MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1 3. Mục tiêu nghiên cứu 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 5. Đối tương và phạm vi nghiên cứu 3 6. Giả thuyết nghiên cứu 4 7. Phương pháp nghiên cứu 4 8. Kết cấu khóa luận 4 PHẦN NỘI DUNG 5 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ ĐÀO TẠO TRI THỨC TRẺ VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC 5 1.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và đào tạo Tri Thức Trẻ 5 1.1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức, tóm tắt chức năng nhiệm vụ chung của công ty 6 1.1.2. Quá trình phát triển và phương hướng hoạt động trong thời gian tới 15 1.1.3. Khái quát các hoạt động của công tác quản trị nhân lực của công ty 17 1.2. Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực 23 1.2.1. Khái niệm nguồn nhân lực 23 1.2.2. Khái niệm chất lượng nguồn nhân lực 25 1.2.3. Vai trò của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 26 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực 28 1.3.1. Các nhân tố bên trong tổ chức 28 1.3.2. Các nhân tố bên ngoài 31 1.4. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực 35 1.4.1. Chỉ tiêu trạng thái sức khỏe của nguồn nhân lực 35 1.4.2. Chỉ tiêu trình độ chuyên môn – kỹ thuật của nguồn nhân lực 36 1.5. Đánh giá thực hiện công việc 36 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ ĐÀO TẠO TRI THỨC TRẺ 38 2.1. Khái quát chất lượng nguồn nhân lực tại công ty. 38 2.1.1. Tình hình nhân lực tại công ty giai đoạn từ 2013 đến 6 tháng đầu năm 2015 38 2.1.2. Cơ cấu nhân lực của công ty giai đoạn 2013 đến 6 tháng đầu năm 2015 39 2.1.3. Thực trạng sức khỏe nguồn nhân lực tại công ty 43 2.2. Công tác đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty CPTVĐTĐT Tri Thức Trẻ 44 2.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo 45 2.2.2. Xác định mục tiêu đào tạo 46 2.2.3. Thực hiện đào tạo 46 2.3. Đánh giá kết quả thực hiện công việc của CBCNV Công ty CPTVĐTĐT Tri Thức Trẻ 50 2.4. Đánh giá chung về chất lượng nguồn nhân lực của công ty Tri Thức Trẻ 52 2.4.1. Điểm mạnh 52 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân 53 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ ĐÀO TẠO TRI THỨC TRẺ 55 3.1 Các mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty trong những năm tới 55 3.2. Một số giải pháp đối với công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty 55 3.2.1. Hoàn thiện công tác đào tạo 55 3.2.2. Thực hiện đồng bộ các chính sách phát triển nguồn nhân lực 56 KẾT LUẬN 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 PHỤ LỤC 64
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài khóa luận tốt nghiệp này em đã nhận được sựgiúp đỡ rất nhiều từ thầy, cô giáo Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội, nhất làthầy, cô trong Khoa Tổ chức & Quản lý nhân lực đã giảng dạy, giúp đỡ emtrong suốt quá trình học tập tại trường Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chânthành tới thầy Trịnh Việt Tiến đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ em trong suốtquá trình thực hiện và hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp của mình
Bên cạnh đó em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo, Phòng Hànhchính- kế toán, các phòng ban cùng toàn thể anh chị em cán bộ nhân viêntrong công ty cổ phần tư vấn đầu tư và đào tạo Tri Thức Trẻ, đặc biệt là sựhướng dẫn của Giám đốc điều hành – Võ Xuân Hoài người trực tiếp hướngdẫn đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thanh tốt bài khóa luận
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến gia đình, bố mẹ đãluôn ủng hộ, động viên em trong quá trình học tập Tuy đã cố gắng và nổ lực
để hoàn thành khóa luận nhưng do một số hạn chế trong quá trình thực hiệnnên bài khóa luận không tránh khỏi những sai sót Rất mong nhận được sựđóng góp chỉ giáo của quý Thầy Cô để bài khóa luận được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 16 tháng 8 năm 2015
Sinh viên
Trần Thị Duyên
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1
3 Mục tiêu nghiên cứu 3
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5 Đối tương và phạm vi nghiên cứu 3
6 Giả thuyết nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Kết cấu khóa luận 4
PHẦN NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ ĐÀO TẠO TRI THỨC TRẺ VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC.5 1.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và đào tạo Tri Thức Trẻ 5
1.1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức, tóm tắt chức năng nhiệm vụ chung của công ty 6 1.1.2 Quá trình phát triển và phương hướng hoạt động trong thời gian tới 15 1.1.3 Khái quát các hoạt động của công tác quản trị nhân lực của công ty 17
1.2 Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực 23
1.2.1 Khái niệm nguồn nhân lực 23
1.2.2 Khái niệm chất lượng nguồn nhân lực 25
1.2.3 Vai trò của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 26
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực 28
1.3.1 Các nhân tố bên trong tổ chức 28
Trang 31.4 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực 35
1.4.1 Chỉ tiêu trạng thái sức khỏe của nguồn nhân lực 35
1.4.2 Chỉ tiêu trình độ chuyên môn – kỹ thuật của nguồn nhân lực 36
1.5 Đánh giá thực hiện công việc 36
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ ĐÀO TẠO TRI THỨC TRẺ 38
2.1 Khái quát chất lượng nguồn nhân lực tại công ty 38
2.1.1 Tình hình nhân lực tại công ty giai đoạn từ 2013 đến 6 tháng đầu năm 2015 38
2.1.2 Cơ cấu nhân lực của công ty giai đoạn 2013 đến 6 tháng đầu năm 2015 .39
2.1.3 Thực trạng sức khỏe nguồn nhân lực tại công ty 43
2.2 Công tác đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty CPTVĐT&ĐT Tri Thức Trẻ 44
2.2.1 Xác định nhu cầu đào tạo 45
2.2.2 Xác định mục tiêu đào tạo 46
2.2.3 Thực hiện đào tạo 46
2.3 Đánh giá kết quả thực hiện công việc của CBCNV Công ty CPTVĐT&ĐT Tri Thức Trẻ 50
2.4 Đánh giá chung về chất lượng nguồn nhân lực của công ty Tri Thức Trẻ 52
2.4.1 Điểm mạnh 52
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 53
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ ĐÀO TẠO TRI THỨC TRẺ 55 3.1 Các mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty trong
Trang 43.2 Một số giải pháp đối với công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
của công ty 55
3.2.1 Hoàn thiện công tác đào tạo 55
3.2.2 Thực hiện đồng bộ các chính sách phát triển nguồn nhân lực 56
KẾT LUẬN 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
PHỤ LỤC 64
Trang 5Sản xuất- Thưong mại- Dịch vụ SX-TM-DV
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Trong cơ chế thị trường cạnh tranh hiện nay, nhân lực đóng vai tròquan trọng trong phát triển và tồn tại bền vững của các doanh nghiệp, muốnphát triển nhanh và bền vững, chúng ta phải tạo dựng nguồn nhân lực chấtlượng cao và có chính sách phát huy tối đa nguồn nhân lực đó
Việc quản lý và sử dụng nguồn nhân lực sau khi đã được đào tạo phùhợp với năng lực của mỗi người cho các công việc cụ thể là nhân tố quyếtđịnh dẫn đến thành công của doanh nghiệp Tuy nhiên, nhìn chung nguồnnhân lực của nước ta vẫn chưa thực sự hợp lý về cơ cấu và sự phân bổ
Nguồn nhân lực nói chung và chất lượng nhân lực nói riêng của công ty
Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Đào tạo Tri Thức Trẻ cũng không nằm ngoài thựctrạng chung của đất nuớc Yêu cầu về chất lượng nhân lực trong cơ quan đã
và đang thay đổi do ảnh hưởng từ việc hội nhập thế giới, áp dụng công nghệthông tin trong quản lý để giảm bớt khoảng cách giữa yêu cầu về chất lượngnhân lực hiện có Trong công tác nâng cao chất lượng nhân lực, tầm nhìn vànhững kế hoạch dài hạn có ý nghĩa quan trọng trong tạo dựng kỹ năng, kiếnthức chuyên môn, khả năng làm việc và hợp tác
Để đạt hiệu quả cao trong công việc các doanh nghiệp cần sử dụng cácbiện pháp, mô hình nâng cao chất lượng nhân lực để tận dụng tối đa lực lượnglao động trong công ty, nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty nên em đã
lựa chọn đề tài làm luận văn tốt nghiệp “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và đào tạo Tri Thức Trẻ”
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện nay đang đuợc các doanhnghiệp hết sức chú trọng nên cũng đã có một số đề tài đã từng nghiên cứutrước đó có thể kể đến như:
Trang 7Luận văn thạc sĩ: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty VTC online – Tác giả Nguyễn Thanh Nga chuyên ngành Quản trị kinh
doanh Học viện Bưu chính Viễn thông năm 2004 Trong luận văn này tác giả
đã làm nổi bật được đặc điểm chất lượng nhân lực tại công ty VTC online vàbên cạnh đó đã đưa ra một số giải pháp thiết thực cho công ty Tuy nhiên,những giải pháp đó chỉ có thể áp dụng cho nguồn nhân lực tại công ty VCTonline với đặc thù hoặt động trong lĩnh vực truyền thông và game online
“Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý ở doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình hội nhập” - ThS Lưu Đình Chính ngân hàng Hàng hải
Việt Nam - Tạp chí Công sản ra ngày 16/3/2015 Bài viết dựa trên quan điểmcủa tác giả về phát triển nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ quản lý ở doanhnghiệp vừa và nhỏ, với những giải pháp còn mang tính chất chung chungchưa cụ thể đi vào từng doanh nghiệp
Luận văn Thạc sĩ “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của TỉnhThanh Hóa” của Nguyễn Thị Hải Lý, Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.Trong bài luận văn này, tác giả đã làm rõ được một số vấn đề còn tồn tại vàmột số giải pháp, khuyến nghị đối với Ban lãnh đạo các cấp tỉnh Thanh Hóa
để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và sâu xa hơn nữa là giải quyết việclàm cho người lao động hiên nay tại địa bàn tỉnh
Tuy có nhiều đề tài nghiên cứu về chất lượng nguồn nhân lực nhưngmỗi đề tài lại đứng ở mỗi góc độ khác nhau nhưng với đề tài “ Nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần tư vấn và đầu tư Tri Thức Trẻ”chưa được tác giả nào nghiên cứu nên em chọn đề tài này nghiên cứu tại công
ty Khóa luận sẽ đóng góp thêm một góc nhìn mới về nguồn nhân lực tại công
ty Tri Thức Trẻ và những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhânlực cho công ty
Trang 83 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận cơ bản về chất lượng nhân lực đề tài phân tích, đánhgiá thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở công ty cổ phần tư vấn và đầu tưTri Thức Trẻ
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trang phát triển nguồn nhân lực củacông ty từ đó tìm ra nguyên nhân, hạn chế của tình hình chất lượng ngồn nhânlực tại công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và đào tạo Tri Thức Trẻ
Từ những nguyên nhân hạn chế về tình hình nâng cao chất lượng nguồnnhân lực đưa ra giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lựccủa công ty
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đuợc mục tiêu nghiên cứu trên, nhiệm vụ của luận văn cần:
Thứ nhất: Làm rõ cơ sở lý luận và tầm quan trọng của chất lượng
nguồn nhân lực, từ đó rút ra được những kết luận, giải pháp cho việc nâng caochất lượng nguồn nhân lực trên cơ sở lý thuyết và có thể ứng dụng hợp lý vàothực tiễn
Thứ hai: Tìm hiểu, phân tích nguồn nhân lực và các hoạt động nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực đang được thực hiện tại công ty, từ đó đánhgiá đúng thực trạng và nguyên nhân dẫn đến hiệu quả thực hiện công việcchưa thực sự tốt tại công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và đào tạo Tri Thức Trẻ;
Thứ ba: Nghiên cứu và đưa ra giải pháp, từ đó khuyến nghị với ban
lãnh đạo công ty nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
5 Đối tương và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là nguồn nhân lực trong công ty
cổ phần tư vấn đầu tư và đào tạo Tri Thức Trẻ
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: công ty cổ phần tư vấn đầu tư và đào tạo Tri Thức Trẻ
Trang 9Về thời gian: Giai đoạn từ năm 2013 đến nửa đầu năm 2015
6 Giả thuyết nghiên cứu
Trước sự biến động của nền kinh tế thị trường và sự phát triển khôngngừng của khoa học kỷ thuật thì việc phát triển nhân lực để đáp ứng với nhucầu phát triển chung của xã hội là vô cùng quan trọng Trên thực tế xã hội nhưvậy, với đội ngũ nhân lực còn hạn chế về kinh nghiệm, chuyên môn của công
ty nên đề tài chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lựccủa công ty và đưa ra giải pháp để công ty có thể tham khảo nhằm nâng cao
sự phát triển nguồn nhân lực của công ty
7 Phương pháp nghiên cứu
Ngoài phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin tác giả còn sửdụng các phương pháp sau:
Phương pháp thu thập dữ liệu nhằm thu thập cụ thể, chính xác số liệu
từ các phòng ban, các kế hoạch chiến lược của công ty liên quan đến công tácnhân lực của công ty
Phương pháp phân tích dữ liệu là phương pháp đánh giá phân tích từnhững số liệu đã thu thập được trong quá trình điều tra, nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp là phương pháp tổng hợp, so sánh các dữ liệuthu thập được, qua đó có những đánh giá và nhận xét về vấn đề nghiên cứu
8 Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luậngồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và đào tạo Tri
Thức Trẻ và cơ sở lý luận về chất lượng nguồn nhân lực
Chương 2: Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của công ty Cổ phần
tư vấn đầu tư và đào tạo Tri Thức Trẻ
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
tại công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và đào tạo Tri Thức Trẻ
Trang 10Tên công ty: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và đào tạo Tri Thức TrẻTên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: TRI THUC TRE TRAININGAND CONSULTANT INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY
Tên công ty viết tắt: TRI THUC TRE., JSC
Mã số thuế: 0102638497
Số điện thoại : 0947 32 2882
Email: trithuctre2008@gmail.com
Web side : http://trithuctre.edu.vn
Địa chỉ: P609 tòa nhà B6A KĐT Nam Trung Yên- Cầu Giấy- Hà Nội
Trang 111.1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức, tóm tắt chức năng nhiệm vụ chung của công ty
a) Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty CPTV&ĐT Tri Thức Trẻ
b) Chức năng, nhiệm vụ
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyềnnhân danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông
- Có trách nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và các cán bộ quản lý khác
- Quyết định kế hoạch phát triển kinh doanh và ngân sách hàng năm
- Xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến lượcđược Đại hội đồng cổ đông thông qua
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
PHÒNG ĐÀO TẠO, TƯ VẤN
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN KHU VỰC TÂY NGUYÊN
BAN CỐ VẤN
HỘI ĐỒNG GIẢNG HUẤN HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
Trang 12- Lựa chọn công ty kiểm toán
- Quyết định cơ cấu tổ chức của công ty
- Giải quyết các khiếu nại của công ty đối với cán bộ quản lý cũng nhưquyết định lựa chọn đại diện của Công ty để giải quyết các vấn đề liên quantới các thủ tục pháp lý chống lại cán bộ quản lý đó
- Đề xuất các loại cổ phiếu có thể phát hành và tổng số cổ phiếu pháthành theo từng loại
- Đề xuất việc phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi thành cổphiếu và các chứng quyền cho phép người sở hữu mua cổ phiếu theo mức giáđịnh trước
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc điều hành
- Đề xuất việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể Công ty
- Thành lập chi nhánh hoặc các Văn phòng đại diện của công ty
- Thành lập các công ty con của công ty
- Quyết định mức giá mua hoặc thu hồi cổ phần của công ty
- Hội đồng quản trị phải Khóa luận Đại hội cổ đông về hoạt động củamình, cụ thể là về việc giám sát của Hội đồng quản trị đối với Giám đốc điềuhành và những cán bộ quản lý khác trong năm tài chính
Giám đốc điều hành
- Là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu
sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị
và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao
- Giám đốc điều hành công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều
lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và quyết định của Hội đồngquản trị Nếu điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho công ty thìgiám đốc phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật và bồi thường thiệt hại chocông ty
Trang 13- Thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổđông, kế hoạch kinh doanh và đầu tư của Công ty đã được Hội đồng quản trị
và đại hội đồng cổ đông thông qua
- Quyết định tất cả các vấn đề không cần phải có Nghị quyết của Hộiđồng quản trị, bao gồm việc thay mặt công ty ký kết các hợp đồng tài chính
và thương mại, tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thườngnhật của Công ty theo những thông lệ quản lý tốt nhất
- Soạn thảo các quy chế hoạt động, quy chế quản lý tài chính, chi tiêunội bộ của Công ty trình Hội đồng quản trị phê duyệt Quyết định tuyển dụng,
bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm các chức danh quản lý Công ty từ Phó Giám đốctrở xuống
- Tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị để quyết định số lượngngười lao động, mức lương, trợ cấp, lợi ích, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm vàcác điều khoản khác liên quan đến hợp đồng lao động của họ
- Thực thi kế hoạch kinh doanh hàng năm được Đại hội đồng cổ đông
và Hội đồng quản trị thông qua
- Đề xuất những biện pháp nâng cao hoạt động và quản lý của Công ty
- Chuẩn bị các bản dự toán dài hạn, hàng năm và hàng tháng của Công
ty phục vụ hoạt động quản lý dài hạn, hàng năm và hàng tháng của Công tytheo kế hoạch kinh doanh Bản dự toán hàng năm (bao gồm cả bản cân đối kếtoán, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ dựkiến) cho từng năm tài chính sẽ phải được trình để Hội đồng quản trị thôngqua và phải bao gồm những thông tin quy định tại các quy chế của Công ty
- Thực hiện tất cả các hoạt động khác theo quy định của Điều lệ này vàcác Quy chế của Công ty, các Nghị quyết của Hội đồng quản trị, hợp đồng laođộng của Giám đốc và pháp luật
- Báo cáo lên Hội đồng quản trị và các cổ đông Giám đốc chịu trách
Trang 14nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông về việc thực hiệnnhiệm vụ và quyền hạn được giao và phải báo cáo các cơ quan này khi đượcyêu cầu
Phòng hành chính, kế toán
- Có chức năng tham mưu, tổng hợp giúp Lãnh đạo Công ty phối hợpcác hoạt động chung giữa các phòng chuyên môn trong Công ty Làm đầumối quan hệ với các đơn vị khác theo sự phân công của Lãnh đạo Công ty,thực hiện công tác tổng hợp, điều phối theo chương trình, kế hoạch làm việc
và thực hiện công tác tổ chức, hành chính, quản trị đối với Công ty, đảm bảotính thống nhất, liên tục và đạt hiệu quả
- Tham mưu giúp Lãnh đạo Công ty thực hiện chức năng quản lý như:công tác tổ chức viên chức - lao động thực thi công vụ, đào tạo, phát triểnnguồn nhân lực, tiền lương, nâng ngạch, bậc công chức, viên chức, thi đua,khen thưởng; bảo vệ chính trị nội bộ đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản
lý của Công ty theo quy định của Pháp luật
- Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực về tài chính như:
+ Công tác tài chính
+ Công tác kế toán tài vụ
+ Công tác kiểm toán nội bộ
+ Công tác quản lý tài sản
+ Công tác thanh quyết toán hợp đồng kinh tế
+ Kiểm soát các chi phí hoạt động của Công ty
+ Quản lý vốn, tài sản của Công ty, tổ chức, chỉ đạo công tác kế toántrong toàn Công ty
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao
+ Tổng hợp xây dựng kế hoạch công tác tuần, tháng, quý, năm choLãnh đạo Công ty và đôn đốc thực hiện sau khi được phê duyệt; tổ chức
Trang 15thực hiện các công tác báo cáo định kỳ, đột xuất về thực hiện nhiệm vụ củaCông ty; xây dựng các quy chế của Công ty và đôn đốc thực hiện sau khiđược ban hành.
- Tham mưu về công tác tổ chức và cán bộ, thực hiện chế độ tiền lương,chính sách và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, viên chức Tham mưu về côngtác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ thuộcphạm vi quản lý của Công ty theo quy định của pháp luật
- Tham mưu giúp Lãnh đạo Công ty thực hiện công tác thi đua khenthưởng, quản lý công tác kế toán, tài chính, tài sản của Công ty theo quy địnhcủa Nhà nước đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đúng chế độ Lập kế hoạch kinhphí hoạt động hàng năm trình Lãnh đạo Công ty xem xét
- Tiếp đón hướng dẫn khách đến thăm và làm việc; trang trí khánh tiết,phục vụ, chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu cho các hội nghị, cuộc họpcủa Công ty
- Quản lý công văn đến, công văn đi, hồ sơ, tài liệu, văn bằng, chứngchỉ quản lý và sử dụng con dấu theo quy định của công tác văn thư, lưu trữ
- Lập kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của Công ty tham mưu choGiám đốc trình HĐQT phê duyệt để làm cơ sở thực hiện
- Chủ trì thực hiện nhiệm vụ thu và chi, kiểm tra việc chi tiêu cáckhoản tiền vốn, sử dụng vật tư, theo dõi đối chiếu công nợ
- Xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác và phát triển vốn của Tổngcông ty giao cho Công ty, chủ trì tham mưu trong việc tạo nguồn vốn, quản
lý, phân bổ, điều chuyển vốn và hoàn trả vốn vay, lãi vay trong toàn công ty
- Tham mưu giúp Giám đốc phân bổ chỉ tiêu kế hoạch tài chính chocác đơn vị trực thuộc
- Triển khai công tác nghiệp vụ kế toán tài vụ trong toàn công ty Thựchiện quyết toán quý, 6 tháng, năm đúng tiến độ và tham gia cùng với phòng
Trang 16nghiệp vụ của công ty để hoạch toán lỗ, lãi cho từng đơn vị trực thuộc, giúpcho ban giám đốc Công ty nắm chắc nguồn vốn, lợi nhuận
- Trực tiếp thực hiện các chế độ, chính sách tài chính, kế toán, thống
kê, công tác quản lý thu chi tài chính của cơ quan Văn phòng Công ty, thựchiện thanh toán tiền lương và các chế độ khác cho Cán bộ công nhân viênkhối Văn phòng theo phê duyệt của Giám đốc
- Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định chế độ tài chínhhiện hành của Nhà nước phản ánh trung thực kết quả hoạt động của Công ty
- Phân tích tình hình tài chính, cân đối nguồn vốn, công nợ… trongCông ty và báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc
- Chủ trì xây dựng, soạn thảo các văn bản có liên quan đến công táctài chính, kế toán, các quy định về quản lý chi tiêu tài chính trình Giám đốcban hành hoặc đề xuất với Lãnh đạo Công ty trình cấp có thẩm quyền phêduyệt
- Chủ trì làm việc với các cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra tài chính
- Lập hồ sơ vay vốn trung hạn, ngắn hạn Ngân hàng, lập kế hoạch vàquy định huy động vốn từ các nguồn khác phục vụ cho hoạt động công ích
và SX-TM-DV Chủ trì trong công tác giao dịch với các tổ chức tài chính
có liên quan
- Chủ trì hướng dẫn công tác hạch toán nghiệp vụ kế toán tài chínhtrong toàn công ty theo quy định của pháp luật hiện hành, kiểm tra việc thựchiện chế độ hạch toán kế toán, quản lý tài chính và các chế độ chính sách khácliên quan đến công tác tài chính, kế toán của các đơn vị trực thuộc Tổ chứcbồi dưỡng nghiệp vụ cho hệ công tác kế toán và hướng dẫn các đơn vị thựchiện nghiêm chỉnh các quy định của cấp trên về công tác tài chính kế toán;
- Kiểm tra định kỳ về công tác kế toán, thực hiện chế độ chính sách, kỷluật thu chi tài chính, kế toán vốn và các loại tài sản khác trong toàn công ty
Trang 17nhằm thực hiện đúng các chế độ chính sách của Nhà nước đã quy định Thamgia kiểm tra quyết toán năm của các đơn vị trực thuộc.
- Tham gia soạn thảo, thẩm định hồ sơ, theo dõi, kiểm tra tiến độ giảingân, thanh quyết toán đối với các hợp đồng kinh tế trong công ty cũng nhưnguồn vốn đầu tư cho các dự án, các công trình do công ty làm chủ đầu tư vàthực hiện
- Chủ trì phối hợp các phòng ban thực hiện công tác nghiệm thu thanhquyết toán theo đúng quy định
- Là đầu mối phối hợp với các phòng, ban tham mưu, đơn vị thành viêntrong việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán… tài sản của Công ty
- Tham gia tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Lãnh đạo yêu cầu
- Được quyền yêu cầu các đơn vị trong công ty phối hợp và quan hệvới các cơ quan có liên quan để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn theo quy định
- Được quyền tham gia góp ý kiến và đề xuất giải pháp thực hiện cáclĩnh vực hoạt động của Công ty
- Ký các văn bản hành chính và nghiệp vụ theo quy định của pháp luật
và của công ty để thực hiện các công việc được phân công và theo sự ủyquyền của Giám đốc
- Được tham gia việc bố trí, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ nhânviên thuộc phòng và đề xuất với Giám đốc chấm dứt hợp đồng trước thờihạn đối với những nhân viên trực thuộc phòng không hoàn thành nhiệm vụđược giao
- Được phép cử cán bộ của phòng tham gia các tổ chức do Giám đốc
ký quyết định thành lập
- Được quyền sử dụng các trang thiết bị, phương tiện của công ty vào
Trang 18mục đích phục vụ công tác để hoàn thành các nhiệm vụ nêu trên.
- Được quyền từ chối thực hiện những nhiệm vụ do lãnh đạo giaonhưng không phù hợp với quy định của pháp luật và quy trình thực hiện côngviệc đó
- Xây dựng trình Giám đốc kế hoạch và chương trình làm việc củađơn vị mình, đảm bảo đúng quy định, chất lượng và hiệu quả của công táctham mưu
- Bảo đảm tuân thủ theo quy định của công ty và pháp luật của Nhànước trong quá trình thực hiện công việc
- Thường xuyên báo cáo Giám đốc việc thực hiện các nhiệm vụđược giao
- Bảo quản, lưu trữ, quản lý hồ sơ tài liệu thuộc công việc củaphòng theo đúng quy định, quản lý các trang thiết bị, tài sản của đơn vịđược công ty giao
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về việc thựchiện các nhiệm vụ nêu trên
Trang 19- Tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng và đề ra biện phápkhắc phục
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Công ty giao
Văn phòng đại diện tại Tây Nguyên
Văn phòng hoạt động như một công ty con, có ban lãnh đạo riêng, cócon dấu riêng và hoạch toán độc lập với Công ty chính Tuy vậy Văn phòngđại diện vẫn phải tuân thủ những quy định sau:
- Hoạt động sản xuất, kinh doanh, tư vấn, dịch vụ theo đúng ngànhnghề đã được qui định và phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ được giao; chịutrách nhiệm trước Giám đốc công ty về kết quả sản xuất, kinh doanh, tư vấn,dịch vụ của chi nhánh và chịu trách nhiệm trước khách hàng, Pháp luật củaNhà nước về sản phẩm, dịch vụ do chi nhánh thực hiện
- Xây dựng đề án tổ chức, các nội quy, quy chế quản lý của chi nhánh
đề nghị Giám đốc công ty trình Chủ tịch HĐQT phê duyệt Hàng năm, xâydựng các kế hoạch, dự án sản xuất, dịch vụ trình Giám đốc công ty phê duyệttrên cơ sở chiến lược phát triển, phương hướng, kế hoạch chung của công ty
đã được Chủ tịch công ty phê duyệt
- Xây dựng quy định về phân công, phân cấp, chế độ làm việc và cácmối quan hệ nội bộ giữa các cấp, các bộ phận, đoàn thể trong chi nhánh nhằmđảm bảo sự đoàn kết, thống nhất cùng thực hiện tốt các nhiệm vụ sản xuất,công tác công ty giao
- Thực hiện các định mức lao động, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá tiềnlương, quy chế trả lương, chế độ hạch toán - kế toán - thống kê, chế độthông tin
- Báo cáo và công khai kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theoquy định của pháp luật và của công ty
- Xét đề nghị công ty nâng lương; tổ chức thi tuyển dụng lao động và
Trang 20thi nâng bậc lương cho công nhân theo sự phân cấp và báo cáo kết quả trìnhGiám đốc công ty quyết định
- Thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động theo quyđịnh của Bộ luật Lao động, Thỏa ước Lao động tập thể, Quy chế dân chủ cơ
sở của công ty; tổ chức giáo dục chính trị, tuyên truyền pháp luật; giáo dụcđạo đức, lối sống cho người lao động; giữ gìn uy tín của công ty Hàng nămChi nhánh tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,nghiệp vụ, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và chăm lo cải thiệnđời sống vật chất, tinh thần cho mọi người lao động trong chi nhánh
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự,
an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa,danh lam thắng cảnh Thực hiện tốt công tác bảo vệ chi nhánh, bảo vệ nội bộ,phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường
1.1.2 Quá trình phát triển và phương hướng hoạt động trong thời gian tới
Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và đào tạo Tri Thức Trẻ được đăng kýthành lập vào ngày 31 tháng 01 năm 2008 và đăng ký thay đổi lần thứ 2 vàongày 11 tháng 6 năm 2013 hoạt động chủ yếu trong nhóm lĩnh vực sau:
Hoạt động tư vấn gồm:
- Tư vấn ISO
- Tư vấn thiết kế thang bảng lương
- Tư vấn tái cấu trúc tổ chức và hoàn thiện hệ thống nhân sự
- Tư vấn xây dựng bản đánh giá mức độ hoàn thành công việc
- Tư vấn xây dựng bản mô tả chức danh công việc
- Tư vấn xây dựng văn hóa doanh nghiệp
- Tư vấn xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu
Trang 21Hoạt động đào tạo gồm:
- Nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý cho chủ DN
- Nâng cao năng lực quản lý cấp trung
- Nâng cao năng lực làm việc cho đội ngũ nhân viên
- Kiến thức, kỹ năng khởi sự DN
- Bồi dưỡng kỹ năng cho CBCC các cấp
Với phương pháp dào tạo linh hoạt, hiện đại và không ngừng đổi mới,Tri Thức Trẻ đã chứng minh năng lực, chất lượng đào tạo bằng niềm tin, sựgắn bó của các doanh nghiệp trong suốt những năm qua thong qua 03 modumchương trình đào tạo:
Modum chương trình 1: Đào tạo nâng cao kiến thức và năng lực
quản lý dành cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cấp trung và cấp cao Giám đốc điều hành chuyên nghiệp CFO- Giám đốc tài chính chuyên nghiệp.CMO- Giám đốc Marketing chuyên nghiệp Kỹ năng lãnh đạo và Quản lýDoanh nghiệp hiện đại…)
(CEO-Modum chương trình 2: Đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng mềm chođội ngũ nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp (Kỹ năng chăm sóc kháchhàng và nghệ thuật bán hàng hiệu quả Kỹ năng xây dựng quy trình làm việchiệu quả…)
Modum chương trình 3: Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho CBCC cáctỉnh (lãnh đạo, quản lý cấp cao, CB, CC cấp tỉnh, huyện, xã)
Tầm nhìn của Tri Thức Trẻ: Trở thành một đơn vị đào tạo, bồi dưỡng
thực sự mag đến những giá trị thực học- Chương trình học được xây dựng căn
cứ vào nhu cầu thực tế, Giảng viên giỏi lý luận chuyên môn, giàu kinhnghiệm thực tiễn, học viên được ứng dụng kiến thức vào thực tiễn công việc
Sứ mệnh của Tri Thức Trẻ: Từng bước góp phần vào công cuộc bồi
dưỡng nâng cao năng lực quản lý, điều hành, thực thi công việc cho lãnh đạo,
Trang 22quản lý, nhân viên các doanh nghiệp; các cơ quan hành chính nhà nước; cacđơn vị hành chính nhà nước trên toàn quốc.
Trong thời gian tới, ban lãnh đạo công ty khẳng định vẫn tiếp tục theođuổi những mục tiêu đã được xác định Bên cạnh phát huy thế mạnh về đàotạo công ty còn tiếp tục đẩy mạnh lĩnh vực tư vấn và phát triển hơn nữa về nộidung và chương trình đào tạo
Các chỉ tiêu cụ thê cần đạt được trong vòng 5 năm tới:
Tiếp tục khẳng định thương hiệu, là một công ty đào tạo chuyên nghiệp
1.1.3 Khái quát các hoạt động của công tác quản trị nhân lực của công ty
Ngay từ khi thành lập công ty cổ phần tư vấn đầu tư và đào tạo TriThức Trẻ đã có những chú trọng tới việc xây dựng và phát triển đội ngũnhân lực, coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình hoạt động và pháttriển của công ty Hằng năm số lượng nhân viên được bổ sung và hoànthiện không ngừng
Mặc dù số lượng nhân lực của công ty không nhiều nhưng chất lượngnhân lực tương đối cao Công ty có tổng số 22 cán bộ, trong đó có 18 CBNV
có trình độ đại học và trên đại học chiếm 82%, 2 NV có trình độ cao đẳngchiếm 9% và 2 nhân viên lao động phổ thông chiếm 9% trong tổng số nhânviên
Với số lượng nhân viên còn hạn chế nhưng công ty cũng đã nhận thấy
Trang 23tầm quan trọng của hoạt động quản trị nhân lực và đã thành lập bộ phận Nhânlực trực thuộc phòng Hành chính- kế toán, với chức năng nhiệm vụ của mìnhcũng như yêu cầu từ Ban lãnh đạo công ty, bộ phận nhân lực đã triển khaithực hiện các nội dung quản trị nhân lực sau:
a) Công tác lập kế hoạch
Từ thực tiễn nền kinh tế thị trường, công tác lập kế hoạch được xem làyếu tố cần thiết nhằm tránh những thiếu hụt hoặc có sự biến động về nhân lựccủa công ty trong thời điểm thị trường nhân lực đang có sự cạnh tranh đối vớiviệc thu hút nhân lực chất lượng cao Chính vì vậy, để thực hiện hoạch địnhnguồn nhân lực, Công ty tiến hành theo 5 bước sau: dự báo nguồn nhân lực,phân tích thực trạng nguồn nhân lực, quyết định tăng hoặc giảm nhân lực, lập
kế hoạch thực hiện, đánh giá kế hoạch thực hiện Đây là quá trình chung vàđược áp dụng linh hoạt trong Công ty
Trước tiên Công ty xác định rõ mục tiêu của mình, kế hoạch hoạt độngtrong năm tới Trên cơ sở đó, xác định nhu cầu nhân lực cho Công ty: cần baonhiêu người, trình độ chuyên môn, kỹ năng, phẩm chất gì
Phân tích những ưu điểm, nhược điểm của nguồn nhân lực hiện cótrong Công ty Xét về phía nhân viên, Công ty đánh giá được cơ cấu, trình độ,
kỹ năng, kinh nghiệm, thái độ làm việc, trách nhiệm và quyền hạn của mỗinhân viên
So sánh dự báo nhu cầu nhân lực trong tương lai với thực trạng nguồnnhân lực hiện có trong Công ty Từ đây, cán bộ hoạch định xác định nhân lựccủa doanh nghiệp thừa hay thiếu, từ đó đưa ra các giải pháp tăng hoặc giảmnhân lực
Cán bộ hoạch định lập được một bản kế hoạch thực hiện rõ ràng, phùhợp với Công ty và xem xét quá trình thực hiện có gì sai lệch với mục tiêu đề
ra không và có nảy sinh vấn đề gì mới không Từ đó, tìm nguyên nhân và đưa
Trang 24ra cách giải quyết
b) Công tác phân tích công việc
Phân tích công việc có ý nghĩa rất quan trọng đối với Công ty vì nhờ cóphân tích công việc mà Ban giám đốc và các Trưởng phòng xác định đượccác kỳ vọng của mình đối với nhân viên và làm cho họ hiểu được các kỳ vọng
đó, cũng nhờ đó nhân viên hiểu được các nhiệm vụ, nghĩa vụ và trách nhiệmcủa mình trong công việc
Thông qua việc phân tích tình hình hoạt động của tổ chức kết hợp vớiviệc nghiên cứu quy trình tiến hành xây dựng Bản mô tả công việc, Bản yêucầu nhân sự, Bản tiêu chuẩn công việc phù hợp với từng công việc và vị tríđặc thù của từng công việc tuy nhiên trên thực tế việc này vẫn chưa thực hiệnđược và cho đến nay vẫn chưa thể có các bản phân tích công việc chuẩn chovai trò của từng vị trí trong công ty
c) Công tác tuyển dụng nhân lực
Luôn ý thức được tầm quan trọng của nhân lực, ngay từ đầu Công ty đã
có những chính sách chiến lược rõ ràng trong việc tuyển dụng và sử dụngnhân lực Công ty đã xây dựng được quy trình tuyển dụng rõ ràng đản bảothực hiện tốt mục tiêu của công ty
Quy trình tuyển dụng nhân sự
Quy trình tuyển dụng của Công ty thực hiện theo các bước: lập kếhoạch tuyển dụng, xác định phương pháp và các nguồn tuyển dụng, xác địnhthời gian và địa điểm tuyển dụng, tìm kiếm ứng viên, đánh giá quá trình tuyểndụng, hướng dẫn nhân viên mới hòa nhập với môi trường doanh nghiệp
Bước 1: Lập kế hoạch tuyển dụng
Trước tiên bộ phận nhân sự sẽ thống kê số lượng nhân viên cần tuyểntrong mỗi phòng ban, các vị trí cần tuyển và các tiêu chuẩn đặt ra đối vớiứng viên
Trang 25Bên cạnh đó sẽ đưa ra dự báo nhu cầu lao động sẽ biến đổi trong thờigian tới như: dựa vào biến động kinh tế trong thời gian tới sẽ biến động theochiều hướng tốt hay xấu, dựa vào mục tiêu, phương hướng tăng trưởng củacông ty từ đó dự báo nhu cầu nhân lực để có thể đáp ứng hết khối lượng côngviệc đã đề ra.
Ngoài ra còn dựa vào nguồn nhân lực thực tế trong công ty để lập kếhoạch tuyển dụng như: Số lượng nhân viên sắp nghỉ hưu, số lượng nhân viênsắp nghỉ thai sản để có kế hoạch bù đắp sự thiếu hụt một cách nhanh chóng vàhợp lý nhất
Bước 2: Xác định phương pháp và các nguồn tuyển dụng
Bộ phận nhân lực căn cứ vào Kế hoạch tuyển dụng của công ty để xácđịnh nguồn tuyển dụng và lựa chọn phương pháp tuyển dụng
Theo đó bộ phận nhân lực dựa vào số lượng và chất lượng nhân viêncần tuyển, các vị trí việc làm nào còn thiếu người để cân nhắc lựa chọn xem ở
vị trí nào nên lấy người từ bên trong tổ chức và vị trí nào cần tuyển thêmngười từ bên ngoài và đi kèm theo đó là các phương pháp tuyển dụng phù hợpnhư: giới thiệu người quen biết, đăng ở bảng tin hay thông báo rộng rãi trêncác phương tiện thông tin đại chúng
Bước 3: Xác định địa điểm, thời gian tuyển dụng
Với đặc điểm là Công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và đàotạo nên yêu cầu đối với chất lượng nguồn ứng viên phải cao vì vậy công tychủ yếu tập trung vào khu vực các trường đại học, cao đẳng Với những tínhchất công việc luôn tiếp xúc với đối tượng khách hàng đang làm việc trongcác Doanh nghiệp vừa và nhỏ có trình độ học vấn cao nên Công ty luôn ưutiên cho các ứng viên tốt nghiệp từ Học viện Hành chính và Đại học Thươngmại
Khi đã xác định được địa điểm tuyển dụng và nhu cầu tuyển dụng, bộ
Trang 26phận nhân sự sẽ xây dựng thời gian tuyển dụng phù hợp.
Bước 4: Tìm kiếm, lựa chọn ứng viên
Trong điều kiện thị trường lao động nhiều, đa dạng và cạnh tranh gaygắt như hiện nay việc thu hút những lao động trình độ cao là rất khó khăn.Trong điều kiện như thế Công ty đưa ra được các hình thức kích thích hấp dẫn
để tuyển được những người phù hợp với yêu cầu công việc, với mục tiêu nhânviên sẽ làm việc lâu dài trong công ty
Công ty sử dụng nhiều hình thức đa dạng để thu hút các ứng viên nhưtruyền tải hình ảnh của công ty có sự hợp tác cùng Hội đồng Giảng huấn vớinhững diễn giả nổi tiếng như TS Lê Thẩm Dương- Trưởng khoa Quản trịkinh doanh Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh, TS Lê Đăng Doanh- chuyêngia kinh tế, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế, chuyên gia phân tích- dự báocác vấn đề thế giới và Việt Nam và các chuyên gia nổi tiếng khác, cùng vớinhững chính sách ưu đãi nhân viên, mở ra nhiều cơ hội phát triển nhằm thuhút các ứng viên Tổ chức các vòng tuyển chọn và các buổi gặp gỡ, phỏngvấn cởi mở với các ứng viên
Bước 5: Hướng dẫn nhân viên mới hòa nhập
Sau khi được tuyển vào tất cả các nhân viên đều được tạo điều kiện đểhòa nhập với môi trường hoạt động của công ty, các nhân viên trong công tyluôn có trách nhiệm tình truyền đạt những nhiệm vụ, yêu cầu của vị trí củanhân viên mới Có thái độ nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo những vướng mắc trongquá trình hội nhập cho nhân viên mới làm sao cho họ hòa nhập với môitrường của công ty một cách nhanh nhất
Công tác thù lao lao động
Thù lao lao động có ảnh hưởng rất lớn đến sự thực hiện công việc củanhân viên, chất lượng sản phẩm, hiệu quả hoạt động của tổ chức Chính sáchthù lao của tổ chức phải tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động, cơ cấu tổ chức
Trang 27đồng thời đáp ứng được mục tiêu: hợp pháp, kích thích, thõa đáng công bằng,dảm bảo và hiệu suất nhằm thu hút và giữ chân lao động giỏi nâng cao sự hàilong của người lao động khi thực hiện công việc.
Thù lao lao động là tiền lương được trả hàng tháng theo hệ số mứclương, phụ cấp lương được xếp theo chế độ tiền lương hiện hành của nhànước Tiền lương cơ bản là cơ sở để đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế vàkinh phí công đoàn
Công ty đã thực hiện các chế độ theo đúng pháp luật như Bảo hiểm xãhội, Bảo hiểm y tế, an toàn lao động trong đó mức đóng bảo hiểm xã hội là22% (doanh nghiệp đóng 16% người lao động đóng 6%), bảo hiểm y tế là4,5% (doanh nghiệp đóng 3% người lao động đóng 1,5%), bảo hiểm thấtnghiệp là 2% (doanh nghiệp đóng 1% người lao động đóng 1%)
Ngoài ra công ty còn thực hiện chế độ bồi dưỡng cho những nhân viênthường xuyên chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý lớp học sau giờ làm việc
Hàng năm công ty còn tổ chức cho nhân viên của công ty đi tham quannghỉ mát vào các dịp hè, nghỉ Lễ Tết, công ty còn thăm hỏi những lao động
ốm đau
Công tác đào tạo phát triển nhân lực
Công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực trong công ty luôn luônđược coi trọng vì đội ngũ nguồn nhân lực có chất lượng cao là điều kiện quyếtđịnh cho sự cạnh tranh Chính vì vậy công việc đào tạo nguồn nhân lực luônluôn được đề cao Thông qua hình thức đào tạo tại chỗ nhằm tạo một thế hệquản lý chất lượng cho công ty trong tương lai Tuy nhiên công tác đào tạochưa thực sự có hiệu quả và đầu tư đúng hướng để nhân viên có thể phát huyhết khả năng năng lực của mình
Công tác quan hệ lao động trong tổ chức
Công ty luôn đề cao tinh thần làm việc tích cực thông qua sự gắn kết
Trang 28giữa các nhân viên với nhau, giữa các nhân viên vơi công ty Với chủ trươngtạo ra môi trường làm việc hài hoà tích cực, lãnh đạo công ty đã có nhữngbiện pháp để cải thiện quan hệ lao động như họp 5 phút trước khi vào làmviệc mỗi ngày, thường xuyên tổ chức các cuộc tham quan dã ngoại nhằm gắnkết và khuyến khích sự chia sẻ giữa các nhân viên Hỗ trợ cán bộ công đoàn
để từ đó tăng cường đối thoại giữa các bên
Nhìn chung các hoạt động QTNL đã đáp ứng được nhu cầu nhân lựccủa công ty trong những năm qua tuy nhiên vẫn có một số hạn chế cần khắcphục như việc xây dựng bản mô tả chức danh công việc là rất cần thiết để cóthể dựa vào để đánh giá thực hiện công việc của công nhân viên từ đó làm căn
cứ trả lương và khen thưởng phù hợp để công tác QTNL thực sự trở thành yếu
tố thức đẩy phát triển, ngoài những hạn chế đã nêu công ty cần điều chỉnh vàứng dụng linh hoạt vào từng trường hợp cụ thể phù hơp với điều kiện bêntrong và bên ngoài công ty giúp công ty phát triển ổn định, bền vững
1.2 Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực
1.2.1 Khái niệm nguồn nhân lực
Thuật ngữ “nguồn nhân lực” xuất hiện lần đầu vào đầu những năm
80 thế kỷ XX khi có sự thay đổi căn bản về phương thức quản lý hiện đại quản lý trên cơ sở lấy con người tức nhân viên làm trung tâm thay vì cứngnhắc đặt Công ty đứng hàng đầu
-Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc:" Nguồn nhân lực là trình độ lànhnghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực
tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng" Việcquản lý và sử dụng nguồn lực con người khó khăn phức tạp hơn nhiều so vớicác nguồn lực khác bởi con người là một thực thể sinh vật - xã hội, rất nhạycảm với những tác động qua lại của mọi mối quan hệ tự nhiên, kinh tế, xã hộidiễn ra trong môi trường sống của họ
Trang 29Xét trên tầm vĩ mô của nền kinh tế, theo ThS Nguyễn Vân Điềm và
PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân, Giáo trình Quản trị nhân lực (2007): ”Nguồn
nhân lực là nguồn lực của con người có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất
và tinh thần cho xã hội được biểu hiện ra số lượng và chất lượng nhất định tạimột thời điểm nhất định”
Và theo PGS.TS Trần Xuân Cầu và PGS.TS Mai Quốc Chánh, Giáo
trình Kinh tế nguồn nhân lực, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội (2007)
“Nguồn nhân lực là một phạm trù dùng để chỉ sức mạnh tiềm ẩn của dân
cư, khả năng huy động tham gia vào quá trình tạo ra của cải vật chất vàtinh thần cho xã hội trong hiện tại cũng như trong tương lai Sức mạnh vàkhả năng đó được thể hiện thông qua số lượng, chất lượng và cơ cấu dân
số, nhất là số lượng và chất lượng con người có đủ điều kiện tham gia vàonền sản xuất xã hội”
Các khái niệm trên cho thấy nguồn lực con người không chỉ đơn thuần
là lực lượng lao động đã có và sẽ có, mà còn bao gồm sức mạnh của thể chất,trí tuệ, tinh thần của các cá nhân trong một cộng đồng, một quốc gia đượcđem ra hoặc có khả năng đem ra sử dụng vào quá trình phát triển xã hội
Vì vậy, có thể định nghĩa: Nguồn nhân lực là tổng thể số lượng và chấtlượng con người với tổng hoà các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩmchất đạo đức - tinh thần tạo nên năng lực mà bản thân con người và xã hội đã,đang và sẽ huy động vào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến
bộ xã hội.
Như vậy, xem xét dưới các góc độ khác nhau có thể có những kháiniệm khác nhau về nguồn nhân lực nhưng những khái niệm này đều thốngnhất nội dung cơ bản: nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xãhội Con người với tư cách là yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất giữ vị tríhàng đầu, là nguồn lực cơ bản và nguồn lực vô tận của sự phát triển không thể
Trang 30chỉ được xem xét đơn thuần ở góc độ số lượng hay chất lượng mà là sự tổnghợp của cả số lượng và chất lượng, không chỉ là bộ phận dân số trong độ tuổilao động mà là các thế hệ con người với những tiềm năng, sức mạnh trong cảitạo tự nhiên, cải tạo xã hội.
1.2.2 Khái niệm chất lượng nguồn nhân lực
Khái niệm chất lượng nguồn nhân lực
Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân lựcthể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong củanguồn nhân lực Đó là các yếu tố về tinh thần, thể lực, trí lực
Đứng trên cách tiếp cận vĩ mô thì chất lượng nguồn nhân lực đượcđánh giá thông qua các tiêu thức: “Sức khỏe: thể lực và trí lực; Trình độ họcvấn, trình độ chuyên môn; trình độ lành nghề; Các năng lực, phẩm chất cánhân (ý thức kỷ luật, tính hợp tác, ý thức trách nhiệm, sự chuyên tâm,…).”
Trên quan điểm của một nhà quản lý nguồn nhân lực ở tầm vi mô, kháiniệm về chất lượng nguồn nhân lực được hiểu như sau:
“Chất lượng nguồn nhân lực là toàn bộ những phẩm chất đạo đức, thểchất, thẩm mỹ và năng lực của con người có ảnh hưởng quyết định đến việchoàn thành những mục tiêu hiện tại và tương lai của mỗi tổ chức.”
Thể lực của nguồn nhân lực
Sức khỏe vừa là mục đích phát triển, đồng thời nó cũng là điều kiện của
sự phát triển Sức khỏe là sự phát triển hài hòa của con nguời về cả thể chấtlẫn tinh thần Đó là sức khỏe cơ thể và sức khỏe tinh thần Sức khỏe tinh thần
là sựu hoạt động giẻo dai của sự hoạt động thần kinh, là khả năng vận động trítuệ, biến tư duy thành hoạt động thực tiễn
Sức khỏe vừa là mục đích vừa là điều kiện của sự phát triển nên yêucầu bảo vệ và nâng cao sức khỏe của người lao động là một đòi hỏi chínhđáng mà tổ chức cần phải đảm bảo
Trang 31Trí lực của nguồn nhân lực
Khi tham gia vào quá trình sản xuất, con người không chỉ sử dụng chântay mà còn sử dụgn ca trí óc Bên cạnh sức khỏe là trí lực, một yếu tố khôngthể thiếu của nguồn nhân lực Nhân tố trí lực của nguồn nhân lực thường đượcxem xét đánh giá trên hai giác độ: trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật và
kỹ năng lao động thực hành của người lao động Việc đánh giá hai yếu tố nàydửatên một số tiêu chí cơ bản sau:
- Về trình độ văn hóa là khả năng về tri thức và kỹ năng để có thểtiếp thu những kiến thức cơ bản, thực hiện những việc đơn giản để duy trìcuộc sống
- Về trình độ chuyên môn kỹ thuật là kiến thức và kỹ năng cần thiết đểđảm đương các chức vụ trong quản lý, kinh doanh và các hoạt động nghềnghiệp
Về phẩm chất tâm lý – xã hội của nguồn nhân lực
Ngoài yếu tố thể lực và trí tuệ, quá trình lao động đòi hỏi người laođộng hàng loạt phấm chất như tính kỷ luật, tự giác, có tinh tinh thần hợp tácvàtác phong lao động công nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao
Chất lượng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực là một trongnhững vấn đề cốt lõi của sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia.Đặc biệt trong thời đại ngày nay, đối với các nước đang phát triển, giải quyếtvấn đề này đang là yêu cầu được đặt ra hết sức bức xúc, vì nó vừa mang tínhthời sự, vừa mang tính chiến lược xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế – xãhội của mỗi quốc gia
1.2.3 Vai trò của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Trong điều kiện xã hội phát triển như hiện nay, nhu cầu của con người
ngày càng đòi hỏi cao hơn theo tiêu chí là giá cả giảm xuống và chất lượngsản phẩm, dịch vụ phải tăng lên Vì vậy các doanh nghiệp muốn tồn tại phải
Trang 32chú trọng đến việc đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao hàm lượng chất xám
có trong sản phẩm, tăng năng suất laô động, hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫnđảm bảo chất lượng Để làm được điều này đòi hỏi phải có đội ngũ nhân viênnăng động, luôn bám sát nhu cầu thị hiếu của khách hàng, kịp thời đáp ứngnhanh nhất theo sự thay đổi đó Chính vì vậy nên có thể khẳng định rằng việcnâng cao chất lượng nhân lực trong một tổ chức là vấn đề vô cùng quan trong
và cần thiết đối với bất kỳ tổ chức nào Một lực lượng lao động chất lươngcao luôn là lợi thế canh tranh vững chắc cho các doanh nghiệp
Chất lượng nguồn nhân lực ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng các nguồnlực khác trong doanh nghiệp, thông qua đó có ảnh hưởng tới chi phí hoạtđộng của doanh nghiệp kéo theo đó là giá thành sản phẩm được hạ xuống
Chất lượng nguồn nhân lực còn là yếu tổ ảnh hưởng đến cảm nhận củakhách hàng đối với doanh nghiệp Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử, nhữngkiến thức chuyên môn và xã hội của nhân viên có ảnh hưởng lớn tới cảm nhậncủa khách hàng về doanh nghiệp
Đối với người lao động
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức không chỉ có ýnghĩa với đất nước, với tổ chức mà còn có ý nghĩa đặc biệt với bản thân ngườilao động
Sau khi tham gia các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, phát triển, ngườilao động sẽ có thể thực hiện công việc được giao một cách chuyên nghiệp
Trang 33Trong quá trình thực hiện công việc sai sót sẽ giảm, tránh được thất bạinên nhân viên cảm thấy tự tin hơn, tăng sự thỏa mãn công việc, đáp ứng nhucầu và nguyện vọng phát triển cá nhân
Đối với xã hội
Khi tổ chức thực hiện hiệu quả công tác nâng cao chất lượng nguồnnhân lực sẽ góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, góp phần nângcao chất lượng cuộc sống, cân bằng cung cầu nhân lực, điều tiết nguồn nhânlực xã hội, giảm thất nghiệp
Nhằm tạo ra lợi thế cho doanh nghiệp về nguồn nhân lực để có thể cạnhtranh với các doanh nghiệp khác, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nângcao nhất lượng các công tác quản trị nhân lực như tuyển dụng, đào tạo, tạođộng lực… nhằm mang lại một lực lượng lao động có chất lượng cao đáp ứngđược mục tiêu phát triển của doanh nghiệp
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực
1.3.1 Các nhân tố bên trong tổ chức
Sứ mạng, mục tiêu của doanh nghiệp
Sứ mạng, mục tiêu của doanh nghiệp là hướng đi, là kim chỉ nam chomọi hoạt động của công ty hướng tới hoàn thành sứ mạng, đạt được mục tiêu
đã đề ra Dựa trên hai yếu tố cốt lõi này mà tổ chức lập kế hoạch cho mọi hoạtđộng sản xuất, kinh doanh cũng như xác định yêu cầu chất lượng đối vớinguồn nhân lực để phù hợp với mục tiêu mà tổ chức đang hướng tới Khinhân viên trong công ty có cùng mục tiêu với mục tiêu chung của công ty họ
sẽ có động lực phát triển hơn nữa kỹ năng, trình độ và luôn tự hoàn thiệnmình cũng như có thể gắn bó lâu dài cùng công ty
Chính sách chiến lược của doanh nghiệp
Các chính sách của doanh nghiệp là một trong những yếu tố thu hút
Trang 34ứng viên đầu vào với số lượng đông đảo và chất lượng cao Khi tổ chức luôn
có những chính sách quan tâm đến nhân viên, môi trường làm việc thân thiện
sẽ mang lại cho nhân viên cảm giác vui vẻ, hòa đồng, tạo niềm tin cho nhânviên đối với công ty Đây cũng là yếu tố để tổ chức có thể cạnh tranh với cácđối thủ khác trên thị trường lao động
Một số chính sách ảnh hưởng tới quản trị nhân lực: cung cấp chonhân viên một nơi làm việc an toàn, khuyến khích mọi người làm việc hết khảnăng của mình, trả lương và đãi ngộ khuyến khích nhân viên làm việc vớinăng suất cao…những chính sách trên nếu được thực hiện tốt sẽ góp phần làmcho chất lượng nhân lực được cải thiện
Bầu không khí- văn hoá của doanh nghiệp
Là một hệ thống các giá trị, niềm tin, các chuẩn mực được chia sẻ, nóthống nhất các thành viên trong một tổ chức Văn hóa doanh nghiệp làm nênthương hiệu cho tổ chức Các tổ chức thành công là các tổ chức nuôi dưỡng,khuyến khích sự thích ứng năng động, sáng tạo, tạo động lực thúc đẩy sự pháttriển của nhân viên
1 Nhân tố con người
Nhân tố con người ở đây chính là nhân viên làm việc trong doanhnghiệp Trong doanh nghiệp mỗi người lao động là một thế giới riêng biệt, họkhác nhau về năng lực quản trị, về nguyện vọng, về sở thích…vì vậy họ cónhững nhu cầu ham muốn khác nhau Quản trị nhân sự phải nghiên cứu kỹvấn đề này để để ra các biện pháp quản trị phù hợp nhất
Cùng với sự phát triển của khoa học- kỹ thuật thì trình độ của người laođộng cũng được nâng cao, khả năng nhận thức cũng tốt hơn Điều này ảnhhưởng tới cách nhìn nhận của họ với công việc, nó cũng làm thay đổi nhữngđòi hỏi, thoả mãn, hài lòng với công việc và phần thưởng của họ
Trải qua các thời kỳ khác nhau thì nhu cầu, thị hiếu, sở thích của mỗi