Nhậnthức được tầm quan trọng của vấn đề này em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Kếtoán chi phí xây lắp và tính giá thành công trình nhà văn hóa phường Nhân Chính ”,nhằm giải quyết các vấn
Trang 1TÓM LƯỢC
Cũng giống như bất kỳ loại hình doanh nghiệp khác, kế toán chi phí xây lắp
và tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp có vai trò rất quan trọng đối với sự tồntại của doanh ngiệp Bởi lẽ, nhà thầu thi công xây lắp công trình sẽ quan tâm xemtoàn bộ chi phí phải bỏ ra cho 1 công trình là bao nhiêu, chênh lệch so với dự toánbóc tách là bao nhiêu để từ đó tính ra được giá thành của công trình, và sau khi bàngiao công trình có đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư không, lợi nhuận là baonhiêu, có cách nào để tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình haykhông? Vì vậy mà vai trò, nhiệm vụ của kế toán càng được xem trọng hơn Nhậnthức được tầm quan trọng của vấn đề này em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Kếtoán chi phí xây lắp và tính giá thành công trình nhà văn hóa phường Nhân Chính ”,nhằm giải quyết các vấn đề sau:
- Vấn đề thứ nhất: Tìm hiểu những vấn đề cơ bản về kế toán chi phí xây lắp vàtính giá thành trong DN xây lắp trong điều kiện áp dụng chuẩn mực kế toán ViệtNam và Chế độ kế toán ban hành theo quyết định 48/ 2006/QĐ- BTC
- Vấn đề thứ hai: Tìm hiểu thực trạng Kế toán chi phí xây lắp và tính giá thànhcông trình “Nhà văn hóa phường Nhân Chính” tại công ty Cổ phần Xây dựng vàThương mại Diên Hồng, từ đó nhận biết được những ưu điểm và những mặt cònhạn chế của kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành tại công ty và cách vận dụng lýthuyết kế toán vào thực tế
- Vấn đề thứ ba: Làm rõ các vấn đề cần giải quyết trong kế toán chi phí xây lắp
và tính giá thành tại công ty, đề xuất các ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán chi phí xâylắp và tính giá thành công trình tại công ty đảm bảo tuân thủ đúng quy định của Nhànước, chuẩn mực và chế độ kế toán đã ban hành
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong khoảng thời gian thực tập tương đối ngắn nhưng thiết thực tại Công ty
cổ phần Xây dựng và Thương mại Diên Hồng, em đã được hòa nhập sâu sát vớithực tế, nhận thức tương đối đầy đủ về các hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt
là Kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành công trình với mục tiêu không chỉ làđảm bảo yêu cầu kỹ thuật mà còn đảm bảo tiết kiệm chi phí
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Th.S Nguyễn Thị Hà đã chỉ bảo,hướng dẫn em tận tình trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốtnghiệp này
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới cô chú, các anh chị trong công ty và phòng kếtoán đã tạo điều kiện, cung cấp thông tin, số liệu, tận tình chỉ bảo trong quá trình emlàm thực tập tại công ty để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Tuy nhiên do thời gian có hạn, cùng với những kiến thức nghề nghiệp thực tếcòn rất hạn chế nên bản báo cáo này của em còn nhiều thiếu sót Em rất mong nhậnđược ý kiến nhận xét của các thầy, cô để giúp em có thể hoàn thiện hơn khóa luậntốt nghiệp của mình
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày…… tháng…… năm 2014
Sinh viên thực hiện Phạm Thị Hiền
Trang 3ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
TÓM LƯỢC i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
4 Phương pháp thực hiện đề tài 2
5 Kết cấu khóa luận 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ XÂY LẮP VÀ TÍNH GIÁ THÀNH CÔNG TRÌNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 4
1.1 Một số khái niệm cơ bản và lý thuyết về kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành công trình trong các doanh nghiệp xây lắp 4
A Kế toán chi phí xây lắp 4
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về kế toán chi phí xây lắp 4
1.1.1.1 Những vấn đề lý thuyết liên quan đến kế toán chi phí xây lắp 4
B Giá thành 7
1.1.2 Một số khái niệm cơ bản về giá thành và phân loại giá thành 7
1.1.2.1 Một số khái niệm cơ bản về giá thành 7
1.1.2.2 Phân loại giá thành 7
1.1.3.Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 9
1.1.4.Đặc điểm, yêu cầu quản lý, nhiệm vụ của kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành trong các doanh nghiệp xây lắp 10
1.2 Nội dung kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành công trình trong các doanh nghiệp xây lắp 11
Trang 41.2.1 Kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành công trình theo quy định của chuẩn
mực kế toán Việt Nam 11
1.2.1.1 Chuẩn mực kế toán số 01- Chuẩn mực chung 11
1.2.1.2 Chuẩn mực kế toán số 02- Hàng tồn kho 14
1.2.1.3 Chuẩn mực kế toán số 03- Tài sản cố định 14
1.2.1.4 Chuẩn mực kế toán số 15- Hợp đồng xây dựng 15
1.2.1.5 Chuẩn mực kế toán số 18- Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng 16
1.2.2 Kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành công trình theo quy định của chế độ kế toán hiện hành theo quyết định 48- 2006/ QĐ- BTC 16
1.2.2.1 Chứng từ kế toán 16
1.2.2.2 Tài khoản kế toán sử dụng 16
1.2.2.2 Trình tự kế toán 18
1.2.2.3 Các hình thức tổ chức sổ sách kế toán áp dụng theo quyết định 48-2006/QĐ-BTC 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ XÂY LẮP VÀ TÍNH GIÁ THÀNH CÔNG TRÌNH NHÀ VĂN HÓA PHƯỜNG NHÂN CHÍNH 24
2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kế toán xây lắp và tính giá thành công trình tại các DN xây lắp 24
2.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành công trình tại các doanh nghiệp xây lắp 24
2.1.2 Ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành công trình trong Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Diên Hồng 25
2.1.2.1 Tổng quan về công ty cổ phần xây dựng và thương mại Diên Hồng 25
2.1.2.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán chi phí xây dựng công trình tại Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Diên Hồng 28
2.2 Thực trạng kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành công trình nhà văn hóa phường Nhân Chính tại Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Diên Hồng 29
2.2.1 Đặc điểm tình hình kinh doanh và công tác kế toán tại Công ty 29
2.2.1.1 Đặc điểm tình hình kinh doanh của Công ty 29
2.2.1.2 Tổ chức công tác kế toán trong Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Diên Hồng 30
2.2.2 Kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành công trình nhà văn hóa phường Nhân Chính tại Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Diên Hồng 32
Trang 52.2.3 Thực trạng kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành công nhà văn hóa Nhân
Chính 36
2.2.3.1 Kế toán chi phí NVL trực tiếp 36
2.2.3.3 Kế toán chi phí máy thi công: 40
2.2.3.4 Kế toán chi phí sản xuất chung 43
2.2.3.5 Kế toán tập hợp chi phí xây lắp tại công ty 46
2.2.3.6 Kế toán tính giá thành tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại Diên Hồng 47
CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ XÂY LẮP VÀ TÍNH GIÁ THÀNH CÔNG TRÌNH TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI DIÊN HỒNG 51
3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 51
3.1.1 Những kế quả đạt được 51
3.1.2 Những mặt hạn chế, tồn tại 53
3.2 Các đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành công trình tại Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Diên Hồng 54
3.3 Điều kiện thực hiện 57
KẾT LUẬN 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 01: Quy trình thi công
Biểu 2.1: Giấy đề nghị tạm ứng
Biểu 2.2: Bảng phân bổ chi phí máy thi công tháng 12
Biểu 2.3: Bảng kê ghi có TK 111.1
Biểu 2.4: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất
Biểu 3.1: Chi tiết vật tư xuất cho các công trình
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp
Trang 7KPCĐ : Kinh phí công đoàn
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Xây dựng là ngành sản xuất vật chất góp phần tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuậttrong nền kinh tế nhằm thực hiện quá trình công nhiệp hóa hiện đại hóa đất nước.Hoạt động của ngành hình thành lên năng lực lượng sản xuất cho các ngành, cáclĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty xây dựng không chỉ ảnhhưởng tới nội bộ công ty, ngành mà còn ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế Chính vì thế
để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh xây lắp ngoài việc quản lý đầu tư công typhải tìm cách quản lý tốt chi phí, hạ thấp chi phí thông qua việc sử dụng tiết kiệmđầu vào, tận dụng tốt những năng lực sản xuất hiện có, kết hợp các yếu tố sản xuấtmột cách tối ưu và tập hợp chi phí để tính giá thành công trình phải kịp thời vàchính xác Muốn thực hiện được điều đó, các nhà quản lý kinh tế phải sử dụng rấtnhiều công cụ kinh tế trong đó có kế toán - một công cụ quản lý kinh tế hữu hiệunhất mà trong nền kinh tế thị trường nó được coi như ngôn ngữ kinh doanh, nhưnghệ thuật để ghi chép, phân tích, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trongquá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trong đó hạch toán chi phí sảnxuất là bộ phận quan trọng hàng đầu, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động, sựthành công và phát triển của doanh nghiệp Qua số liệu bộ phận kế toán chi phí sảnxuất cung cấp, các nhà quản lý theo dõi được chi phí từng công trình theo từng giaiđoạn, từ đó đối chiếu, so sánh với số liệu định mức, tình hình sử dụng lao động, vật
tư, chi phí dự toán để tìm ra nguyên nhân chênh lệch, kịp thời ra các quyết địnhđúng đắn, điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh theo mục tiêu đã đề ra
Trong thời gian gần đây chế độ kế toán có rất nhiều thay đổi đòi hỏi kế toáncủa các doanh nghiệp phải có những điều chỉnh cho phù hợp với chế độ và quyđịnh, chuẩn mực kế toán hiện hành Trên thực tế kế toán chi phí xây lắp và tính giáthành của các doanh nghiệp còn nhiều bất cập, bộc lộ những tồn tại chưa đáp ứngđược yêu cầu quản lý và xu hướng hội nhập Xuất phát từ thực tiễn đó, trong thờigian thực tập tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Diên Hồng với sự giúp
đỡ của các anh (chị) trong phòng kế toán, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của
Trang 9Th.s Nguyễn Thị Hà em đã quyết định nghiên cứu về “ Kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành công trình Nhà văn hóa phường Nhân Chính tại Công ty Cổ Phần Xây dựng và Thương Mại Diên Hồng”.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài này sẽ giúp em vận dụng những kiến thức lý luận đãđược học vào thực tế, để có sự so sánh và hình dung 1 cách cụ thể nhất về công việccủa kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành công trình cần phải làm gì, làm như thếnào Đi sâu tìm hiểu thực trạng kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành công trình tạiCông ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Diên Hồng Qua đó đưa ra những nhậnxét, đánh giá những kết quả nghiên cứu đạt được
Sau khi nghiên cứu đề tài, em có thể đề xuất ý kiến nhằm hoàn thiện kế toánchi phí xây lắp và tính giá thành công trình tại công ty
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Đối tượng nghiên cứu: kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành tại công trình
nhà văn hóa phường Nhân Chính gồm quá trình: thu thập số liệu ban đầu, hạch toán,quản lý chi phí, tập hợp chi phí và tính giá thành tại Công ty
Phạm vi nghiên cứu: tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Diên
Hồng, thời gian từ 28/04 đến 25/05/2014 Số liệu năm quý IV năm 2013
4 Phương pháp thực hiện đề tài.
Phương pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp phỏng vấn:
Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn em đã lập trước những câu hỏi, những vấn đềquan tâm và hẹn trước với đối tượng phỏng vấn Sau đó tiến hành phỏng vấn Giámđốc doanh nghiệp bằng những câu hỏi như: “Ông cho rằng những thông tin mà bộphận kế toán chi phí cung cấp đã kịp thời và đáp ứng yêu cầu của mình chưa?Thường vướng mắc, chậm ở khâu nào? Nguyên nhân do đâu? ”
Đồng thời phỏng vấn trực tiếp Kế toán trưởng về việc hạch toán: những việcnào cần phải làm về nghiệp vụ kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành, trình tự ghichép kế toán, những vấn đề khó khăn gặp phải…
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: là việc xem xét chứng từ phát sinh, đọchợp đồng xây dựng về công trình mà Công ty tiến hành thi công, xem các báo cáo
Trang 10của kế toán: phiếu nhập kho, báo cáo nhập xuất tồn, bảng trích khấu haoTSCĐ… để từ đó tìm kiếm, chọn lọc những thông tin cần thiết nhất cho việcnghiên cứu.
Phương pháp phân tích dữ liệu:
Sau khi thu thập được những thông tin cần thiết từ phỏng vấn và nghiên cứutài liệu tại Công ty em sẽ vận dụng những kỹ năng đã học như: phân tích, so sánh,đối chiếu các số liệu đã thu thập được với tình hình chung của công ty từ đó đưa ranhững ý kiến nhận xét, đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hơn kế toánchi phí xây lắp và tính giá thành tại công ty
5 Kết cấu khóa luận.
Khóa luận có kết cấu gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành công trình trong các doanh nghiệp xây lắp.
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành công trình Nhà văn hóa phường Nhân Chính.
Chương 3: Các kết luận và đề xuất về kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành công trình tại công ty Cổ phần Xây dựng và Thương Mại Diên Hồng.
Trang 11CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ XÂY LẮP VÀ TÍNH GIÁ THÀNH CÔNG TRÌNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 1.1 Một số khái niệm cơ bản và lý thuyết về kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành công trình trong các doanh nghiệp xây lắp.
A Kế toán chi phí xây lắp.
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về kế toán chi phí xây lắp.
Công trình xây dựng (Theo luật xây dựng năm 2003) là sản phẩm được tạo
thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào côngtrình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trênmặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế.Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trìnhcông nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, năng lượng và các công trình khác
Chi phí: theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01- Chuẩn mực chung, chi phí
là toàn tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hìnhthức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợdẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đônghoặc chủ sở hữu
Chi phí xây lắp của doanh nghiệp xây dựng là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chiphí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanhnghiệp phải chi ra trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng Trong đó:
+ Chi phí xây lắp là toàn bộ các chi phí sản xuất phát sinh trong lĩnh vực hoạtđộng sản xuất xây lắp Nó là bộ phận cơ bản để hình thành giá thành sản phẩm xây lắp
+ Chi phí ngoài xây lắp là toàn bộ các chi phí phát sinh trong lĩnh vực sảnxuất ngoài xây lắp như hoạt động sản xuất công nghiệp phụ trợ, hoạt đọng sản xuấtnông nghiệp phụ trợ
1.1.1.1 Những vấn đề lý thuyết liên quan đến kế toán chi phí xây lắp.
a) Phân loại chi phí xây lắp
Chi phí sản xuất trong ngành xây dựng là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ haophí về lao động sống và lao động vật hóa, tiền lương phải trả cho công nhân liênquan đến sản xuất thi công và bàn giao sản phẩm trông một thời kỳ nhất định
Phân loại chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp:
Trang 12- Phân loại theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí
Theo cách phân loại này chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp bao gồm:
+ Chi phí NVL chính (như xi măng, sắt, thép, …) vật liệu phụ, nhiên liệu nănglượng được sử dụng như xăng, dầu…
+ Chi phí nhân công trực tiếp gồm tiền lương (lương chính, lương phụ, cáckhoản phụ cấp có tính chất lương) tiền công của công nhân trự tiếp xây lắp + Chi phí khấu hao TSCĐ
+ Chi phí mua ngoài: chi phí điện, nước, điện thoại
+ Các chi phí khác bằng tiền
Phân loại chi phí theo cách này cho biết trong quá trình sản xuất kinh doanh,doanh nghiệp phải chi ra những chi phí gì và bao nhiêu Nó là cơ sở lập dự toán chiphí sản xuất và lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ lương, tính toán nhu cầuvốn lưu động định mức
- Phân loại theo mối quan hệ chi phí và quá trình sản xuất
+ Chi phí trực tiếp: là những khoản chi phí có liên quan trực tiếp tới quá trìnhsản xuất và tạo ra sản phẩm của 1 đối tượng chịu chi phí nhất định Những chi phínày có thể tập hợp cho từng công trình và hạng mục công trình
+ Chi phí gián tiếp: là những chi phí lien quan đến nhiều đối tượng chịu chiphí khác nhau.Do đó kế toán cần tập hợp lại và phân bổ cho từng đối tượng theonhững tiêu chí nhất định
Phân loại chi phí theo cách này giúp kế toán tập hợp 1 cách chính xác chi phícủa từng đối tượng
- Phân loại chi phí theo khoản mục, bao gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là giá trị của các loại NVL chính,vật liệuphụ,vật liệu kết cấu,vật liệu luân chuyển,vật liệu khác sử dụng trực tiếp cho côngtrình, hang mục công trình Chi phí NVL trực tiếp bao gồm cả chi phí cốp pha,giàngiáo được sử dụng nhiều lần và không bao gồm giá trị thiết bị cần lắp của bên giaothầu, giá trị nhiên liệu sử dụng cho máy thi công và những vật liệu sử dụng chocông tác quản lý đội thi công
+ Chi phí nhân công trực tiếp: là các khoản tiền lương, tiền công, các khoảntiền phụ cấp có tính chất lương của công nhân trực tiếp xây lắp,chi phí nhân công
Trang 13trực tiếp không bao gồm các khoản BHXH, KPCĐ, BHYT, BHTN trên tiền lươngcủa công nhân trực tiếp sản xuất xây lắp, các khoản phụ cấp cho nhân viên quản lýđội, nhân viên văn phòng ở bộ máy quản lý doanh nghiệp.
+ Chi phí sử dụng máy thi công: là toàn bộ các chi phí sử dụng xe, máy thicông phục vụ cho sản xuất xây lắp như chi phí tiền lương của công nhân điều khiểnmáy thi công, chi phí khấu hao máy thi công, chi phí sửa chữa máy thi công…Khoản mục này không bao gồm các khoản BHXH, KPCĐ, BHYT, BHTN tính trêntiền lương của công nhân diều khiển và phục vụ máy
+ Chi phí sản xuất chung: là các chi phí sản xuất trực tiếp khác ngoài các chiphí phát sinh trên ở các tổ, đội thi công xây dựng như: tiền lương của nhân viênquản lý đội xây lắp, các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của công nhân xâydựng, nhân viên quản lý đội, công nhân điều khiển máy thi công, khấu hao TSCĐdùng chung cho hoạt động của tổ, đội thi công
b) Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí xây lắp
Do đặc thù của hoạt động xây dựng được tiến hành ở nhiều địa điểm, đượcthực hiện bởi nhiều tổ đội sản xuất, và ở mỗi địa điểm sản xuất có thể thi côngnhiều công trình khác nhau Do đó chi phí sản xuất của doanh nghiệp cũng phát sinh
ở nhiều địa điểm, liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình và khốilượng công việc xây dựng khác nhau.Vì vậy, đối tượng tập hợp chi phí của hợpđồng xây dựng có thể là từng tổ đội xây dựng, từng công trình, hạng mục công trìnhhoặc từng khối lượng công việc có thiết kế riêng
Với các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định đã hình thành phương pháp kếtoán chi phí hợp đồng xây dựng khác nhau, gồm:
- Kế toán tập hợp chi phí theo địa điểm phát sinh chi phí như từng tổ, đội thicông xây dựng
- Kế toán tập hợp chi phí theo từng công trình, hạng mục công trình hoặckhối lượng công việc xây dựng có thiết kế riêng
- Kế toán tập hợp chi phí theo hai phương pháp tập hợp trực tiếp và gián tiếpnhư trong doanh nghiệp sản xuất
Trang 14B Giá thành.
1.1.2 Một số khái niệm cơ bản về giá thành và phân loại giá thành.
1.1.2.1 Một số khái niệm cơ bản về giá thành.
Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí vềlao động sống và lao động vật hoá bỏ ra để tiến hành sản xuất khối lượng sản phẩm,dịch vụ, lao vụ nhất định hoàn thành
Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bọ chi phí chi ra như như chi phí nguyên liệu, chi phí máy thi công tính bằng tiền để hoàn thành một khối lượng sản phẩmxây lắp nhất định, có thể là một hạng mục công trình hay một công trình hoàn thànhtoàn bộ
Giá thành sản phẩm xây lắp là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, kết quả sử dụng các loạin tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trinh sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp
đã thực hiện nhằm đạt được mục đích sản xuất được khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí ít nhất và hạ giá thành
Giá thành sản phẩm xây lắp gồm 4 khoản mục sau:
-Khoản mục chi phí vật liệu
-Khoản mục chi phí nhân công
-Khoản mục chi phí máy thi công
-Khoản mục chi phí sản xuất chung
1.1.2.2 Phân loại giá thành.
Xét theo thời điểm và nguồn và nguồn số liệu :
Giá thành kế hoạch: là giá thánh sản phẩm được xác địng trên cơ sở chi
phí sản xuất kế hoạch và số lượng kế hoạch Việc tính giá thành do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu sản xuất, chếtạo sản phẩm Giá thành kế hoạch của sản phẩm là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp và là cơ sở phản ánh trình độ quản lý của doanh nghiệp
Giá thành kế hoạch được xác định theo công thức:
Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán - Mức hạ giá thành
công tác xây lắp công tác xây lắp kế hoạch
(Tính cho từng công trình, hạng mục công trình)
Trang 15 Giá thành dự toán: được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm
Giá thành dự toán Giá trị dự toán
của từng công trình = của từng công trình - Lãi định mức
- Giá thành thực tế: Sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của tất cả chi phísản xuất thực tế mà doanh nghiệp xây lắp đã bỏ ra để hoàn thành khối lượng xâydựng nhất định Nó được xác định theo số liệu kế toán cung cấp Giá thành thực tếkhông chỉ bao gồm những chi phí thực tế phát sinh như : mất mát, hao hụt vật tư
do những nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp
Muốn đánh giá chính xác chất lượng hoạt động sản xuất thi công của tổ chứccông tác xây lắp đòi hỏi chúng ta phải so sánh các loại giá thành trên với nhaunhưng với điều kiện đảm bảo tính thống nhất về thời điểm và cách tính toán trongquá trình so sánh, đồng thời sự so sánh này phải thể hiện trên cùng một đối tượngxây lắp
+ Xét theo đặc điểm của sản phẩm xây dựng cơ bản nhằm đáp ứng yêu cầu củacông tác quản lý về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xâydựng.Giá thành công tác xây lắp còn được xác định theo hai loại là : giá thành củakhối lượng hoàn chỉnh và giá thành của khối lượng qui ước
Giá thành khối lượng xây lắp hoàn chỉnh: là giá thành của công trình,
hạng mục công trình đã hoàn thành đảm bảo chất lượng và kỹ thuất đúng thiết kế,đúng hợp đồng bàn giao ; được bên chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanh toán
Trang 16Chỉ tiêu này cho phép ta đánh giá một cách chính xác và toàn diện hiệu quả sản xuấtthi công trọn vẹn cho một công trình, hạng mục công trình.
Giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành qui ước phản ánh kịp thời chi
phí sản xuất cho đối tượng xây lắp trong quá trình thi công, xây lắp Từ đó giúp chodoanh nghiệp phân tích kịp thời các chi phí đã chi ra cho từng đối tượng để có biệnpháp quản lý phù hợp, cụ thể Tuy nhiên chỉ tiêu này lại có nhược điểm không phảnánh một cách toàn diện chính xác giá thành toàn bộ công trình, hạng mục côngtrình Do đó, trong việc quản lý giá thành đòi hỏi phải sử dụng hai chỉ tiêu trên đểđảm bảo các yêu cầu quản lý về giá thành
1.1.3.Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ biện chứng vớinhau trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm Chúng đều giới hạn để tập hợp chiphí cho công tác quản lý, phân tích và kiểm tra công tác giá thành
Giá thành sản phẩm luôn chứa đựng hai mặt khác nhau bên trong nó là chi phísản xuất và lượng giá trị sử dụng cấu thành trong khối lượng sản phẩm, công việc
đã hoàn thành Hơn nữa chi phí biểu hiện về mặt hao phí còn giá thành biểu hiện vềmặt kết quả của quá trình sản xuất Đây là hai mặt thống nhất của một quá trình Vìvậy chúng giống nhau về bản chất
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp đều bao gồm các hao phí vềlao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sảnxuất sản phẩm Tuy nhiên do bộ phận chi phí sản xuất không dều nhau nên chi phísản xuất và giá thành sản phẩm khác nhau về lượng
Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Chi phí sản xuấtTổng giá thành = sản phẩm xây lắp + sản phẩm xây lắp + sản phẩm xây lắp
dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ dở dang cuối kỳNhư vậy, nếu chi phí sản xuất là tổng hợp những chi phí phát sinh trong mộtthời kỳ nhất định thì giá thành sản phẩm lại là tập hợp những chi phí chi ra gắn liềnvới việc sản xuất và hoàn thành một khối lượng công việc xây lắp nhất định đượcnghiệm thu bàn giao, thanh toán Giá thành sản phẩm không bao hàm những chi phícho khối lượng dở dang cuối kỳ, những chi phí không liên quan đến hoạt động sảnxuất, những chi phí sinh ra nhưng chờ phân bổ cho kỳ sau Nhưng chi phí sản xuấtlại bao gồm những chi phí sản xuất kỳ trước chuyển sang, những chi phí trích trướcvào giá thành nhưng thực tế chưa phát sinh và những chi phí của kỳ trước chuyểnsang phân bổ cho kỳ này
Trang 171.1.4.Đặc điểm, yêu cầu quản lý, nhiệm vụ của kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành trong các doanh nghiệp xây lắp.
a)Đặc điểm:
- Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc, có quy mô
lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm xây lắp lâudài, Do đó kế toán khi hạch toán sản phẩm xây lắp phải lập dự toán
- Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất ( xe,
máy, thiết bị thi công, người lao động, ) phải di chuyển theo địa điểm đặt sảnphẩm nên việc hạch toán tài sản, vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiệnthiên nhiên, thời tiết và dễ mất mát, hư hỏng
- Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với
chủ đầu tư ( giá đấu thầu), do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm xây lắp không thểhiện rõ nên keestoans rất khó tính được giá của sản phẩm xây lắp
b)Yêu cầu quản lý:
Để thực hiện tốt công tác kế toán chí phí xây lắp và tính giá thành sản phẩmphải đáp ứng tính đầy đủ, trung thực, kịp thời yêu cầu quản lý chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, kế toán cần thực hiện tốt các nhiệm vụchủ yếu sau:
+ Xác định đúng đối tượng tập chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành vàphương pháp tính giá thành sao cho phù hợp với nghành xây dựng
+ Phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phátsinh Kiểm tra tình hình thực hiện định mức về chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhâncông, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung và các chi phí khác Pháthiện kịp thời các khoản chênh lệch ngoài kế hoạch, các khoản đền bù thiệt hại, mấtmát, hao phí trong sản xuất
+ Tính toán kịp thời, chính xác giá thành xây lắp, các sản phẩm lao vụ, dịch
vụ hoàn thành của doanh nghiệp
+ Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệptheo từng công trình, hạng mục công trình, từng loại sản phẩm lao vụ, dịch vụ, vạch
ra khả năng và biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý và có hiệu quả
+ Xác định đúng đắn, thanh toán kịp thời khối lượng công tác xây lắp hoànthành Định kỳ kiểm tra và đánh giá khối lượng thi công dở dang theo đúng qui định
+ Đánh giá đúng dắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp trong từng thời kỳ, từng công trình, hạng mục công trình, từng loại sảnphẩm, lao vụ, dịch vụ của từng bộ phận thi công Kịp thời lập báo cáo về chi phí sảnxuất và tính giá thành công tác xây lắp để cung cấp kịp thời số liệu theo yêu cầuquản lý để lãnh đạo doanh nghiệp nắm được tình hình và ra quyết định kịp thời, hợp lý
Trang 18c) Nhiệm vụ:
Để tổ chức kế toán tập hợp chi phí xây lắp và tính giá thành công trình, đápứng yêu cầu quản lý chi phí xây lắp và tính giá thành ở công ty, kế toán chi phí xâylắp và tính giá thành công trình trong doanh nghiệp xây lắp cần thcj hiện tốt cácnhiệm vụ sau:
- Xác định đối tượng kế toán chi phí xây lắp và đối tượng tính giá thành phùhợp với điều kiện thực hiện của công ty
- Vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí xây lắp và tính giáthành công trình phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho ( kê khai thườngxuyên hoặc kiểm kê định kỳ) mà công ty lựa chọn
- Phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong
kỳ và kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng đối tượng kế toán tập hợpchi phí sản xuất đã xác định, theo yếu tố chi phí và khoản mục giá thành
- Kiểm tra thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành của công ty theo từng công trình, sảnphẩm xây lắp, chỉ ra khả năng và biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý, hiệu quả
- Đánh giá đúng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng công trình,hạng mục công trình, kịp thời lập báo cáo kế toán về chi phí sản xuất và giá thànhxây lắp, cung cấp chính xác, nhanh chóng thông tin về chi phí sản xuất, giá thànhphục vụ yêu cầu quản lý của công ty
1.2 Nội dung kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành công trình trong các doanh nghiệp xây lắp.
1.2.1 Kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành công trình theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam.
1.2.1.1 Chuẩn mực kế toán số 01- Chuẩn mực chung
Chuẩn mực kế toán số 01(VAS 01) là chuẩn mực chung nhất quy định vàhướng dẫn nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tốcủa báo cáo tài chính của doanh nghiệp Do đó kế toán ở mọi doanh nghiệp thuộcmọi thành phần kinh tế trong phạm vi cả nước đều phải áp dụng một cách bắt buộc
Cụ thể:
Các nguyên tắc kế toán cơ bản
a) Cơ sở dồn tích
Trang 19Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợphải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thờiđiểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặctương đương tiền Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tàichính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
b) Hoạt động liên tục.
Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạtđộng liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần,nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt độnghoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình Trường hợp thực tế khácvới giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác vàphải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính
c) Giá gốc.
Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc Giá gốc của tài sản được tính theo
số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý củatài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận Giá gốc của tài sản không được thayđổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể
d) Phù hợp.
Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau Khi ghi nhận mộtkhoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đếnviệc tạo ra doanh thu đó Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo radoanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đếndoanh thu của kỳ đó
e) Nhất quán.
Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được ápdụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm Trường hợp có thay đổi chínhsách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sựthay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính
g) Thận trọng.
Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính
kế toán trong các điều kiện không chắc chắn Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
Trang 20- Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;
- Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;
- Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;
- Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khảnăng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng vềkhả năng phát sinh chi phí
h) Trọng yếu.
Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặcthiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làmảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính Tính trọngyếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giátrong hoàn cảnh cụ thể Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cảphương diện định lượng và định tính
Các yêu cầu cơ bản đối với kế toán.
Trung thực: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo
trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng,bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Khách quan: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo
đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo
Đầy đủ: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán
phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót
Kịp thời: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp
thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ
Dễ hiểu: Các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong báo cáo tài chính
phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng Người sử dụng ở đây được hiểu làngười có hiểu biết về kinh doanh, về kinh tế, tài chính, kế toán ở mức trung bình.Thông tin về những vấn đề phức tạp trong báo cáo tài chính phải được giải trìnhtrong phần thuyết minh
Có thể so sánh: Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong
một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi tính toán vàtrình bày nhất quán Trường hợp không nhất quán thì phải giải trình trong phần
Trang 21thuyết minh để người sử dụng báo cáo tài chính có thể so sánh thông tin giữa các kỳ
kế toán, giữa các doanh nghiệp hoặc giữa thông tin thực hiện với thông tin dự toán,
kế hoạch
1.2.1.2 Chuẩn mực kế toán số 02- Hàng tồn kho
Kế toán chi phí xây dựng công trình có các nghiệp vụ nhập xuất kho nguyênvật liệu cho các công trình vì vậy kế toán cần tuân thủ các quy định của chuẩn mực
kế toán số 02- Hàng tồn kho và nội dung không áp dụng là Phân bổ chi phí sản xuấtchung cố định theo công suất bình thường máy móc thiết bị Theo đó:
- Hàng tồn kho được tính theo giá gốc Trường hợp giá trị thuần có thể thựchiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được
- Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phíliên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng tháihiện tại
- Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp sau:
(a) Phương pháp tính theo giá đích danh;
(b) Phương pháp bình quân gia quyền;
(c) Phương pháp nhập trước, xuất trước;
(d) Phương pháp nhập sau, xuất trước
1.2.1.3 Chuẩn mực kế toán số 03- Tài sản cố định
Trong khoản mục chi phí sản xuất chung có nội dung khấu hao TSCĐ dùngchung cho hoạt động của tổ,đội thi công ,do đó kế toán cần tuân thủ các quy địnhtrong chuẩn mực kế toán số 03- Tài sản cố định hữu hình đoạn về trích khấu hao
Cụ thể:
- Giá trị phải khấu hao của TSCĐ hữu hình được phân bổ một cách có hệthống trong thời gian sử dụng hữu ích của chúng Phương pháp khấu hao phải phùhợp với lợi ích kinh tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp Số khấu hao của từng
kỳ được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi chúng đượctính vào giá trị của các tài sản khác, như: Khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho cáchoạt động trong giai đoạn triển khai là một bộ phận chi phí cấu thành nguyên giáTSCĐ vô hình (theo quy định của chuẩn mực TSCĐ vô hình), hoặc chi phí khấuhao TSCĐ hữu hình dùng cho quá trình tự xây dựng hoặc tự chế các tài sản khác
Trang 22- Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình do doanh nghiệp xác địnhchủ yếu dựa trên mức độ sử dụng ước tính của tài sản Tuy nhiên, do chính sáchquản lý tài sản của doanh nghiệp mà thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản
có thể ngắn hơn thời gian sử dụng hữu ích thực tế của nó Vì vậy, việc ước tính thờigian sử dụng hữu ích của một TSCĐ hữu hình còn phải dựa trên kinh nghiệm củadoanh nghiệp đối với các tài sản cùng loại
-Ba phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, gồm:
Phương pháp khấu hao đường thẳng;
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần; và
Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm
1.2.1.4 Chuẩn mực kế toán số 15- Hợp đồng xây dựng
Do đặc thù là kế toán chi phí xây lắp trong doanh nghiệp xây dựng nên kếtoán chịu sự chi phối trực tiếp của chuẩn mực kế toán số 15- Hợp đồng xây dựng,không áp dụng nội dung Ghi nhận doanh thu, chi phí hợp đồng xây dựng trongtrường hợp nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch
Chi phí liên quan trực tiếp đến từng hợp đồng bao gồm:
Chi phí nhân công tại công trường, bao gồm cả (a) chi phí giám sát côngtrình; (b) Chi phí nguyên liệu, vật liệu, bao gồm cả thiết bị cho công trình; (c) Khấuhao máy móc, thiết bị và các TSCĐ khác sử dụng để thực hiện hợp đồng; (d) Chiphí vận chuyển, lắp đặt, tháo dỡ máy móc, thiết bị và nguyên liệu, vật liệu đến và đikhỏi công trình; (đ) Chi phí thuê nhà xưởng, máy móc, thiết bị để thực hiện hợpđồng; (e) Chi phí thiết kế và trợ giúp kỹ thuật liên quan trực tiếp đến hợp đồng; (g)Chi phí dự tính để sửa chữa và bảo hành công trình; (h) Các chi phí liên quan trựctiếp khác
Chi phí chung liên quan đến hoạt động của các hợp đồng xây dựng và có thểphân bổ cho từng hợp đồng, bao gồm: (a) Chi phí bảo hiểm; (b) Chi phí thiết kế vàtrợ giúp kỹ thuật không liên quan trực tiếp đến một hợp đồng cụ thể; (c) Chi phíquản lý chung trong xây dựng
Chi phí không liên quan đến hoạt động của hợp đồng hoặc không thể phân bổcho hợp đồng xây dựng thì không được tính trong chi phí của hợp đồng xây dựng.Các chi phí này bao gồm: (a) Chi phí quản lý hành chính chung, hoặc chi phí nghiên
Trang 23cứu, triển khai mà hợp đồng không quy định khách hàng phải trả cho nhà thầu; (b)Chi phí bán hàng; (c) Khấu hao máy móc, thiết bị và TSCĐ khác không sử dụngcho hợp đồng xây dựng.
Doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng được ghi nhận theo trường hợp sau:Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giátrị khối lượng thực hiện, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác địnhmột cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận, thì doanh thu và chi phí liênquan đến hợp đồng được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thànhđược khách hàng xác nhận trong kỳ được phản ánh trên hóa đơn đã lập
1.2.1.5 Chuẩn mực kế toán số 18- Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng
Theo đó: đối với dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp được lậpcho từng công trình xây lắp và được lập vào cuối kỳ kế toán giữa niên độ hoặc cuối
lỳ kế toán năm.Trường hợp số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp đãlập lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi tăng thunhập khác (ghi có TK 711- Thu nhập khác)
1.2.2 Kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành công trình theo quy định của chế
độ kế toán hiện hành theo quyết định 48- 2006/ QĐ- BTC.
1.2.2.1 Chứng từ kế toán.
Phiếu nhập- xuất kho, phiếu xuất vật tư theo hạn mức, bảng phân bổ công cụdụng cụ, bảng trích khấu hao TSCĐ, hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng,bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, hợp đồng lao động thuê ngoài, bảng
kê các khoản trích lập theo lương, hợp đồng giao khoán, bảng tính và phân bổ khấuhao TSCĐ, phiếu chi tiền mặt, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng,…
1.2.2.2 Tài khoản kế toán sử dụng.
Tài khoản kế toán chủ yếu: TK 154, TK152, TK153
Kết cấu và nội dung tài khoản 154- Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
TK này dùng để tập hợp và tổng hợp chi phí sản xuất, phục vụ cho việc tínhgiá thành sản phẩm xây lắp ở DN áp dụng hạch toán hàng tồn kho theo phươngpháp kê khai thường xuyên
Bên nợ:
- Trị giá NVL trực tiếp xuất kho sử dụng cho công trình,hạng mục công trình
Trang 24- Trị giá NVL mua ngoài chuyển thẳng đến sử dụng cho công trình, hạngmục công trình
- Chi phí nhân công trực tiếp tập hợp cho công trình, hạng mục công trình
- Chi phí sử dụng máy thi công tập hợp cho công trình, hạng mục công trình
- Chi phí sản xuất chung tập hợp cho công trình, hạng mục công trình
Bên có:
- Kết chuyển giá trị công trình, hạng mục công trình thực tế hoàn thành bàngiao từng phần, hoặc toàn bộ tiêu thụ trong kỳ; hoặc bàn giao cho đơn vị nhận thầuchính xây lắp, hoặc giá thành sản phẩm xây lắp chờ tiêu thụ
- Phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp vượttrên mức bình thường không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải tính vào giávốn của hàng bán trong kỳ
Số dư bên Nợ: Giá trị chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang cuối kỳ
TK 154 được chi tiết theo yêu cầu quản lý
Các tài khoản còn được chi tiết theo từng mã của công trình và hạng mụccông trình
Kết cấu và nội dung TK 152- Nguyên vật liệu
Bên nợ:
- Trị giá thực tế của NVL nhập kho
- Trị giá NVL phát hiện thừa khi kiểm kê
Bên có:
- Trị giá NVL xuất dùng cho công trình, hạng mục công trình
- Chiết khấu thương mại được hưởng khi mua NVL
- Trị giá NVL trả lại hoặc được giảm giá
- Trị giá NVL phát hiện thiếu khi kiểm kê
Số dư bên Nợ: Trị giá NVL tồn kho hiện còn cuối kỳ
Kết cấu và nội dung TK 153- Công cụ dụng cụ
Bên Nợ:
- Trị giá công cụ dụng cụ mua ngoài nhập kho
Bên có:
Trang 25- Trị giá công cụ dụng cụ xuất kho dùng cho tổ, đội thi công
a) Hạch toán chi phí NVL trực tiếp.
Khi vật tư mua về nhập kho trên cơ sở hóa đơn của người bán, kế toán tiếnhành lập các phiếu nhập kho, thẻ kho Giá trị của vật tư được ghi chép theo giá trịthực tế:
Nợ TK 152, 153: NVL, công cụ dụng cụ nhập kho
Nợ TK 133: Thuế GTGT
Có TK 331: Phải trả người bán
Có TK 111, 112 : Nếu trả ngay cho người mua
Trường hợp vật tư mua được chuyển thẳng đến công trình thì kế toán ghi:
Nợ TK 154: chi tiết theo yêu cầu quản lý, cho từng công trình, hạng mụccông trình
Trường hợp chi phí đà giáo, cốp pha sử dụng cho công trình
Khi xuất kho sử dụng cho xây dựng công trình, kế toán ghi:
Nợ TK 142, 242
Có TK 153: CCDC
Căn cứ vào bảng phân bổ công cụ dụng cụ kế toán ghi:
Nợ TK 154: chi tiết chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình
Có TK 142, 242
Trang 26NVL sử dụng cho công trình, hạng mục công trình nào thì được tính trực tiếpcho công trình, hạng mục công trình đó.
b) Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
Căn cứ và bảng thanh toán tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân từngcông trình, kế toán ghi:
Nợ TK 154: Chi phí nhân công trực tiếp chi tiết theo yêu cầu quản lý, chotừng công trình
Có TK 334: Phải trả người lao động
Có TK liên quan: Trả cho lao động thuê ngoài
c) Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công.
Trường hợp không tổ chức thành đội máy thi công riêng hoặc có tổ chức riêng nhưng không tổ chức kế toán riêng
Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công vào trực tiếp tài khoản 154
- Căn cứ bảng thanh toán tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân điềukhiển và phục vụ máy thi công, ghi:
Nợ TK 154: Chi tiết theo yêu cầu quản lý, cho từng công trình, hạng mụccông trình
Có TK 334: Phải trả người lao động
- Khi xuất kho nhiên liệu, vật liệu dùng cho máy thi công, kế toán ghi:
Nợ TK 154: Chi tiết theo yêu cầu quản lý, cho từng công trình, hạng mụccông trình
Trang 27 Trong trường hợp doanh nghiệp thuê máy thi công
- Căn cứ vào hợp đồng thuê máy thi công và hóa đơn, xác định số tiền thuêphải trả, kế toán ghi:
d) Hạch toán chi phí sản xuất chung.
- Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương phải trả nhân viên quản lý đội xâydựng, kế toán ghi:
Nợ TK 154
Có TK 334: Phải trả người lao động
- Tính trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN trên tiền lương của công nhântrực tiếp xây dựng, công nhân điều khiển và phục vụ máy thi công, nhân viên quản
lý đội xây dựng, kế toán ghi:
Trang 28+ Trường hợp CCDC xuất dùng 1 lần có giá trị lớn:
Ti Trong đó: C là tổng chi phí cần phân bổ
Ti là tiêu thức phân bổ của đối tượng i
- Đối với các đơn vị thi công bằng biện pháp thủ công (hoặc bằng máy) thìchi phí SXC được phân bổ tỉ lệ với tiền lương chính của công nhân sản xuất (hoặc tỉ
lệ với chi phí máy sử dụng thực tế) của từng công trình, hạng mục công trình
Trang 29- Chi phí liên quan trực tiếp đến hợp đồng có thể được giảm nếu có các khoảnthu khác không bao gồm trong doanh thu của hợp đồng.
+ Nhập kho NVL thừa khi kết thúc hợp đồng
Trang 30Hình thức kế toán là một hệ thống sổ kế toán để ghi chép, hệ thống hóa và tổng hợp
số liệu từ các chứng từ kế toán theo một trình tự và phương pháp ghi chép nhấtđịnh Quy mô nền sản xuất xã hội ngày càng phát triển khiến cho hình thức kế toáncũng không ngừng hoàn thiện Căn cứ vào quy định của Nhà nước, tùy theo tìnhhình của từng đơn vị mà doanh nghiệp có thể áp dụng nhất quán một trong các hìnhthức sau:
Đối với hình thức Nhật ký chung, kế toán sử dụng sổ Nhật ký chung, các nhật
ký đặc biệt, sổ cái các tài khoản
Đối với hình thức Nhật ký sổ cái: Nhật ký- sổ cái
Đối với hình thức Chứng từ ghi sổ: Chứng từ ghi sổ, Sổ Đăng ký chứng từghi sổ, Sổ cái
Đối với hình thức kế toán trên máy vi tính: Phần mềm kế toán được thiết kếtheo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng khôngbắt buộc hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay
Sổ kế toán chi tiết: sử dụng các sổ, thẻ kế toán chi tiết
Trang 31CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ XÂY LẮP VÀ TÍNH GIÁ THÀNH CÔNG TRÌNH NHÀ VĂN HÓA PHƯỜNG NHÂN CHÍNH 2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kế toán xây lắp và tính giá thành công trình tại các DN xây lắp.
2.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành công trình tại các doanh nghiệp xây lắp.
Kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp là khâuquan trọng, có nhiều nội dung và cũng phát sinh nhiều vấn đề vì vậy đề tài về vấn
đề này được nhiều người quan tâm và dành thời gian nghiên cứu
Luận văn của sinh viên Phạm Thị Thu Hà (Trường Đại học Thương Mại năm2010) với đề tài: “Kế toán tập hợp chi phí xây lắp và tính giá thành tại công trìnhTây Hồ lô E tại công ty cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng 4”, có thể nhận thấy:
Ưu điểm: Luận văn đã nêu được thực trạng kế toán chi phí xây lắp và tính giáthành tại công ty Trong đó luận văn đã giải quyết được vấn đề về công tác luânchuyển chứng từ, Về kế toán thuế GTGT, về phân lọai chi phí xây lắp, công táchạch toán chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công,chi phí SXC, về theo dõi các khoản tạm ứng, theo dõi tiền lương và các khoản tríchtheo lương, các khoản trích khấu hao TSCĐ, về sổ kế toán quản trị, Các giải pháphoàn thiện đã phần nào giải quyết được những hạn chế trong công tác hạch toán tạicông ty đã nêu trong phần thực trạng
Hạn chế: Việc tập hợp chi phí SXC tác giả chỉ nêu chung chung chứ không có
số liệu chứng minh cụ thể cho công trình Tây Hồ lô E nên tính thuyết phục chưa cao
Luận văn của sinh viên Đào Thu Hương (Trường Đại Học Thương Mại năm2012) với đề tài:”Kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành công trình Bệnh viện đakhoa Phú Thọ ở công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Vinaconex”
Ưu điểm: Nêu được những vấn đề cơ bản nhất của công tác hạch toán chi phísản xuất trong DN xây lắp cả phần lý luận và thực tế tại công ty Vinaconex, nêuđược những chuẩn mực kế toán Việt Nam chi phối đến kế toán chi phí xây lắp.Phần thực trạng và phần nêu giải pháp khớp với nhau hợp lý theo từng nội dung rõràng, cụ thể Điều này giúp người đọc dễ nắm bắt được vấn đề 1 cách dễ dàng
Trang 32Hạn chế: chưa nêu cụ thể cách thức phân bổ chi phí SXC cho công trình bệnhviện Đa khoa Phú Thọ, trong khoản mục chi phí máy thi công cũng có những mụccần phải phân bổ cho các công trình nhưng chưa được đề cập đến.Trong phần giảipháp hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy kế toán có nêu rằng công ty nên tuyểnthêm nhân viên kế toán là chưa tối ưu vì còn phải cân nhắc đến chính sách nhân sựcủa công ty.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu đã nêu ở trên đã nêu được kế toán chiphí xây lắp và tính giá thành công trình tại doanh nghiệp theo quyết định 15/ 2006QĐ-BTC, trong khóa luận tốt nghiệp của mình em sẽ nghiên cứu vấn đề này trong 1công ty cổ phần theo quyết định 48/2006 QĐ-BTC Chế độ kế toán doanh nghiệptheo QĐ 48 sẽ có những điểm giống về trình tự hạch toán nhưng có chút khác biệt
về tài khoản sử dụng và cách thức áp dụng chuẩn mực Kế toán Việt Nam
2.1.2 Ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành công trình trong Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Diên Hồng.
2.1.2.1 Tổng quan về công ty cổ phần xây dựng và thương mại Diên Hồng.
Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Diên Hồng ( tên cũ là Công ty Cổphần xây dựng và kinh doanh nhà Diên Hồng ) ngày 03/10/2000 nhận được giấyphép kinh doanh và đi vào hoạt động Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
0103000013 do sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI DIÊN HỒNG.
Tên giao dịch : DIEN HONG CONSTRUCTION AND TRADING JOIN STOCK COMPANY
Địa chỉ: số 20 - ngõ 102 Ngụy Như Kon Tum - Nhân Chính - Thanh Xuân - HN
Trang 33tầng các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp và thực hiện các dịch vụ xâydựng…
Công ty sử dụng vốn, nguồn lực có trách nhiệm phải bảo toàn và phát triểnvốn Ngoài vốn đã có công ty công ty được phép xây dựng các nguồn vốn khác đểkinh doanh và xây dựng các cơ sở vật chất Trong quá trình hoạt động, công ty cóquyền tự chủ kinh doanh, có con dấu riêng có nhiệm vụ lập, tổ chức thực hiện kếhoạch kinh doanh xây dựng, hoàn thành các hợp đồng kinh tế với các tổ chức, cơquan đơn vị đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trách nhiệm của mình đối với nhànước, cơ quan cấp trên theo luật định của công ty và nhà nước
Các ngành kinh doanh của Công ty:
Công ty hoạt động và kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký kinhdoanh:
- Thiết kế tổng mặt bằng công trình, thiết kế kiến trúc công trình, thiết kế nôịngoại thất công trình
- Giám sát thi công xây dựng, công trình dân dụng, công nghiệp;
- Thiết kế cơ - điện, xử lý chất thải, cấp thoát nước, thông gió;
- Quy hoạch, thiết kế kiến trúc công trình;
- Tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng các dự án nhà ở, văn phòng, khách sạn,
- Khảo sát, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nhà ở; côngnghiệp, giao thông, thủy lợi, hệ thống công trình cấp thoát nước, cấp nước
- Tư vấn, thực hiện các dự án về trồng cây xanh đô thị;
- Tư vấn bất động sản;
- Mua bán và cho thuê máy thiết bị xây dựng
- Tư vấn lập hồ sơ mời thầu các các công trình giao thông đường bộ, thủy lợi
- Trang trí lắp đặt nội ngoại thất;
- Dịch vụ cho thuê kho bãi, văn phòng; kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa
Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý công ty.
- Đại Hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, có
chức năng quyết định số Thành viên HĐQT có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệmthành viên HĐQT và và các quyền khác được quy định tại Điều lệ Công ty
Trang 34- Hội đồng quản trị : Là cơ quan quản lý của công ty, có quyền nhân danh
công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi cuả công tygiữa 2 nhiệm kỳ đại hội
- Ban Kiểm soát : Có chức năng kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của công ty
trong quản lý điều hành trong sản xuất kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán và báocáo tài chính của công trình
- Giám đốc điều hành: Do Hội đồng quản trị bầu ra thông qua Đại hội đồng
cổ đông Chịu trách nhiệm điều hành quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanhhàng ngày của Công ty theo mục tiêu, định hướng mà Đại hội đồng Cổ đông, Hộiđồng quản trị thông qua
- Phó Giám đốc: Do Hội đồng quản trị bầu ra, điều hành những công việc đã
được Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc giao Chịu trách nhiệm trước Hội đồngquản trị và Tổng Giám đốc điều hành về lĩnh vực phân công
- Các phòng ban: Có chức năng giúp cho Ban lãnh đạo, trực tiếp quản lý các
đơn vị trực thuộc Mỗi phòng ban có chức năng nhiệm vụ riêng biệt:
+ Phòng kế hoạch kỹ thuật: Là bộ phận tham mưu giúp việc trực tiếp cho Ban
giám đốc công ty trong việc chỉ đạo điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanhtrong công ty có kế hoạch và hiêu quả, đồng thời theo dõi việc thực hiện các hợp đồngkinh tế tham gia nghiệm thi thanh quyết toán các hợp đồng bên ngoài và trong nội bộcông ty
+ Phòng tài chính kế toán: Là phòng tham mưu cho Giám đốc về lĩnh vực tài
chính, tổ chức công tác tài chính kế toán ở công ty và các đơn vi trực thuộc, cónhiệm vụ cập nhật, xử lý và tổng hợp các thông tin từ đó phản ánh kịp thời mọi hoạtđộng sản xuất kinh doanh của công ty, lập báo cáo tài chính lên cấp có thẩm quyền
+ Phòng NVL thiết bị: Mua sắm, dự trữ, cân đối NVL, tìm nguồn hàng, cung
cấp nguyên vật liệu, bán thành phẩm mua ngoài, xuất NVL thành phẩm nội bộ Tổchức bộ máy tiến độ sản xuất, phối hợp ăn khớp với phân xưởng trong việc cungcấp bán thành phẩm, phân bố kế hoạch sản xuất, quản lý toàn bộ máy móc, dây truyền
+ Phòng hành chính: Quản lý nhân lực về các mặt điều hòa, bố trí, tuyển
dụng, đào tạo lao động Giải quyết các vấn đề tiền lương, BHXH Xây dựng bảnglương cho các bộ phận, giải quyết công tác chế độ chính sách đối với người lao