1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu bào chế viên nén clopidogrel 300 mg

63 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

Một vài phương pháp định lượng viên nén clopidogrel Hiện nay, dược điển Mỹ sử dụng phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao HPLC để định lượng clopidogrel bisulfat trong viên nén, tuy nhi

Trang 2

1 Ths Bùi Thị Lan Phương

2 DSCKI Nguyễn Thị Huyền

Nơi thực hiện:

1 Viện Công nghệ Dược phẩm Quốc gia

2 Bộ môn Công nghiệp Dược

HÀ NỘI - 2016

Trang 3

LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới ThS.Bùi Thị Lan Phương, DSCKI.Nguyễn Thị Huyền- những người đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, giải đáp những khó khăn, thắc mắc mà tôi gặp phải trong suốt thời gian thực hiện khóa luận

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS.Nguyễn Ngọc Chiến- người đã truyền lửa tình yêu khoa học, tận tình chỉ bảo và đưa ra những lời khuyên quý báu trong quá trình làm nghiên cứu khoa học để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới ThS.Nguyễn Thị Thùy Trang, ThS.Ngô Quang Trung, các anh chị Viện Công Nghệ Dược phẩm Quốc gia- nhữngngười đã luôn giúp đỡ, dìu dắt tôi từ những ngày đầu làm nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình làm thực nghiệm và hoàn thành khóa luận

Tôi cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu, các phòng ban, các thầy cô giáo và cán

bộ nhân viên trường Đại học Dược Hà Nội- những người đã dạy bảo, truyền đạt những kiến thức quý báu, tình yêu nghề nghiệp, luôn giúp đỡ tôi trong suốt 5 năm học tập tại đây

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã luôn ở bên động viên khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua

Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2016

Sinh viên

Nguyễn Thị Trang

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 2

1.1 Đôi nét về clopidogrel bisulfat 2

1.1.1 Đặc điểm của clopidogrel bisulfat 2

1.1.2 Đặc điểm dược động học 5

1.1.3 Chỉ định 5

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng và biện pháp cải thiện độ tan, độ hòa tan dược chất trong viên nén 6

1.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan vàđộ hòa tan dược chất của viên nén 6

1.2.2 Một số biện pháp làm tăng độ tan và độ hòa tan dược chất ít tan 10

1.3 Độ ổn định và một số yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định của dược chất 11

1.3.1 Độ ổn định 11

1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phân hủy dược chất 11

1.4 Một số hướng nghiên cứu cải thiện khả năng hòa tan và độ ổn định của chế phẩm chứa clopidogrel trên thế giới 12

CHƯƠNG 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

2.1.Nguyên liệu, thiết bị 14

2.1.1 Nguyên liệu 14

2.1.2 Thiết bị nghiên cứu 15

2.2.Nội dung 15

2.3.Đối tượng nghiên cứu 15

2.4 Phương pháp nghiên cứu 15

2.4.1 Phương pháp bào chế viên 15

2.4.2 Phương pháp thử hòa tan 17

Trang 5

2.4.3 Phương pháp định lượng clopidogrel bisulfat từ viên nén clopidogrel 19

2.4.4 Phương pháp thử độ ổn định viên nén clopidogrel sau khi bào chế 21

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 22

3.1 Kết quả thẩm định một số chỉ tiêu của phương pháp định lượng đo quang phổ hấp thụ 22

3.2 Khảo sát công thức sơ bộ clopidogrel 23

3.3 Khảo sát ảnh hưởng tá dược ổn định, tá dược dính 25

3.3.1 Khảo sát ảnh hưởng của tá dược ổn định 25

3.3.2 Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ tá dược dính 26

3.4 Khảo sát tá dược chống oxy hóa 27

3.5 Khảo sát ảnh hưởng của màng bao lên độ ổn định của dược chất 29

3.6 Khảo sát sự ảnh hưởng của chất diện hoạt lên độ hòa tan 30

3.7 Khảo sát ảnh hưởng của tá dược siêu rã lên khả năng giải phóng dược chất 32

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ADP Adenosin diphosphat

BHT Butylated hydroxy toluen

CDT Các dạng bào chế thông thường

CT Công thức

CV Coefficient of variation (Hệ số phân tán)

EDTA Acid ethylendiamintetraacetic

HPLC High – performance liquid chromatography (Sắc kí lỏng hiệu

năng cao) HPMC Hydroxy propyl methyl cellulose

HQC Higher quality control(Mẫu kiểm chứng nồng độ cao)

LHCT Lão hóa cấp tốc

LOQQC Limit of quantification quality control (Giới hạn định lượng của

mẫu kiểm chứng) LQC Lower quality control (Mẫu kiểm chứng nồng độ thấp)

LS Hạt rắn lỏng (Liquidsolid system)

MQC Medium quality control (Mẫu kiểm chứng nồng độ trung bình) PEG Polyethylen glycol

PVP Polyvinyl pyrrolidon

SD Độ lệch chuẩn (Standard deviation)

SSG Sodium starch glycolat

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Độ tan của clopidogrel bisulfat trong môi trường nước 2 Bảng 1.2 Độ tan của clopidogrel bisulfat trong một số dung môi 3 Bảng 2.1 Các nguyên liệu sử dụng trong quá trình thực nghiệm 14

Trang 8

Hình 3.2 Đồ thị biểu diễn phần trăm giải phóng của clopidogrel khi bao 29

Hình 3.3 Ảnh hưởng của chất diện hoạt lên khả năng giải phóng hoạt

Hình 3.5 Kết quả thử hòa tan sau khi thử lão hóa cấp tốc 1 tháng 35

Hình 3.6 Đồ thị biểu diễn sự thay đổi hàm lượng dược chất sau khi thử

LHCT

35

Trang 9

ĐẶT VẤN ĐỀ Các bệnh tim mạch đang là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe của nhân loại, trong đó các bệnh về huyết khối như: xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, chiếm

tỉ lệ cao và gây ra những hậu quả nghiệm trọng Vì vậy, liệu pháp kháng kết tập tiểu cầu đóng vai trò thiết yếu trong điều trị và dự phòng huyết khối

Clopidogrel được biết đến là thuốc đạt hiệu quả cao trong điều trị bệnh lí về huyết khối, thuộc phân nhóm II theo phân loại sinh dược học, có độ tan kém, sinh khả dụng rất thấp (khoảng 50%), kém ổn định trong quá trình bào chế và bảo quản

do khả năng hút ẩm mạnh Những đặc điểm trên gây khó khăn lớn trong quá trình bào chế viên nén clopidogrel

Trên thị trường, Plavix (Sanofi-Aventis) là biệt dược nổi tiếng chứa clopidogrel bisulfat đã đem lại hiệu quả điều trị cao.Tuy nhiên, giá thành cao đã gây trở ngại cho việc tiếp cận loại thuốc này đến với người dân.Gần đây thời hạn bảo hộ độc quyền về sản phẩm chứa clopidogrel đã hết hiệu lực nên việc nghiên cứu sản xuất thuốc generic là vô cùng cấp thiết, có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế và chăm sóc sức khỏe của nhân dân

Với thực tế như trên kết hợp với khó khăn khi sản xuất viên nén chứa

clopidogrel về độ ổn định và độ hòa tan, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu

bào chế viên nén clopidogrel 300mg” với mục tiêu như sau:

1 Bào chế được viên nén clopidogrel ổn định về mặt hình thức và hàm lượng trong điều kiện lão hóa cấp tốc ít nhất 1 tháng

2 Bào chế được viên nén clopidogrel có độ hòa tan đạt ít nhất 80% sau 30 phút

Trang 10

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN 1.1.Đôi nét về clopidogrel bisulfat

1.1.1.Đặc điểm của clopidogrel bisulfat

a.Công thức cấu tạo, tính chất vật lí

- Công thức phân tử: C16H16ClNO2S.H2SO4

- Khối lượng phân tử: 419,90g/mol

- Tính chất lí hóa: Bột hoặc tinh thể màu trắng, tan trong nước, methanol (1,891mol/l methanol), không tan trong ether

- Điểm nóng chảy: 184°C

- Góc quay cực: [α]D20= +55,10° (1,891mol/l methanol) [27]

b.Độ tan của clopidogrel bisulfat

Theo nghiên cứu về tổng kết đánh giá môi trường của viên nén Plavix 75mg của Cơ quan quản lý Thuốc và Dược phẩm Mỹ đã đưa ra độ tan của clopidogrel bisulfat trong một số môi trường như sau[40]:

Bảng 1.1: Độ tan của clopidogrel bisulfat trong môi trường nước [40]

Môi trường Độ tan (g/100ml) ở 25oC

Trang 11

Bảng 1.2: Độ tan của clopidogrel bisulfat trong một số dung môi [40]

Dung môi Độ tan (g/100ml) ở 20oC

Clopidogrel bisulfat có 6 dạng đa hình khác nhau nhưng chỉ có dạng đa hình I

và II đã được sử dụng trong thương mại [23], hai dạng này có sinh khả dụng gần như là tương đương[26] Dạng vô định hình của thuốc có sinh khả dụng thấp hơn hai dạng đa hình I và II [38]

Với 2 dạng đa hình I, II các nghiên cứu chi tiết về sự sắp xếp phân tử trong không gian của mỗi dạng đã chỉ ra sự khác nhau trong việc sắp xếp các anion sulfat trong 2 dạng tinh thể, do đó đặc tính chịu nén của 2 dạng là khác nhau So với dạng

II thì dạng I có cấu trúc cứng nhắc, có đặc tính chịu nén kém, dễ bị biến dạng khi chịu áp lực nén Tuy nhiên nhờ độ bền liên kết cao dạng I có khả năng tạo hạt và tạo viên tốt hơn dạng đa hình II [21]

d Độ ổn định của clopidogrel bisulfat

Hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới ghi nhận clopidogrel bisulfat

là một chất kém ổn định dưới điều kiện độ ẩm và nhiệt độ cao, tạo ra lượng lớn các sản phẩm phân hủy của dược chất [15], [38], [44] Các cơ chế phân hủy có thể xảy

ra là thủy phân este, phản ứng khử carboxyl, hydroxyl hóa, khử hóa và dime hóa [38] Ở điều kiện lão hóa cấp tốc (nhiệt độ 40oC, độ ẩm 75%), muối clopidogrel

Trang 12

bisulfat bị thủy phân tạo các sản phẩm không có hoạt tính, ngoài ra nó có thể được chuyển đổi dạng đồng phân tạo các sản phẩm racemic và có hoạt tính kém hơn [28], [29]

Một số sản phẩm phân hủy của clopidogrel bisulfat là:

+ [(+)-(S)-(o-clorophenyl)-6,7-dihydrothieno[3,2-c]pyridin-5(4H)-acetic acid] + [methyl (±)-(o-clorophenyl)-4,5-dihydrothienol[2,3-c]pyridin-6(7H)-acetat,

e Một vài phương pháp định lượng viên nén clopidogrel

Hiện nay, dược điển Mỹ sử dụng phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC) để định lượng clopidogrel bisulfat trong viên nén, tuy nhiên, trên thế giới

có rất nhiều nghiên cứu sử dụng phương pháp đo quang phổ hấp thụ UV đểđịnh lượng clopidogrel bisulfat với ưu điểm đơn giản, nhanh chóng mà vẫn đảm bảo được độ đúng, độ chính xác, độ nhạy cao

+ Phương pháp HPLC: Với ưu điểm về tính chính xác và độ đặc hiệu, HPLC

là phương pháp được nhiều tác giả lựa chọn để định lượng clopidogrel bisulfat trong quá trình nghiên cứu sàng lọc công thức, trong các dạng bào chế cũng như trong các chế phẩm phối hợp khác [34], [36], [39], [20].Điều kiện sắc kí được quy định trong dược điển Mỹ USP 36 như sau: cột L57 (4,6mm x 15 mm) Tốc độ dòng 1,0 ml/phút Detector: 220nm Tỷ lệ pha động đệm phosphat : acetonitril = 75 : 25 (Theo tỉ lệ thể tích) [47]

Trang 13

+ Phương pháp đo quang phổ hấp thụ: Với ưu thế về tính đơn giản, tiết kiệm, nhanh chóng, phương pháp đo quang cũng được một số tác giả nghiên cứu đánh giá

và thẩm định [11], [37] Ngoài ra phương pháp quang phổ đạo hàm cũng được nghiên cứu để định lượng clopidogrel bisulfat trong các dạng bào chế [30]

Cholke Pravin và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu phương pháp đo quang để định lượng clopidogrel bisulfat dạng nguyên liệu và trong các chế phẩm viên nén đã bao phim Nhóm nghiên cứu đã xác định hàm lượng clopidogrel bisulfat trong môi trường dung dịch đệm pH 1 bằng phương pháp đo quang phổ hấp thụ tại bước sóng 220nm Nghiên cứu đã chỉ ra có mối tương quan tuyến tính giữa giá trị mật độ quang với nồng độ clopidogrel trong dung dịch (khoảng nồng độ tuyến tính 40-70 µg/ml) (với R2 = 1) Khi nghiên cứu phân tích với viên nén Plavix 75mg (Sanofi-Aventis) đã chỉ ra kết quả % hàm lượng dược chất thực tế tìm thấy là 99,62% (SD = 0,224), % hàm lượng dược chất phục hồi là 99,64% (SD = 0,236) Tiến hành xác định độ đúng ở nồng độ 80%, 100%, 120% so với nồng độ của dược chất trong mẫu chuẩn (100 µg/ml), độ đúng trung bình tổng ghi nhận được là 98,87% (SD = 0,975) Tiến hành xác định độ chính xác trong ngày đạt 4,5%, độ chính xác khác ngày khoảng 5,5-10,2% Nhóm nghiên cứu đã đi đến kết luận định lượng clopidogrel bisulfat bằng phương pháp đo quang phổ hấp thụ đơn giản hiệu quả với độ đúng, độ chính xác và độ lặp lại cao [11]

Clopidogrelbisulfat là một tiền thuốc và được chuyển hóa mạnh ở gan, được gắn kết mạnh với protein huyết tương sau đó được bài tiết qua nước tiểu (khoảng 50%) và qua phân (46%)[45]

Trang 14

Các chất chuyển hóa có hoạt tính của clopidogrel bisulfat ức chế chọn lọc sự gắn kết của adenosin diphosphat (ADP) lên thụ thể P2Y12 trên tiểu cầu, sau đó kích hoạt ADP qua trung gian các phức hợp glycoprotein GPIIb/IIIa, do đó ức chế kết tập tiểu cầu [42]

1.1.3 Chỉ định

Clopidogrel được sử dụng để thay thế cho aspirin ở bệnh nhân xơ vữa động mạch và những người có nguy cơ rối loạn huyết khối tắc mạch như nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch ngoại biên, và đột quỵ[45]

Ngoài ra, clopidogrel được sử dụng phối hợp với aspirin trong hội chứng mạch vành cấp tính, bao gồm nhồi máu cơ tim cấp tính và đau thắt ngực không ổn định, và đặt stent động mạch vành[45]

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng và biện pháp cải thiện độ tan, độ hòa tan dược chất trong viên nén

1.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan và độ hòa tan dược chất của viên nén a.Các yếu tố thuộc về dược chất

Độ tan và độ hòa tan của dược chất phụ thuộc các yếu tố sau:

+ Kích thước tiểu phân dược chất: Độ tan của dược chất tăng lên khi kích thước tiểu phân giảm, do năng lượng tự do trên bề mặt tiếp xúc tăng lên Như vậy việc nghiền mịn dược chất rắn sẽ làm tăng độ tan ở một mức độ nào đó [2

+ Dạng muối: Các dược chất thường là acid yếu và base yếu ít phân li, do đó ít hòa tan và ít được hấp thu trong đường tiêu hóa Để tăng cường sinh khả dụng của các dược chất đó người ta thường dùng dạng muối dễ ion hóa, có độ phân ly lớn hơn Ví dụ clopidogrel có bản chất là base yếu, có độ tan rất kém trong nước, khi tạo muối với ion sulfat sẽ làm tăng độ tan lên tới 90mg/ml [12], [13]

+ Dạng kết tinh, hiện tượng đa hình: Một dược chất có thể kết tinh dưới nhiều dạng tinh thể khác nhau, tùy theo điều kiện kết tinh Các dạng kết tinh khác nhau có cấu trúc tinh thể bền vững ở mức độ khác nhau, từ đó độ tan khác nhau Dạng kết tinh có cấu trúc tinh thể bền vững nên thường khó tan hơn dạng vô định hình [2]

Trang 15

+ Dạng solvat hóa: Tốc độ hòa tan của dạng khan nhanh hơn dạng ngậm nước

Ví dụ, ampicillin khan có độ tan lớn hơn ampicillin trihydrat [2]

Ngoài ra các yếu tố như kích thước tiểu phân, hệ số phân bố dầu nước, sự ion hóa của dược chất, tạo tiền chất dễ tan cũng ảnh hưởng tới độ hòa tan của dược chất [2]

b.Các yếu tố thuộc về tá dược

Một số tá dược sử dụng trong viên nén có ảnh hưởng tới độ tan của dược chất: + Tá dược độn: Do nhóm tá dược này chiếm tỉ lệ lớn trong viên nên có thể gây

ra nhiều tương tác ảnh hưởng đến độ hòa tan của viên, đôi khi làm giảm thời gian rã của viên từ đó làm tăng tốc độ hòa tan của dược chất

+ Tá dược dính: Với bản chất là những chất keo thân nước, tá dược dính làm tăng liên kết tiểu phân, tạo độ bền cơ học cho viên, do đó dẫn đến xu hướng kéo dài thời gian rã của viên Các tá dược polyvinylpyrrolidon (PVP) và hồ tinh bột ít ảnh hưởng nhất đến khả năng rã và giải phóng dược chất của viên.PVP thường được sử dụng ở nồng độ 3-15% trong ethanol hoặc hỗn hợp ethanol- nước Xát hạt bằng PVP cho hạt nhanh khô và có khả năng nén tốt [10] Chẳng hạn, meloxicam thuộc nhóm II trong hệ thống phân loại sinh dược học, có độ tan kém, thời gian rã của viên tăng dần khi tạo hạt ướt với các tá dược dính lần lượt theo thứ tự: hồ tinh bột 10% < dung dịch PVP 10%/nước < dung dịch PVP 10%/ ethanol 96% < hỗn hợp hồ tinh bột 10% và gelatin 2% [4]

+ Tá dược siêu rã: Tinh bột từ lâu đã được sử dụng trong viên nén như là tá dược rã rẻ tiền, dễ kiếm, nhưng cần dùng với lượng lớn nên ảnh hưởng đáng kể đến

độ trơn chảy cũng như tính chịu nén của khối bột Gần đây, với sự ra đời nhóm tá dược siêu rã, chỉ cần dùng với lượng nhỏ (2-8%) trong công thức đã làm giảm thời gian rã mà ít ảnh hưởng đến độ trơn chảy, tính chịu nén của khối bột[6], [8]

Một số loại tá dược siêu rã thường dùng:

 Sodium starch glycolat (SSG):

Trang 16

Loại tinh bột biến tính dùng làm tá dược siêu rã là loại gắn thêm nhóm -CH2COONa vào mạch tinh bột.Dạng bột trắng đến gần trắng, không mùi, không vị, trơn chảy tốt

-SSG thường được sử dụng làm tá dược rã trong viên nén với phương pháp dập thẳng hoặc xát hạt ướt với cơ chế rã là hút nước trương nở

Một số tên thương mại của SSG: Explotab (Edward Mendell Co.), Primojel (Generichem Corp.), Tablo (Blanver, Brazil)[8]

 Cellulose biến tính (natri croscarmellose):

Loại cellulose biến tính dùng làm tá dược siêu rã là loại được tạo thành từ các liên kết chéo của natri carboxymethylcellulose.Dạng bột trắng, không mùi.Khác với SSG, natri croscarmellose có dạng cấu trúc sợi xoắn nên trơn chảy kém.Để khắc phục nhược điểm này cần xay, nghiền natri croscarmellose để làm cho các sợi polyme trở nên ngắn hơn

Natri croscarmellose được sử dụng là tá dược rã trong viên nang, viên nén và hạt Tỷ lệ được sử dụng có thể lên tới 5%, trong viên nén dập thẳng thường dùng 2%, trong viên nén bào chế bằng phương pháp xát hạt ướt thường sử dụng 3% Một số tên thương mại của natri croscarmellose: Ac-Di-Sol (FMC Corp), Nymcel ZSX (Nyma, Metherlands), Primellose (Avebe, Netherlands), Solutab (Blanver, Brazil) [8]

 Crospovidon (PVP liên kết chéo):

Là sản phẩm tổng hợp từ monome N-vinyl-2-pyrrolidon bởi quá trình polyme hóa mạch nhánh tạo thành các liên kết chéo không tan trong nước Crospovidon có hoạt tính mao dẫn cao và dễ dàng bị hydrat hóa tạo gel

Tỷ lệ thường được sử dụng 2-5% trong viên, có thể dùng trong quy trình bào chế viên nén bằng phương pháp dập thẳng, xát hạt khô cũng như xát hạt ướt

Một số tên thương mại: Polyplasdone XL, Polyplasdone Xl-10, Kollidon CL, Kollidon CLM, Crospovidone Trong đó Polyplasdone XL-10 là dạng siêu mịn của Polyplasdone XL, Crospovidone M là dạng siêu mịn của Kollidon CL, Kollidon CLM là dạng siêu mịn của Crospovidone M[8]

Trang 17

+ Tá dược trơn: Tá dược trơn có tác dụng điều hòa tốc độ chảy của hạt, giảm lực

ma sát, lực bề mặt, lực tĩnh điện của các tiểu phân, đảm bảo sự đồng nhất về khối lượng trong viên nén Phần lớn tá dược trơn có bản chất sơ nước,tạo thành một màng bao quanh tiểu phân, làm giảm sự thấm nước, do đó làm viên khó rã, ảnh hưởng đến sự hòa tan dược chất trong viên Ví dụ: magnesi stearat, calci stearat, talc, Aerosil… Vì vậy cần chọn tá dược trơn phù hợp để:

 Đảm bảo sự trơn chảy của hạt và phân phối lực nén đồng đều trong viên

 Không tạo sự sơ nước quá lớn làm hạn chế tốc độ hòa tan dược chất trong viên

Aerosil là một tá dược trơn hay được sử dụng với tỉ lệ 0,1-0,5% Ngoài mục đích là tá dược trơn, Aerosil còn được sử dụng làm tá dược trong sản xuất viên nén với nhiều mục đích khác nhau như: tăng độ cứng của viên nén ở lực dập thấp hơn, hoạt động như một chất khử tĩnh điện, dễ dàng chuyển dạng bào chế từ dạng lỏng sang dạng bột trơn chảy tốt, là chất mang hiệu quả với các chất vận chuyển base-lipid hoặc các dầu có hoạt tính

c Yếu tố thuộc về dung môi

Lựa chọn dung môi, hỗn hợp dung môi có tính chất tương tự hoạt chất về độ phân cực, cấu trúc hóa học, nhóm hóa chức từ đó làm thay đổi hằng số điện môi, độ phân cực của hỗn hợp dung môi làm thay đổi khả năng hòa tan của dược chất

d Yếu tố thuộc về môi trường hòa tan

Các nhà nghiên cứu có thể làm tăng khả năng hòa tan của dược chất ít tan bằng cách thay đổi pH môi trường hòa tan hoặc tạo vi môi trường xung quanh tiểu phân dược chất Độ tan của các dược chất có bản chất acid yếu hoặc base yếu thay đổi mạnh khi pH môi trường thay đổi Các chất có khả năng tạo vi môi trường được gọi là các tá dược đệm

Tá dược đệm là những chất có tính kiềm hoặc acid dễ tan trong môi trường hòa tan Khi đưa thuốc vào môi trường hòa tan các tá dược này sẽ tan trước tạo ra xung quanh các vi tiểu phân thuốc một vi môi trường pH riêng, tạo thuận lợi cho sự

Trang 18

hòa tan dược chất có bản chất acid hoặc base yếu Có 2 loại tá dược đệm là tá dược kiềm và tá dược acid

Các tá dược tạo vi môi trường có pH acid: các acid hữu cơ như acid malic, acid citric, acid tartaric,…thường được dùng trong công thức thuốc chứa dược chất

là các base yếu Chúng thường sử dụng với tỉ lệ lớn hơn hoặc bằng tỉ lệ dược chất trong công thức

Các tá dược tạo vi môi trường pH basecó 2 loại là:

+ Tá dược đệm base hữu cơ chẳng hạn như 2-amino-2-methyl-1,3-propanodiol,

ưu điểm là an toàn, ít ảnh hưởng đến độ ổn định của dược chất, nhược điểm là khả năng điều chỉnh pH yếu, cần dùng lượng lớn thì mới phát huy tác dụng

+ Tá dược đệm base vô cơ là các muối kiềm vô cơ như: natri borat, natri citrat, dinatri hydrophosphat, trinatri phosphat Ưu điểm của loại tá dược này là: khả năng điều chỉnh pH mạnh, chỉ dùng với nồng độ thấp đã có ảnh hưởng đến khả năng hòa tan của dược chất Nhược điểm là ảnh hưởng đến độ ổn định của thuốc [7],[35]

1.2.2 Một số biện pháp làm tăng độ tan và độ hòa tan dược chất ít tan

a Sử dụng hỗn hợp dung môi

Lựa chọn dung môi thích hợp với tỉ lệ thích hợp từ đó làm cho hỗn hợp dung môi có độ phân cực gần với độ phân cực của dược chất khó tan, thay đổi hằng số điện môi từ đó làm thay đổi độ tan của dược chất Một số hỗn hợp dung môi hay dùng: nước-alcol, glycerin- alcol- nước, ethanol- glycerin- nước,… Tuy nhiên cần lưu ý trong quá trình pha loãng mà thay đổi môi trường phân tán dược chất có thể bị kết tủa trở lại [2]

b Tạo muối dễ tan

Các dược chất là acid yếu hay base yếu ít phân li, do đó ít hòa tan, để tăng độ tan người ta thường dùng dạng muối dễ ion hóa Việc lựa chọn dạng muối sử dụng phụ thuộc vào pKa của dược chất, đường dùng và dạng thuốc bào chế Một số ion tạo muối thường dùng là: SO42-, Cl-, HCl, Na+, K+, Ca2+….[2]

c Sử dụng chất diện hoạt

Trang 19

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của dược chất ít tan đó là khả năng thấm ướt bề mặt, điều này liên quan đến sức căng bề mặt của chất tan và dung môi Sức căng bề mặt càng cao thì các chất càng khó hòa tan, do vậy người ta thường sử dụng thêm chất diện hoạt để tăng độ tan của dược chất ít tan

Chất diện hoạt là một nhóm các hoạt chất hóa học mà trong phân tử chứa các phần thân dầu và thân nước có khả năng hấp phụ lên bề mặt dược chất hay bề mặt phân cách pha làm thay đổi bản chất của bề mặt này Cơ chế làm tăng độ hòa tan dược chất của các chất diện hoạt là do cải thiện tính thấm và đồng thời làm giảm sự kết tập của các tiểu phân dược chất do đó làm tăng diện tích tiếp xúc của tiểu phân với môi trường hòa tan [2]

1.3.Độ ổn định và một số yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định của dược chất

1.3.1 Độ ổn định

a.Khái niệm

Độ ổn định của thuốc là khả năng của thuốc (nguyên liệu hoặc thành phẩm) bảo quản trong điều kiện xác định giữ được những đặc tính vốn có về vật lí, hóa học, vi sinh, tác dụng dược lí và độc tính trong thời hạn quy định của tiêu chuẩn chất lượng thuốc[1], [3]

b.Sự liên quan giữa tuổi thọ của nguyên liệu và thành phẩm thuốc

Độ ổn định, tuổi thọ của nguyên liệu dược chất có liên quan, ảnh hưởng đến

độ ổn định, tuổi thọ của thành phẩm bào chế Đi từ nguyên liệu dược chất có độ ổn định cao với một quy trình sản xuất chắc chắn thu được thành phẩm bào chế có độ

ổn định cao hơn khi sử dụng nguyên liệu có độ ổn định thấp Tuy nhiên, tuổi thọ của nguyên liệu và thành phẩm bào chế là các tài liệu độc lập thu được từ kết quả nghiên cứu sản xuất cụ thể[1], [3]

1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phân hủy dược chất

a Nhiệt độ

Dựa vào thực nghiệm, Van’t Hoff đã nêu ra nguyên tắc gần đúng về ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng như sau: tốc độ của phản ứng đồng thể thường tăng từ 2 đến 3 lần khi nhiệt độ tăng thêm 10oC

Trang 20

Dựa vào phương trình Arrhenius, bằng thực nghiệm lão hóa cấp tốc người ta

có thể tham khảo để dự đoán chính xác hơn về tuổi thọ của thuốc trên cơ sở xác định mức độ suy giảm hàm lượng dược chất trong quá trình vận chuyển và bảo quản[1]

b.Độ ẩm

Độ ẩm không khí cao tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, hơn nữa độ ẩm cao còn thúc đẩy nhanh sự phân hủy do phản ứng thủy phân, phản ứng sủi bọt và làm thay đổi tính chất lí học của dược chất

Gupta Vrm và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu bào chế viên rã nhanh trong miệng để cải thiện sinh khả dụng của viên nén clopidogrel.Nghiên cứu chỉ ra với việc sử dụng lượng lớn tá dược siêu rã natri croscarmellose và crospovidon giúp viên giải phóng được 99% hoạt chất so với viên nén Plavix (Sanofi-Aventis) trong vòng 30 phút Về vấn đề độ ổn định nghiên cứu tiến hành bao phim Opadry để bảo

vệ dược chất khỏi ánh sáng và độ ẩm môi trường Độ ổn định được theo dõi dưới điều kiện nhiệt độ 40oC, độ ẩm 75% trong vòng 3 tháng [16]

Kim Yong-Il.và cộng sự cũng đã tiến hành nghiên cứu bào chế viên nén clopidogrel với việc sử dụng dạng muối clopidogrel napadisilat trong hệ phân tán rắn Nghiên cứu đã chỉ sử dụng muối clopidogrel napadisilat không giúp làm tăng

độ tan cũng như độ ổn định so với clopidogrel bisulfat, tuy nhiên khi tạo hệ phân tán rắn gồm clopidogrel napadisilat, HPMC và silic dioxid dạng keo khan với tỉ lệ khối lượng 11,069/3/3,5 đã cải thiện độ tan 6,5 lần so với clopidogrel napadisilat

Trang 21

Đặc biệt, nghiên cứu đã chỉ ra hệ phân tán rắn trên cải thiện đáng kể độ ổn định và sinh khả dụng so với clopidogrel bisulfat [22]

Nghiên cứu củaSahitya G và cộng sự đã đưa ra kết quả hệ phân tán rắn gồm clopidogrel bisulfat với chất mang là polyethylen glycol (PEG) 6000 giúp cải thiện khả năng giải phóng dược chất clopidogrel trong viên nén Khảo sát loại vànồng độ

tá dược siêu rã như crospovidon, natri croscarmellose, SSG, tiến hành thử độ ổn định ở 40oC, độ ẩm 75% Kết quả chỉ ra rằng công thức sử dụng với 10% crospovidon là công thức tối ưu với khả năng giải phóng dược chất đạt 99% sau 60 phút [41]

Ngoài ra,Liversidge Gvà cộng sự đã tiến hành nghiên cứu bào chế tiểu phân nano clopidogrel giúp tăng cường khả năng hòa tan dược chất, tăng sinh khả dụng, giảm liều và kích thước viên nén [25]

Trang 22

CHƯƠNG 2:

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.Nguyên liệu, thiết bị

2.1.1.Nguyên liệu

Bảng 2.1: Các nguyên liệu sử dụng trong quá trình thực nghiệm

8 Polyvinyl pyrrolidon (PVP) K30 Trung Quốc USP 29

9 Natri laurylsulfat Trung Quốc BP 2008

11 Butylated hydroxytoluen (BHT) Trung Quốc USP 29

12 Acid ethylenediamintetraacetic

học

Trang 23

2.1.2 Thiết bị nghiên cứu

- Máy dập viên quay tròn 8 chày (Ấn Độ)

- Cân kĩ thuật Sartorius TE3102S (Đức)

- Cân phân tích Sartorius TE3102S (Đức)

- Máy đo độ cứng PTB – 511E (Đức)

- Máy thử độ hòa tan PHARMATEST (Đức)

- Máy đo pH Sartorius Mettle Toledo (Mỹ)

- Máy bao phim mini Caleva (Anh)

- Máy quang phổ UV-Vis Optima SP-3000 nano (Nhật Bản)

- Chậu siêu âm Ultrasonic LC 60H (Mỹ)

- Bình định mức, rây, pipet, chày, cối sứ, các loại dụng cụ thủy tinh khác 2.2.Nội dung

Khảo sát ảnh hưởng của các loại tá dược đến độ ổn định và khả năng giải phóng dược chất của viên nén clopidogrel bào chế được

2.3.Đối tượng nghiên cứu

-Viên nén clopidogrel 300mg

-Viên đối chiếu :

Viên nén bao phim Plavix 300mg (Sanofi- Aventis)

Lô sản xuất : 3A003

Nhà sản xuất: Sanofi winthrop industrie

Nhập khẩu bởi: Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn (Sapharco)

Ngày sản xuất: 10/2013

Hạn sử dụng: 01/09/2016

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp bào chế viên

a Phương pháp dập viên nén

Viên nén clopidogrel được bào chế với các bước sau:

- Chuẩn bị tá dược dính: Hòa tan PVP K30 trong ethanol 96% sau đó phối hợp Poloxamer 407 vào dung dịch trên đến khi tan hoàn toàn

Trang 24

- Rây từng loại nguyên liệu đã chuẩn bị (clopidogrel bisulfat, natri bisulfit, tá dược ổn định) qua rây 0,150mm sau đó trộn đều khối bột theo nguyên tắc đồng lượng

- Tạo hạt ướt: Thêm từ từ tá dược dính vào khối bột, dùng chày tác động lực vào thành cối giúp phân tán đều tá dược dính khắp khối bột (thêm ethanol nếu cần)

- Xát hạt qua rây 1mm, sấy se 40oC/ 5-10 phút

- Sửa hạt qua rây 0,8mm sau đó sấy 40oC đến đạt hàm ẩm 2-3%

- Chuẩn bị tá dược trộn ngoài bao gồm manitol, Avicel PH101, crospovidon Rây nguyên liệu qua rây 0,150mm sau đó trộn đều theo nguyên tắc đồng lượng

- Phối hợp tá dược trộn ngoài với hạt đã đạt hàm ẩm ở trên

- Trộn tá dược trơn: Tá dược trơn đã được rây qua rây 0,125mm trộn đều với khối hạt ở trên trong khoảng 3 phút

- Dập viên: sử dụng chày cối 19mm x 9mm

Dập viên quy mô 100 viên/mẻ Kiểm soát khối lượng viên theo so với khối lượng lí thuyết là 900mg ± 5% Trong quá trình nghiên cứu, cố định khối lượng viên, quá trình khảo sát chỉ thay đổi tỉ lệ khối lượng các tá dược trong công thức

b Phương pháp bao viên

Viên nén clopidogrel được tiến hành bao nhằm mục đích tăng cường độ ổn định của dược chất tránh độ ẩm và ánh sáng ngoài môi trường Tham khảo công thức và quy trình bao chống ẩm theo nghiên cứu của Phạm Hiền Giang [5]

Trang 25

 Chuẩn bị dịch bao

+ Ngâm trương nở HPMC E15trong hỗn hợp dung môi ethanol 96% : đệm pH

2 (tỉ lệ 1:1, sử dụng 50% ethanol 96% và 100% lượng đệm có trong công thức), phốihợp PEG 6000 từ từ trên máy khuấy từ thu được dịch A

+ Hòa tan acid stearic vào lượng ethanol còn lại thu được dung dịch B

+ Nghiền mịn talc, rây qua rây 0,125 mm, dùng dung dịch B kéo dần talc vào dung dịch A, khuấy cho đến khi thu được dịch đồng nhất, lọc hỗn hợp qua rây 0,150mm thu được dịch bao

+Áp suất khí phun: 1bar

+Không khí thổi vào buồng bao: 100%

Sau khi dừng phun dịch bao tiếp tục cho thiết bị chạy với các thông số trên trong khoảng 15 phút để sấy khô viên, sau đó cân xác định khối lượng màng bao và

ổn định viên trong 24h ở điều kiện thường trước khi tiến hành đánh giá khả năng giải phóng hòa tan dược chất

2.4.2 Phương pháp thử hòa tan

Phương pháp được tham khảo theo chuyên luận viên nén clopidogrel của dược điển Mỹ USP 36 [4]

 Cách tiến hành: Cân chính xác khối lượng từng viên và thử hòa tan (n=6) trên máy thử hòa tan Pharmatest với các thông số sau:

- Thiết bị: cánh khuấy

Trang 26

- Tốc độ khuấy: 50 ± 1 vòng/ phút

- Nhiệt độ thử: 37 ± 0,5oC

- Môi trường thử: 1000ml dung dịch đệm pH 2 (USP 36)

Tiến hành lấy mẫu thử (5ml mỗi lần) tại các thời điểm: 5, 10, 15, 20, 30, 45,

60 phút Sau mỗi lần lấy mẫu, tiến hành bổ sung 5ml môi trường vào mỗi cốc thử hòa tan Mẫu thử được lọc qua màng 0,45µm, pha loãng 10 lần bằng dung dịch đệm

pH 2, đo quang ở bước sóng 240nm

Mẫu chuẩn: Cân chính xác khoảng 30,0mg clopidogrel (tương ứng với khoảng 39,2mg clopidogrel sulfat) hoà tan trong khoảng 10ml methanol trong bình định mức 20ml, bổ sung methanol vừa đủ thu được dung dịch X (1500µg/ml) Hút chính xác 2ml dung dịch X vào bình định mức 10ml, bổ sung đệm pH 2 vừa đủ thu được dung dịch Y (300µg/ml) Pha loãng dung dịch Y 10 lần bằng đệm pH 2, tiến hành

đo quang tại bước sóng 240nm

 Tính kết quả:

Từ kết quả mật độ quang đo được của mẫu chuẩn và mẫu thử, tính toán được lượng dược chất giải phóng hòa tan ở các thời điểm Nồng độ dược chất trong thời điểm thứ n được tính theocông thức:

Cn= Cchx (µg/ml)

% Dược chất giải phóng tại thời điểm thứ n: Hn= x 100%

Trong đó:

Cn: nồng độ dược chất trong dịch hòa tan rút ra tại thời điểm n (µg/ml)

Cch: nồng độ dược chất trong mẫu chuẩn (µg/ml)

An: độ hấp thụ quang của mẫu thử thời điểm n

Ach: độ hấp thụ quang của mẫu chuẩn

Hn: hàm lượng % dược chất được giải phóng tại thời điểm n (%)

So sánh hai đồ thị giải phóng dược chất dựa vào chỉ số tương đồng f2 và được tính theocông thức sau:

Trang 27

= 50 × 1 +1× ( − ) × 100

Trong đó: n là số điểm lấy mẫu thử, Ri,Ti là phần trăm dược chất giải phóng tại thời điểm t của mẫu đối chiếu, mẫu thử

Nếu 0 ≤ f1 ≤ 15 và 50 ≤ f2 ≤ 100 thì hai đồ thị được coi là tương đương

Nếu f2 = 100 thìhai đồ thị được coi là giống nhau hoàn toàn

Nếu f2 = 50 thìhai đồ thị có sự sai khác trung bình tại mỗi thời điểm là 10% [30]

2.4.3 Phương pháp định lượng clopidogrel bisulfat từ viên nén clopidogrel

Sử dụng phương pháp đo quang tại bước sóng 240nm, so sánh mật độ quang của mẫu thử và mẫu chuẩn để tính hàm lượng clopidogrel bisulfat trong viên nén

 Tiến hành

 Mẫu thử: Cân 20 viên nén clopidogrel đã bào chế, tính khối lượng trung bình viên, nghiền viên thành bột mịn Cân chính xác một lượng bột (mt) tương ứng khoảng 300,0 mg clopidogrel cho vào bình định mức 100 ml, thêm 20 ml dung dịch methanol, lắctan hoàn toàn Bổ sung dung dịch đệm HCl pH 2 vừa đủ và lọc qua màng lọc 0,45 µm, bỏ 20 ml dịch lọc đầu Hút chính xác 10,0 ml dịch lọc cho vào bình định mức 100 ml, thêm dung dịch đệm HCl pH 2 đến vạch, lắc đều Hút chính xác 5,0 ml dịch này cho vào bình định mức 25 ml, thêm dung dịch đệm HCl pH 2 đến vạch, lắc đều

 Mẫu chuẩn: Cân chính xác một lượng khoảng 300,0 mg clopidogrel (mc) cho vào bình định mức 100 ml,thêm 20 ml dung dịch methanol, lắc cho tan hoàn toàn Tiến hành tiếp tương tự mẫu chuẩn

Trang 28

Trong đó:

Dt: mật độ quang của mẫu thử mt: khối lượng bột viên bào chế (mg)

Dc: mật độ quang của mẫu chuẩn mc: khối lượng của chất chuẩn (mg)

 Thẩm định một số chỉ tiêu xác định lượng dược chất sử dụng phương pháp

đo quang phổ hấp thụ

 Độ đặc hiệu

Chuẩn bị mẫu chuẩn: Pha tương tự mẫu chuẩn trong phương pháp định lượng

theo mục 2.4.3

Chuẩn bị dung dịch mẫu nền chứa tá dược:

 Chuẩn bị viên mẫu nền bào chế với các tá dược chính trong công thức ở tỷ

lệ trung bình trong khoảng khảo sát (thành phần xem phụ lục 1) sau đó tiến hành

bao viên theo mục 2.4.1

 Tiến hành pha mẫu trắng chứa tá dược tương tự mẫu thử trong phương pháp định lượng theo mục 2.4.3

Chuẩn bị mẫu thử:Tiến hành chuẩn bị như dung dịch mẫu trắng chứa tá dược nhưng thêm 391,4 mg clopidogrel bisulfat (tương ứng khoảng 300,0 mg clopidogrel)

 Độ thích hợp của hệ thống

Đo quang tại bước sóng 240 nm dung dịch chuẩn (chuẩn bị theo mục 2.4.3)

lặp lại liên tiếp 6 lần.Đánh giá dựa trên hệ số phân tán (CV)

Trang 29

Tính phần trăm clopidogrel bisulfat tìm thấy so với lượng clopidogrel bisulfat

ban đầu cho ta thông tin về % tìm thấy trên lượng hoạt chất

Độ đúng(%):

Độ đúng (%) = Nồng độ tìm thấy

Nồng độ thực x 100%

 Độ chính xác

Tiến hành định lượng hàm lượng clopidogrel bisulfat trong các mẫu thử độc

lập của 6 viên bào chế và 6 viên Plavix

 Độ ổn định của dung dịch

Thực hiện pha mẫu thử và mẫu chuẩn, sau đó lưu ở nhiệt độ phòng sau 24h tiến hành định lượng lại dược chất để xác định thời gian sử dụng của dung dịch mẫu thử và mẫu chuẩn sau khi pha

2.4.4 Phương pháp thử độ ổn định viên nén clopidogrel sau khi bào chế

Tiến hành thử độ ổn định viên nén clopidogrel đã bào chế trong túi trong suốt

có khóa kéo kín 30 viên nén clopidogrel, đặt trong tủ vi khí hậu ở điều kiện lão hóa cấp tốc (LHCT) (nhiệt độ 40oC, độ ẩm 75%) Sau thời gian thử nghiệm tiến hành quan sát cảm quan (sự thay đổi màu sắc) và định lượng lại dược chất theo mục 2.4.3

Trang 30

CHƯƠNG 3:THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1 Kết quả thẩm định một số chỉ tiêu của phương pháp định lượng đo quang phổ hấp thụ

Sau khi tiến hành thẩm định một số chỉ tiêu của phương pháp định lượng đo

quang phổ hấp thụ thu được kết quả như sau(kết quả chi tiết xem phụ lục 1):

Bảng 3.1:Kết quả thẩm định một số chỉ tiêu phương pháp định lượng đo quang phổ

hấp thụ

Tính đặc hiệu XTB ≤ 2,0% Đạt yêu cầu (XTB- nền =

1,44%; XTB-mẫu thử = 1,87%)

Chú thích: LQC: mẫu kiểm chứng nồng độ thấp HQC: mẫu kiểm chứng nồng độ cao

MQC: mẫu kiểm chứng nồng độ trung bình CV: hệ số phân tán

LOQQC: giới hạn định lượng của mẫu kiểm chứng

Trang 31

Nhận xét:

Độ đặc hiệu: Tại bước sóng 240nm tá dược không ảnh hường đến khả năng

hấp thụ UV của clopidogrel bisulfat (kết quả ảnh hưởng của tá dược nhỏ hơn 2%)

Do vậy, có thể tiến hành đo quang tại bước sóng 240nm để định lượng hàm lượng clopidogrel bisulfat trong các mẫu định lượng

Độ thích hợp của hệ thống: Phương pháp xây dựng có độ lệch chuẩn tương

đối về độ hấp thụ của dung dịch chuẩn clopidogrel bisulfat: CV = 0,07% thoả mãn yêu cầu chung về độ lệch chuẩn tương đối khi định lượng bằng quang phổ UV với

CV ≤ 2% Như vậy phương pháp đạt yêu cầu về tính thích hợp hệ thống

Độ tuyến tính: Kết quả thực nghiệm cho thấy mật độ quang có mối quan hệ

tuyến tính với nồng độ dung dịch clopidogrel bisulfat trong dung dịch đệm HCl pH

2 trong khoảng nồng độ từ 2,25 mg/ml đến 45mg/ml với R2 = 0,9999

Độ đúng: Từ kết quả cho thấy với tất cả các nồng độ đều có tỷ lệ phục hồi

trung bình nằm trong khoảng 95,0-105,0%, với mẫu LOQQC từ 90-110% (CV = 1,69%)

Độ lặp lại: Kết quả khảo sát cho thấy phương pháp có độ lặp lại khá tốt Tất

cả các nồng độ đếu có CV thấp (nhỏ hơn 1%)

Độ ổn định: Nhận thấy tỷ lệ tìm lại của mẫu thử nằm trong khoảng 98-102%

Không có sự khác nhau về kết quả hàm lượng dược chất giữa hai ngày về mặt thống

Khoảng xác định:Từ kết quả độ tuyến tính, độ đúng và độ chính xác ta có

khoảng xác định của phương pháp từ 10% đến 120%

Kết luận:Phương pháp phân tích định lượng bằng đo quang phổ hấp thụ tại bước sóng 240 nm đạt các yêu cầu đề ra về tính đặc hiệu, độ ổn định, độ thích hợp

hệ thống, độ tuyến tính, độ đúng, độ chính xác, khoảng xác định nên có thể áp dụng

để định lượng độ hòa tan hoạt chất clopidogrel trong viên nén Plavix 300 mg và viên clopidogrel nghiên cứu 300mg

3.2 Khảo sát công thức sơ bộ clopidogrel

Ngày đăng: 16/08/2016, 09:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w