Trong quá trình thực tập tại Hợp tác xã Xuân Long - Huế, tôi nhận thấy đượctầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tạiHợp tác xã.. Đây là đơn vị k
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TẠI HỢP TÁC XÃ XUÂN LONG
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG MINH
Khóa học 2012 – 2016
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TẠI HỢP TÁC XÃ XUÂN LONG
Nguyễn Thị Phương Minh Trần Phan Khánh Trang Lớp: K46B Kế toán Kiểm toán
Niên khóa: 2012 - 2016
Huế, tháng 5 năm 2016
Trang 3Lời Cảm Ơn
Để thực hiện và hoàn thành đề tài này, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế đã trang bị kiến thức giúp tôi trong suốt thời gian học tập tại trường Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn đến cô Trần Phan Khánh Trang đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và các anh chị tại phòng Kế toán tài vụ, Hợp tác xã Xuân Long Thành phố Huế đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã giúp tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiệnNguyễn Thị Phương Minh
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HỢP TÁC XÃ XUÂN LONG 17
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ 30
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI HỢP TÁC XÃ XUÂN LONG 30
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN 47
CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH 47
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI HỢP TÁC XÃ XUÂN LONG 47
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50 53
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BH & CCDV Bán hàng và cung cấp dịch vụ
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CPSX Chi phí sản xuất
CSH Chủ sở hữu
DDĐK Dở dang đầu kỳ
ĐKKD Đăng ký kinh doanh
ĐTDH Đầu tư dài hạn
ĐTNH Đầu tư ngắn hạn
GTGT Giá trị gia tăng
HĐKD Hoạt động kinh doanh
SX Sản xuấtSXC Sản xuất chungSXKD Sản xuất kinh doanh
TK Tài khoảnTNDN Thu nhập doanh nghiệpTSCĐ Tài sản cố định
TSLĐ Tài sản lưu độngUNC Uỷ nhiệm chiXDCB Xây dựng cơ bản
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1: Tình hình sử dụng lao động tại HTX Xuân Long năm 2013-2015 25Bảng 2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của HTX Xuân Long năm 2013-2015 26Bảng 3: Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của HTX Xuân Long năm 2013-201528
Trang 7DANH MỤC SƠ ĐỒ
Trang 8PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do lựa chọn đề tài
Doanh thu và chi phí là hai yếu tố cơ bản quyết định lợi nhuận của hoạt động sảnxuất kinh doanh Trong quá trình sản xuất sản phẩm, một mặt doanh nghiệp phải bỏ ra cáckhoản chi phí để tiến hành sản xuất, mặt khác, doanh nghiệp sẽ thu được một lượng sảnphẩm để tiêu thụ Để đảm bảo bù đắp được chi phí và có lãi, các doanh nghiệp phải tínhtoán sao cho với lượng chi phí bỏ ra có thể thu được kết quả cao nhất, đặc biệt là phải tínhtoán chính xác giá thành sản xuất của các sản phẩm làm ra để có căn cứ xác định mức giábán phù hợp
Bên cạnh đó, để tăng lợi nhuận và nâng cao sức cạnh tranh, doanh nghiệp cầnphải kiểm soát tốt các chi phí phát sinh và có kế hoạch hạ giá thành sản phẩm Thôngqua các dữ liệu đầy đủ và chi tiết về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm mà cácnhà quản lý có thể phân tích để biết được tình biến động chi phí sản xuất, tìm hiểunguyên nhân của những biến động đó để có biện pháp khắc phục kịp thời những hạnchế còn tồn tại Từ đó giúp cho các nhà quản lý thực hiện tốt công tác kiểm soát chiphí để chi phí sản xuất phát sinh là hợp lý nhất và giá thành sản phẩm là tối ưu nhất
Từ những ý nghĩa đó nên công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm luôn là vấn đề rất quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất Bởi lẽ, không aikhác, kế toán có vai trò tập hợp chi phí sản xuất phát sinh và tính giá thành sản phẩm
để cung cấp thông tin cho công tác quản lý Trải qua chặng đường phát triển lâu dài,công tác kế toán ngày nay đã có những bước phát triển vượt bậc và trở thành một công
cụ hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp Tuy nhiên, đứng trước xu thế hội nhập và cạnhtranh gay gắt, nhu cầu về thông tin quản lý ngày càng cao Làm thế nào để cung cấpcác thông tin về chi phí và giá thành một cách chính xác và đầy đủ nhất? Điều đó đòihỏi công tác kế toán phải không ngừng hoàn thiện và phát triển cho phù hợp với nhucầu thông tin trong mỗi thời kỳ của nền kinh tế
Trang 9Trong quá trình thực tập tại Hợp tác xã Xuân Long - Huế, tôi nhận thấy đượctầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tạiHợp tác xã Đây là đơn vị kinh doanh về sản xuất và xây dựng trong đó hoạt động chủyếu là khai thác và chế biến đá xây dựng, quy trình sản xuất khá đơn giản nhưng lạitạo ra nhiều loại sản phẩm đá khác nhau, do đó việc phân bổ chính xác chi phí sản xuất
để tính giá thành từng loại sản phẩm là yêu cầu rất cần thiết đối với công tác kế toán.Tôi nhận thấy có những điểm khác nhau giữa lý thuyết và thực tế công tác kế toán chiphí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại đơn vị Do đó, tôi lựa chọn đề tài nghiêncứu: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Hợp tác xã Xuân Long –Thành phố Huế”
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tổng hợp và hệ thống cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm trong một doanh nghiệp
- Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm tại Hợp tác xã Xuân Long
- So sánh giữa lý thuyết đã học với thực tế nghiên cứu tại đơn vị để đưa ra một sốnhận xét và đánh giá, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toántập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Hợp tác xã Xuân Long
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là công tác kế toán tập hợp chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm tại Hợp tác xã Xuân Long
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tham khảo một số tài liệu liên quan đến chiphí sản xuất và giá thành sản phẩm thông qua sách, báo, tạp chí, khoá luận, internet
để xây dựng cơ sở lý luận và xác định những vấn đề cần nghiên cứu trong đề tài này
- Phương pháp quan sát, phỏng vấn và thu thập tài liệu:
Trang 10+ Thu thập các tài liệu về cơ cấu tổ chức quản lý, các nguồn lực tại đơn vị và các
số liệu kế toán: từ các chứng từ, sổ sách và báo cáo
+ Quan sát, phỏng vấn trực tiếp về đặc điểm tổ chức quản lý, tổ chức bộ máy kếtoán, quy trình sản xuất, quy trình luân chuyển chứng từ và thu thập thêm một sốthông tin về chính sách kế toán, cách hạch toán tại đơn vị
- Phương pháp tổng hợp, phân tích: Tổng hợp thông tin từ những tài liệu thu thậpđược để tiến hành phân tích, so sánh, đánh giá những ưu điểm và những tồn tại trongcông tác quản lý và công tác kế toán tại đơn vị, tìm ra một số biện pháp góp phần hoànthiện hơn công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại đơn vị
6 Kết cấu đề tài
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.Chương 2: Tổng quan về Hợp tác xã Xuân Long
Chương 3: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm tại Hợp tác xã Xuân Long
Chương 4: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phísản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Hợp tác xã Xuân Long
Phần III: Kết luận
Trang 11PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1.1 Tổng quan về chi phí sản xuất
1.1.1 Khái niệm về chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là số tiền mà một nhà sản xuất hay doanh nghiệp phải chi đểmua các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hóa nhằm mục đích thu lợinhuận
1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất ở các doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều khoản, có tínhchất, công dụng khác nhau và có yêu cầu quản lý khác nhau Vì vậy để đáp ứng yêucầu quản lý cũng như công tác kế toán phù hợp với từng loại chi phí cần thiết phải tiếnhành phân loại chi phí sản xuất theo những tiêu thức khác nhau
Phân loại yếu tố chi phí
Theo cách phân loại này những khoản chi phí có chung tính chất kinh tế đượcxếp chung vào một yếu tố, không kể chi phí đó phát sinh ở địa điểm nào và dùng vàomục đích gì trong SXKD Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia thành cácyếu tố sau:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu
- Chi phí nhân công
- Chi phí khấu hao tài sản cố định
- Chi phí khác bằng tiền
Phân loại theo khoản mục chi phí
Theo cách phân loại này những khoản chi phí có cùng công dụng kinh tế, cùngmục đích sử dụng được xếp thành một khoản mục, không phân biệt tính chất kinh tế của
nó như thế nào Theo cách này chi phí sản xuất được chia thành các khoản mục sau:
Trang 12- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính,vật liệu phụ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản phải trả cho người lao độngtrực tiếp sản xuất sản phẩm dịch vụ như: lương các khoản phụ cấp lương, tiền ăn giữa
ca và các khoản trích theo lương
Chi phí sản xuất chung: gồm những chi phí phát sinh tại bộ phận sản xuất (phânxưởng, đội, tổ sản xuất…) ngoài hai khoản mục trên
Phân loại theo mối tương quan giữa chi phí và khối lượng sản phẩm
Chi phí biến đổi (biến phí): là những chi phí có sự thay đổi về lượng tươngđương tỉ lệ thuận lợi với sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ như: chiphí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí cố định (định phí): là những chi phí không thay đổi về tổng số khi có sựthay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất trong mức độ nhất định như chi phí khấu haoTSCĐ theo phương pháp bình quân, chi phí điện thắp sáng…
Phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất vào đối tượng chịu chi phí:Chi phí hạch toán trực tiếp: là những khoản chi phí sản xuất quan hệ trực tiếpđến việc sản xuất ra một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định
Chi phí phân bổ gián tiếp: là những khoản chi phí có liên quan đến nhiều loạisản phẩm, dịch vụ
1.2 Tổng quan về giá thành sản phẩm
1.2.1 Khái niệm về giá thành
Giá thành sản phẩm: là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạtđộng sản xuất và quản lý sản xuất, phản ánh kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động,tiền vốn trong quá trình sản xuất, là căn cứ quan trọng để xác định giá bán và xác địnhhiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất
1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm :
Có nhiều loại giá thành khác nhau, tuỳ theo yêu cầu quản lý cũng như các tiêuthức phân loại khác nhau mà giá thành được chia thành các loại tương ứng
Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành
Trang 13Căn cứ vào cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành, giá thành sản phẩm đượcchia thành 3 loại:
- Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sảnxuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch
- Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí cácđịnh mức chi phí sản xuất hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm
- Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tính dựa trên cơ sở số liệu chiphí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực
tế đã sản xuất ra trong kỳ
Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán :
Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia thành 2 loại :
- Giá thành sản xuất: Giá thành sản xuất của sản phẩm bao gồm các chi phíNVLTT; chi phí NCTT; chi phí SXC tính cho sản phẩm, công việc đã hoàn thành, dịch vụ
đã cung cấp
- Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất và chiphí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đã bán
1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ vớinhau trong quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ, nó là hai mặt thống nhất của cùngmột quá trình
- Đều là những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp
đã chi ra trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm
Chi phí sản xuất biểu hiện mặt hao phí lao động phát sinh trong quá trình sảnxuất còn giá thành sản phẩm biểu hiện hao phí lao động kết tinh trong khối lượng sảnphẩm, công việc hoàn thành
Chi phí sản xuất luôn gắn với một thời kỳ nhất định Còn giá thành sản phẩmluôn luôn gắn liền với một khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành nhất định
- Với góc độ biểu hiện bằng tiền để xem xét thì trong một thời kỳ tổng số chi phí sảnxuất phát sinh khác với tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ đó Vì giá thành sảnphẩm không bao giờ gồm những chi phí sản xuất không liên quan đến hoạt động tạo ra
Trang 14sản phẩm và những chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ (chuyển sang kỳ sau), nhưng nó lạichứa đựng cả phần chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ (của kỳ trước chuyển qua).
Tổng giá thành
sản phẩm =
CPSX dở dangđầu kỳ +
CPSX phát sinhtrong kỳ -
CPSX dởdang cuối kỳ
1.4 Hạch toán chi phí sản xuất
1.4.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí (hay gọi tắt là đối tượng tập hợp chi phí) làphạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí và tínhgiá thành sản phẩm Giới hạn (hoặc phạm vi) để tập hợp chi phí sản xuất có thể là:Nơi phát sinh chi phí: Phân xưởng, đội trại sản xuất, bộ phận chức năng
Nơi gánh chịu chi phí: Sản phẩm, công việc hoặc lao vụ do doanh nghiệp đang sảnxuất, công trình, hạng mục công trình, đơn đặt hàng
1.4.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là cách thức mà kế toán sử dụng để tậphợp, phân loại các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong một kỳ theo các đối tượngtập hợp chi phí đã xác định Thông thường tại các doanh nghiệp hiện nay có haiphương pháp tập hợp chi phí như sau:
Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp:
Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các loại chi phí có liên quan trựctiếp đến các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, tức là đối với các loại chi phí phátsinh liên quan đến đối tượng nào có thể xác định được trực tiếp cho đối tượng đó, chiphí phát sinh liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí cụ thể đã xác định sẽ đượctập hợp và quy nạp trực tiếp cho đối tượng đó
Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp:
Trang 15Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các chi phí gián tiếp, đó là các chiphí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí đã xác định mà kế toánkhông thể tập hợp trực tiếp các chi phí này cho từng đối tượng đó.
Hệ số phân bổ chi phí =
Là tổng chi phí cần phân bổ cho các đối tượngTổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ của các đối tượng
cần phân bổ chi phíPhần chi phí phân bổ
cho đối tượng i = Hệ số phân
bổ chi phí x Đại lượng tiêu chuẩn phân bổ dùng
để phân bổ chi phí của đối tượng i
1.4.3 Hạch toán các khoản mục chi phí sản xuất (theo phương pháp kê khai thường xuyên)
1.4.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nội dung kế toán: chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trong kho và chi phínguyên vật liệu được mua ngoài chuyển thẳng vào sản xuất không qua nhập kho chotừng sản phẩm riêng biệt, theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất
Tài khoản sử dụng: TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Tài khoản được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí và có kết cấunhư sau:
Bên Nợ: Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động
sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán
Bên Có:
Kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất, kinh doanhtrong kỳ vào TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang" hoặc TK 631 “Giá thànhsản xuất” và chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK
632 - Giá vốn hàng bán
Trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho
Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ
Trang 16Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu được thể hiện qua sơ
Tài khoản sử dụng: TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Tài khoản được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí và có kết cấunhư sau:
Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm,
thực hiện dịch vụ bao gồm: Tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiềnlương, tiền công theo quy định phát sinh trong kỳ
133
Xuất kho NVL
Thuế GTGTđược khấu trừ
155 – Sp phụ
Tự sx rồi đưa vào sử dụng
632
Phần chi phí NVLTTvượt trên mức bình thường
Trang 17Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất,kinh doanh dở dang" hoặc vào bên Nợ TK 631 “Giá thành sản xuất”;
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632.Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ
Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu được thể hiện qua sơ
Tài khoản sử dụng: TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công
Tài khoản được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí và có kết cấunhư sau:
Bên Nợ: Các chi phí liên quan đến hoạt động của máy thi công (chi phí vật liệu
cho máy hoạt động, chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương, tiền công của côngnhân trực tiếp điều khiển máy, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa xe, máy thi công ) Chiphí vật liệu, chi phí dịch vụ khác phục vụ cho xe, máy thi công
Trích trước tiền lương nghỉ phép
của công nhân
Trang 18Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1-3: Kế toán chi phí sử dụng máy thi công1.4.3.4 Kế toán chi phí sản xuất chung
Nội dung kế toán: phản ánh chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh chung phát sinh
ở phân xưởng, bộ phận, phục vụ sản xuất sản phẩm gồm: Chi phí lương nhân viênquản lý phân xưởng, bộ phận, đội; Khấu hao TSCĐ sử dụng trực tiếp để sản xuất,Khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ được tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lươngphải trả của nhân viên phân xưởng, bộ phận và các chi phí có liên quan trực tiếp khácđên phân xưởng
Trang 19Tài khoản sử dụng: TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Tài khoản được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí và có kết cấu như sau:
Bên Nợ: Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung;
Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàngbán trong kỳ do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường;Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ tài khoản 154 “Chi phí sản xuất,kinh doanh dở dang" hoặc vào bên Nợ TK 631 “Giá thành sản xuất”
Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ
Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu được thể hiện qua sơ đồsau:
Sơ đồ 1-4: Kế toán chi phí sản xuất chung
1.5 Phương pháp đánh giá giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
Có 3 phương pháp dùng để đánh giá giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ:
Trang 20Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếphoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo mức độ hoàn thành tương đương
Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí định mức
Trong các doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức, dự toán chi phícho sản phẩm, thì nên áp dụng phương pháp định giá sản phẩm DDCK theo chi phíđịnh mức
Theo phương pháp này căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ hoànthành của chúng, cũng như yêu cầu quản lý chi phí của doanh nghiệp để tính phần chi phícho sản phẩm dở dang cuối kỳ Chi phí tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ để đơn giản cóthể chỉ tính phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, cũng có thể tính theo cả 3 khoản mụcchi phí
1.6 Đối tượng, phương pháp tập hợp giá thành sản phẩm
1.6.1 Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, dịch
vụ đã cung cấp cho khách hàng cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị
Để xác định được đối tượng tính giá thành, bộ phận kế toán giá thành cũng phảicăn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản xuất, quy trình công nghệ sản xuấtchế tạo sản phẩm, đặc điểm sử dụng sản phẩm, nửa thành phẩm, các yêu cầu và trình độquản lý, yêu cầu cung cấp thông tin cho việc ra quyết định trong doanh nghiệp, khả năng
và trình độ quản lý, hạch toán, trình độ ứng dụng máy vi tính trong công tác kế toán củadoanh nghiệp
Trang 21Nếu quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành là thànhphẩm hoàn thành ở cuối quy trình sản xuất.
Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục thì đối tượng tính giáthành là thành phẩm hoàn thành hoặc có thể là nửa thành phẩm tự chế biến
Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu song song thì đối tượng tínhgiá thành có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh
1.6.2 Phương pháp tính giá thành
1.6.2.1 Cách tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ
Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quátrình sản xuất, sử dụng một thứ nguyên liệu, thu được nhóm sản phẩm cùng loại vớikích cỡ, sản phẩm khác nhau
Đối tượng tập hợp chi phí là tập hợp theo nhóm sản phẩm của toàn bộ quy trìnhcông nghệ, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm trong quy trình đó
Xác định giá thành theo từng quy cách, kích cỡ, phân cấp trên cơ sở tỷ lệ:
Giá thành thực tế = Giá thành kế hoạch x Giá thành tỷ lệ1.6.2.2 Cách tính giá thành theo phương pháp định mức
Điều kiện áp dụng:
Doanh nghiệp có quy trình sản xuất ổn định
Doanh nghiệp đã xây dựng và quản lý được định mức
Trang 22Trình độ tổ chức và tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của kế toán viêntương đối vững.
Nội dung của phương pháp:
Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phí sản xuấtchung để xác định giá thành định mức
Tổ chức tập hợp chi phí sản xuất trong phạm vi định mức cho phép và số thoát
Tính giá thành theo phương pháp hệ số áp dụng với những doanh nghiệp màtrong một chu kỳ sản xuất cùng sử dụng một thứ vật liệu và một lượng lao động nhưngthu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từngsản phẩm
Xác định giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn:
Giá thành đơn vị sản
phẩm tiêu chuẩn = Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩmTổng số sản phẩm gốc
Trang 23 Quy đổi sản phẩm thu được của từng loại về sản phẩm tiêu chuẩn theo các hệ
số quy định:
Số sản phẩm tiêu chuẩn = Số sản phẩm từng loại x Hệ số quy đổi từng loại
Xác định giá thành của từng loại sản phẩm:
Tổng giá thành sản
xuất sản phẩm = Số lượng sản phẩm tiêuchuẩn của từng loại x Giá thành đơn vị sảnphẩm tiêu chuẩn
1.6.2.4 Cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn
Tính giá thành theo phương pháp giản đơn hay còn gọi là phương pháp trực tiếpnày được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượngmặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máyđiện, nước, các doanh nghiệp khai thác (quặng, than, gỗ…)
Công thức tính tổng giá thành sản phẩm:
Tổng giá thành
sản phẩm = Chi phí SXKD dở
dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất
trong kỳ – Chi phí SXKD dở dang
cuối kỳCông thức tính giá thành sản phẩm đơn chiếc:
Giá thành sản phẩm đơn chiếc = Tổng giá thành sản xuất sản phẩm
Số lượng sản phẩm hoàn thành
Trang 24CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HỢP TÁC XÃ XUÂN LONG
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của HTX Xuân Long
Hợp tác xã Xuân Long được Ủy ban nhân dân Thành Phố Huế, tỉnh Thừa ThiênHuế cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số: 0008HZ ngày 01/08/1998
và đã đăng ký lại lần thứ 5 số: 31A0700017 ngày 09/10/2013
Trụ sở chính: 15 Vạn Xuân, phường Kim Long, Thành phố Huế
Một số mốc chính trong chặng đường phát triển:
Năm 1998: số vốn điều lệ ban đầu là 450.000.000 đồng, chủ yếu hoạt độngtrong lĩnh vực gia công và chế biến gỗ, khai thác đá xây dựng;
Năm 2005: kinh doanh thêm lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ và nâng sốvốn ĐKKD lên hơn 1.100.000.000 đồng, đồng thời đầu tư thêm trang thiết bị mới đểphục vụ SX;
Năm 2009: nâng số vốn điều lệ lên 15.770.000.000 đồng
Năm 2013 đã nâng vốn điều lệ lên 24.770.000.000 đồng
Hiện nay, ngành nghề kinh doanh của HTX là:
Gia công, chế biến và mua bán hàng đồ gỗ;
Dịch vụ khai thác đá xây dựng và đá làm đường;
Múc ủi, san lấp mặt bằng, xây dựng đường giao thông;
Mua bán đá xây dựng, vật liệu xây dựng;
Vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô
Trong đó ngành Dịch vụ khai thác và chế biến đá xây dựng và đá làm đường làngành chủ lực chính của HTX Xuân Long
2.2 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại HTX Xuân Long
Trang 25Quy trình sản xuất đá xây dựng tại Hợp tác xã:
Sơ đồ 2-5: Quy trình công nghệ sản xuất đá tại HTX Xuân Long
Quy trình sản xuất đá gồm 2 giai đoạn chính, diễn rã tại 2 phân xưởng sản xuất:Giai đoạn 1: Khai thác đá từ mỏ đá
Tại mỏ đá, sử dụng các nguyên liệu vật liệu nổ, tiến hành nổ mìn để khai thác
đá, và thực hiện sơ chế Đá khai thác được từ mỏ gọi là đá hộc nguyên khai Đá hộcmột phần được sử dụng cho các công trình xây dựng, còn lại được nhập vào phânxưởng máy xay để tiếp tục chế biến
Giai đoạn 2: Chế biến thành đá xay
Tại phân xưởng máy xay, đá hộc được đưa vào máy xay và qua các quátrình sàng lọc để tạo ra các loại đá thành phẩm, như đá 1x2, đá 2x4, đá 0.5x1, đá4x6, đá cấp phối
2.3 Tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất tại HTX Xuân Long
Mỏ đá Đá hộc Máy xay
Nhập kho, tiêu thụ
Sàng lọc
Đá xay
Kho thành phẩm
Nổ mìn Vận chuyển
Băng chuyền
Trang 26Để quản lý chặt chẽ và có hiệu quả, HTX Xuân Long đã lựa chọn mô hình tổchức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến – chức năng.
Ghi chú: Quan hệ trực tiếp
Quan hệ chức năng
Sơ đồ 2-6: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của HTX Xuân Long
Với mô hình này, lãnh đạo đơn vị luôn được sự giúp đỡ, trợ lý của các phòng ban
chức năng và các Phó Giám đốc Đồng thời, mô hình này vẫm đảm bảo chế độ quản lý
một thủ trưởng Giám đốc đảm nhận quản lý toàn bộ các hoạt động SXKD của đơn vị.Các phòng ban là những bộ phận giúp việc cho Giám đốc thu thập thông tin, kiểm tra,giám sát, quản lý sản xuất, bàn bạc và đưa ra những ý kiến tư vấn, các biện pháp SXKDtối ưu để giúp Giám đốc trong quá trình đưa ra các quyết định SXKD
Giám đốc
Các phó Giám đốc
Ban Kiểm soát
Phòng Tổ chức
– Hành chính Phòng Kế toán – Tài vụ
Phòng Kinh doanh
Phòng Kỹ thuật
Đội cưa xẻ
gỗ
Đội xe khai thác vận tải lâm sản Mỏ đá
Trạm kiểm soát mỏ đá
Đội giao thông xây dựng
Trang 27Chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí trong đơn vị:
∗ Giám đốc: Là người đứng đầu HTX, có quyền quyết định cao nhất trong đơn
vị Giám đốc có quyền quyết định những mục tiêu, phương hướng hoạt động chungcủa đơn vị, đề ra và quyết định các chiến lược kinh doanh, là người đại diện cho quyềnlợi và trách nhiệm của HTX trước pháp luật và các cơ quan quản lý Nhà nước
∗ Phó Giám đốc nội chính: Là thành viên thường trực ban Giám đốc HTX, có chứcnăng hỗ trợ, tham mưu cho Giám đốc và có trách nhiệm điều hành HTX khi Giám đốc đivắng
∗ Phó Giám đốc kinh doanh: Là người có trách nhiệm chỉ đạo hoạt độngSXKD của HTX, đề xuất phương hướng và kế hoạch cho hoạt động SXKD của đơn vị
∗ Ban kiểm soát: Ban kiểm soát được bầu ra có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý,hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, độc lập với Ban Giám đốc
∗ Phòng Tổ chức – Hành chính: Lập hồ sơ theo dõi các Hợp đồng lao động,thỏa thuận và đóng góp ý kiến với Giám đốc về các Hợp đồng lao động; Tham mưucho Giám đốc về kế hoạch tuyển dụng và đạo tào nhân sự
∗ Phòng Kế toán – Tài vụ: Chịu trách nhiệm về công tác hạch toán kế toán tạiHTX, có nhiệm vụ tổ chức, ghi chép theo dõi, lưu trữ chứng từ, sổ sách và báo cáo tàichính trong quá trình SXKD; Chủ trì thực hiện nhiệm vụ thu và chi, kiểm tra việc chitiêu các khoản tiền vốn, sử dụng vật tư, theo dõi đối chiếu công nợ; Tham mưu choban Giám đốc về công tác tài chính, tín dụng và sử dụng vốn có hiệu quả
∗ Phòng Kỹ thuật: Nghiên cứu hồ sơ thiết kế kỹ thuật, triển khai xây dựng kếhoạch, biện pháp tổ chức thi công và tổ chức thực hiện nhiệm vụ SX do đơn vị giao
∗ Đội cưa xẻ gỗ, khai thác vận tải lâm sản: Khai thác và chế biến các loại gỗtheo đúng quy cách, mẫu mã SX theo yêu cầu của từng công trình và khách hàng
∗ Mỏ đá - Trạm kiểm soát mỏ đá: Chịu trách nhiệm về hoạt động khai thác củaHTX, quản lý tình hình khai thác đá nguyên liệu về số lượng; Ghi chép, thông kê cáckhoản chi phí phát sinh trong quá trình khai thác đá;
∗ Đội giao thông xây dựng: Thực hiện thi công các công trình theo đúng thiết kếđược duyệt
2.4.Tổ chức bộ máy kế toán tại HTX Xuân Long
2.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị
Trang 28Nhằm tổ chức thực hiện công tác kế toán với đầy đủ các chức năng thông tin,kiểm tra và giám sát hoạt động kinh tế tài chính một cách có hiệu quả, HTX XuânLong đã lựa chọn mô hình kế toán tập trung Theo mô hình này thì tất cả các chứng từphát sinh đều được tập trung tại Phòng Kế toán – Tài vụ để tập hợp và theo dõi, gópphần làm cho công tác hạch toán kế toán được thực hiện nhanh chóng, cung cấp thôngtin kịp thời, chính xác và đầy đủ cho Ban lãnh đạo đơn vị.
Sơ đồ 2-7: Tổ chức bộ máy kế toán tại HTX Xuân LongChức năng, nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán:
∗ Kế toán trưởng: Là người điều hành mọi công việc kế toán chung, giám sát,chỉ đạo trực tiếp hoạt động kế toán trong đơn vị; đồng thời tham mưu và báo cáothường xuyên cho Ban Giám đốc về tình hình hoạt động của HTX
∗ Phó kế toán trưởng: Là người theo dõi, xử lí các nghiệp vụ liên quan đến chiphí và tính giá thành sản phẩm; đồng thời cùng Kế toán trưởng tham mưu và báo cáothường xuyên cho Ban Giám đốc về tình hình hoạt động của HTX
Kế toán ngân hàng, Quản lý UNC, Séc các
nợ phải thu, phải
trả
Kế toán tiền mặt, thanh toán
Thủ quỹ, quản lý khuôn dấu của HTX
Nhân viên Tổng hợp, theo
dõi, đối chiếu công nợ,
rút tiền
Nhân viên Tổng hợp, theo dõi tiền lương, kiêm nhiệm các công việc khác
Trang 29∗ Kế toán thuế, tiền lương, bảo hiểm, tổng hợp, báo cáo: Là người xử lí cácnghiệp vụ liên quan đến Thuế của đơn vị; chấm công, tính lương đồng thời tính vàtrích các khoản trích theo lương cho CBCNV trong đơn vị; thực hiện kê khai, tổnghợp, thống kê và nộp báo cáo cho các cơ quan Nhà nước theo quy định.
∗ Kế toán TSCĐ, công cụ dụng cụ, vật tư hàng hóa, doanh thu tiêu thụ, công
nợ phải thu, phải trả: Là người theo dõi nguyên giá TSCĐ và trích khấu hao; theo dõinhập, xuất, tồn các loại hàng hóa, vật liệu, công cụ dụng cụ; đồng thời theo dõi cáccông nợ phải thu, phải trả của đơn vị, cũng như viết hóa đơn và theo dõi doanh thu
∗ Kế toán ngân hàng, quản lý UNC, Séc các ngân hàng của HTX: Là ngườitheo dõi các tài khoản Ngân hàng của đơn vị; thực hiện việc theo dõi các bảng kê,UNC, khế vay của đơn vị; đồng thời xử lí các nghiệp vụ liên quan khác
∗ Kế toán tiền mặt, thanh toán: Là người theo dõi và xử lí các nghiệp vụ liênquan đến tài khoản Tiền mặt tại đơn vị; thực hiện viết các phiếu chi liên quan đến cácnghiệp vụ thanh toán, tạm ứng bằng tiền mặt
∗ Thủ quỹ, quản lý khuôn dấu của HTX: Là người quản lí tiền mặt tại đơn vị;đồng thời giữ các khuôn dấu của đơn vị, thực hiện đóng dấu trên các văn bản
∗ Bộ phận nhân viên xử lí số liệu thô: Là bộ phận theo dõi, xử lí các số liệuliên quan đến khối lượng, tiền lương, công nợ của các tổ sản xuất
2.4.2 Các chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị
Chế độ kế toán áp dụng: Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014của Bộ Trưởng Bộ Tài chính
Niên độ kế toán: bắt đầu từ 1/1 và kết thúc vào 31/12 hằng năm;
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam;
Phương pháp hạch toán HTK: Phương pháp kê khai thường xuyên;
Phương pháp tính giá xuất kho: Bình quân gia quyền;
Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ;
Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao theo đường thẳng
Chứng từ kế toán:
Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ, HTX sử dụng các loại chứng từ sau:
Chứng từ bán hàng: Hóa đơn GTGT;
Chứng từ về hàng hóa: Phiếu nhập kho, Biên bản kiểm kê vật tư;
Chứng từ về tiền tệ: Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy thanh toán tạm ứng;
Chứng từ về tài sản: Biên bản giao nhận TSCĐ, Bảng trích khấu hao TSCĐ;
Trang 30Chứng từ về lao động, tiền lương: Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương,Phiếu nghỉ dưỡng bảo hiểm xã hội.
Việc sử dụng chứng từ kế toán tuân theo quy định của Luật Kế toán về nộidung, phương pháp lập và ký chứng từ
Tài khoản kế toán:
Đơn vị đã thực hiện cập nhật theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày22/12/2014 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính
Hằng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hơp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoảnghi nợ, tài khoản ghi có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng, biểu được thiết kếsẵn trên phần mềm kế toán
Cuối kỳ, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập Báo cáo tàichính Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động
và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ Ngườilàm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với Báo cáo tài chính saukhi in ra giấy