1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HÌNH THỨC THÂM NHẬP CỦA CÔNG TY LIÊN DOANH VÀ CÔNG TY SỞ HỮU CON TOÀN BỘ KHI THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

33 2,4K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 469 KB

Nội dung

Cùng quản lý: Các bên cùng xây dựng bộ máy quản lý hoạt động doanh nghiệp, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngủ công nhân viên phục vụ, xây dựng môitrường hoạt động động nội bộ doanh

Trang 1

LIÊN DOANH VÀ CÔNG TY CON SỞ HỮU TOÀN BỘ 2

1.1 Hình thức công ty liên doanh quốc tế 2

1.1.1 Định nghĩa 2

1.1.2 Các hình thức liên doanh 2

1.1.3 Đặc điểm 3

1.1.4 Ưu nhược điểm 3

1.2 Hình thức công ty con sở hữu toàn bộ 5

1.2.1 Định nghĩa 5

1.2.2 Các hình thức thâm nhập của công ty con sở hữu toàn bộ 5

1.2.3 Đặc điểm 6

1.2.4 Ưu nhược điểm 7

PHẦN 2 PHÂN TÍCH HAI HÌNH THỨC THÂM NHẬP CỦA CÔNG TY LIÊN DOANH VÀ CÔNG TY SỞ HỮU CON TOÀN BỘ KHI THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 9

2.1 Phân tích phương thức thâm nhập vào thị trường Việt Nam của Coca-cola bằng hình thức liên doanh 9

2.1.1 Thông tin chung về công ty 9

2.1.2 Lĩnh vực hoạt động và danh mục sản phẩm 11

2.1.3 Kết quả kinh doanh Coca-cola năm 2010-2014 12

2.1.4 Giá trị thương hiệu 12

2.1.5 Thâm nhập vào thị trường Việt Nam 13

Trang 2

2.2 Phân tích hình thức thâm nhập bằng hình thức mua lại của Unicharm Nhật

vào Việt Nam – thương vụ mua lại 95% cổ phần công ty Diana Việt Nam 15

2.2.1 Thông tin công ty Diana Việt Nam và Unicharm Nhật Bản 15

2.2.2 Thương vụ mua lại Diana Việt Nam của Unicharm Nhật 16

PHẦN 3 KẾT LUẬN 20

Trang 3

PHẦN 1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ SO SÁNH GIỮA HÌNH THỨC

LIÊN DOANH VÀ CÔNG TY CON SỞ HỮU TOÀN BỘ

1.1 Hình thức công ty liên doanh quốc tế

1.1.1 Định nghĩa

Liên doanh là hình thức thịnh hành nhất của liên minh chiến lược của các MNC.Một khi đã hình thành liên minh chiến lược, các MNC không chỉ thành lập cácliên doanh, mà còn kí kết các hiệp định nghiên cứu thị trường, phát triển sảnphẩm chung, trao đổi công nghệ,… để hỗ trợ nhau phát triển

Liên doanh là hình thức mà hai hay nhiều hơn hai công ty độc lập cùng góp vốn

để hình thành nên một đơn vị kinh doanh mới

Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam đưa ra định nghĩa như sau: “ Doanh

nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập

tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam.

1.1.2 Các hình thức liên doanh

Có 4 hình thức liên doanh chủ yếu, mỗi hình thức trong đó chỉ gồm 2 đối tác.Tuy nhiên, các loại hình này cũng có thể được áp dụng cho các liên doanh nhiềuđối tác hơn

+ Liên doanh hội nhập phía trước (Forward integration joint venture): Tronghình thức liên doanh này, các bên thỏa thuận đầu tư cùng nhau trong các hoạtđộng kinh doanh thuộc mảng xuôi dòng - các hoạt động tiến dần đến việc sảnxuất các sản phẩm hoàn chỉnh hay phục vụ đến tận tay người tiêu dùng cuốicùng

Trang 4

Ví dụ : 2 công ty sản xuất cùng hợp tác mở 1 cơ sở bán lẻ

+Liên doanh hội nhập phía sau (Backward integration joint venture): Là hìnhthức liên doanh trong đó các công ty có dấu hiệu chuyển sang các hoạt động kinhdoanh thuộc mảng ngược dòng- các hoạt động tiến dần đến việc sản xuất và khaithác các nguyên liệu thô ban đầu

Ví dụ : 2 công ty sản xuất hợp tác cùng khai thác nguyên vật liệu

+Liên doanh mua lại (Buyback joint venture): Là hình thức liên doanh trong đócác đầu vào của nó được cung cấp hoặc/ và các đầu ra của nó được tiếp nhận bởitừng đối tác trong liên doanh

+Liên doanh đa giai đoạn (Multistage joint venture): Là hình thức liên doanhtrong đó một đối tác hội nhập trong mảng xuôi dòng trong khi đó đối tác kia hộinhập theo mảng ngược dòng Một liên doanh đa giai đoạn thường được thành lậpkhi một công ty sản xuất ra hàng hóa hay dịch vụ mà nhiều công ty khác cần

1.1.3 Đặc điểm

Cùng góp vốn: Các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh (các đối tác có thể góp

vốn bằng tiền mặt, day chuyền công nghệ, nhà xưởng, đất đai, quyền sử dụngmặt đất, mặt biển, phát minh sáng chế… Các bên cũng có thể đóng góp bằng khảnăng, kinh nghiệm quản lý, uy tin công ty, nhãn hàng hàng hóa Giá trị của vốngóp được xác định dựa vào thỏa thuận giữa các bên.)

Cùng quản lý: Các bên cùng xây dựng bộ máy quản lý hoạt động doanh nghiệp,

đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngủ công nhân viên phục vụ, xây dựng môitrường hoạt động động nội bộ doanh nghiệp liên doanh thích hợp với điều kiệncủa nước sở tại Thông thường số lượng thành viên tham gia Hội đồng quản trịcũng như mức độ quyết định của các bên đối với các vấn đề của doanh nghiệpphụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của mỗi bên

Trang 5

Cùng phân phối lợi nhuận: Các bên tham gia cùng tiến hành phân phối lợi nhuận

thu được của doanh nghiệp liên doanh sau khi đã thực hiên đầy đủ nghĩa vụ tàichính với nước sở tại Tỷ lệ phân chia lợi nhuận giữa các bên dựa theo tỷ lệ gópvốn Trong trường hợp doanh nghiệp phát hành cổ phiếu để tăng vốn thì cổ đông

sẽ được hưởng lợi tức cổ phần

Cùng chia sẻ rủi ro, mạo hiểm: Những rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động

của doanh nghiệp ( do quá trình thiết kế, nghiên cứu khả thi dự án không chuđáo, do biến động về chính trị, kinh tê, do những thay đổi của hệ thống pháp lý,

do cạnh tranh hay do những nhân tố bất ngờ khác) sẽ do các bên tham gia gánhchịu theo tỷ lệ phân chia như đối với lợi nhuận

1.1.4 Ưu nhược điểm

1.1.4.1 Ưu điểm

Liên doanh quốc tế cho phép thâm nhập nhanh hơn và ít tốn kém chi phí hơn vàothị trường nước ngoài có thể là đạt được bằng cách mua lại một công ty đanghiện có pháp quyền và bắt đầu thành lập một liên doanh mới

Các liên doanh quốc tế cung cấp sự thâm nhập nhanh chóng vào kênh phân phối,

và họ cung cấp cách tiếp cận cho các đối tác để kiến thức và bí quyết công nghệcủa thị trường nội địa, thúc đẩy khả năng thành công của các liên doanh các đốitác nước nhà cũng sẽ thường có những mối quan hệ sẵn có với các nhà cung cấp

và khách hàng chính, và thông thạo trong ngôn ngữ và các thủ tục hải quan Những lợi ích này đặc biệt quan trong cho các công ty nhỏ và vừa không có đủvốn, nguồn lực và chuyên môn cần thiết để theo đuổi các cơ hội trừ khi nó có thểchia sẽ rủi ro và chi phí thông qua một liên minh như liên doanh quốc tế

Các liên doanh quốc tế cho phép đối tác phát triển nhanh chóng, chi phí hiệu quả

và uy tín (do sử dụng nguồn danh tiếng của đối tác) ở thị trường nội địa Các đối

Trang 6

tác của một liên doanh có thể tận dụng năng lực của các bên để nâng cao khảnăng cạnh tranh.

Ngoài ra còn hạn chế được các rủi ro chính trị

Việc thực hiện liên doanh cho phép các đối tác có thể thực hiện được mục tiêuchiến lược của mình thông qua việc tận dụng lợi thế lẫn nhau

- Liên doanh giữa GMC (Hoa Kỳ) và Toyota trong việc thành lập nhà máy NewUnited Motor đã cho phép Toyota có thể thâm nhập vào thị trường của Hoa Kỳ,ngược lại GMC có thể tận dụng được kỹ thuật và các cách tiếp cận trong quản trị

và suy thoái của nền kinh tế có thể gây khó khăn trong việc dự đoán và có nhữngtác động đến liên doanh quốc tế xấu đi

Vì bản chất của nó cũng giống như tất các quan hệ đối tác khác, lợi nhuận bị chia

sẻ Vấn đề quản lý phát sinh, mặc dù đã có cơ chế phù hợp nhầm giải quyết cáctranh chấp, vì triết lý quản lý khác nhau giữa các đối tác Các đối tác cũng sẽnhận ra những điều mà không mong đội và cũng không đủ linh hoạt để có thểthay đổi và thích ứng với các yêu cầu liên quan đến hoạt động kinh doanh Liêndoanh cũng thường gặp khó khăn tận dụng một thực thể, đặc biệt đối với cáckhoản nợ, vì họ bị hạn chế về thời gian và do đó thiếu tinh lâu dài Trừ khi mộtliên doanh quốc tế được tài trợ vốn đầy đủ, có đủ tài chính trả nợ, có thể là tất cả,

Trang 7

có thể được đảm bảo, toàn bộ hay một phần, bởi các đối tác liên doanh, việc đólàm tăng mức độ rủi ro trong kinh doanh

Một bất lợi tiềm tàng khác của liên doanh quốc tế đó là khả năng tạo ra đối thủcạnh tranh hay đối thủ tiềm tàng trong hình thái là một đối tác kinh doanh Điềunày có thể được giải quyết bằng cách không cạnh tranh, không chào mời và bảomật quy định hợp đồng liên doanh

Một khi có mâu thuẫn trong quản lí hay không tận dụng được các lợi thế củatừng bên, thì các liên doanh sẽ trở thành thảm họa như sự thất bại của liên doanhWalmart-Cifera ở Mexico những năm 90:

- Hình thức liên doanh đem lại nhiều lợi thế cho cả nhà đầu tư 2 bên Đốivới công ty Cifera, khi tham gia liên doanh, ngoài việc phân chia lợi nhuận theo

tỷ lệ vốn góp, Cifra còn có điều kiện tiếp cận với công nghệ hiện đại, phong cách

và trình độ quản lý kinh tế tiên tiến của Wal-Mart và ngược lại Đối vớiWalMart, lợi thế được hưởng là được đảm bảo khả năng thành công cao hơn domôi trường kinh doanh, pháp lý hoàn toàn xa lạ nếu không có bên Cifera thì sẽgặp rất nhiều khó khăn, được nhà nước Mexico dễ dàng chấp nhận hơn hình thức100% vốn đầu tư nước ngoài và Cifera là công ty bán lẻ lớn nhất Mexico nênthương hiệu và uy tín của họ đã quen thuộc với thị trường này, họ đã tạo đượclòng tin đối với khách hàng và có được những kinh nghiệm phù hợp với đặcđiểm riêng của Mexico

- Tuy nhiên, Walmart đã áp đặt rập khuôn hệ thống phân phối đã từng rấtthành công ở thị trường Mỹ vào liên doanh ở thị trường Mexico mà không sửdụng ưu thế kinh nghiệm của Cifera Cơ sở hạ tầng nghèo nàn, đường xá đôngđúc, và thiếu tác dụng đòn bẩy với các nhà cung ứng hàng đã gây ra các vấn đề

về việc trữ hàng, làm tăng chi phí và giá bán Trong lúc các phương thức bán lẻcủa nó rất hợp với thị trường Mỹ, nhưng lại không hiệu quả ở các nước nơi mà

Trang 8

cơ sở hạ tầng khác với thị trường Mỹ, thị hiếu và sở thích khách hàng cũng khác,

và các nhà bán lẻ có sẵn ở đó đã chiếm lĩnh thị trường

1.2 Hình thức công ty con sở hữu toàn bộ

1.2.1 Định nghĩa

Công ty con sở hữu toàn phần (Wholly owned subsidiaries) là một hình thức đầu

tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong đó nhà đầu tư giữ quyền sở hữu hoàn toàn(100%) tài sản ở nước ngoài Phương thức này giúp tăng cường sự kiểm soát và

sự linh hoạt cho các nhà đầu tư nước ngoài, cho phép những nhà quản trị doanhnghiệp ra quyết định độc lập mà không gặp phải sự cản trở hay trì hoãn từ cácnhân tố địa phương như trong các hình thức khác Công ty mẹ nắm 100% quyền

sở hữu việc kinh doanh và có quyền kiểm soát quản lý hoàn toàn đối với cáchoạt động của doanh nghiệp

1.2.2 Các hình thức thâm nhập của công ty con sở hữu toàn bộ

Mua lại và sáp nhập

Mua lại và sáp nhập M&A (Mergers & Acquisitions) là hoạt động giành quyền

kiểm soát doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp (gọi chung là doanh nghiệp)thông qua việc sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó

Mục đích của M&A là giành quyền kiểm soát doanh nghiệp ở mức độ nhất địnhchứ không đơn thuần là chỉ sở hữu một phần vốn góp hay cổ phần của doanhnghiệp như các nhà đầu tư nhỏ lẻ Vì vậy, khi một nhà đầu tư đạt được mức sởhữu phần góp vốn, cổ phần của doanh nghiệp đủ đề tham gia, quyết định các vấn

đề quan trọng của doanh nghiệp thì khi đó mới có thể coi đây là hoạt độngM&A Ngược lại thì chỉ được coi là hoạt động đầu tư thông thường

M&A có đặc điểm quan trọng, đầu tiên là hình thức thực thi nhanh chóng Bằngviệc mua lại công ty đang hoạt động, nhà đầu tư có thể nhanh chóng xây dựng sựhiện diện của mình có mặt tại thị trường nước ngoài mục tiêu Khi công ty

Trang 9

Daimle-Benz quyết định thâm nhập vào thị trường Mỹ thay vì lựa chọn hìnhthức xây dựng mới có thể mất vài năm để xây dựng Thay vào đó Daimle-Benzquyết định mua lại ba công ty xe ô tô của Mỹ, Chrysler, và sáp nhập hai công tylại thành DaimlerChrysler.

Thứ hai, trong nhiều trường hợp các công ty quyết định thực hiện việc mua lạinhằm giành quyền ưu tiên trước đối thủ Đòi hỏi của việc giành quyền đi trướcnày thường diễn ra phần lớn các thị trường có khả năng toàn câu hóa cao, nhưlĩnh vực truyền thông, kết hợp với bãi bỏ điều tiết của nhà nước và quy định tự

do hóa đầu tư quốc tế khiến cho việc các công ty thâm nhập vào thị trường nướcngoài dễ dàng hơn nhiều thông qua hình thức mua lại

Thứ ba, các nhà quản trị tin rằng việc mua lại ít rủi ro hơn là xây dựng mới Khicông ty thực hiện việc mua lại, nó sẽ mua lại toàn bộ hệ thống các tài sản, thiết

bị tạo ra doanh thu và chuỗi lợi nhuận Ngược lại, doanh thu và lợi nhuận từ việcxây dựng mới là không chắc chắn bởi vì nó chưa chắc đã tồn tại Khi một công

ty thực hiện việc mua lại tại thị trường nước ngoài, nó không chỉ là mua lại tàisản hữu hình, như nhà máy, hệ thống logistics, hệ thống chăm sóc khách hàng,v v, nhưng nó cũng mua lại có những tài sản vô hình bao gồm thương hiệu địaphương, kiến thức của nhà quản trị về môi trường kinh doanh của quốc gia đó

Xây dựng mới

Xây dựng mới là việc một công ty đầu tư để xây dựng một cơ sở sản xuất, cơ sởmarketing hay cơ sở hành chính mới, trái ngược với việc mua lại những cơ sởsản xuất kinh doanh đang hoạt động Như tên gọi đã thể hiện, hãng đầu tưthường mua một mảnh đất trống và xây dựng nhà máy sản xuất, chi nhánhmarketing, hoặc các cơ sở khác để phục vụ cho mục đích sử dụng của mình.Lợi thế lớn nhất của việc thực hiện việc xây dựng mới ở công ty nước ngoàichính là nó đem lại cho công ty khả năng xây dựng loại công ty chi nhánh mà

Trang 10

công ty mong muốn Ví dụ, nó sẽ dễ dàng xây dựng văn hóa tổ chức từ một đốnglộn xộn hơn là thay đổi văn hóa của một đơn vị mua lại Tương tự, việc thiết lập

lộ trình hoạt động tại chi nhánh mới dễ dàng hơn nhiều so với việc chuyển đổiquy trình hoạt động của một đơn vị mua lại Đây cũng là lợi thế quan trọng đốivới các công ty quốc tế, nơi mà việc chuyển các sản phẩm, năng lực, kỹ năng và

bí quyết từ việc thành lập chi nhánh mới của công ty là một cách tạo ra giá trị.Lincoln Electric là một ví dụ điển hình, một nhà sản xuất thiết bị hàn cơ điện của

Mỹ, lần đầu tiên đầu tư ra nước ngoài giữa năm 1980 bằng cách mua lại cáccông ty sản xuất thiết bị hàn cơ điện của Châu Âu Tuy nhiên, lợi thế cạnh tranhcủa Lincoln của Mỹ dựa trên văn hóa tổ chức mạnh mẽ và hệ thống các động lựckhuyến khích nhân viên của nó làm mọi việc có thể để tăng khả năng sản xuất.Lincoln đã nhận ra kinh nghiệm rằng là việc chuyển giao văn hóa công ty vànhững động lực sang công ty mua lại có một văn hóa và những động lực khácbiệt là không thể Do đó, công ty đã thay đổi chiến lược thâm nhập vào giữa năm

1990 và bắt đầu thâm nhập vào các thị trường nước ngoài bằng việc xây dựngmới

Bất lợi lớn nhất của việc xây dựng mới chính là cũng chính là lợi ích của nó, xâydựng mới thiết lập rất chậm chạp Việc này quá rủi ro Bời vì với các công tymới, doanh thu và lợi nhuận tương lại là dường như không chắc chắn Tuy nhiênnếu như công ty đã thành công ở thị trường nước khác và hiểu cần phải làm gìkhi kinh doanh nước ngoài, thì rủi ro này được giảm bớt

1.2.3 Đặc điểm

- Sự cam kết nguồn lực tài trợ lớn : Quyết định thiết lập các công ty con/ cơ

sở trực thuộc 100% vốn từ công ty mẹ gắn liền với sự cam kết ở mức độ caonhất ở khía cạnh cung cấp nguồn lực và khả năng hỗ trợ, so với các hình thứcđầu tư FDI khác

- Thiết lập cơ sở đại diện và vận hành ở quốc gia chủ nhà: Thông qua hìnhthức thiết lập các công ty con ở quốc gia chủ nhà, các MNCs duy trì cơ sở dại

Trang 11

diện và thiết lập mối liên hệ trực tiếp với khách hàng, nhà trung gian phân phối,nhà cung cấp, cơ quan quản lí quản lý của nước sở tại, và với các khách hàng.Năng lực hiệu quả ở quy mô toàn cầu: Triển khai nhiều công ty con ở các quốcgia khác nhau, các MNC có thể tăng cường tính hiệu quả của mình ở quy môtoàn cầu bằng cách lựa chọn lĩnh vực hoạt động của công ty (chế tạo, kinhdoanh…) phù hợp nhất với các thế mạnh và điều kiện của quốc gia chủ nhà

- Rủi ro đáng kể và sự không chắc chắn: Hình thức công ty con sở hữu toànphần đưa đến mức độ rủi ro cao nhất bởi vì chiến lượng này yêu cầu sự đầu tưđáng kể vào địa phương dưới dạng tài sản cố định và dài hạn Vì thế MNCs khinày phải đối mặt với các rủi ro quốc gia nước chủ nhà (rủi ro thể chế, rủi rochính trị) như sự can thiệp của chính phủ hoặc tình trạng lạm phát Bên cạnh đó,

sự linh hoạt của công ty bị giảm đi đáng kể cũng là một nguyên nhân làm tăngrủi ro

- Chịu tác động mạnh và gắn liền với các yếu tố văn hóa, xã hội của quốcgia chủ nhà : Nhằm duy trì cam kết gắn bó lâu dài ở thị trường nước ngoài, cácMNCs phải theo sát với sự đa dạng mạnh mẽ trong các yếu tố văn hóa, xã hội địaphương nhằm giảm thiểu các rủi ro tiềm năng

1.2.4 Ưu nhược điểm

Ưu điểm

Lợi thế cạnh tranh của công ty là dựa trên lợi thế về công nghệ, công ty con sởhữu toàn bộ thường được ưa chuộng hơn vì nó giảm thiểu rủi ró mất kiểm soátnhững lợi thế này Các công ty có công nghệ cao cũng ưa chuộng hình thức thâmnhập này khi mở rộng ra nước ngoài ( ví dụ như các công ty bán dẫn, đồ điện,ngành công nghiệp dược )

Công ty con sở hữu toàn bộ đưa ra việc kiểm soát hoạt động chặt chẽ ở các quốcgia khác nhau Việc quản lý như thế sẽ rất cần thiết trong việc tích hợp các hoạt

Trang 12

động chiến lược toàn cầu ( chẳng hạn như dùng lợi nhuận từ nước này hỗ trợcạnh trạnh thâm nhập thị trường khác).

Công ty có thể chủ động lựa chọn vị trí xây dựng và cũng như thiết lập mới vănhóa kinh doanh của công ty và tránh được những hạn chế của chính phủ địaphương về việc mua lại

Ngoài ra, công ty con sở hữu toàn bộ cũng đòi hỏi nếu công ty cố gắng tính kinh

tế theo địa điểm và hiệu ứng kinh nghiệm, khi áp lực giảm chi phí tăng, công tythiết lập được chuỗi giá trị mà theo đó giá trị thêm vào mỗi khâu là được tối đahóa Do đó các chi nhánh ở các nước sẽ chuyên môn hóa sản xuất một phần dâychuyền sản phẩm hoặc thành phần nhất định của sản phẩm cuối cùng, trao đổicác thành phần và sản phẩm trong hệ thống nhà máy toàn cầu Việc thành lậpnhững hệ thống sản xuất toàn cầu như vậy đòi hỏi cường độ kiểm soát hoạt độngcủa mỗi chi nhánh Các hoạt động khác nhau phải sẵn sàng chấp nhận các quyếtđịnh tập trung như họ sản xuất như thế nào, họ sản xuất bao nhiêu và làm thế nàophần đầu ra sẽ được chuyển sang hoạt động kế tiếp Bởi vì các hình thức cấpphép hay đối tác liên doanh không chấp nhận vai trò phụ thuộc, do đó việc thànhlập công ty con sở hữu là cần thiết

Cuối cùng việc thành lập công ty con sở hữu toàn bộ đem lại lợi nhuận cho công

ty 100% ở thị trường nước ngoài

Nhược điểm

Việc thành lập công ty con sở hữu toàn bộ là một hình thức tốn kém nhất khithâm nhập vào thị trường nước ngoài từ quan điểm đầu tư vốn Công ty phải chịutoàn bộ chị phí đầu tư và rủi ro thiết lập hoạt động nước ngoài Rủi ro liên quanđến việc kinh doanh trong môi trường văn hóa mới sẽ ít hơn nếu công ty mua lạimột công ty của nước chủ nhà Tuy nhiên, mua lại cũng gây ra nhiều vấn đề phátsinh thêm, bao gồm việc liên quan đến cố gắng thích nghi với nền văn hóa doanh

Trang 13

nghiệp của công ty chủ nhà Những vấn đề này có thể là nhiều hơn so với việc

bù đắp những khoản lợi ích nhận được từ việc mua lại một công ty

Sự lựa chọn giữa việc mua lại hay xây dựng mới hoàn toàn không phải dễ dàng

Cả hai hình thức đều có lợi thế và bất lợi của họ Nói chung, sự lựa chọn sẽ phụthuộc vào hoàn cảnh mà công ty đối mặt với Nếu công ty đang tìm cách thâmnhập một thị trường mà trong đó đã có các công ty đã và đang hoạt động, mà ở

đó các đối thủ cạnh tranh toàn cầu cũng quan tâm đến việc hiện diện, mua lại cóthể là một hình thức thâm nhập tốt

Trong đó hoàn cảnh, xây dựng mới có thể là quá chậm chạp trong việc thiết lậpmột sự hiện diện đáng kể Tuy nhiên, nếu công ty có ý định mua lại, ban quản trịnên được nhận thức rõ về những rủi ro để thảo luận và xem xét những vấn đề đóquyết định khi nào công ty tiến hành mua Lộ trình xây dựng mới chậm hơnnhưng còn tốt hơn là việc mua lại sai lầm Nếu công ty đang xem xét thâm nhậpmột quốc gia mà không có đối thủ cạnh tranh trong ngành thì xây dựng mới làhình thức duy nhất Ngay cả khi các công ty trong ngành tồn tại, nếu lợi thế cạnhtranh của công ty dựa trên việc chuyển giao năng lực tổ chức, kĩ năng, thới quen

và văn hóa, thì việc xây dựng mới là một hình thức thâm nhập tốt hơn Nhữngthứ như kỹ năng và văn hóa tổ chức, là những kiến thức quan trọng rất khó đểnói rõ ràng và hệ thống hóa, do đó mà xây dựng mới hoàn toàn là hoàn toàn dễdàng hơn là mua lại một công ty thì công ty phải vượt qua thói quen và văn hóacủa công ty mua lại Vì vậy, các công ty như McDonald’s và Lincoln Electrichay sử dụng hình thức xây dựng mới khi thâm nhập vào thị trường quốc tế

1.2.5 So sánh hai hình th c liên doanh và công ty con s h u toàn b ức liên doanh và công ty con sở hữu toàn bộ ở hữu toàn bộ ữu toàn bộ ộ

góp vốn bằng tiền mặt, dây

chuyền công nghệ,

Giá trị của vốn góp được xác định dựa vào thoả thuận giữa các bên.

• Quyết định thiết lập các công

ty con/ cơ sở trực thuộc

100% vốn từ công ty mẹ gắn

liền với sự cam kết ở mức độ cao nhất ở khía cạnh cung cấp nguồn lực và khả năng hỗ trợ.

Trang 14

Quản lýCác bên cùng quản lý hoạt động

doanh nghiệp, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân viên phục vụ, xây dựng môi trường hoạt động nội bộ doanh nghiệp liên doanh.

S ố lượng thành viên tham gia Hội đồng quản trị cũng như mức

độ quyết định của các bên đối

với các vấn đề của doanh nghiệp

phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp của mỗi bên.

Đối với xây dựng hoàn toàn mới, công ty mẹ có toàn quyền quản lý các hoạt động

của công ty con.

Đối với M&A thì công ty đầu

tư cũng có quyền tham gia các hoạt động kiểm soát của

doanh nghiệp theo mức độ đầu tư.

hành phân phối lợi nhuận thu

được của doanh nghiệp liên doanh sau khi đã thực hiện đầy

đủ nghĩa vụ về tài chính với nước sở tại

• Tỷ lệ phân chia lợi nhuận giữa

các bên dựa theo tỷ lệ góp vốn.

Đối với xây dựng hoàn toàn mới, công ty đầu tư hưởng toàn bộ lợi nhuận.

Đối với M&A thì công ty đầu

tư được chia lợi nhuận theo mức độ đầu tư.

nghiên cứu khả thi dự án không chu đáo, do biến động

về chính trị, kinh tế, do những thay đổi của hệ thống pháp lý,

do cạnh tranh hay do những nhân tố bất ngờ khác) sẽ do các

bên tham gia gánh chịu theo tỷ

lệ phân chia như đối với lợi

nhuận

Mức độ rủi ro cao nhất bởi

vì chiến lượng này yêu cầu sự đầu tư đáng kể vào địa

phương dưới dạng tài sản cố định và dài hạn.

• Đối mặt với các rủi ro quốc

gia nước chủ nhà (rủi ro thể chế, rủi ro chính trị) như sự

can thiệp của chính phủ hoặc tình trạng lạm phát.

• Thường được các công ty lựa chọn khi tham gia vào thị trường mà công ty đã tìm hiểu

kỹ, có kỹ năng và nguồn lực quan trọng để gia nhập thị trường mà không cần sự giúp

đỡ của các doanh nghiệp cùng ngành trong thị trường và thị trường đó có rủi ro thấp.

Trang 15

PHẦN 2 PHÂN TÍCH HAI HÌNH THỨC THÂM NHẬP LIÊN DOANH

VÀ CÔNG TY SỞ HỮU CON TOÀN BỘ KHI THÂM NHẬP VÀO THỊ

TRƯỜNG VIỆT NAM

2.1 Phân tích phương thức thâm nhập vào thị trường Việt Nam của cola bằng hình thức liên doanh.

Coca-2.1.1 Thông tin chung về công ty

Câu chuyện bắt đầu ngày 8 tháng 5 năm 1886, tại bang Atlanta, Georgia, Hoa

Kỳ, một dược sĩ tên là John S Pemberton, chủ của một phòng thí nghiệm và hiệuthuốc tư nhân đã mày mò, thử nghiệm và pha chế một loại sirô có một hươngthơm đặc biệt, màu nâu nhạt, như một loại nước thuốc bình dân để chống đauđầu và mệt mỏi Lúc đó, Coca-cola có tên gọi là Pemberton’s France Wine Coca.Ông đem chiếc bình này đến hiệu thuốc của Jabco, hiệu thuốc lớn nhất ở Atlantathời bấy giờ và cho ra mắt công chúng với giá 5 xu một cốc Ngay sau đó ngườitrợ lý của John Pemberton là ông Frank M Robinson đã đặt tên cho loại sirô này

là Coca-cola và ông tự thiết kế nét chữ, kiểu chữ Coca-cola mà ngày nay vẫnđược sử dụng Khi mới sáng chế ra loại nước giải khát này, Pemberton đã đi tiếpthị khắp mọi nơi Nhưng Pemberton phải thất vọng vì thứ nước màu nâu này làmột loại thuốc chứ không phải là một loại nước giải khát Vào năm đầu, mỗingày chỉ bán được vẻn vẹn 9 ly Số phận của loại nước giải khát này không dừnglại ở đây mà nó chỉ mới bắt đầu phát triển và phát triển không ai ngờ tới

Thật tình cờ, công thức pha chế Coca-cola được hoàn thiện vào mùa hè năm đó.Một khách hàng bước vào tiệm thuốc và yêu cầu một ly Coca-cola Người bánhàng đã nhầm lẫn pha sirô Coca-cola với sô đa thay vì với nước lọc bình thườngnhư công thức pha chế của Pemberton Nhờ sự cố nhầm lẫn đó mà Coca-cola lại

Trang 16

có hương vị ngon miệng và sảng khoái khác thường Coca-cola khi đó mới thực

sự là nước giải khát có thể phục vụ số đông người tiêu dùng Từ đó, Coca-colađược tiêu dùng từ 9 đến 15 ly một ngày Pemberton đã hết sức quảng cáo khắpcác tiệm thuốc tại Atlanta nhưng ông đã bị lỗ Năm 1888, ông đã bán 2/3 doanhnghiệp để bù lỗ và giữ cho việc kinh doanh tiếp tục, ông cũng mất vào năm đó.Năm 1891: Asa G.Candler một dược sĩ đồng thời là thương gia ở Atlanta, ôngcho rằng không có thứ nước giải khát nào có thể so sánh được với Coca-cola.Nhận thấy tiềm năng to lớn của Coca-cola nên ông đã quyết định mua lại côngthức cũng như toàn bộ quyền sở hữu Coca-cola với giá 2.300 USD Coca-cola đãbước sang một trang mới

Năm 1892: Candler cùng với những người cộng tác khác thành lập công ty cổphần sản xuất sirô tại Georgia và đặt tên là “Công ty Coca-cola” Từ đó logo củaCoca-cola xuất hiện trên khắp nước Mỹ Với chiến dịch quảng cáo rầm rộ, logoCoca-cola được sơn trên tường, xuất hiện trên những poster và những nơi phục

vụ đồ uống ở khắp các chợ, ngay cả những dụng cụ ở trong nhà như lịch, ly, táchcũng được in hình biểu tượng Coca-cola

Năm 1893: Thương hiệu Coca-cola lần đầu tiên được đăng ký quyền sở hữucông nghiệp tại văn phòng US.Palant Từ đó Coca-cola trở thành công ty Coca-cola độc quyền Đó là một ý tưởng tuyệt vời để tăng doanh số tiêu thụ lại vừađảm bảo chất lượng và có thể giữ gìn công thức pha chế cho Coca-cola Ngườicha thứ hai của Coca-cola này còn có những ý tưởng kinh doanh sáng tạo, thuậntiện cho khách hàng, thay vì bán Coca-cola đậm đặc, Candler đã pha chế sẵn đểtiện cung cấp cho khách hàng ngay lập tức

Không muốn bó buộc mình ở Atlanta, Coca-cola đã vươn mình sang nhiều nơikhác như Dalas, Texas Năm 1894, tại bang Misusipi, nhà máy đóng chai đầutiên của Coca-cola ra đời

Ngày đăng: 11/08/2016, 18:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w