Đối tượng, phương pháp tập hợp giá thành sản phẩm 1. Đối tượng tính giá thành

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Hợp tác xã Xuân Long – Thành phố Huế (Trang 20 - 24)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

1.6. Đối tượng, phương pháp tập hợp giá thành sản phẩm 1. Đối tượng tính giá thành

Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.

Để xác định được đối tượng tính giá thành, bộ phận kế toán giá thành cũng phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm, đặc điểm sử dụng sản phẩm, nửa thành phẩm, các yêu cầu và trình độ quản lý, yêu cầu cung cấp thông tin cho việc ra quyết định trong doanh nghiệp, khả năng và trình độ quản lý, hạch toán, trình độ ứng dụng máy vi tính trong công tác kế toán của doanh nghiệp.

Xét về mặt tổ chức sản xuất :

Nếu tổ chức sản xuất đơn chiếc (như doanh nghiệp đóng tàu, công ty XDCB…) thì từng sản phẩm, từng công việc là đối tượng tính giá thành.

Nếu tổ chức sản xuất hàng loạt hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng thì đối tượng tính giá thành là từng loạt sản phẩm hoặc từng đơn đặt hàng.

Nếu tổ chức sản xuất nhiều loại sản phẩm, khối lượng sản xuất lớn (như dệt vải, sản xuất bánh kẹo…) thì mỗi loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành.

Xét về mặt quy trình công nghệ sản xuất :

Nếu quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoàn thành ở cuối quy trình sản xuất.

Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoàn thành hoặc có thể là nửa thành phẩm tự chế biến.

Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giá thành có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh.

1.6.2. Phương pháp tính giá thành

1.6.2.1. Cách tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ

Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, sử dụng một thứ nguyên liệu, thu được nhóm sản phẩm cùng loại với kích cỡ, sản phẩm khác nhau.

Đối tượng tập hợp chi phí là tập hợp theo nhóm sản phẩm của toàn bộ quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm trong quy trình đó.

Trình tự tính giá thành:

+ Đầu tiên là tổng cộng chi phí của quá trình sản xuất để xác định tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm.

+ Xác định tỷ lệ tính giá thành: Căn cứ vào giá thành kế hoạch hoặc giá thành định mức.

Tỷ lệ giá thành =

Tổng giá thành thực tế toàn bộ sản phẩm

x 100 Tổng giá thành theo kế hoạch (Định mức)

Xác định giá thành theo từng quy cách, kích cỡ, phân cấp trên cơ sở tỷ lệ:

Giá thành thực tế = Giá thành kế hoạch x Giá thành tỷ lệ 1.6.2.2. Cách tính giá thành theo phương pháp định mức

 Điều kiện áp dụng:

Doanh nghiệp có quy trình sản xuất ổn định

Doanh nghiệp đã xây dựng và quản lý được định mức

Trình độ tổ chức và tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của kế toán viên tương đối vững.

 Nội dung của phương pháp:

Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phí sản xuất chung để xác định giá thành định mức.

Tổ chức tập hợp chi phí sản xuất trong phạm vi định mức cho phép và số thoát ly so với định mức.

 Công thức xác định:

Giá thành

thực tế = Giá thành

định mức ± Chênh lệch do thay

đổi định mức ± Chênh lệch do thoát ly định mức 1.6.2.3. Cách tính giá thành theo phương pháp hệ số

Tính giá thành theo phương pháp hệ số áp dụng với những doanh nghiệp mà trong một chu kỳ sản xuất cùng sử dụng một thứ vật liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng sản phẩm.

 Xác định giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn:

Giá thành đơn vị sản

phẩm tiêu chuẩn = Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm Tổng số sản phẩm gốc

Quy đổi sản phẩm thu được của từng loại về sản phẩm tiêu chuẩn theo các hệ số quy định:

Số sản phẩm tiêu chuẩn = Số sản phẩm từng loại x Hệ số quy đổi từng loại

 Xác định giá thành của từng loại sản phẩm:

Tổng giá thành sản

xuất sản phẩm = Số lượng sản phẩm tiêu

chuẩn của từng loại x Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn 1.6.2.4. Cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn

Tính giá thành theo phương pháp giản đơn hay còn gọi là phương pháp trực tiếp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác (quặng, than, gỗ…).

Công thức tính tổng giá thành sản phẩm:

Tổng giá thành

sản phẩm = Chi phí SXKD dở

dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất

trong kỳ – Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ

Công thức tính giá thành sản phẩm đơn chiếc:

Giá thành sản phẩm đơn chiếc = Tổng giá thành sản xuất sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Hợp tác xã Xuân Long – Thành phố Huế (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w