Thuật ngữ “nguồn nhân lực” xuất hiện lần đầu vào đầu những năm 80 thế kỷ XX khi có sự thay đổi căn bản về phương thức quản lý hiện đại - quản lý trên cơ sở lấy con người tức nhân viên làm trung tâm thay vì cứng nhắc đặt Công ty đứng hàng đầu.
Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc:" Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng". Việc quản lý và sử dụng nguồn lực con người khó khăn phức tạp hơn nhiều so với các nguồn lực khác bởi con người là một thực thể sinh vật - xã hội, rất nhạy cảm với những tác động qua lại của mọi mối quan hệ tự nhiên, kinh tế, xã hội diễn ra trong môi trường sống của họ.
Xét trên tầm vĩ mô của nền kinh tế, theo ThS. Nguyễn Vân Điềm và PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân, Giáo trình Quản trị nhân lực (2007): ”Nguồn nhân lực là nguồn lực của con người có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội được biểu hiện ra số lượng và chất lượng nhất định tại một thời điểm nhất định”.
Và theo PGS.TS Trần Xuân Cầu và PGS.TS Mai Quốc Chánh, Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội (2007)
“Nguồn nhân lực là một phạm trù dùng để chỉ sức mạnh tiềm ẩn của dân cư, khả năng huy động tham gia vào quá trình tạo ra của cải vật chất và
tinh thần cho xã hội trong hiện tại cũng như trong tương lai. Sức mạnh và khả năng đó được thể hiện thông qua số lượng, chất lượng và cơ cấu dân số, nhất là số lượng và chất lượng con người có đủ điều kiện tham gia vào nền sản xuất xã hội”.
Các khái niệm trên cho thấy nguồn lực con người không chỉ đơn thuần là lực lượng lao động đã có và sẽ có, mà còn bao gồm sức mạnh của thể chất, trí tuệ, tinh thần của các cá nhân trong một cộng đồng, một quốc gia được đem ra hoặc có khả năng đem ra sử dụng vào quá trình phát triển xã hội.
Vì vậy, có thể định nghĩa: Nguồn nhân lực là tổng thể số lượng và chất lượng con người với tổng hoà các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chất đạo đức - tinh thần tạo nên năng lực mà bản thân con người và xã hội đã, đang và sẽ huy động vào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã hội.
Như vậy, xem xét dưới các góc độ khác nhau có thể có những khái niệm khác nhau về nguồn nhân lực nhưng những khái niệm này đều thống nhất nội dung cơ bản: nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội. Con người với tư cách là yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất giữ vị trí hàng đầu, là nguồn lực cơ bản và nguồn lực vô tận của sự phát triển không thể chỉ được xem xét đơn thuần ở góc độ số lượng hay chất lượng mà là sự tổng hợp của cả số lượng và chất lượng, không chỉ là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động mà là các thế hệ con người với những tiềm năng, sức mạnh trong cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội.
1.2.2. Khái niệm chất lượng nguồn nhân lực
Khái niệm chất lượng nguồn nhân lực
Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực. Đó là các yếu tố về tinh thần, thể lực, trí lực.
Đứng trên cách tiếp cận vĩ mô thì chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá thông qua các tiêu thức: “Sức khỏe: thể lực và trí lực; Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn; trình độ lành nghề; Các năng lực, phẩm chất cá nhân (ý thức kỷ luật, tính hợp tác, ý thức trách nhiệm, sự chuyên tâm,…).”
Trên quan điểm của một nhà quản lý nguồn nhân lực ở tầm vi mô, khái niệm về chất lượng nguồn nhân lực được hiểu như sau:
“Chất lượng nguồn nhân lực là toàn bộ những phẩm chất đạo đức, thể chất, thẩm mỹ và năng lực của con người có ảnh hưởng quyết định đến việc hoàn thành những mục tiêu hiện tại và tương lai của mỗi tổ chức.”
Thể lực của nguồn nhân lực
Sức khỏe vừa là mục đích phát triển, đồng thời nó cũng là điều kiện của sự phát triển. Sức khỏe là sự phát triển hài hòa của con nguời về cả thể chất lẫn tinh thần. Đó là sức khỏe cơ thể và sức khỏe tinh thần. Sức khỏe tinh thần là sựu hoạt động giẻo dai của sự hoạt động thần kinh, là khả năng vận động trí tuệ, biến tư duy thành hoạt động thực tiễn.
Sức khỏe vừa là mục đích vừa là điều kiện của sự phát triển nên yêu cầu bảo vệ và nâng cao sức khỏe của người lao động là một đòi hỏi chính đáng mà tổ chức cần phải đảm bảo.
Trí lực của nguồn nhân lực
Khi tham gia vào quá trình sản xuất, con người không chỉ sử dụng chân tay mà còn sử dụgn ca trí óc. Bên cạnh sức khỏe là trí lực, một yếu tố không thể thiếu của nguồn nhân lực. Nhân tố trí lực của nguồn nhân lực thường được xem xét đánh giá trên hai giác độ: trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng lao động thực hành của người lao động. Việc đánh giá hai yếu tố này dửatên một số tiêu chí cơ bản sau:
- Về trình độ văn hóa là khả năng về tri thức và kỹ năng để có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản, thực hiện những việc đơn giản để duy trì
cuộc sống.
- Về trình độ chuyên môn kỹ thuật là kiến thức và kỹ năng cần thiết để đảm đương các chức vụ trong quản lý, kinh doanh và các hoạt động nghề nghiệp.
Về phẩm chất tâm lý – xã hội của nguồn nhân lực
Ngoài yếu tố thể lực và trí tuệ, quá trình lao động đòi hỏi người lao động hàng loạt phấm chất như tính kỷ luật, tự giác, có tinh tinh thần hợp tácvà tác phong lao động công nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao.
Chất lượng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực là một trong những vấn đề cốt lừi của sự nghiệp phỏt triển kinh tế – xó hội ở mỗi quốc gia.
Đặc biệt trong thời đại ngày nay, đối với các nước đang phát triển, giải quyết vấn đề này đang là yêu cầu được đặt ra hết sức bức xúc, vì nó vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia.
1.2.3. Vai trò của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Trong điều kiện xã hội phát triển như hiện nay, nhu cầu của con người ngày càng đòi hỏi cao hơn theo tiêu chí là giá cả giảm xuống và chất lượng sản phẩm, dịch vụ phải tăng lên. Vì vậy các doanh nghiệp muốn tồn tại phải chú trọng đến việc đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao hàm lượng chất xám có trong sản phẩm, tăng năng suất laô động, hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Để làm được điều này đòi hỏi phải có đội ngũ nhân viên năng động, luôn bám sát nhu cầu thị hiếu của khách hàng, kịp thời đáp ứng nhanh nhất theo sự thay đổi đó. Chính vì vậy nên có thể khẳng định rằng việc nâng cao chất lượng nhân lực trong một tổ chức là vấn đề vô cùng quan trong và cần thiết đối với bất kỳ tổ chức nào. Một lực lượng lao động chất lương cao luôn là lợi thế canh tranh vững chắc cho các doanh nghiệp.
Đối với tổ chức
Chất lượng nguồn nhân lực ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của công ty thông qua việc ảnh hưởng tới chất lương sản phẩm dịch vụ của công ty cung cấp. Chất lượng nguồn nhân lực càng cao thì chất lượng sản phẩm dịch vụ sẽ được nâng lên và đồng nghĩa với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được cải thiện.
Chất lượng nguồn nhân lực ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác trong doanh nghiệp, thông qua đó có ảnh hưởng tới chi phí hoạt động của doanh nghiệp kéo theo đó là giá thành sản phẩm được hạ xuống.
Chất lượng nguồn nhân lực còn là yếu tổ ảnh hưởng đến cảm nhận của khách hàng đối với doanh nghiệp. Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử, những kiến thức chuyên môn và xã hội của nhân viên có ảnh hưởng lớn tới cảm nhận của khách hàng về doanh nghiệp.
Đối với người lao động
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức không chỉ có ý nghĩa với đất nước, với tổ chức mà còn có ý nghĩa đặc biệt với bản thân người lao động.
Sau khi tham gia các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, phát triển, người lao động sẽ có thể thực hiện công việc được giao một cách chuyên nghiệp hơn.
Trong quá trình thực hiện công việc sai sót sẽ giảm, tránh được thất bại nên nhân viên cảm thấy tự tin hơn, tăng sự thỏa mãn công việc, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng phát triển cá nhân.
Đối với xã hội
Khi tổ chức thực hiện hiệu quả công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, cân bằng cung cầu nhân lực, điều tiết nguồn nhân lực xã hội, giảm thất nghiệp.
Nhằm tạo ra lợi thế cho doanh nghiệp về nguồn nhân lực để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nâng cao nhất lượng các công tác quản trị nhân lực như tuyển dụng, đào tạo, tạo động lực… nhằm mang lại một lực lượng lao động có chất lượng cao đáp ứng được mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực