến

Quan hệ phối hợp

CHỦ TỊCH UBND

Phụ trách chungTrực tiếp phụ trách nội chính

Tưpháp -

hộ tịch

Vănhóa -thôngtin

Vănphòng-thốngkê

Chỉ huytrưởngquân sự

Trưởngcông anxã

Địachính -

NN

-XD vàMT

Kế toán

- tàichính

Trang 15

1.1.4 Phương hướng hoạt động của cơ quan trong thời gian tới:

Trong giai đoạn tới, UBND xã Yên Kiện đẩy mạnh hơn nữa việc thựchiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm hoàn thành xuấtsắc các nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong tất cả các lĩnh vực hoạt động Phấnđấu xây dựng một chính quyền xã trong sạch, vững mạnh và là cầu nối giữanhân dân với Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân địaphương

1.1.5 Ủy ban nhân dân xã Yên Kiện trong thực hiện công tác quản trị nhân lực:

Công tác đánh giá cán bộ, công chức:

Đánh giá cán bộ, công chức là việc hệ trọng, là khâu có ý nghĩa quyếtđịnh trong công tác cán bộ, là cơ sở để thực hiện các khâu khác trong công táccán bộ Khi đánh giá cán bộ, công chức cán tuân thủ đúng theo các nguyên tắc

và quy trình được quy định trong Quyết định số 50 QĐ/TW ngày 03/05/1999của Bộ chính trị ( khóa VIII) về quy chế đánh giá cán bộ

Công tác này được Ủy ban nhân dân xã thực hiện đồng bộ qua mỗi kỳlàm việc nhằm đánh giá chính xác, khách quan kết quả và hiệu quả làm việccủa từng cán bộ, công chức trong cơ quan Từ đó có những căn cứ để thực hiệncác công tác cán bộ ( đào tạo, bồi dưỡng, bố trí- sắp xếp, khen thưởng,…) mộtcách hợp lý và đạt chất lượng

Công tác quy hoạch cán bộ, công chức:

Quy hoạch cán bộ, công chức là quá trình tổng thể thực hiện các chủtrương, biện pháp tạo nguồn cán bộ, công chức, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo,quản lý trên cơ sở dự báo nhu cầu cán bộ, công chức nhằm thực hiện tốt nhiệm

vụ chính trị trong một thời gian

Đây là một nội dung trọng yếu trong công tác cán bộ của xã; nó là cơ sở

để thực hiện một số khâu khác trong công tác cán bộ như đào tạo, bồi dưỡng,

bố trí sắp xếp,…đồng thời cũng là phương hướng, mục tiêu phấn đấu rèn luyệncủa từng cán bộ, công chức Ủy ban xã xây dựng dự án quy hoạch đội ngũ cán

Trang 16

bộ bao gồm các nội dung về: mục tiêu quy hoạch, cơ cấu trong quy hoạch, tiêuchuẩn các chức danh trong quy hoạch, nguồn cán bộ,… Sau đó trình cơ quancấp trên xét duyệt.

Công tác phân tích công việc:

Thu thập các tư liệu và đánh giá một cách có hệ thống các thông tin quantrọng có liên quan đến công việc cụ thể của từng bộ phận chức năng trong xãnhằm làm rõ bản chất của từng công việc, để từ đó sắp xếp các cán bộ, côngchức làm việc sao cho đạt hiệu quả cao nhất

Công tác bố trí cán bộ, công chức:

Bao gồm điều động và luân chuyển cán bộ từ vị trí này đến vị trí khác.Công tác bố trí đượ thực hiện nhằm phân bổ nhân lực làm việc đúng ngườiđúng việc, phù hợp với trình độ năng lực, chuyên môn công tác.Bố trí sử dụngcán bộ, công chức cần phải căn cứ vào tiêu chuẩn, yêu cầu tựng nhiệm vụ củatừng chức danh công việc

Công tác quản lý cán bộ:

Người đứng đầu Ủy ban nhân dân xã thực hiện hoạt động quản lý cán bộ,công chức của cơ quan mình Hoạt động này nhằm bồi dưỡng, rèn luyện pháthuy khả năng của từng cá nhân trong cơ quan, làm cho đội ngũ cán bộ, côngchức không ngừng lớn mạnh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ

Nhìn chung, với nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Ủy ban nhân dân xãYên Kiện đã và đang thực hiện tốt công tác quản trị nguồn nhân lực trong cơquan nhằm xây dựng một bộ máy chính quyền cấp cơ sở hoàn thiện về mọi mặt

Trang 17

đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đâygọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Công chức:

Khoản 2, điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định công chức là:công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danhtrong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xãhội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân độinhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốcphòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩquan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị

sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị –

xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế vàhưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo,quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lươngcủa đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật

Cán bộ cấp xã có các chức vụ:

- Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy xã

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã

- Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc

- Chủ tịch Hội phụ nữ

- Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã

Trang 18

- Chủ tịch Hội nông dân xã

- Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

 Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chứcdanh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã; trong biên chế vàhưởng lương từ ngân sách nhà nước

- Văn hóa - xã hội

- Chỉ huy trưởng Quân sự

- Trưởng Công an xã

1.2.1.3 Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức:

Chất lượng đội ngú cán bộ, công chức là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá phẩmchất đạo đức, trình độ, năng lực và khả năng thích ứng, thực hiện có hiệu quảnhiệm vụ được giao của họ

1.2.2 Vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã:

Cán bộ, công chức có vai trò rất quan trọng, là chủ thể thực thi pháp luật

để quản lý mọi mặt của đời sống xã hội nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm

vụ mà Nhà nước đề ra; giữ gìn trật tự kỷ cương xã hội, đấu tranh ngăn chặn,phòng ngừa, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm, bảo vệ lợi íchcủa các tầng lớp nhân dân lao động; điều hành các hoạt động kinh tế, chính trị,văn hóa, xã hội trong quá trình hoạt động của bộ máy nhà nước

Cán bộ, công chức cấp xã là một bộ phận không thể thiếu của cán bộ,công chức nước ta Xuất phát từ đặc điểm của mình, đội ngũ cán bộ, công chứccấp xã ngoài những vị trí, vai trò chung của cán bộ, công chức còn có những vịtrí, vai trò sau:

Trang 19

Một là, cán bộ, công chức cấp xã là người trực tiếp tuyên truyền, phổ biến

các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước đếnnhân dân; làm cho các tầng lớp nhân dân hiểu đúng, hiểu đầy đủ các chủtrương, chính sách đó Trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đang tiến hànhxây dựng nhà nước pháp quyền, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cườngmối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân; vì vậy, vai trò này củađội ngũ cán bộ, công chức cấp xã càng có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo chonhân dân biết và nắm được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước,trên cơ sở đó sẽ tham gia, đóng góp vào việc thực hiện thắng lợi các chủtrương, chính sách đó Để làm được điều đó, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xãphải thường xuyên tổ chức các buổi đối thoại với nhân dân dưới nhiều hìnhthức để giải quyết các vấn đề cuả nhân dân Đồng thời, đòi hỏi đội ngũ cán bộ,công chức cấp xã phải có những hiểu biết nhất định về lý luận và am hiểu tìnhhình thực tế của địa phương, cũng như nắm bắt được đặc điểm, tâm lý của từnglớp dân cư thuộc phạm vi quản lý của mình

Hai là, cán bộ, công chức cấp xã có vai trò rất quan trọng trong việc tổ

chức và vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng vàNhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, huy động mọi khả năng pháttriển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư

Cán bộ, công chức cấp xã tiến hành tổ chức thực hiện các chủ trương, chínhsách của Đảng và Nhà nước trong thực tiễn nhân dân Đồng thời, đảm bảo chocác chủ thương, chính sách đó được thực hiện một cách nghiêm túc, đạt hiệuquả cao thông qua việc xử lý, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm phápluật kịp thời, góp phần ổn định an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội tại từngđịa bàn thôn, xóm, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị đề ra

Ba là, cán bộ, công chức cấp xã là người nắm bắt kịp thời, phản ánh đầy

đủ các tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để Đảng và Nhà nước có cơ sở khoahọc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các chủ trương, chính sách có tính khả thi,phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước Đây là cơ sở tạo nên mốiquan hệ găn bó hòa thuận giữa Nhà nước và nhân dân Khi các chủ trương

Trang 20

chính sách của Đảng và Nhà nước được ban hành xuất phát từ tâm tư, nguyệnvọng của nhân dân thì các vấn đề khúc mắc giữa Nhà nước và nhân dân sẽnhanh chóng được giải quyết, tháo gỡ Như vậy, người cán bộ công chức đòihỏi phải luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, hiểu nhân dân và là tiếng nói đạidiện cho người dân.

Tóm lại, bất cứ ở đâu và lúc nào, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã cũng

có vai trò hết sức to lớn; với tư cách là một bộ phận quan trọng, chiếm số lượngtương đối lớn thì đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có vị trí, vai trò đặc biệtquan trọng đối với chế độ, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

1.2.3 Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức:

Công tác đánh giá cán bộ, công chức là công tác vô cùng phức tạp,nhạy cảm, là cơ sở cho việc xây dựng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sửdụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiệnchính sách đối với cán bộ, công chức Có thể đánh giá chất lượng cán bộ, côngchức qua các tiêu chí cụ thể sau đây:

Phẩm chất chính trị:

Tiêu chuẩn này thể hiện ở bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lậptrường của giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng,với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ CHí Minh Kiên định với mục tiêuđộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

Đây là một tiêu chuẩn quan trọng đối với cán bộ, công chức Họ phải làngười có phẩm chất, đạo đức tốt, luôn hết lòng trong công việc, vì sự nghiệpphục vụ nhà nước, luôn đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên lợi ích cánhân

Trang 21

Trình độ năng lực của cán bộ, công chức không phải là bất biến, nó luônthay đổi qua trời gian Nguời cán bộ, công chức nếu luôn tự mãn về bản thân,không chịu rèn luyện, học hỏi thì năng lực sẽ dần bị phai mờ Do đó, cán bộ,công chức phải luôn học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ năng lực của bảnthân.

Trình độ năng lực của cán bộ, công chức cấp xã biểu hiện ở sự hiểu biết

về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật củaNhà nước; trình độ văn hóa, chuyên môn, kiến thức về khoa học lãnh đạo, quảnlý; năng lực dự báo và định hướng sự phát triển, tổng kết thực tiễn; tham giaxây dựng đường lối, chính sách, thuyết phục các tổ chức, nhân dân thực hiện; ýthưc tham gia đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng và pháp luật củaNhà nước

Khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao:

Khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao là khả năng làm tốt mọi côngviệc, đạt được chất lượng hiệu quả công việc thực tế, luôn phấn đấu thực hiện

có kết quả đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước

Tuy nhiên, do những hạn chế về trình độ văn hóa, trình độ quản lý Nhànước, quản lý kinh tế,… đã dẫn đến những hạn chế trong năng lực quản lý, điềuhành công việc, trong xử lý tình huống khi kế hoạch đưa ra không phù hợp vớithực tiễn Vì vậy, đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đápừng được yêu cầu phát triển không ngừng của xã hội

1.2.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức:

Công tác đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa:

Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức là “công việc gốc” của Đảng Phải kịp thời đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất vànăng lực, vừa có đức, vừa có tài, mà cái đức là cái gốc Chú trọng bồi dưỡngđào tạo cả về chính trị lẫn chuyên môn Vì vậy công tác đào tạo, bồi dưỡng ảnhhưởng rất lớn đến chất lượng cán bộ, công chức trong thời kì mới Nếu làm tốtcông tác này thì sẽ tạo ra một đội ngũ cán bộ, công chức có thể thích ứng vớiyêu cầu và nhiệm vụ mới Ngược lại nếu công tác này không được quan tâm

Trang 22

đầu tư thì trình độ năng lực của cán bộ, công chức sẽ bị tụt hậu Điều này đồngnghĩa với hiệu quả công việc không cao và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công táclãnh đạo, chỉ đạo, đến các hoạt động của cơ quan trong thời kì mới.

Chất lượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phụ thuộcvào các vấn đề: Hệ thống các cơ sở đào tạo, chương trình, giáo trình, đội ngũgiảng viên; Chế độ cho người đi học như kinh phí ăn ở, đi lại, học phí, thờigian; Cơ chế đảm bảo sau đào tạo, để tránh lãng phí trong đào tạo

Cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm:

Việc tuyển dụng bổ, nhiệm cán bộ, công chức phải căn cứ vào nhu cầucông việc của cơ quan Cán bộ, công chức phải có phẩm chất đạo đức tốt, đápứng được tiêu chuẩn chuyên môn - nghiệp vụ Công tác tuyển dụng, bổ nhiệmảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác của cán bộ, công chức Vì vậy, khituyển dụng phải đảm bảo tính dân chủ, công khai, chú ý đến việc sắp xếp saocho “đúng lúc, đúng người, đúng việc, đúng ngành nghề, đúng sở trường” thìmới phát huy năng lực công tác của từng cán bộ, và đem lại hiệu quả cao chocông việc, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Nếu côngtác bổ nhiệm, tuyển dụng thực hiện không tốt sẽ làm cho những cá nhân cótrình độ năng lực sinh ra bất mãn, không muốn phấn đấu vươn lên Mặt khác,những cán bộ, công chức không có năng lực mà phải đảm nhiệm công việc quásức mình thì hiệu quả công việc không cao

Chế độ chính sách:

Chế độ chính sách đảm bảo lợi ích vật chất đối với cán bộ, công chứcbao gồm chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ đối với cán bộ,công chức Đây chính là một trong nhữn yếu tố thực đẩy sự tận tâm, tận lựcphục vụ nhân dân cũng như là điều kiện, động lực dể họ phấn đấu nâng caotrình độ, năng lực trong việc hoàn thành tôt công việc được giao

Trong cơ chế thị trường hiện nay thì chế độ chính sách ảnh hưởng trựctiếp đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Thực tế cho thấy khi thu nhậpcủa con người không tương xứng với công sức của họ bỏ ra hoặc không có chế

độ chính sách đãi ngộ thoả đáng ngoài tiền lương đối với cán bộ, công chức

Trang 23

hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đựơc giao thì họ dễ sinh ra chán nản, thiếu tráchnhiệm với công việc, thậm chí có khi còn là nguyên nhân dẫn đến các tệnạn như tham nhũng, hối lộ Vì vậy nếu chế độ tiền lương là hình thức đầu tưtrực tiếp cho con người, đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội thì chắc chắn sẽgóp phần nâng cao chất lượng cán bộ, công chức.

Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát:

Quản lý, kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức về các mặt nhận thức tưtưởng, năng lực công tác, các mối quan hệ xã hội, đạo đức, lối sống…là nhữngnội dung vô cùng khó khăn và phức tạp Vì mỗi cán bộ, công chức có hoàncảnh công tác, mối quan hệ xã hội khác nhau Tuy nhiên nếu làm tốt công tácnày thông qua các hình thức kiểm tra, giám sát như của cơ quan, của nhân dân,của chi bộ nơi cán bộ, công chức đang cư trú thì sẽ góp phần rất lớn trong việcnâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

Yếu tố nhận thức của cán bộ, công chức:

Đây là yếu tố cơ bản và quyết định nhất đến chất lượng của mỗi cán bộcông chức bởi nó là yếu tố chủ quan, yếu tố nội tại bên trong mỗi con người.Nhận thức đúng là tiền đề, là kim chỉ nam cho những hành động, những việclàm đúng đắn, khoa học và ngược lại Nếu người cán bộ, công chức nhận thứcđược vai trò, tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ, nâng cao đạo đức công

vụ trong giải quyết công việc, để tăng chât lượng thực thi công vụ thì họ sẽ luôn

ý thức học tập, rèn luyện và trau dồi những kiến thức, kỹ năng và các phươngpháp làm việc có hiệu quả, làm việc luôn trên tinh thần kỷ luật và trách nhiệmcao

Ngược lại, khi cán bộ, công chức xem thường những chuẩn mực đạo đực,nhân cách nên thiếu nghiêm khắc với bản thân, thiếu tinh thần trách nhiệmtrong công việc sẽ dẫn đến bệnh quan liêu, tự tư, tự lợi, tư tưởng cục bộ, kếm ýthức tổ chức cục bộ,… Từ đó, dẫn đến tình trạng quan liêu, cửa quyền, sáchnhiễu, gây phiền hà đến với nhân dân, lợi dụng trách nhiệm, thẩm quyền đểphục vụ lợi ích cá nhân

Trang 24

Như vậy, nhận thức là vấn đề đầu tiên cần quan tâm trong việc nâng caochất lượng cán bộ, công chức cấp cơ sở cũng như các cấp khác trong bộ máyNhà nước.

Trang 25

CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ YÊN KIỆN, HUYỆN ĐOAN HÙNG,

TỈNH PHÚ THỌ 2.1 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã:

Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước làmột trong những nội dung quan trọng của công tác cải cách hành chính Trongđiều kiện phát triển nền kinh tế hội nhập như hiện nay, nâng cao chất lượng độingũ cán bộ, công chức đã được đưa lên là một trong những nội dung quan trọngtrong chương trình hành động có ý nghĩa quan trọng nhằm xây dựng một nềnhành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, từng bước hiệnđại, xây dựng bộ máy Nhà nước hoạt động có hiệu lực và hiệu quả Trong đó,yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức vừa có phẩm chất đạo đức tốt, vừa

có năng lực, trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng quản lý, vận hành bộ máyhành chính để thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nướcđược đặt lên hàng đầu

Bàn về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh: “ Cấp xã là gần gũi với dânnhất, là nền tảng của hành chính Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đềuxong xuôi”3,371 372   Thấm nhuần tư tưởng của Người, trong quá trình hoạtđộng của mình, Đảng ta luôn quan tâm đến vai trò quan trọng của cán bộ, côngtác cán bộ và đánh giá cao vai trò của cấp cơ sở ( cấp xã, phường, thị trấn).Điều này càng được khẳng định từ Nghị quyết Trung ương 8 ( khóa VII), Nghịquyết Trung ương 3, Nghị quyết Trung ương 6 ( khóa VIII), Hội nghị lần thứnăm Ban Chấp hành Trung ương Đảng ( khóa IX) đã ra nghị quyết “ về đổi mới

và nâng cao chất lượng chính trị ở cơ sở xã, phường, thị, trấn”

Trang 26

Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng taxác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, là khâu đột phá, vì thế đội ngũ cán

bộ chủ chốt cấp xã - lực lượng giữ vai trò nòng cốt điều hành mọi hoạt độngcủa bộ máy tổ chức cấp xã, lại càng có vai trò quan trọng Vì vậy, đôi ngũ cán

bộ chủ chốt của hệ thống chính trị xã có tầm quan trọng đặc biệt về nhiều mặt

và là một nhân tố có ý nghĩa chiến lược, quyết định sự thành bại của công cuộcxây dựng và phát triển nông thôn mới

Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thuộc hệ thống chính quyền cấp cơ sở

- cấp thấp nhất trong hệ thống chính quyền 4 cấp của nước ta ( bao gồm cấptrung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã) Tuy nhiên, cán bộ, công chức cấp

xã có tầm quan trong bậc nhất Bởi đây là cấp gần với dân nhất, sâu sát với dânnhất, tại đây, mọi đường lối chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước trựctiếp đi vào cuộc sống Đồng thời là nơi tiếp thu những ý kiến của dân để phảnánh lại cho Đảng và Nhà nước kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp Trên thực

tế, cán bộ, công chức cấp xã hàng ngày phải giải quyết một khối lượng côngviệc rất lớn, đa dạng và phức tạp, liên quan đến mọi mặt của đời sống chính trị,kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng Vì vậy, nếu đội ngũ này thiếuphẩm chất và năng lực sẽ gây ra những hậu quả tức thời và nghiêm trọng vềnhiều mặt cho địa phương nói riêng và cho cả nước nói chung Quan tâm đếnvấn đề này, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cũng đã đề ra mụctiêu: “ Xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lốisống lành mạnh, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, kiên quyết đấu tranhchống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiếnthức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa; có tinh thần đoàn kết, hợp tác, ý thức tổ chức kỷ luậtcao và phong cách làm việc khoa học, tôn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân,dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm Đội ngũ cán bộ phải đồng bộ, có tính

kế thừa và phát triển, có số lượng và cơ cấu hợp lý”

Trang 27

Như vậy, vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

là nội dung trọng tâm, then chốt trong công cuộc xây dựng hệ thống chính trị,chính quyền vững mạnh từ cơ sở

2.2 Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã Yên Kiện:

Đội ngũ cán bộ, công chức của UBND xã sau 25 năm đổi mới ngày càngđược củng cố, phát triển và lớn mạnh cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu Đã

có sự kế tiếp 3 độ tuổi; đã, đang xuất hiện nhiều cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản,năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm Người cán bộ, công chức ngày càngtrưởng thành, có bản lĩnh và có tâm huyết thực hiện công cuộc đổi mới theo chủtrương của Đảng và Nhà nước góp phần xây dựng và phát triển kinh tế - xã hộicủa xã nói riêng và của đất nước nói chung

Theo báo cáo thống kê về danh sách cán bộ, công chức có mặt đến ngày01/01/2015 của Ủy ban nhân dân xã Yên Kiện thì cơ quan có tổng số 19 cán bộ,công chức, bao gồm có 10 cán bộ chuyên trách và 09 công chức chuyên môn.Với số lượng cán bộ, công chức như vậy đã đạt mức phù hợp theo Nghị định số92/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ,công chức ở xã, phường, thị trấn Trong đó:

- Cán bộ chuyên trách: 10 người

- Công chức chuyên môn: 09 người

Với số lượng và cơ cấu thành viên UBND xã như trên về cơ bản đã được

bố trí đủ về số lượng và từng bước đang có sự trẻ hóa

Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã hiện nay về cơ bản đã đượcchuẩn hóa, phần nào đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ đối với cán

bộ, công chức xã hiện nay Cụ thể là:

Trang 28

+ Chứng chỉ Tiếng anh A: 05 người

+ Chứng chỉ Tiếng anh B: 07 người

Thâm niêm công tác:

- Dưới 5 năm: 02 người

- Từ 5 đến 10 năm: 06 người

- Trên 10 năm: 11 người

Về trình độ năng lực, qua các số liệu trên ta thấy trình độ học vấn của cáccán bộ, công chức xã Yên Kiện là khá cao so với mặt bằng xã hội, đặc biệt là ởmột xã nông thôn miền núi Đây là tiền đề thuận lợi cho việc tiếp thu, lĩnh hộicác kiến thức khác cũng như việc tiếp nhận và triển khai tốt chủ trương, chínhsách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Tuy nhiên, các kiến thức phục vụ trực

Trang 29

tiếp về công việc chuyên môn, nghiệp vụ ở trình độ còn thấp đặc biệt là trình độ

lý luận chính trị đa số ở mức sơ cấp chiếm 63,2%; 52,6% cán bộ, công chức cótrình độ chuyên môn ở mức đại học, song phần lớn là được đào tạo theo hệ tạichức Đặc biệt, trình độ tin học, ngoại ngữ của cán bộ, công chức còn quá thấp,phần lớn mới chỉ ở mức chứng chỉ

Với thực trạng như trên thì ta có thể thấy vấn đề chất lượng cán bộ, côngchức của xã đang gặp một số khó khăn, bất cập: Nhiều cán bộ, công chức chưađược đào tạo cơ bản và có hệ thống; tỉ lệ cán bộ chưa đạt chuẩn còn cao Một

số cán bộ chủ chốt của xã tuy tuổi đã cao, năng lực hạn chế nhưng chưa đủ điềukiện về tuổi và năm công tác để nghỉ chế độ nên không thể bố trí cán bộ trẻthay thế Điều này có ảnh hưởng trực tiếp tới công tác thực thi công vụ củachính quyền xã

 Về khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao:

Hầu hết cán bộ, công chức trong xã đều tích cực phấn đấu, vượtqua những khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao Tích cực giải quyếtcác vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân, triển khai có hiệuquả và thực các nhiệm vụ chính trị tại địa phương Theo báo cáo kết quả hoạtđộng năm 2014, UBND xã Yên Kiện đã đạt chính quyền cơ sở vững mạnh vớitổng điểm 143 điểm cho 17 lĩnh vực ( trung bình mỗi lĩnh vực đạt 8,4 điểm) Xã

đã hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, an ninh chính trị được giữvững, đời sống kinh tế, văn hóa của người dân được nâng lên, giảm đang kể số

hộ đói nghèo ( tỉ lệ hộ nghèo bình quân của xã theo thông kê năm 2014 còn5,7%)

UBND xã cũng đã và đang thực hiện tốt công tác cải cách hành chính vớitrọng tâm là thực hiện “cơ chế một cửa” Trung bình mỗi năm phòng “một cửa”của UBND xã đã tiếp nhận và xử lý gần 2000 các loại giấy tờ, hồ sơ cho ngườidân về các lĩnh vực: hộ khẩu, hộ tịch, chứng thực và địa chính, xây dựng Đaphần các hồ sơ, giấy tờ đều được giải quyết theo đúng thủ tục và thời hạn quyđịnh

Ngày đăng: 08/08/2016, 21:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Ban chấp hành Đảng bộ xã Yên Kiện ( 2005), Lịch sử Đảng bộ xã Yên Kiện, Ban tuyên giáo huyện ủy Đoan Hùng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ xã YênKiện
3. Hồ Chí Minh (1995), Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nhà xuất bảnChính trị Quốc gia
Năm: 1995
4. Hồ Chí Minh (1995), Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nhà xuất bảnChính trị Quốc gia
Năm: 1995
1. Báo cáo tình hình cán bộ, công chức của UBND xã Yên Kiện tính đến tháng 06/2015 Khác
6. Luật Tổ chức HĐND và UBND được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003 Khác
7. Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã Khác
8. Nghị định số 09/1998/NĐ-CP của Chính Phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn Khác
10.Nghị định số 121/2003/NĐ-CP của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, thị trấn và chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức xã, phường, thị trấn Khác
11.Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 18/06/1997 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về chiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước Khác
12.Quyết định số 286-QĐ/TW ngày 08/02/2010 của Bộ Chính trị về việc ban hành quy chế đánh giá cán bộ, công chức Khác
13.Quyết định số 2765/QĐ- UBND ngày 03/10/2006 của UBND tỉnh ban hành quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức viên chức nhà nước tỉnh Phú Thọ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w