1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giả sử là CEO của công ty Circle K muốn xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Phân tích và đánh giá tính hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam

28 651 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 353,5 KB

Nội dung

Xã hội ngày càng phát triển đi kèm với nó giao thương, hợp tác có lợi , các doanh nghiệp giờ đây không chỉ kinh doanh trong nước mà còn có mục tiêu hướng đến nhiều thị trường nước ngoài khác. Tham gia vào các hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế sẽ đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích, mở ra nhiều cơ hội phát triển đồng thời thu được lợi nhuận cao hơn. Để đạt được điều này thì việc đánh giá tính hấp dẫn của 1 thị trường là rất quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp, cho doanh nghiệp biết mình có những cơ hội và thách thức gì để từ đó có những chiến lược cụ thể . Để tìm hiểu rõ hơn về sức hút thị trường Việt Nam đối với các thương hiệu ngành bán lẻ , nhóm 2 quyết định chọn đề tài: “Giả sử là CEO của cty Circle K muốn xâm nhâp vào thị trường VN. Phân tích và đánh giá tính hấp dẫn của cty đó ở Việt Nam”.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

- -BÀI THẢO LUẬN

ĐỀ TÀI: Giả sử là CEO của công ty Circle K muốn xâm nhập vào thị trường Việt Nam Phân tích và đánh giá tính hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam.

Giáo viên hướng dẫn : Ths Nguyễn Thị Vân

Hà Nội, 2017

Trang 2

Lời mở đầu

Xã hội ngày càng phát triển đi kèm với nó giao thương, hợp tác có lợi , các doanhnghiệp giờ đây không chỉ kinh doanh trong nước mà còn có mục tiêu hướng đếnnhiều thị trường nước ngoài khác Tham gia vào các hoạt động kinh doanh trênthị trường quốc tế sẽ đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích, mở ra nhiều cơ hộiphát triển đồng thời thu được lợi nhuận cao hơn Để đạt được điều này thì việcđánh giá tính hấp dẫn của 1 thị trường là rất quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng đến sựthành công hay thất bại của doanh nghiệp, cho doanh nghiệp biết mình có những

cơ hội và thách thức gì để từ đó có những chiến lược cụ thể Để tìm hiểu rõ hơn vềsức hút thị trường Việt Nam đối với các thương hiệu ngành bán lẻ , nhóm 2 quyếtđịnh chọn đề tài: “Giả sử là CEO của cty Circle K muốn xâm nhâp vào thị trường

VN Phân tích và đánh giá tính hấp dẫn của cty đó ở Việt Nam”

Trang 3

I Thực trạng ngành bán lẻ Việt Nam trước khi Circle K vào VN

Sau khi gia nhập WTO , thị trường bán lẻ Việt Nam liên tục phát triển theo hướng không ngừng gia tăng về quy mô cũng như chất lượng của hệ thống phân phối bán

lẻ , gia tăng số lượng các điểm bán lẻ, gia tăng tỷ trọng các hình thức bán lẻ hiện đại bao gồm các trung tâm thương mại, siêu thị,cửa hàng tiện lợi… , giảm tỷ trọng các hình thức kinh doanh bán lẻ truyền thống bao gồm chợ và các cửa hàng bán lẻ quy mô hộ gia đình

Một loạt các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực phân phối đã có mặt và hoạt động mạnh mẽ tại Việt Nam: Metro, Big C, Parkson, Welcome, Zen Plaza, Diamond Plaza,… Trong đó, Metro đã có 8 trung tâm ở TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ Big C cũng góp mặt tại TP.HCM, Hà Nội, Đồng Nai Trong 10 năm có mặt tại Việt Nam, Tập đoàn Casino đã khai thác hiệu quả 7 đại siêu thị mang thương hiệu Big C tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Hải Phòng và

Đà Nẵng Parkson cũng đã mở rộng 5 trung tâm thương mại tại TP.HCM, Hà Nội

và Hải Phòng Riêng thương hiệu Welcome thuộc Tập đoàn Dairy Farm thì cũng

đã liên kết với Công ty Đông Hưng để mở 3 siêu thị từ năm 2006

Không kém các thương hiệu nước ngoài, các thương hiệu trong nước như:

Co.opMart, Citimart, Maximark, Vinatex, Fivimart, Citimart, BD Mart,

HaproMart, Satra, Fahasa,… đều tăng tốc đầu tư hạ tầng thương mại để tăng số lượng điểm kinh doanh Các doanh nghiệp Việt Nam đều sở hữu lợi thế hơn các doanh nghiệp nước ngoài khi am hiểu thị trường nội địa, đặc tính, thói quen mua sắm của người tiêu dùng, hiểu rõ luật pháp, chính sách của Việt Nam Bên cạnh đó với sự xuất hiện của những nhà phân phối nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam có khả năng tiếp cận công nghệ mới, phương thức mới trong phân phối và quản lý phân phối, học hỏi kinh nghiệm, hợp tác trong phân phối của các doanh nghiệp nước ngoài

Trang 4

Mặt khác, kênh bán lẻ tại Việt Nam vẫn có cơ sở phát triển khi người tiêu dùng Việt Nam vẫn rất tự tin trong chi tiêu ngay cả trong tình hình lạm phát và khủng hoảng trầm trọng về tài chính trên thế giới Theo điều tra của TNS- một đơn vị nghiên cứu thị trường, so với năm 2006, mức chi tiêu của người có thu nhập trung bình chỉ tăng 14,3%, người có thu nhập thấp giảm 17,2% thì người có thu nhập caotăng 46,5% Một điều đáng chú ý nữa là, có tới 70% người Việt Nam có lứa tuổi dưới 40 nên nhu cầu chi tiêu sẽ lớn Như vậy cũng đồng nghĩa với việc giới trẻ Việt Nam chiếm số đông và nghiêng về xu hướng chọn kênh siêu thị, trung tâm thương mại để sử dụng ngày càng nhiều Ngay trong giai đoạn 2005-2008, sự có mặt của các thương hiệu siêu thị trong và ngoài nước cũng đã khiến 50% số gia đình ở thành thị mua sắm qua siêu thị mỗi tháng Số tiền chi tiêu ở kênh siêu thị cũng ngày càng nhiều hơn, số lần đến siêu thị cũng ngày càng thường xuyên hơn

Do đó, năm hay tám siêu thị, trung tâm thương mại chưa phải là con số dừng lại của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài có mặt tại Việt Nam thời điểm lúc bấy giờ BởiTP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng,… luôn là những thị trường được chọn khai thác trước tiên khi các thương hiệu bán lẻ mạnh từ nước ngoài muốn bước chân vào Việt Nam.Năm 2008,Việt Nam nổi lên là thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất toàn cầu Xét về quy mô, thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn nhỏ so với các nước khốiASEAN, nhưng có tốc độ tăng trưởng nhanh

Phần lớn các kết quả điều tra đều cho thấy, trong những năm trước 2008,các kênh siêu thị, trung tâm thương mại luôn là phân khúc thị trường mà doanh nghiệp trongnước phải tăng tốc phát triển, cạnh tranh lẫn nhau về địa điểm, thời điểm để thêm

cơ hội trước khi thị trường mở rộng cửa Tuy vậy, không hẳn doanh nghiệp sản xuất nào cũng chọn kênh siêu thị, trung tâm thương mại để mở rộng thị trường.Tuysiêu thị, trung tâm thương mại là kênh bán lẻ hiện đại với nhiều ưu thế về số lượng,chủng loại hàng hóa và giá cả cạnh tranh,… nhưng không vì vậy mà người tiêu dùng bỏ qua những cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện lợi quy mô nhỏ Do đó, những cửa hàng tiện lợi như “Shop and Go”, V-mart, “a-1 mart”, G7mart, cửa hàng Co.op,… vẫn thu hút những đối tượng khách hàng rất riêng Và đây cũng là phân khúc thị trường khá hấp dẫn doanh nghiệp nước ngoài thời điểm bấy giờ

II Giới thiệu khái quát về Circle K

II.1 Giới thiệu chung về Circle K

Bắt đầu từ năm 1951 tại bang Texas, Mỹ, tới nay, Circle K đã trở thành một trong những thương hiệu cửa hàng tiện lợi uy tín rộng khắp, nổi tiếng trên toàn

Trang 5

thế giới vì chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt vời với hơn 11,000 cửa hàng, bao gồm:

Hơn 9,500 cửa hàng do công ty điều hành hoạt động tại Mỹ, Canada, Na Uy, Đan Mạch, Ai-len & Đông Âu; và

Hơn 1,600 cửa hàng Circle K nhượng quyền hoạt động tại 12 nước khác nhau trên thế giới, gồm: Hồng Kông- Macau, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Mexico, Honduras, đảo Guam,

Malaysia, Philippines, Ai Cập và Costa Rica

Ở Việt Nam: Circle K rất tự hào là chuỗi cửa hàng tiện lợi quốc tế đầu tiên tại Việt Nam Cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam khai trương vào ngày 25/12/2008.Circle K mở cửa 24 giờ một ngày và 365 ngày một năm với nhiều mặt hàng chính hãng, chất lượng tốt, giá cả phải chăng, cùng nhiều dịch vụ tiện ích như thanh toán hóa đơn, thẻ cào điện thoại…

Hệ thống Circle K hiện nay gồm hơn 170 cửa hàng tại Tp Hồ Chí Minh, Bình Dương và Hà Nội

II.2 Sự hình thành và phát triển

 Năm 1951: Fed Harvey thành lập tại EL Paso, Texas, Hoa Kỳ, và đặt tên

là KAY’s

 Năm 1975: có 1000 cửa hàng tại US

 Năm 1979: Circle K đã xâm nhập thị trường quốc tế với việc thiết lập một loạt các cửa hàng Circle tại Nhật Bản Sự phát triển của công ty vẫn không ngừng phát triển và đến năm 1984, doanh số đã tăng lên 1 tỷ

 Qua thời gian phát triển được đổi tên thành Circle K và trở thành một thương hiệu nổi tiếng cho đến nay

 Trước năm 2003: phát triển hơn 2100 cửa hàng tại 25 bang của Hoa Kỳ

 Năm 2003: Alementation Couche- Tard(ACT),chuỗi cửa hàng tiện dụng lớn nhất Canada, mua lại Circle K

 Sau thương vụ 2003, ACT điều hành/ nhượng quyền hơn 8000 cửa

hàng( trong đó 6500 dưới thương hiệu Circle K)

 Ngày nay: có thể thấy Circle K hiện diện ở Atlantic Canada, Hoa Kỳ, Mexico, Nhật Bản, Macau, Trung Quốc, Hồng Kông, Indonexia và Việt Nam

Trang 6

2.3 Quy mô và phạm vi hoạt động:

Ngày 19/06/2008, chuỗi của hàng tiện lợi của Hoa Kỳ hoạt động 24/24 – Circle K – đã chính thức đến Việt Nam với của hàng đầu tiên được khai trương vào tháng

12 năm 2008 tại Quận 1, Tp Hồ Chí Minh, với mô hình kinh doanh nhượng quyềnthương hiệu từ đại diện Công ty Vòng Tròn Đỏ tại Việt Nam Circle K Việt Nam gia nhập vào thị trường tuy chỉ trong một thời gian ngắn nhưng đã là một địa chỉ khá quen thuộc của người tiêu dùng Không chỉ là tiện ích khi mua hàng, ngoài việc đa dạng hóa, cửa hàng còn chú trọng việc thực hiện tốt phong cách phục vụ của nhân viên đối với khách hàng

Tính đến nay, Circle K đã phát triển hơn 250 cửa hàng tập trung theo từng khu vựctại Việt Nam Cửa hàng của Circle K là cửa hàng hiện đại, có chức năng bán lẻ, kinh doanh tổng hợp và chuyên doanh, có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú,

đa dạng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang thiết bị kỹ thuật và cơ sở hiện đại, văn minh, tổ chức kinh doanh dưới hình thức những của hàng quy mô, có các phương tiện phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm của khách hàng Đây được xem là hình thức kinh doanh khá mới do các thương nhân đầu tư vào quản lý, được Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh

* Đặc điểm hoạt động kinh doanh:

- Các mặt hàng kinh doanh của Công ty:

Hệ thống chuỗi của hàng tiện lợi Circle K là nơi hàng ngày cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho người tiêu dùng Có hơn 1000 sản phẩm trong các cửa hàng của Circle K bao gồm hàng trong nước và hàng nhập khẩu

Tạp hóa: bột ngũ cốc, cà phê, trà, sữa, thức ăn cho trẻ em, mứt, bơ, đồ ăn nhanh, gia vị, gạo,…

Nước uống không chứa cồn: nước khoáng, nức ép trái cây, nước ngọt,…

Nước uống chứa cồn: các loại bia, rượu nhập khẩu hoặc được sản xuất trong nướcCác dịch vụ tại quầy: phone card, sim card, IDD card

Các loại mặt hàng khác: văn phòng phẩm, đồ gia dụng, dụng cụ bếp, phim, pin, thuốc lá, bao cao su, đồ chơi,…

* Khách hàng và giá cả:

Trang 7

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

- GDP: Mức độ tăng trưởng kinh tế GDP trung bình trong giai đoạn từ năm

2003-2008 trung bình đạt 7,6 % , mức tăng trưởng cao nhất năm 2007 với 8,84 %

Nhưng đến năm 2008 lại giảm xuống còn 6,15 % do chịu ảnh hưởng từ sự bất ổn kinh tế vĩ mô và khủng hoảng kinh tế thế giới

Trang 8

Tỷ trọng ngành trong cơ cấu GDP

Nông, lâm nghiệp, thủy sản Công nghiệp - Xây dựng Dịch vụ

Nguồn : TCTK-Và trong giai đoạn 2003-2008 tỷ trọng ngành trong cơ cấu GDP cũng có sự thay đổi là tỷ trọng của nông nghiệp trong cơ cấu GDP đang có xu hướng giảm và tỷ trọng ngành công nghiệp – dịch vụ trong cơ cấu GDP đang có xu hướng tăng nhưng không đáng kể Nhưng điều đó cũng là một phần cơ hội để Việt nam tiếp cận , duy trì tốc độ kinh tế phát triển cao , thu hút đầu tư nước ngoài

- GDP/ đầu người :

Trang 9

Sau giai đoạn khủng hoảng năm 2008 thì Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng cường

ổn định vĩ mô và kiểm soát lạm phát lên hàng đầu và đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn 2008-2009 Cụ thể GDP bình quân trên đầu người đạt khoảng 1024 USD, tăng tới 189 USD so với năm 2007

Tuy gặp nhiều khó khăn trong nền kinh tế nhưng nhìn mức thu nhập bình quân đầungười tăng trưởng đều qua các năm vì thế Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng với sức mua lớn

-Tỷ lệ tiết kiệm, tỷ lệ đầu tư : Có thể thấy rằng tỷ lệ tiết kiệm của Việt nam liên tục

có sự biến động thậm chí là có dấu hiệu giảm xuống trong khi đó tỷ lệ đầu tư dường như có sự ổn định và có sự khởi sắc từ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hay đầu tư tư nhân đang ngày càng mở rộng và chú trọng nhiều hơn

=> Có thể nói rằng với những yếu tố kinh tế , thu nhập bình quân đầu người ổn định và không ngừng tăng trưởng phần nào quyết định đén mức chi tiêu cho các mặt hàng tiêu dùng, dịch vụ với sức mua lớn hơn Vì vậy mà việc các doanh

nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường nước ta được đánh giá là rất triển vọng

3.1.2 Nhóm yếu tố nhân khẩu học:

- Dân số : Theo thống kê dân số thế giới tính đến giai đoạn này dân số Việt Nam cókhoảng 86 triệu người chiếm khoảng 1,24% tổng dân số thế giới và đứng thứ 14 trong các quốc gia đông dân nhất thế giới Độ tuổi trung bình của người dân là 30,4, mật độ dân số trung bình là 298 người/km2

Trang 10

- Tăng trưởng dân số :quy mô tăng trưởng dân số ở mức định và đều qua các năm

do tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta có xu hướng tăng từ 1,47% năm 2003 đến 1,52% năm 2008

- Phân bố độ tuổi :Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung có kếtcấu dân số trẻ chiếm khoảng 40% tổng dân số tập trung từ độ tuổi từ trên 15-60 tuổi

=> Quy mô dân số càng lớn thì báo hiệu một quy mô thị trường càng lớn hơn hết bất kỳ doanh nghiệp cũng bị hấp dẫn bởi thị trường có quy mô dân số lớn như vậy Với lợi thế là dân số đông và trẻ đã giúp Việt Nam trở thành một thị trường hấp dẫn không chỉ đầu tư mà còn tiêu thụ các mặt hàng sản phẩm tiêu dùng theo hướngđổi mới hiện đại Và khi nền kinh tế càng hội nhập, phát triển , xã hội phát triển thìchuẩn hành vi tiêu dùng của không chỉ giới trẻ mà hầu hết người dân Việt Nam cũng dần thay đổi , mức sống nâng cao và cải thiện nên thị trường Việt Nam có thểcoi là rất tiềm năng để Circle K đầu tư và phát triển thị trường

3.1.3 Nhóm yếu tố xã hội học:

- Tỷ lệ đô thị hóa : Theo đánh giá của ngân hàng thế giới, Việt Nam đang đô thị hóa nhanh chóng , không gian và dân số ở các đô thị tăng nhanh, các thành phố lớntrở nên đông đúc hơn, cảnh quan đô thị đang được mở rộng nhưng vẫn còn chật chội Với tốc độ đô thị hóa nhanh (khoảng 30% dân cư sống ở thành thị) và việc quy mô mật độ hộ gia đình Việt Nam ngày càng nhỏ dần thì nhu cầu về tiêu dùng tăng lên dẫn đến các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, bách hóa cũng tăng lên dần thay thếcho các chợ truyền thống Hơn nữa mong muốn và lựa chọn “tiện lợi” trong mọi vấn đề đã và đang trở thành lối sống của người dân Việt Nam

- Phân bố kinh tế-xã hội : Phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, áp dụng các khoa học kĩ thuật tiên tiến trong sản xuất để tăng năng suất đem lại hiệu quả kinh tế cao Bên cạnh việc phát triển kinh tế thì việc phát triển theo hướng hiện đại, hội nhập xu thế cũng rất được chú trọng Điều đó được thể hiện ở trình độ dân trí, guồng quay công việc của con người bận rộn hơn, nhịp sống nhanhhơn đặc biệt ở thành thị và các thành phố lớn và tính thuận tiện, tiện lợi được ưu tiên nhiều hơn,mức sống được nâng cao cải thiện rõ rệt , con người ngày càng phụ thuộc vào mạng xã hội Internet nhiều hơn Đó cũng thể xem là một điều kiện tiên quyết thúc đẩy việc đầu tư kênh mua sắm hiện đại các cửa hàng tiện lợi vào thị trường bán lẻ Việt Nam

3.1.4 Nhóm yếu tố chính trị - luật pháp.

Trang 11

- Trong giai đoạn này nước ta có chính sách ổn định chính trị , kinh tế cũng như khuyến khích đầu tư như miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp đầu tư trong thời

kỳ khủng hoảng kinh tế khó khăn Và do bất cân xứng về các chính sách và vai tròđiều tiết của cơ quan điều hành nhà nước đối với doanh nghiệp trong và ngoài nước : những doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài được nhiều ưu tiên trong chính sách chẳng hạn như ưu tiên về vị trí , ưu đãi về thuế và khả năng chịu lỗ

- Nhà nước có những chính sách, biện pháp khuyến khích đầu tư vào thị trường trong nước nói chung và thị trường bán lẻ Việt Nam nói riêng tạo điều cho doanh nghiệp kinh doanh tại thị trường nước ta Nó giúp cho thị trường bán lẻ trong nước được tiếp cận với những sản phẩm, dịch vụ chất lượng, hiện đại hơn

- Cấu trúc hạ tầng: ngày càng phát triển với một loạt các công nghệ thông tin, khoahọc, cơ sở hạ tầng, thiết bị tiên tiến , hiện đại ra đời giúp tiếp cận với các thị

trường, thị hiếu tiêu dùng trên thế giới dễ dàng hơn, quy chuẩn hơn

* Đánh giá chung về quy mô thị trường:

Với sự vực dậy bứt phá mạnh mẽ nền kinh tế đặc biệt trong năm 2008 nhờ sự tăngtrưởng của xuất khẩu tiếp tục kéo nhập siêu giảm đã làm nền kinh tế vĩ mô ổn địnhkhống chế được lạm phát , tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh Nhờ đó mà thị trường bán lẻ Việt nam giai đoạn này phát triển với mức tăng trưởng ổn định thường xuyên đạt 25%

Và AT Kearney đã đánh giá Việt Nam là một trong ba thị trường bán lẻ tiềm năng nhất thế giới

3.2.1 Áp lực cạnh tranh từ phía khách hàng

Theo xu thế hiện đại hơn thì người tiêu dùng Việt Nam cũng đang bắt nhịp dần , 1/3 số hộ gia đình đã chọn mua hàng tại các siêu thị nhỏ và cửa hàng tiện lợi , để giải quyết nhu cầu mua sắm nhanh những đồ dùng sinh hoạt hàng ngày Tuy nhiên,với sự gia nhập của nhiều đơn vị bán lẻ vào thị trường Việt nam, cùng hàng loạt các chi nhánh, cửa hàng của họ được đặt ở nhiều vị trí khác nhau, khách hàng sẽ cókhá nhiều lựa chọn khi muốn mua hàng

Trang 12

Do đó để thuyết phục khách hàng lựa chọn mình, Circle K đã có nhiều sự thay đổi,cải tiến không ngừng về cả dịch vụ, cũng như sự đa dạng, chất lượng sản phẩm , tạo nên một nền tảng bền vững cho những năm kế tiếp.

3.2.2 Áp lực cạnh tranh từ đối thủ cạnh tranh trong ngành

Sự tăng trưởng nhanh của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Việt Nam trong những năm qua cho thấy tiêu dùng trong nước luôn là động lực quan trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc gia Mặt khác, tốc độ tăng tiêu dùng cao chính là yếu tố quan trọng đánh giá thị trường bán lẻ Việt Nam đầy tiềm năng Theo như nghiên cứu của tập đoàn tư vấn AT Kearney của Mỹ về chỉ số xếp hạng thị trường bán lẻ của 30 quốc gia đang phát triển thì Việt Nam nổi lên là thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất toàn cầu năm 2008 Xét về quy mô, thị trườngbán lẻ vẫn còn nhỏ so với các nước trong khu vực các khối Asean, nhưng có tốc

độ tăng trưởng nhanh và ổn định, hứa hẹn một thị trường hấp dẫn trong những nămtiếp theo

Bên cạnh những nhân tố đã hoạt động tại Việt Nam lâu năm như Family Mart (8 năm), Shop&Go (11 năm),, Ministop (5 năm) thì những nhân tố mới nổi cũng là những đối thủ đáng gờm mà CircleK cần chú trọng Điển hình là trường hợp của Vinmart+, dù mới gia nhập thị trường nhưng đã vươn lên trở thành chuỗi cửa hàng tiện ích lớn nhất Việt Nam với gần 1.000 cửa hàng Theo như danh sách cấp phép

về an toàn thực phẩm trên Cổng thông tin về của Sở Công Thương TPHCM thì đếnthời điểm này tại thị trường Sài Gòn số lượng cửa hàng Circle K của Công ty TNHH Vòng Tròn Đỏ hiện là 150 cửa hàng, số lượng cửa hàng Family Mart của Công ty TNHH Cửa hàng Tiện lợi Gia đình Việt Nam vào khoảng 70 cửa hàng và chuỗi B’s Mart thuộc Công ty TNHH B’s Mart có 98 cửa hàng, chuỗi Shop & Go của Công ty Cổ phần Cửa Hiệu và Sức Sống có 111 cửa hàng

CÙng với sự xâm nhập của các tập đoàn nước ngoài vào Việt Nam thì những doanh nghiệp trong nước cũng đang không ngừng cố gắng để dành lại thị phần về tay mình với sự đa dạng về mặt hàng,cùng chất lượng dịch vụ được nâng cấp đáng

kể Vì vậy sự cạnh tranh là vô cùng khốc liệt

 Do đó, để tồn tại và phát triển, Circle K đã nhanh chóng khai trương thêm nhiều cửa hàng chỉ trong vòng thời gian ngắn để tăng mức độ nhận diện đối với khách hàng đồng thời đáp ứng nhu cầu mua hàng của họ Không chỉ vậy,

từ một cửa hàng chỉ bán sản phẩm tiêu dùng theo mô hình cửa hàng tiện lợi,

Trang 13

Circle K đã đầu tư các dịch vụ từ thực phẩm thức ăn nhanh (theo mô hình chế biến tại chỗ, tuỳ theo khẩu vị và nhu cầu thực khách); hình thành các nhãn hiệu nước uống riêng và cung cấp thêm các tiện ích như chỗ ngồi; Wifimiễn phí… để đưa các cửa hàng Circle K vừa là nơi bán sản phẩm, hàng hóanhưng cũng là nơi trao đổi, gặp gỡ của giới trẻ theo mô hình tiện lợi và phục

vụ liên tục 24/24h

3.2.3 Áp lực cạnh tranh từ gia nhập mới

Lực lượng này bao gồm các công ty hiện không cạnh tranh trong ngành nhưng họ

có khả năng làm điều đó nếu họ muốn.Mối đe dọa lớn nhất đối với Circle K nằm ở những tập đoàn lớn, với nguồn lực tài chính khổng lồ, muốn phân chia miếng bánh béo bờ trong thị trường bán lẻ như Vingroup, Thế giới di động và thậm chí có thể

là FPT và cả Vinamilk

VinGroup và Thế Giới Di Động đã nhập cuộc Ngành nghề chính, đóng góp lớn nhất cho doanh thu và lợi nhuận của VinGroup vẫn là bất động sản nhưng những năm gần đây, tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang mạnh tay chi tiền cho bán lẻ, chấp nhận thua lỗ để chiếm thị trường.Trong một cuộc trả lời phỏng vấn mới đây, lãnh đạo Vingroup cho biết, họ đang chiếm thị phần bán lẻ lớn nhất, có tốc độ phát triển nhanh nhất với khoảng 1.000 siêu thị - cửa hàng tiện ích Vinmart

và Vinmart+ trên khắp cả nước Vị lãnh đạo này cũng tự tin khẳng định, Vingroup

sẽ tạo lập một thương hiệu bán lẻ Việt đủ tầm vóc đối trọng với các doanh nghiệp nước ngoài.Trong khi đó, đối với Thế Giới Di Động từ vị trí chuyên kinh doanh điện thoại, điện máy ông Nguyễn Đức Tài đã nhảy sang mở chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh, bán kem đánh răng, dầu gội đầu, rau củ quả , gây bất ngờ cho nhiều người

FPT cũng hoàn toàn có thể sẽ tham gia thị trường bán lẻ Trong một cuộc trả lời phỏng vấn mới đây, bà Nguyễn Bạch Điệp, Tổng giám đốc FPT Retail cho biết, thếmạnh cốt lõi của FPT Retail là know-how mở chuỗi và quản trị chuỗi bán lẻ, vì vậyFPT Retail sẽ nghiên cứu, tìm kiếm cơ hội đầu tư tiếp vào các chuỗi bán lẻ mới, ngành nghề mới có tiềm năng.Dẫn chứng rõ ràng nhất là FPT vừa hợp tác với Vinamilk để phân phối sữa tại các cửa hàng FPT Shop, dù việc bán điện thoại và bán sữa hoàn toàn không có điểm chung nào

=> Nhằm tăng khả năng cạnh tranh với những đối thủ này, Circle K cần liên tục ápdụng quy trình công nghệ mới, cải tiếng chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa loại hình sản phẩm và dịch vụ để phù hợp với người Việt hơn nhằm tạo ra đặc tính riêng của sản phẩm và nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng

Trang 14

3.2.4 Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp

Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Sản phẩm đầu vào cho Circle K rất phong phú , được cung ứng bởi nhiều thương hiệu có tiếng trên thị trường:

- Bia: từ những loại bia quen thuộc của Việt Nam như 333, Sài Gòn, … cho đến các thương hiệu bia nước ngoài như Tiger, Heineken, Carlsberg

- Rượu: các dòng rượu Pháp,Mỹ, Chi Lê với những thương hiệu nổi tiếng thế giới như Johnny Walkers, Hennessy cho đến các loại rượu truyền thống như : So-ju của Hàn Quốc, Vodka Smimoff hay rượu Vodka Hà Nội

- Nước giải khát: những thương hiệu quen thuộc như Lavie, Aquafina … đến dòngcao cấp Evian, những lon nước ga mát lạnh nổi tiếng trên thế giới như Coca Cola, Pepsi… Ngoài ra,còn có nước nha đam, nước gạo mang thương hiệu Woogfin từ hàn QUốc hay các sản phẩm giúp bạn giảm mệt mỏi như L Redbull, Lipovitan, 7Up…

- Kem: Kem Wall’s, kem Biggare, kem New Zealand

- Snack: Poca, O’star, Kettle chip…

Do có nhiều nhà cung cấp cạnh tranh, trong khi sản phẩm lại có sự tương đồng và được tiêu chuẩn hóa nên Circle K có lợi thế trong đàm phàn với những nhà cung ứng về giá cả, chất lượng và những yêu cầu khác

3.2.5 Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm và dịch vụ thay thế

Một trở ngại của bán lẻ hiện đại tại Việt Nam là thói quen mua hàng hóa ở chợ truyền thống hay các cửa hàng tạp hóa của người tiêu dùng tại thị trường này Theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu, người Việt vẫn chưa có thói quen mua sắm đồ cho cả tuần, mà thay vào đó đi chợ vài lần trong tuần để mua đồ tươi sống

Di chuyển gần, mua nhanh, thanh toán nhanh gọn vẫn là cách thức mua hàng được

ưa thích Mua hàng mặc cả cũng là một thói quen mà người tiêu dùng, nhất là ở cácchợ vùng nông thôn, các siêu thị chưa thể thay đổi một sớm một chiều Bên cạnh

đó, các cửa hàng tạp hoá ở nông thôn có lợi thế khi có thể bán chịu cho khách hàngkhá thoải mái Điều này xảy ra vì ở chủ của những cửa hiệu này và khách hàng

Ngày đăng: 09/10/2018, 14:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w