1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các hoạt động logistics chức năng. Các mục tiêu của quản trị logistics”, đồng thời lựa chọn liên hệ thực tế với hoạt động quản trị logistics tại công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk.

27 880 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 253,5 KB

Nội dung

Lời mở đầu Ngày nay với rất nhiều yếu tố, Logistics trở thành công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC Global Value Chain) như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế. Tính hệ thống là yêu cầu căn bản của logistics, vì vậy trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, quản trị logistics trở thành vấn đề “sống còn” đối với các doanh nghệp. Để hiểu rõ hơn về hoạt động quản trị logistics, nhóm 1 xin trình bày đề tài: “Các hoạt động logistics chức năng. Các mục tiêu của quản trị logistics”, đồng thời lựa chọn liên hệ thực tế với hoạt động quản trị logistics tại công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk. Trong suốt quá trình tìm tòi nghiên cứu nhóm 1 không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Nhóm mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của cô để bài viết của nhóm được hoàn thiện hơn. Nhóm 1 xin chân thành cảm ơn. I. Tổng quan lý thuyết 1.1. Khái niệm và mô hình quản trị logistics theo quan điểm chuỗi cung ứng. 1.1.1 Khái niệm Quản trị logistics được hiểu là một phần của quá trình chuỗi cung ứng, bao gồm việc lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát sự di chuyển và dự trữ các sản phẩm, dịch vụ, và thông tin có liên quan một cách hiệu lực và hiệu quả từ các điểm khởi nguồn đến các điểm tiêu dùng theo yêu cầu đơn đặt hàng của khách hàng. 1.1.2. Mô hình quản trị logistics. Quá trình quản trị Hoạch định Thực thi Kiểm soát Đầu vào Quản trị Logistics Đầu ra Nguồn lực vật chất Nhà cung cấp Vật liệu Bán thành phẩm Thành phẩm Khách hàng Lợi thế cạnh tranh Nguồn nhân lực Các hoạt động logistics Tiện lợi về thgian đ.điểm Nguồn tài chính Dịch vụ khách hàng. Xử lí đơn đặt hàng. Cung ứng hàng hóa. Quản trị dự trữ. Quản trị vận chuyển. Nghiệp vụ mua hàng. Nghiệp vụ khho. Bao bì đóng gói. Bốc dỡ và chất xếp HH. Quản lí thông tin. Hiệu quả vận động HH tới KH Nguồn thông tin Tài sản sở hữu Mô hình này cho thấy tại các doanh nghiệp, quản trị logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ mà là một chuỗi các hoạt động liên tục, có quan hệ mật thiết vaf tác động qua lại lẫn nhau, bao trùm mọi yếu tố tạo nên sản phẩm từ các nhập lượng đầu vào cho đến giai đoạn tiêu thụ sản phẩm cuối cùng. Các nguồn tài nguyên đầu vào không chỉ bao gồm vốn, vật tư, nhân lực mà còn bao hàm cả dịch vụ, thông tin, bí quyết và công nghệ. Các hoạt động này cũng được phối kết trong một chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp từ cấp độ hoạch định đến tổ chức, triển khai và kiểm soát đồng bộ các hoạt mua, dự trữ, tồn kho, bảo quản, vận chuyển, thông tin, bao bì, đóng gói...Chính nhờ vào sự kết hợp này mà các hoạt động kinh doanh được hỗ trợ một cách tối ưu, nhịp nhàng và hiệu quả, tạo ra sự thõa mãn khách hàng ở mức độ cao nhất hay mang lại cho doanh nghiệp phần giá trị gia tăng lớn hơn so với đối thủ cạnh tranh. 1.2. Mục tiêu quản trị logistics. Theo E.Grosvenor Plowman, mục tiêu của hệ thống logistics là mang tới cho khách hàng các lợi ích: đúng khách hàng, đúng sản phẩm, đúng số lượng, đúng điều kiện, đúng địa điểm, đúng thời gian và đúng chi phí. Tuy nhiên xét dưới góc độ chuỗi cung ứng giá trị thì mục tiêu của quản trị logistics là tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng và doanh nghiệp, chủ yếu tập trung vào hai nhóm lợi ích: nhóm lợi ích dịch vụ và nhóm lợi ích chi phí. 1.1.2 Nhóm lợi ích dịch vụ. a. Tính sẵn có của hàng hóadịch vụ. + Tỷ lệ phần trăm hàng hóa có mặt tại kho ở một thời điểm. + Tỷ lệ hoàn thành đơn hàng đo lường số lượng hàng hóa đã thõa mãn nhu cầu của khách hàng theo tỉ lệ % và cơ cấu mặt hàng đã đặt. + Tỷ lệ phần trăm những đơn đặt hàng đã được thực hiện đầy đủ Việc kết hợp 3 chỉ tiêu trên đưa ra cách đánh giá về việc quản lý hàng trong kho của một công ty như thế nào cho tốt để đáp ứng những mong đợi của khách hàng và giúp công ty quyết định mức độ hoạt động phân phối cần duy trì theo thời gian. Giữa việc đầu tư vào hàng hóa trong kho với sự sẵn có của sản phẩm có mối quan hệ trực tiếp với nhau. Theo nguyên tắc chung để gia tăng tính sẵn sàng của hàng hóa thì đòi hỏi cần phải đầu tư nhiều hơn vào dự trữ hàng hóa trong kho. b. Hiệu suất nghiệp vụ. + Tốc độ cung ứng dịch vụ là tổng thời gian mà khách hàng chờ đợi công ty nơi họ mua hàng tiến hành thực hiện đơn đặt hàng và giao hàng cho khách hàng. + Sự chính xác của vòng quay đơn đặt hàng, còn gọi là độ ổn định thời gian giao hàng. + Tính linh hoạt để cập đến khả năng của một công ty trong việc điều phối các nguồn lực để đáp ứng các yêu cầu đặc biệt của khách hàng. Cần kết hợp 3 tiêu chuẩn trên để đo lường chính xác khả năng cung ứng dịch vụ do các hoạt động logistics tạo ra. Tốc độ cung ứng là quan trọng nhưng sự phù hợp theo thời gian còn quan trọng hơn. Cần dự kiến các phương án phân phối linh hoạt hoặc khả năng thay thế lẫn nhau nhằm bù đắp cho các tình huống bất ngờ hoặc đáp ứng các nhu cầu đặc biệt của khách hàng. c. Độ tin cậy dịch vụ. Độ tin cậy dịch vụ hay chất lượng phục vụ để cập tới khả năng của một công ty thực hiện hoàn hảo các hoạt động đáp ứng đơn đặt hàng theo nhận thức của khách hàng. 1.2.2. Lợi ích chi phí Một hệ thống logistics được thiết kế và điều hành tốt phải giúp công ty tạo ra lợi thế cạnh tranh. Như vậy quan trị logistics không thể chỉ đáp ứng chất lượng dịch vụ khách hàng mà phải mang lại những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp qua việc giảm thiểu các chi phí của hệ thống. Tổng chỉ phí logistics được tính từ chi phí của các hoạt động cấu thành, bao gồm 6 loại chi phí chủ yếu: + Chi phí dịch vụ khách hàng(F1) chi phí dịch vụ khách hàng bao gồm các chi phí để hoàn tất những yêu cầu của đơn đặt hàng, chi phí để cung cấp dịch vụ hàng hóa, chỉ phí để giải quyết tình huống hàng bị trả lại...chi phí dịch vụ khách hàng liên quan mật thiết với các khoản chi phí vận tải chi phí dự trữ, và chi phí cho công nghệ thông tin. + Chi phí vận tải(F2): chi phí vận tải là một trong những khoản lớn nhất trong chi phí logistics. Nó chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: loại hàng hóa, quy mô lô hàng, tuyến đường vận tải...chi phí vận tải của một đơn vị hàng hóa tỉ lệ ngịch với khối lượng vận tải và quãng đường vận chuyển + Chi phí kho bãi(F3): chi phí quản lí kho nhằm đảm bảo cho các nghiệp vụ kho được diễn ra suôn sẻ. + Chi phí xử lí đơn hàng và quản lí thông tin(F4): Để hỗ trợ dịch vụ khách hàng và kiểm soát chi phí một cách hiệu quả cần bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ để trao đổi thông tin với khách hàng và các bộ phận có liên quan nhằm giải quyết đơn đặt hàng, thiết lập các kênh phân phối, dự báo nhu cầu thị trường. + Chi phí mua(F5): Để có lô hàng đủ theo yêu cầu khoản chi phí này dùng cho thu gom, chuẩn bị hàng cung cấp cho khách.bao gồm nhiều khoản chi phí nhỏ: xây dựng cơ sở gom hàng, tìm nhà cung cấp, mua và tiếp nhận nguyên vật liệu... +chi phí dự trữ(F6): Hoạt động logistics tạo ra chi phí dự trữ chi phí này tăng giảm tùy theo số lượng hàng hóa dự trữ nhiều hay ít Tổng chi phí logistis được tính qua công thức: Flog =F1+F2+F3+F4+F5+F6 Trong đó: Flog : tổng chi phí logistics F1,F2,....F6: các chi phí cấu thành. Mối quan hệ giữa các loại chi phí: Logistics là một chuỗi kết hợp nhiều hoạt động kinh tế nhằm tối ưu hóa vị trí và quá trình vận động của dự trữ hàng hóa từ điểm đầu cho đến điểm cuối – người sử dụng. Giữa các hoạt động logistics có liên quan mật thiết với nhau, giảm chi phí ở khâu này có thể làm tăng chi phí ở khâu khác và cuối cùng tổng chi phí không giảm mà có thể tăng, đi ngược lại với mục đích của quản trị logistics. Do vậy, chìa khóa để đạt được yêu cầu giảm chi phí trong quản trị logistics là phân tích tổng chi phí. Để làm được điều này, cần nắm vững các kỹ năng phân tích cân đối chi phí giữa các hoạt động logistics. 1.3. Các hoạt động Logistics chức năng 1.3.1. Quản trị vật tư và mua hàng hóa Nếu dịch vụ khách hàng là đầu ra của hệ thống logistics thì vật tư¬, hàng hoá là đầu vào của quá trình này. Mặc dù không trực tiếp tác động vào khách hàng nh¬ưng quản trị hàng hoá và vật t¬ư có vai trò tạo tiền đề quyết định đối vơí chất l¬ượng toàn bộ hệ thống. Hoạt động này bao gồm: Xác định nhu cầu vật tư¬, hàng hoá; tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp; Tiến hành mua sắm; Tổ chức vận chuyển, tiếp nhận và l¬ưu kho, bảo quản và cung cấp cho ngư¬ời sử dụng… Những nội dung cơ bản trên cho thấy, logistics giải quyết vấn đề tối ư¬u hoá cả đầu ra lẫn đầu vào tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Logistics có thể giúp thay đổi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ư¬u hoá quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ nhờ đó tạo ra khả năng giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. 1.3.2. Quản trị kho hàng Bao gồm việc thiết kế mạng lư¬ới kho hàng ( Số l¬ượng, vị trí và quy mô). Tính toán và trang bị các thiết bị nhà kho; Tổ chức các nghiệp vụ kho. Quản lý hệ thống thông tin giấy tờ chứng từ; Tổ chức quản lý lao động trong kho…Giúp cho sản phẩm đ¬ược duy trì một cách tối ư¬u ở những vị trí cần thiết xác định trong hệ thống logistics nhờ đó mà các hoạt động đ¬ược diễn ra một cách bình thường. Có thể nỏi, quản trị kho là một bộ phận của hệ thống Logistics, đóng góp giá trị gia tăng về thời gian và địa điểm cho sản phẩm. Quản trị kho tốt sẽ nâng chất lượng dịch vụ khách hàng với chi phí thấp nhất. Chính vì vậy mà dịch vụ kho hàng cần được chú ý, quan tâm và hoàn thiện. Thực hiện tốt công tác này không những giảm chi phí cho doanh nghiệp, cho khách hàng mà còn là yếu tố tác động đến tâm lý của khách hàng, lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp. 1.3.3. Quản trị vận chuyển Là việc sử dụng các phương tiện chuyên chở để khắc phục khoảng cách về không gian của sản phẩm và dịch vụ trong hệ thống logistics theo yêu cầu của khách hàng. Nếu sản phẩm đưa đến đúng vị trí mà khách hàng yêu cầu tức là giá trị của nó đã được tăng thêm. Mặt khác, việc sử dụng phương thức và cách thức tổ chức vận chuyển còn giúp cho sản phẩm có đến đúng vào thời điểm khách hàng cần hay không? Điều này cũng tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm, Như vậy, bằng cách quản trị vận chuyển tốt sẽ góp phần đưa sản phẩm đến đúng nơi và đúng lúc phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Các yêu cầu về vận chuyển có thể đáp ứng theo ba cách; Bằng năng lực vận tải riêng của hãng. Ký hợp đồng với các nhà vận tải chuyên nghiệp. Liên kết với nhiều nhà vận tải để họ cung ứng mọi dịch vụ vận chuyển. 1.3.4. Quản lý dự trữ Dự trữ là sự tích luỹ sản phẩm, hàng hoá tại các doanh nghiệp trong quá trình vận động từ điểm đầu đến điểm cuối của mỗi dây chuyền cung ứng, tạo điều kiện cho quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục, nhịp nhàng, thông suốt. Dự trữ trong nền kinh tế còn cần thiết do yêu cầu cân bằng cung cầu đối với các mặt hàng theo thời vụ, để đề phòng các rủi ro, thoả mãn những nhu cầu bất thư¬ờng của thị trường, dự trữ tốt sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Mặc dù rất cần thiết nh¬ưng dự trữ rất tốn kém về chi phí, tại công ty Cambell Soup dự trữ chiếm đến 30% tài sản, và chiếm đến hơn 50% tài sản của tập đoàn Kmart. Vì vậy việc quản lý dự trữ tốt sẽ giúp doanh nghiệp cân đối giữa vốn đầu t¬ư với những cơ hội đầu tư¬ khác. 1.3.5.Dịch vụ khách hàng Nhu cầu của khách hàng là nguồn gốc cho tất cả các hoạt động logistics. Trong hoạt động logistics, dịch vụ khách hàng được hiểu là toàn bộ kết quả đầu ra, là thước đo chất lượng của toàn bộ hệ thống. Do đó muốn phát triển logistics phải có sự quan tâm thích đáng đến dịch vụ khách hàng. Theo quan điểm này, dịch vụ khách hàng là quá trình diễn ra giữa ng¬ười mua và ngư¬ời bán và bên thứ ba là nhà thầu phụ. Kết quả của quá trình này tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm hay dịch vụ đư¬ợc trao đổi, đư¬ợc đo bằng hiệu số giá trị đầu ra và giá trị đầu vào của một loạt các hoạt động kinh tế có quan hệ tư¬ơng hỗ với nhau và thể hiện qua sự hài lòng của khách hàng. Dịch vụ khách hàng có ảnh hưởng rất lớn đến thị phần, đến tổng chi phí bỏ ra và cuối cùng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. 1.3.6. Hệ thống thông tin Để quản trị logistics thành công, đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý đư¬ợc hệ thống thông tin phức tạp. Bao gồm thông tin trong nội bộ từng tổ chức (doanh nghiệp, nhà cung cấp, khách hàng), thông tin trong từng bộ phận chức năng của doanh nghiệp, thông tin giữa các khâu trong dây chuyền cung ứng (kho tàng, bến bãi, vận tải…) và sự phối hợp thông tin giữa các tổ chức, bộ phận và công đoạn ở trên. Trong đó trọng tâm là thông tin xử lý đơn đặt hàng của khách, hoạt động này được coi là trung tâm thần kinh của hệ thống logistics. Trong điều kiện hiện nay, những thành tựu của công nghệ thông tin với sự trợ giúp của máy vi tính sẽ giúp cho việc quản trị thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời. Nhờ đó doanh nghiệp có thể đ¬ưa ra những quyết định đúng đắn vào thời điểm nhạy cảm nhất. Điều này giúp cho logistics thực sự trở thành một công cụ cạnh tranh lợi hại của doanh nghiệp. II. Liên hệ thực tế hoạt động quản trị logistics tại Vinamilk 2.1. Giới thiệu về Vinamilk Công ty Cổ phần sữa Việt Nam được thành lập trên cở sở quyết định số 1552003Q ĐBCN ngày 01 tháng 10 năm 2003 của Bộ Công Nghiệp về việc chuyển Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Sữa Việt Nam thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. Trước ngày 1 tháng 12năm 2003, Công ty là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Công Nghiệp. Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Tên viết tắt: VINAMILK. Trụ sở: 3638 Ngô Đức Kế, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh Văn phòng giao dịch: 184186188 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh. Điện thoại: (08)9300 358 Fax: (08)9305 206. Website: https:www.vinamilk.com.vn . Trong suốt thời gian hoạt động, Vinamilk đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật có thể kể đến như: là đại diện đầu tiên của Việt Nam có mặt trong Top 200 doanh nghiệp Châu Á xuất sắc nhất năm 2010 do tạp chí Forbes Asia bình chọn. Được Vietnam Report (VNR) xếp hạng top 5 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.Ngoài ra Vinamilk cũng được Nielsen Singapore xếp vào một trong 10 thương hiệu được người tiêu dùng Việt Nam yêu thích nhất – mà nếu chỉ tính riêng ngành nước giải khát thì Vinamilk đứng ở vị trí số 1. Công ty là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam. Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới 183 nhà phân phối và gần 94.000 điểm bán hàng phủ đều 64 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á… Sau hơn 30 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 8 nhà máy, 1 xí nghiệp và đang xây dựng thêm 3 nhà máy mới, với sự đa dạng về sản phẩm, Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa tiệt trùng, thanh trùng và các sản phẩm được làm từ sữa. • Các sản phẩm chính: Sữa tươi; Sữa chua Vinamilk; Sữa bột Vinamilk; Bột ăn dặm; Sản phẩm dinh dưỡng dành cho người lớn; Sữa đặc; Nước trái cây; Kem ăn; Phô mai; Sữa đậu nành. 2.2. Hoạt động quản trị logistics chức năng tại Vinamilk. 2.2.1. Quản trị mua hàng 2.2.1.1. Thực trạng Xây dựng mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững đối với các nhà cung cấp lớn trong và ngoài nước là mục tiêu chính của Vinamilk nhằm đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu thô không những ổn định về chất lượng cao cấp mà còn ở giá cả rất cạnh tranh. Nhu cầu sữa nguyên liệu của Vinamilk không ngừng tăng nhanh trong nhiều năm qua. Phục vụ nhu cầu này, một mặt, công ty đã chủ động đầu tư các trang trại quy mô công nghiệp, mặt khác không ngừng tăng cường công tác thu mua và phát triển vùng nguyên liệu sữa tươi từ các hộ dân. • Thu mua và phát triển vùng nguyên liệu sữa tươi từ các hộ dân: Quy trình thu mua sữa của công ty Vinamilk Từ năm 1990 khi Việt Nam bắt đầu phát triển ngành chăn nuôi bò sữa, Vinamilk đã gắn bó với các hộ nông dân và triển khai thu mua sữa tươi nguyên liệu. Mục tiêu của Vinamilk là ngày càng nâng cao chất lượng sữa bò tươi nguyên liệu, tăng năng suất khai thác sữa để nông dân cùng Vinamilk phát triển ngành chăn nuôi bò sữa bền vững, an toàn và chuyên nghiệp. Cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm sữa được kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng từ nông trại đến bàn ăn. Hiện nay, Vinamilk đang hỗ trợ thu mua sữa cho hộ nông dân chăn nuôi bò sữa cùng một mặt bằng giá thu mua thống nhất với các trang trại trực thuộc các đơn vị thành viên của Vinamilk, để người nông dân tiếp cận các chính sách, phương tiện kỹ thuật chăn nuôi hiện đại, tiến tới phát triển ngang bằng với trang trại quy mô công nghệ cao. Giá thu mua sữa tươi nguyên liệu của Vinamilk cơ bản vẫn giữ như năm 2014 (không đạt chỉ tiêu nào sẽ bị trừ theo chỉ tiêu đó). Vinamilk thường xuyên tập huấn và có thông báo cho các hộ chăn nuôi cũng như thể hiện quy định trong hợp đồng thu mua năm 2015. Hiện nay, số hộ chăn nuôi giao sữa đạt chất lượng cao với giá thu mua từ 14.000 đồngkg trở lên, chiếm trên 50%. Qua đó, cho thấy Vinamilk không giảm sản lượng thu mua, không giảm giá thu mua. Ngoài ra, khi nhà máy Miraka (New Zealand) chính thức đi vào hoạt động vào tháng 92010, Vinamilk cũng đã tiến hành thu mua sữa tươi từ các nông dân tại vùng Taupo thuộc trung tâm Đảo Bắc của New Zealand. Sữa bò tươi của ông dân sẽ được thu mua tại 86 đại lý thu mua trải dài khắp đất nước, liền kề với các trang trại chăn nuôi của các hộ dân. Tại đây sữa sẽ được kiểm tra chất lượng. Nếu sữa đạt tiêu chuẩn sẽ được chuyển qua hệ thống bình lọc. Từ bình lọc sữa tiếp tục được đưa qua bồn trung gian, sau đó được đưa vào bồn lạnh ở nhiệt độ 40 độ C để bảo quản. Nếu sữa không đạt tiêu chuẩn, sữa lập tức được pha màu thực phẩm vào và trả về đơn vị trung chuyển hủy bỏ. Không chỉ giám sát chất lượng tại trạm mà Vinamilk còn trực tiếp hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ nuôi cũng như các trang trại tư nhân. Những chính sách thắt chặt tiêu chuẩn chất lượng sẽ giúp nông dân phát triển chăn nuôi bền vững, gắn bó với doanh nghiệp hơn. Bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc công ty Vinamilk cho biết sản lượng sữa thu mua từ các hộ nông dân sản xuất mỗi ngày là khoảng 300 tấn đến 400 tấn sữa tươi. Năm 2016, Vinamilk ước tính thu mua được 245.000 tấn sữa bò tươi nguyên liệu trong đó sản lượng thu mua của nông dân lên đến 203.000 tấn. Vinamilk luôn cam kết phát triển ngành công nghiệp sữa nội địa hóa nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường tăng trưởng nhanh, giảm nhập khẩu và giúp nông dân cải thiện cuộc sống. • Nhập khẩu giống bò thuẩn chủng cho các trang trại bò sữa của Vinamilk Từ năm 2006, Vinamilk đã trực tiếp đầu tư xây dựng các trang trại nuôi bò sữa công nghiệp, với tổng vốn khởi điểm hơn 500 tỉ đồng (hiện nay tăng đến 1.600 tỉ đồng). Hiện nay, Vinamilk đã có hệ thống 10 trang trại đang hoạt động, đều có quy mô lớn với toàn bộ bò giống nhập khẩu từ Úc, Mỹ, và New Zealand. Hệ thống trang trại Vinamilk trải dài khắp Việt Nam tự hào là những trang trại đầu tiên tại Đông Nam Á đạt chuẩn quốc tế Thực Hành Nông Nghiệp Tốt Toàn cầu (Global G.A.P.). Vinamilk đã nhập khẩu trực tiếp 100%giống bò thuần chủng cao cấp từ các nước Mỹ, Úc và New Zealand, đây là các nước có nền chăn nuôi bò sữa phát triển. Là giống bò thuần chủng Holstein Friesian 100% cho chất lượng sữa cao hàng đầu thế giới. Bò được chọn lọc khắt khe, đầy đủ phả hệ 3 đời gần nhất để đảm bảo xuất xứ thuần chủng, cho nguồn sữa dồi dào và chất lượng cao. Không chỉ vậy, khẩu phần ăn của bò cũng được thiết lập theo tỉ lệ dinh dưỡng tối ưu với tiêu chuẩn quốc tế với phần ăn 4 lần mỗi ngày có thành phần cỏ chất lượng cao nhập trực tiếp từ Mỹ. Bên cạnh đó, bò ở trang trại còn được chăm sóc theo quy trình ứng dụng công nghệ tối tân: công nghệ phun sương làm mát từ Thụy Điển và hệ thống đệm cao su êm ái… Tất cả sẽ giúp bò thoải mái, nhờ đó sữa cũng nhiều và chất lượng hơn. Hiện nay, tổng đàn bò cung cấp sữa cho công ty (trang trại của Vinamilk và nông dân có ký kết hợp đồng) hơn 80.000 con, mỗi ngày cung cấp gần 600 tấn sữa tươi nguyên liệu. Với kế hoạch phát triển các trang trại mới, tổng số đàn bò của đơn vị sẽ tăng lên khoảng 100.000 con vào năm 2017 và từ 120.000140.000 con vào năm 2020. Sản lượng nguyên liệu sữa đến năm 2020 sẽ đạt từ 1.0001.200 tấnngày. • Bao bì Nhằm đảm bảo lượng sữa khổng lồ trên đến tay người tiêu dùng mà vẫn giữ trọn sự tươi ngon thuần khiết, các nhà máy sản xuất của Vinamilk cần có nguồn cung cấp bao bì chất lượng cao và dồi dào, để cho ra hàng chục triệu hộp sữa mỗi ngày. Do đó, Vinamilk đã hợp tác với hai nhà cung cấp bao bì hàng đầu thế giới là công ty Tetra Pak của Thụy Điển và Combibloc của Đức để cung cấp những bao bì chất lượng nhất. Tuy hai loại bao bì này khác nhau về kích cỡ, màu sắc và cách đóng gói nhưng cả hai đều cùng dung tích và đạt chuẩn quốc tế giúp giữ trọn sự tươi ngon của sữa trong suốt 6 tháng mà hoàn toàn không dùng bất kỳ chất bảo quản nào. Ngoài ra, toàn bộ các sản phẩm của Vinamilk được sản xuất trên hệ thống máy móc thiết bị hiện đại từ Thụy Điển, các nước Châu Âu – G7 và được kiểm soát chặt chẽ theo hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO do các công ty hàng đầu thế giới chứng nhận nhằm đảm bảo chất lượng sữa luôn tốt nhất. 2.2.1.2. Đánh giá và đề xuất giải pháp. Với hệ thống kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt, nguyên liệu sữa của Vinamilk luôn đảm bảo chất lượng đạt chuẩn. Bên cạnh đó, với mối quan hệ bền vững với các nhà cung cấp nên Vinamilk dễ dàng thương lượng để có mức giá phải chăng nhất và thu mua được những nguyên liệu đáng tin cậy. Không chỉ vậy, nguồn nguyên vật liệu được Vinamilk nhập khẩu còn nhận được sự trợ giúp của chính phủ với những ưu đãi về thuế suất, nên công ty giảm thiểu được đáng kể chi phí phải bỏ ra. Tuy nhiên, nguồn nguyên vật liệu của Vinamilk, cụ thể là nguồn cung ứng phần lớn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu nước ngoài (65%). Chúng ta vẫn chưa xây dựng được một hệ thống chuỗi cung ứng, vì vậy giá sữa vẫn cao, khiến sự cạnh tranh trong ngành này khốc liệt hơn. Để cải tiến chuỗi logistics hiệu quả hơn, Vinamilk cần bắt tay ngay vào xây dựng mô hình có sự liên kết chặt chẽ với nhau giữa các chuỗi logistics. Thay vì cứ mở rộng quy mô nahf máy rồi nhập khẩu giống bò từ các nước trên thế giới, Vinamilk nên cử các chuyên gia của công ty sang nước nhập khẩu giống bò như Mỹ, New Zealand… để học hỏi cách phối giống, chăm sóc bò để áp dụng tại công ty. Bên cạnh đó, nguồn nguyên vật liệu trong nước chủ yếu thu mua từ các hộ nông dân trên thực tế vẫn chưa ổn định. Nếu không có gì đảm bảo cho cuộc sống của nông dân thì cứ nơi nào thu mua sữa với giá thành cao hơn thì họ sẽ bán. Cách tốt nhất không phải là hợp tác àm cần “thâu tóm” những hộ nông dân. Hãy coi những trang trại nuôi bò của họ là một nhà máy mini và cần đầu tư vào đó một cách nghiêm túc. 2.2.2. Quản trị kho hàng của Vinamilk 2.2.2.1. Các nguyên tắc quản trị kho hàng của Vinamilk Kho hàng là một địa điểm quan trọng lưu trữ giá trị tài nguyên của toàn bộ công ty, do vậy để đảm bảo độ an toàn cho các sản phẩm sữa sản xuất ra thì Vinamilk đã đưa ra nhưng quy định rất nghiêm ngặt trong việc bảo quản kho hàng của mình. Thứ nhất là địa điểm kho hàng, địa điểm đặt hàng phải đặt ở nơi cáo ráo, thoáng mát, tránh những nơi ẩm mốc, hoặc ẩm ướt, mưa hắt. Đảm bảo các nối thoát hiểm, xử lí kịp thời khi có những trường hợp khẩn cấp xảy ra như cháy nổ, chập điện… Thứ hai là sơ đồ bố trí kho, sơ đồ bố trí kho phải rõ rang, cụ thể, sắp xếp vị trí phù hợp của các sản phẩm, các sản phẩm sữa phải có vị trí rõ ràng, các dòng sữa như sữa bột, sữa tươi, sữa đóng túi, sữa dạng hộp… phải rõ ràng, có nhãn nhận biết để dễ dàng trong việc tìm kiếm, dễ lấy. Thứ ba là nguyên tắc xếp hàng, phải hợp lí, có giá kệ hàng có thẻ kho cụ thể cho các mặt hàng sữa để phân biệt và dễ dàng trong khâu tìm kiếm sản phẩm và kiểm soát được hàng tồn kho. Sắp xếp hàng cần ngay ngắn, thẳng hàng, có nhãn hiệu nhận biết, phân loại sản phẩm phân biệt khu vực rõ ràng để đảm bảo hàng nhập trước xuất trước, nhập sau xuất sau, thường xuyên sắp xếp lại hàng dà soát hàng tồn kho và có phương án xử lí. Bảo quản hàng hóa trong kho phải nguyên tắc, kho hàng lớn cần trang bị các công cụ chuyên dụng nhằm vận chuyển hàng hóa như xe nâng tay, pallet chuyên dụng, phải có pallet, giá kệ để đảm bảo hàng hóa không bị ẩm mốc. Thứ tư là nguyên tắc bảo quản hàng hóa và an toàn kho. Hàng hóa là tài sản của doanh nghiệp do vậy để bảo vệ tài sản thì Vinamilk đã đưa ra nhưng nguyên tắc như không câu kéo điện, đun nấu trong kho hàngđể tránh chập và cháy sản phẩm, khi không có người ở trong kho cần tắt toàn bộ công tắc, cầu giao điện,trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy trong kho đề phòng các trường hợp khẩn cấp. Thường xuyên kiểm tra lại hàng, kiểm tra kho bằng mã vạch có thể sử dụng bằng cách kiểm tra mã vạch, hoặc tìm tên sản phẩm, dùng các công cụ camera quét sản phẩm để kiểm soát chặt chẽ hàng tồn kho, tránh các trường hợp tồn kho quá lâu dẫn đến hỏng hóc, thất thoát. 2.2.2.2 Quy trình quản lí kho của Vinamilk Vinamilk có quy trình quản lí riêng theo các bước rất rõ hàng cụ thể, trước đây thì Vinamilk vẫn sử dụng công nhân, tất cả các công đoạn đóng gói đều được làm bằng tay việc này mất rất nhiều thời gian, tốn nhân lực và năng suất thấp. Hiện nay Vinamilk đã ứng dụng công nghệ tự động hóa và điều khiển tích hợp ở một đẳng cấp mới, từ khâu nhập liệu tới kho thành phẩm. Các robot tự hành (LGV) điều khiển toàn bộ quá trình từ nguyên liệu dùng để bao gói tới thành phẩm, giúp kiểm soát tối ưu về chất lượng và đảm bảo hiệu quả về chi phí. • Kho nguyên liệu: Trạm tiếp nhận sữa tươi nguyên liệu của Vinamilk có khả năng tiếp nhận 80 tấn sữagiờ. Sữa tươi khi chảy qua thiết bị đo lường, lọc tự động, đạt tiêu chuẩn sẽ nhập vào hệ thống 3 bồn lạnh, mỗi bồn có dung tích 150m3. Đây là hệ thống bồn sữa có sức chứa lớn nhất hiện nay tại Việt Nam. Công nghệ sản xuất ly tâm tách khuẩn hiện đại giúp loại bỏ 99,9% vi khuẩn trong sữa tươi nguyên liệu, đây là công nghệ mới của thế giới được Vinamilk là công ty duy nhất tại Việt Nam sử dụng. Công nghệ UHT tiệt trùng ở nhiệt độ cao 140 độ C chỉ trong khoảng thời gian 4 giây ở giai đoạn sau đó giúp tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn có hại còn lại trong sữa, giúp đảm bảo chất lượng sữa mà không cần sử dụng chất bảo quản. Tất cả hệ thống thiết bị, máy móc, đặc biệt là các robot LGV đều vận hành tự động, được điều khiển bởi hệ thống máy tính trung tâm. Mỗi khâu trong quá trình sản xuất được giám sát, mọi thông số đều được theo dõi, bảo đảm khả năng truy xuất tức thì đối với bất kỳ sản phẩm nào. Kho thành phẩm: Các robot tự động chuyển hàng thành phẩm vào kho. Kho chứa palet có công suất 27.168 lô chứa hàng, có khả năng ứng chịu động đất; 8 hệ thống kho chứa và máy bốc dỡ Exyz công nghệ mới và tiên tiến nhất hiện nay. Hệ thống này nhanh hơn, nhẹ hơn, tiết kiệm năng lượng hơn bất kỳ thế hệ máy cùng tính năng nào trước đây. Hệ thống kho thông minh này của Vinamilk bao gồm hệ thống xếp dỡ và vận chuyển palet theo ray định hướng (RGV) với 370m đường ray và 15 khay tải động, mỗi khay có khả năng mang 2 palet. Hệ kho chứa palet tự động tối ưu hóa không gian, trong đó có các băng tải hỗ trợ hoạt động bốc xếp của công nhân, tự động sắp xếp thứ tự các palet và có khả năng truy xuất palet bất kỳ. Tại khu vực xuất hàng, hệ thống phân loại palet tự động phân chia thành 16 làn theo nguyên lý băng tải con lăn trọng lực. Toàn bộ hệ thống được kiểm soát và quản lý bằng một phần mềm lõi của SSI Schaefer có tên gọi hệ thống quản lý kho hàng Wamas. Robot tạo thùng tự động dán keo cố định các miếng lót và phân phối cho các dây chuyền,từ đây các bịch được bốc chính xác vào các thùng.Các thùng sản phẩm trước khi được chuyển vào kho sẽ được cân tự động trên dây truyền để kiểm tra chính xác trọng lượng của các thùng sữa,các thùng sản phẩm không đủ trọng lượng ngay lập tức sẽ được hệ thống loại ra,các thùng thành phẩm đạt tiêu chuẩn sẽ được xếp lên pallet tự động sau đó được xếp vào kho theo thứ tự hàng và các kệ hàng đã được ấn định cho các loại sữa riêng. Xếp lịch theo mức độ cấp bách hàng nào xuất trước sẽ xếp trước để thực hiện theo yêu cầu của đơn hàng. Sau khi đã xếp đúng quy định tiến hành lấy hàng và đưa lên phương tiện vận chuyển. Khi hàng đã được xuất kiểm tra kĩ chứng từ, hóa đơn thanh toán và lệnh xuất kho, làm chứng từ giao hàng và làm giấy phép vận chuyển. Kiểm tra theo dõi tình hình giao hàng và buôn bán hàng hoa từ kho, biến động của dự trữ mở sổ theo dõi hàng hóa xuất, khi xuất lô hàng phải ghi chép cẩn thận vào thẻ kho để kiểm tra biến động của dự trữ hàng hóa nhằm bổ sung kịp thời. 2.2.2.3. Đánh giá và đề xuất giải pháp. Việc sử dụng Robot tự động trong quá trình đóng gói và xếp kho đã đem lại cho Vinamilk những thành quả rất tích cực tạo ra sản phẩm sữa chất lượng cao một cách đồng đều,bảo đảm tính chính xác và độ tin cậy cao, giúp cho nhà máy giảm được số lượng nhân công,tiết kiệm được chi phí nhân công,đảm bảo sức khỏe và an toàn lao động. Tuy nhiên thì bên cạnh đó Vinamilk cũng gặp phải không ít những hạn chế việc sử dụng hệ thống công nghệ cao các kĩ thuật viên chưa thành thạo trong việc sử dụng máy móc dẫn đến lúng túng và đôi khi sai xót trong quá ấn nút vận hành, chi phí thuê các chuyên gia nước ngoài về hướng dẫn đào tạo cao,chi phí nhập máy móc đôi khi tốn kém. Bên cạnh đó số lượng sữa nhiều, có quá nhiều mặt hàng số lượng hàng tồn kho đôi khi chưa kiểm soát được chặt chẽ dẫ đến thất thoát, một số nhân viên xao nhãng chưa kiểm soát chặt chẽ việc xuất kho nhập kho,thiếu sự trung thực và tinh thần trách nhiệm. Để giải quyết các tình trạng trên thì Vinamilk đã đưa ra những phương án tích cực như đưa nhân viên đi đào tạo và tổ chức các hoạt động để nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân viên. Kiểm soát chặt chẽ việc xuất nhập kho báo cáo công tác xuất nhập kho và hàng tồn hàng tháng cho cấp trên để có những phương án xử lí nhanh và kịp thời. Đào tạo nhân viên kĩ thuật về cách vận hành khởi động máy móc thuận thục trước khi đưa vào nhà máy làm việc, củng cố nguồn vốn vững chắc để đề phòng các trường hợp cũng như các chiến lược cần nhiều vốn. 2.2.3. Quản trị vận chuyển 2.2.3.1. Thực trạng Để hàng hóa của doanh nghiệp có thể phân phối rộng khắp, đến được tay khách hàng mục tiêu hay để doanh nghiệp thực hiện mua bán, dự trữ nguyên vật liệu đầu vào thì hoạt động vận chuyển đóng vai trò rất quan trọng, là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng, giữa doanh nghiệp với nhà cung ứng. Vận chuyển giữ vị trí then chốt, tạo giá trị cho hoạt động logistic của doanh nghiệp nói chung và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp nói chung. Bởi vậy, các nhà quản trị luôn quan tâm tới quản trị vận chuyển,sao cho vừa đảm bảo thực hiện được mục tiêu của quản trị logistic nói chung là giảm chi phí tăng chất lượng để đáp ứng được dịch vụ khách hàng; nhưng đồng thời khi xây dựng chiến lược vận chuyển cũng đặt ra các mục tiêu riêng về tốc độ giao hàng nhanh chóng, độ ổn định cao. Hai mục tiêu cơ bản ấy luôn có những mâu thuẫn, và đánh đổi. Kinh doanh chủ yếu những sản phẩm về sữa, do đó tùy đặc trưng của từng loại sữa thì mục tiêu chi phí và chất lượng vận chuyển của Vinamilk cũng được cân nhắc. Với các sản phẩm sữa chua uống hay sữa chua ăn thì do điều kiện bảo quản để đảm bảo chất lượng là cần thiết thì doah nghiệp phải đầu tư hệ thống vận chuyển kho lạnh để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Nhưng với mặt hàng sữa bột, do đặc tính về bao gói khá chắc chắn, bảo quản điều kiện thường, thời hạn sử dụng lâu thì công ty có thể cân nhắc tới vấn đề chi phí vận chuyển. Vì vậy, để cân đối giữa hai mục tiêu trên luôn cần sự quản trị khéo léo của các nhà quản trị sao cho đạt được mục tiêu là hiệu quả nhất. Với phương châm” VINAMILK luôn đem chất lượng sữa tốt nhất đến với người tiêu dùng” thì hoạt động vận chuyển của VINAMILK đã được thực hiện khá tốt, đem lại hài lòng cho khách hàng. a, Thiết kế mạng lưới và tuyến đường vận tải của công ty VINAMILK • Mạng lưới và tuyến đường vận chuyển sản phẩm tới tay khách hàng: Mạng lưới và tuyến đường vận chuyển cần được thiết kế đảm bảo sự vận động của hàng hóa trong kênh logistic theo những điều kiện nhất định. Do VINAMILK có trụ sở kinh doanh chính tại thành phố Hồ Chí Minh mà khách hàng tiêu dùng sản phẩm lại rất lớn trên phạm vi cả nước và ngoài vùng lãnh thổ, nên chi phí vận chuyển trực tiếp sản phẩm tới tay khách hàng quá lớn. Vì vậy, công ty chọn hình thức vận chuyển qua trung tâm phân phối. Điều này giúp công ty tận dụng được lợi thế theo quy mô và lợi thế nhờ khoảng cách. Tại thị trường trong nước, VINAMILK có 4 trung tâm phân phối lớn là : trụ sở chính ở Hồ Chí Minh, trung tâm phân phối ở Hà Nội (Tòa nhà Handi Rescotháp Btầng 11, 521 Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội; Đã Nẵng (Tầng 7 Tòa Nhà Bưu điện, 271 Nguyễn Văn Linh, Phường Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng), Cần Thơ (77 – 77B Võ Văn Tần, Phường Tân An, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Đồng thời, công ty có hàng trăm cửa hàng bán buôn, bán lẻ mang tên “ Giấc mơ sữa Việt” sẽ giao hàng tận nơi tới khách hàng với chất lượng sữa hàng đầu cùng nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Tại thị trường nước ngoài, sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty là sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa nước, sữa đậu nành, sữa đặc, nước giải khát, dưới hình thức là xuất khẩu trực tiếp không qua trung tâm phân phối. Hiện tại, sản phẩm của VINAMILK đã được xuất khẩu tới hơn 40 quốc gia trên thế giới bao gồm các khu vực Đông Nam Á, Trung Đông, Châu Phi và các nước khác. • Mạng lưới và tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu: Vinamilk lựa chọn các nhà cung cấp nguyên vật liệu như: nguồn cung cấp nguyên liệu sữa tươi từ các hộ gia đình tại Nghệ An, Thanh Hóa, Lâm Đồng. Đối với sữa tươi được thu mua từ các hộ nông dân sau khi được vắt xong sẽ được chuyển đến trạm trung chuyển gần nhất. Ở đây, các mẫu sữa đạt chuẩn sẽ được làm lạnh xuống nhỏ hơn hoặc bằng 4 độ C, sữa sẽ được các xe bồn chuyên dụng tiếp nhận và vận chuyển về nhà máy. Bên cạnh đó, Vinamilk còn nhập khẩu sữa tươi từ Newzland để phục vụ công ty ở Mizika. Ngoài ra Vinamilk còn hợp tác với nhiều nhà cung cấp khác như công ty Perstima Vietnam (cung cấp nguyên liệu để sản xuất vỏ hộp sữa)… Những nguyên vật liệu này sẽ được vận chuyển tới 15 nhà máy của Vinamilk để sản xuất ra các sản phẩm sữa tươi ngon, đạt an toàn vệ sinh thực phẩm… Do đó để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như thời gian cung ứng thì cần phải vận chuyển nhanh chóng, trực tiếp. b,Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển Để đảm bảo cho quá trình vận chuyển luôn được đạt tiến độ, chính xác, tin cậy, linh hoạt, an toàn hàng hóa,... là các tiêu chí mà Vinamilk hướng đến. Chính vì vậy, Vinamilk đã tự thực hiện những hoạt động vận chuyển tới các trung tâm chi nhánh từ các nhà máy để rồi tự vận chuyển tới tay khách hàng ( vận chuyển riêng). Công ty có 2 hệ thống kho vận rất lớn là: xí nghiệp kho vận Hồ Chí Minh (32 Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức, TP. HCM) và xí nghiệp kho vận Hà Nội (Km 10 Quốc lộ 5, Xã Dương Xa, Huyện Gia Lâm, TP.Hà Nội). Hai đơn vị này chuyên vận chuyển các sản phẩm, hàng hóa bao gồm cả nguyên vật liệu và thành phẩm đến các đơn vị chức năng như các nhà máy, đại lý bán buôn, cửa hàng giới thiệu sản phẩm…Cả hai hệ thống kho vận này đều được quản lý rất nghiêm ngặt để đảm bảo quá trình bảo quản, vận chuyển tới tay khách hàng chất lượng sữa được tốt nhất. Do đó, Vinamilk luôn đảm bảo được chất lượng dịch vụ khách hàng và tính ổ định của hoạt động sản xuất kinh doanh . Bên cạnh đó, vì giống bò của Vinamilk chủ yếu được nhập khẩu từ Mỹ, New Zealand… và một số nguyên vật liệu khác được nhập khẩu từ nước ngoài đồng thời với mục tiêu mở rộng thị trường xuất khẩu sữa sang các nước như: Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, Mỹ…Do đó để đảm bảo tính chuyên nghiệp và chất lượng sản phẩm , Vinamilk đã áp dụng cả hình thức vận chuyển thuê ngoài thông qua việc hợp tác với Công ty cổ phần Gemadept một trong những công ty logistic hàng đầu tại Việt Nam với hệ thống vận chuyển chuyên nghiệp và kho bãi trải dài.Nhờ vậy, dòng vận chuyển của Vinamilk được tối ưu, trôi chảy hơn, vòng quay hàng hóa được thực hiện nhanh gọn, giảm thời thiểu thời gian cung ứng. Thuê ngoài vận chuyển nếu không có chiến lược hợp lý thì việc chi phí bị đội lên là không thể tránh khỏi. Do đó, có thể thấy, Vinamilk đã rất sáng suốt khi kết hợp cả hai hình thức vận chuyển là tự vận chuyển và thuê ngoài vận chuyển, đồng thời đề cao chất lượng sản phẩm lên trên hết. Thuê ngoài vận chuyển tự làm vận chuyển c,Hệ thống chứng từ trong vận chuyển hàng hóa. Hệ thống chứng từ trong vận chuyển nội địa có 3 loại chứng từ cơ bản là vận đơn, hóa đơn vận chuyển, và khiếu nại vận chuyển. Vì vinamilk lựa chọn phương thức vận chuyển riêng ( tự mình vận chuyển) nên không cần giao các loại chứng từ này cho công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển khác mà tự mình quản lý. Hệ thống chứng từ trong vận chuyển quốc tế: chứng từ dùng trong hoạt động xuất khẩu vận đơn, hóa đơn cảng, hướng dẫn giao hàng, khai báo xuất khẩu, tín dụng thư, chứng nhận của lãnh sự quán, chứng nhận về nguồn gốc xuất sứ, hóa đơn thương mại, chứng từ bảo hiểm, thư chuyển giao,.... Chứng từ dùng cho hoạt động nhập khẩu như thông báo hàng đến , giấy khai báo hải quan, giấy yêu cầu giao nhận,.... Vinamilk nhập khẩu 100% giống bò từ Mỹ, Úc, New Zealand, để đảm bảo chất lượng của sữa tốt nhất và đảm bảo cho sức khỏa đàn bò thì công ty luôn chọn dịch vụ vận chuyển bằng đường hàng không mặc dù chi phí vận chuyển khá cao. Vì vậy chứng từ cần có cả vận đơn đường hàng không,... 2.2.3.2. Đánh giá và đề xuất giải pháp Có thể thấy, quy trình quản lý hệ thống vận chuyển tới khách hàng công ty Vinamilk đã thực hiện khá tốt, sản phẩm sữa tới tay khách hàng luôn đạt chất lượng đúng tiêu chuẩn. Tuy nhiên, trong thời vụ cao điểm, quá trình vận chuyển vẫn chưa đạt tiến độ đề ra, gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm của khách hàng. Bên cạnh đó, theo quy định vận chuyển sữa thì chỉ được để tối đa 8 thùng chồng lên nhau, tuy nhiên, nhiều đại lý phân phối sữa Vinamilk nhỏ lẻ lại chất đến 15 thùng đồng thời không cẩn thận trong quá trình vận chuyển gây ra tổn hại đến chất lượng sản phẩm. Điển hình như vụ việc Vinamilk bị dính vào vụ người dân phản ánh do “ sữa Vinamilk còn mới chưa hết hạn sử dụng nhưng có hiện tượng căng phồng, và có mùi”. Đứng trước tình hình đó, thì đại diện của công ty đã đứng ra xin lỗi, và đưa ra khẳng định rằng chất lượng sữa của Vinamilk bị ảnh hưởng là do quá trình vận chuyển không được bảo quản đúng theo tiêu chuẩn, dẫn đến vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào gây nên hiện tượng chứ không phải do chất lượng sữa ngay từ đầu đã nhiễm khuẩn. Đó là nội dung Công văn số 638CVCTS.09 ngày 162009 của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk): “Sữa bị hỏng là do vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào chứ bản thân trong sữa không có vi khuẩn… Hàng năm, Vinamilk tiêu thụ trên 2 tỷ sản phẩm sữa các loại thì một vài sản phẩm bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển và bảo quản là không thể tránh khỏi. “Chúng tôi không thể cấm các đại lý nhỏ và điểm bán lẻ bán sản phẩm của Vinamilk vì đó là chuyện kinh doanh của họ, tuy nhiên chúng tôi luôn khuyến cáo nhà phân phối không nên bán hàng cho những cơ sở không đủ phương tiện và điều kiện bảo quản sản phẩm hoặc mặt bằng quá nhỏ để hàng chồng chất cao gây móp méo, hư hỏng bao bì sản phẩm; khuyến cáo người tiêu dùng không nên mua sản phẩm ở những điểm bán hàng bảo quản không tốt và không theo yêu cầu của nhà sản xuất…” đồng thời công ty cũng công bố trực tiếp mẫu kết quả xét nghiệm thực phẩm để khẳng định chất lượng của sản phẩm. Tuy nhiên, qua vụ việc phàn nàn trên của người tiêu dùng thì ta thấy hoạt động quản lý các điểm bán lẻ của Vinamilk còn kém dẫn tới sản phẩm vận chuyển tới tay khách hàng không được bảo quản tốt và giữ được mức chất lượng tốt. Để cải thiện tốt những thiếu sót trong quản trị vận chuyển, Vinamilk cần: Nâng cao chất lượng của hệ thống kho bảo quản và chất lượng xe phân phối. Với các sản phẩm đặc trưng như sữa chua thì cần phải có xe bảo quản lạnh tốt để tránh sản phẩm bị phồng, vỡ hỏng hoặc vi sinh vật có thể xâm nhập. quản lý tốt các hệ thống bán lẻ đặt ra các tiêu chuẩn cho hệ thống bán lẻ nếu muốn cung cấp sản phẩm của Vinamilk phải cam kết chất lượng hệ thống bảo quản, vận chuyển, tránh ảnh hưởng tới uy tín thương hiệu của công ty Vinamilk. Mở rộng thêm hệ thống kênh phân phối, xe vận để sản phẩm có thể tới được tay khách hàng với mức chất lượng tốt nhất như công ty đã cam kết. Tiếp tục hợp tác với công ty logistic Gemadept để tạo cho chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào luôn được đáp ứng đảm bảo. 2.2.4. Quản lý dự trữ Sữa là thực phẩm thiết yếu trong gia đình, đóng vai trò không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng không chỉ của trẻ nhỏ mà cả người trưởng thành. Do đó, trong cả quá trình sản xuất và kinh doanh, Vinamilk luôn tập trung khối lượng dự trữ để đảm bảo sự phù hợp giữa nhu cầu khách hàng và nguồn cung ứng sản phẩm về cả không gian, thời gian, số lượng, chất lượng.Nhờ vào lượng dự trữ đầy đủ Vinamilk có khả năng giữ vững vai trò chủ đạo trong việc chiếm lĩnh và làm chủ thị trường, giảm thiểu tác động của môi trường vĩ mô đến quan hệ cung cầu như điều kiện giao thông vận tải ảnh hưởng đến vận chuyển, môi trường khí hậu ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi bò sữa và thức ăn cho bò, chất lượng của sữa,...Bên cạnh đó, dự trữ còn là một trong những hoạt động giúp doanh nghiệp có thể giảm được nhiều chi phí liên quan tới sản xuất và phân phối. Việc dự trữ hàng hóa trong điều kiện nguyên liệu khan hiếm hoặc tăng giá giúp doanh nghiệp có thể giảm thiểu đáng kể chi phí đầu vào, bình ổn giá sản phẩm và tăng lượng tiêu thụ. Ngoài ra, nhờ có dự trữ hàng hóa tập trung, Vinamilk có thể vận chuyển khối lượng hàng lớn đến các điểm bán trong khu vực, từ đó giảm chi phí vận chuyển đi rất nhiều. Để đảm bảo quá trình logistics diễn ra liên tục, sản phẩm dự trữ sẽ tồn tại trong tất cả các khâu trên dây chuyền cung ứng. Bắt đầu quá trình sản xuất sẽ cần tới nguyên liệu, từ đó hình thành nguồn nguyên liệu dự trữ nhập từ các nhà cung ứng của Vinamilk, bao gồm bột sữa, bơ, sữa tươi nguyên liệu, bao bì đóng gói...trong đó, sữa tươi nguyên liệu sau khi được kiểm tra chất lượng và qua thiết bị đo lường, lọc sẽ được nhập vào hệ thống bồn chứa lạnh. Vì nhà máy sản xuất sữa của Vinamilk được trang bị dây chuyền sản xuất sữa tươi tiệt trùng với thiết bị hiện đại và công nghệ sản xuất tiên tiến hàng đầu hiện nay, nhà máy hoạt động trên một dây chuyền tự động, khép kín, từ khâu nguyên liệu đầu vào đến đầu ra sản phẩm nên bán thành phẩm ít, nếu có thì cũng chỉ dự trữ trong thời gian rất ngắn. Thành phẩm khi được làm ra sẽ được chuyển tới dự trữ trong Kho thông minh bằng các robot LGV vận hành tự động có thể tự sạc pin mà không cần sự can thiệp của con người. Việc quản lý hàng hóa xuất nhập tại Kho thông minh được thực hiện bằng phần mềm Wamas. Hệ thống quản lý kho Wamas này được tích hợp với hệ thống quản lý ERP và giải pháp tự động hoá Tetra Plant Master giúp tạo sự liền mạch, thông suốt trong hoạt động của nhà máy với các hoạt động từ lập kế hoạch sản xuất, nhập nguyên liệu đến xuất kho thành phẩm của toàn công ty. Dự trữ sản phẩm trong phân phối: Với hơn 200 đại lý phân phối chính thức trên toàn quốc, để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng nhanh nhất và hiệu quả, các đại lý cũng tiến hành dữ trữ sản phẩm tại các kho, cửa hàng. Dự trữ của nhà bán lẻ và người tiêu dùng: Thực hiện dự trữ để đáp ứng nhu cầu khách hàng và nhu cầu cá nhân. Trong mỗi khâu của quá trình cung ứng có thể xảy ra những sai sót như sản phẩm không đạt yêu cầu, hoàn trả, đổi trả sản phẩm, sản phẩm cần tái chế, đóng gói lại ... Từ đó xuất hiện dòng logistics ngược và ở mỗi khâu cũng hình thành dự trữ. Đối với Vinamilk, quản trị dự trữ có vai trò chiến lược, là tiền đề để doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu quản trị khác. Quản trị dự trữ của Vinamilk được tiến hành thống nhất, đồng bộ từ khâu thu mua nguyên liệu, vật liệu đến khi sản phẩm hoàn thành và phân phối tới tay người tiêu dùng. Nếu nguyên liệu là sữa bột nhập khẩu thì thời gian bảo quản có thể kéo dài từ 3 tới 6 tháng, nhưng nếu là sữa bò tươi thì thời gian bảo quản là rất ngắn. Do đó, việc xác định lượng dự trữ và hàng hóa dự trữ là vô cùng thiết yếu, tránh tình trạng nguyên liệu dự trữ vượt quá khả năng sản xuất dẫn tới dư thừa, hỏng nguyên liệu, ảnh hưởng tới mục tiêu chi phí của công ty. Hiện tại Vinamilk đang làm khá tốt công tác quản lý khâu thu mua nguyên liệu, tạo nguồn cung đều đặn cho khâu sản xuất, giảm thiểu chi phí và đem lại hiệu quả kinh tế cao. 2.2.5. Dịch vụ khách hàng Khách hàng của Vinamilk là tập hợp bao gồm các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp... có nhu cầu sử dụng sản phẩm hay phân phối sản phẩm của công ty. Như vậy, khách hàng của Vinamilk có thể chia thành 2 nhóm: Nhóm khách hàng là người tiêu dùng các sản phẩm của công ty, có nhu cầu sử dụng và mong muốn thỏa mãn nhu cầu đó Nhóm khách hàng là tổ chức, bao gồm những nhà bán buôn, bán lẻ, đại lý phân phối các sản phẩm của Vinamilk trên toàn hệ thống. Vinamilk luôn mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích nhất ở mọi khu vực, lãnh thổ. Vì thế Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Từ mục tiêu đó, Vinamilk định hướng không chỉ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nói chung mà còn nỗ lực để tăng giá trị tăng thêm cho khách hàng thông qua việc nâng cao dịch vụ khách hàng trong hoạt động logistics. Dịch vụ khách hàng của Vinamilk bao gồm: Dịch vụ trước bán: Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động, Vinamilk đã xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp cả nước để làm đòn bẩy cho hoạt động giới thiệu, quảng cáo, chào hàng, hỗ trợ cho quá trình giao hàng tới khách hàng là nhanh nhất. Dịch vụ trong khi bán:Tiến hành thực hiện các dịch vụ trong khi bán sẽ do Bộ phận dịch vụ khách hàng của Vinamilk thực hiện phối hợp với các phòng ban có liên quan trong nội bộ công ty. Bộ phận này có trách nhiệm tư vẫn, hướng dẫn cho khách hàng cách đặt hàng, phương thức thanh toán, đóng gói, vận chuyển, bốc xếp, giao nhận,... Trong đó, hoạt động vận chuyển, bốc xếp, giao nhận sẽ do công ty đối tác là Tân Càng Sài Gòn trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện. Dịch vụ sau bán: Là khâu quan trọng trong việc tạo bước đột phá để nâng cao hơn nữa dịch vụ khách hàng, bao gồm lắp đặt và hướng dẫn sử dụng trang thiết bị bảo quản tại các đại lý phân phối độc quyền của Vinamilk, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, đổi trả sản phẩm, tiếp nhận ý kiến, góp ý và giải quyết phàn nàn từ khách hàng. • Quá trình đáp ứng đơn hàng của Vinamilk bao gồm các bước sau: Hình thành đơn hàng: Nhân viên bán hàng sẽ thu thập các thông tin về khách hàng và sản phẩm cũng như những yêu cầu về sản phẩm của khách hàng theo các mẫu đơn đặt hàng của Vinamilk. Sau đó , bộ phận Chăm sóc khách hàng sẽ gọi điện xác nhận đơn hàng. Đơn hàng hợp lệ là đơn hàng được nhân viên CSKH gọi điện xác nhận thành công. Truyền tin về đơn hàng: Nhân viên bán hàng chuyển đơn đặt hàng tới điểm tiếp nhận đơn đặt hàng. Đối với đơn hàng online, hệ thống sẽ tự động truyền tải thông tin về đơn đặt hàng tới bộ phận tiếp nhận. Xử lý đơn hàng: Tiến hành kiểm tra độ chính xác của đơn đặt hàng, những yêu cầu cụ thể của khách hàng về sản phẩm, giao hàng, kiểm tra tính sẵn có của sản phẩm, sao chép thông tin đơn hàng, viết hóa đơn,... Thực hiện đơn hàng: Bộ phận Kho sẽ tập hợp hàng hóa sẵn có trong kho, tiến hành đóng gói, chuẩn bị chứng từ cần thiết và tiến hành vận chuyển giao hàng. Thông báo về tình trạng thực hiện đơn hàng. 2.2.6. Hệ thống thông tin Hệ thống thông tin đóng vai trò quan trọng trong vận hành của một doanh nghiệp nói chung và hệ thống logistics nói riêng. Trong đó, trọng tâm là thông tin xử lý đơn đặt hàng của khách. Hiện nay Vinamilk đã xây dựng được quy trình thu thập, tập hợp, giải quyết đơn hàng tối ưu bằng các hệ thống đặt hàng tự động và quản lý tồn kho bằng máy tính. Do đó, thời gian đặt hàng, chờ đợi và giao hàng được rút ngắn đáng kể. Bên cạnh đó, Vinamilk còn cử giám sát kinh doanh và nhân viên bán hàng thực hiện trực tiếp. Hàng ngày, các nhân viên sẽ nhận thiết bị cầm tay PDA được cập nhật danh sách đại lý và các mục tiêu bán hàng trọng tâm. Cuối ngày, nhân viên sẽ cắm thiết bị này vào máy tính của nhà phân phối để cập nhật được vào hệ thống thông tin của nhà phân phối, đưa ra các kết quả và số liệu trong ngày về tình trạng kho hàng, doanh thu…Từ đó, Vinamil phân tích tình hình tiêu thị hàng để đưa ra các hướng xử lý, chỉ tiêu và kế hoạch phân phối hàng kịp thời. Vinamilk thực hiện quản lý đơn hàng với các nhà phân phối của mình qua Palm Z22 – 1 thiết bị cầm tay được Vinamilk trang bị đồng loạt cho các nhà phân phối. Z22 không những thiết lập được lộ trình giao hàng theo đúng kế hoạch về ngày giao hàng, sản phẩm thay thế và những đơn hàng thực hiện trước đó của khách hàng. Đầu tiên Z22 sẽ tiếp nhận lộ trình bán hàng theo đúng kế hoạch các giám sát kinh doanh đề ra. Tiếp theo Z22 thay thế cho tất cả hồ so, giấy tờ có liên quan đến từng đại lý mà trước đây các giám sát kinh doanh vẫn phải mang theo. Ngoài ra, đối với các nhà phân phối: các quy định trong hợp đồng đã chỉ rõ trách nhiệm của mỗi bên đối với hàng hóa. Khi hàng hóa được chuyển đến kho của nhà phân phối, họ có trách nhiệm bảo quản hàng hóa theo đúng tiêu chuẩn đã định. Với các sản phẩm hết hạn hoặc quá hạn, nhà phân phối có trách nhiệm thông báo cho công ty bằng cách cập nhật lên hệ thống quản lý bằng máy tính đã được Vinamilk trang bị từ trước qua đường truyền Internet sử dụng chương trình SAP hoặc kết nối offline qua phần mềm Solomon của Microsoft. Bên cạnh đó, Vinamilk còn thuê dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật qua điện thoại của FPT, giúp việc sửa chữa, thay mới máy tính của nhà phân phối. Kết luận Trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay, hoạt động quản trị logistics là vấn đề cần quan tâm hàng đầu của các DN. Đó là vấn đề phức tạp bao gồm rất nhiều các yếu tố đòi hỏi sự hiểu biết cặn kẽ về các bộ phận cấu thành, các yếu tố liên quan đến hoạt động logistics cũng như các đặc điểm cơ bản của nền kinh tế thế giới mới. Mức độ quan tâm và thực thi công việc quản lýhoạt động logistics thể hiện tầ

Trang 1

Lời mở đầu

Ngày nay với rất nhiều yếu tố, Logistics trở thành công cụ liên kết các hoạt độngtrong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC - Global Value Chain) như cung cấp, sản xuất,lưu thông phân phối, mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế Tính hệ thống

là yêu cầu căn bản của logistics, vì vậy trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, quảntrị logistics trở thành vấn đề “sống còn” đối với các doanh nghệp

Để hiểu rõ hơn về hoạt động quản trị logistics, nhóm 1 xin trình bày đề tài: “Cáchoạt động logistics chức năng Các mục tiêu của quản trị logistics”, đồng thời lựachọn liên hệ thực tế với hoạt động quản trị logistics tại công ty cổ phần sữa ViệtNam Vinamilk

Trong suốt quá trình tìm tòi nghiên cứu nhóm 1 không thể tránh khỏi những hạnchế, thiếu sót Nhóm mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của cô để bài viết củanhóm được hoàn thiện hơn Nhóm 1 xin chân thành cảm ơn

Trang 2

1.1.2 Mô hình quản trị logistics.

Quá trình quản trịHoạch định Thực thi Kiểm soátĐầu vào Quản trị LogisticsĐầu ra

Thànhphẩm Kháchhàng Lợi thếcạnh tranh

Nguồn

nhân lực

Các hoạt động logistics

Tiện lợi vềth/gian &đ.điểmNguồn tài

-Quản lí thông tin

Hiệu quảvận động

HH tớiKH

Nguồn

thông tin

Tài sản sởhữu

Mô hình này cho thấy tại các doanh nghiệp, quản trị logistics không phải là mộthoạt động đơn lẻ mà là một chuỗi các hoạt động liên tục, có quan hệ mật thiết vaftác động qua lại lẫn nhau, bao trùm mọi yếu tố tạo nên sản phẩm từ các nhập lượngđầu vào cho đến giai đoạn tiêu thụ sản phẩm cuối cùng Các nguồn tài nguyên đầu

Vật liệuBán thành phẩmThành

phẩm

Trang 3

vào không chỉ bao gồm vốn, vật tư, nhân lực mà còn bao hàm cả dịch vụ, thông tin,

bí quyết và công nghệ Các hoạt động này cũng được phối kết trong một chiến lượckinh doanh tổng thể của doanh nghiệp từ cấp độ hoạch định đến tổ chức, triển khai

và kiểm soát đồng bộ các hoạt mua, dự trữ, tồn kho, bảo quản, vận chuyển, thôngtin, bao bì, đóng gói Chính nhờ vào sự kết hợp này mà các hoạt động kinh doanhđược hỗ trợ một cách tối ưu, nhịp nhàng và hiệu quả, tạo ra sự thõa mãn kháchhàng ở mức độ cao nhất hay mang lại cho doanh nghiệp phần giá trị gia tăng lớnhơn so với đối thủ cạnh tranh

1.2 Mục tiêu quản trị logistics.

Theo E.Grosvenor Plowman, mục tiêu của hệ thống logistics là mang tới chokhách hàng các lợi ích: đúng khách hàng, đúng sản phẩm, đúng số lượng, đúngđiều kiện, đúng địa điểm, đúng thời gian và đúng chi phí Tuy nhiên xét dưới góc

độ chuỗi cung ứng giá trị thì mục tiêu của quản trị logistics là tạo ra giá trị gia tăngcho khách hàng và doanh nghiệp, chủ yếu tập trung vào hai nhóm lợi ích: nhóm lợiích dịch vụ và nhóm lợi ích chi phí

1.1.2 Nhóm lợi ích dịch vụ.

a Tính sẵn có của hàng hóa/dịch vụ

+ Tỷ lệ phần trăm hàng hóa có mặt tại kho ở một thời điểm

+ Tỷ lệ hoàn thành đơn hàng đo lường số lượng hàng hóa đã thõa mãn nhucầu của khách hàng theo tỉ lệ % và cơ cấu mặt hàng đã đặt

+ Tỷ lệ phần trăm những đơn đặt hàng đã được thực hiện đầy đủ

Việc kết hợp 3 chỉ tiêu trên đưa ra cách đánh giá về việc quản lý hàng trong khocủa một công ty như thế nào cho tốt để đáp ứng những mong đợi của khách hàng

và giúp công ty quyết định mức độ hoạt động phân phối cần duy trì theo thời gian.Giữa việc đầu tư vào hàng hóa trong kho với sự sẵn có của sản phẩm có mối quan

hệ trực tiếp với nhau Theo nguyên tắc chung để gia tăng tính sẵn sàng của hànghóa thì đòi hỏi cần phải đầu tư nhiều hơn vào dự trữ hàng hóa trong kho

b Hiệu suất nghiệp vụ

+ Tốc độ cung ứng dịch vụ là tổng thời gian mà khách hàng chờ đợi công ty nơi họmua hàng tiến hành thực hiện đơn đặt hàng và giao hàng cho khách hàng

+ Sự chính xác của vòng quay đơn đặt hàng, còn gọi là độ ổn định thời gian giaohàng

Trang 4

+ Tính linh hoạt để cập đến khả năng của một công ty trong việc điều phối cácnguồn lực để đáp ứng các yêu cầu đặc biệt của khách hàng

Cần kết hợp 3 tiêu chuẩn trên để đo lường chính xác khả năng cung ứng dịch vụ docác hoạt động logistics tạo ra Tốc độ cung ứng là quan trọng nhưng sự phù hợptheo thời gian còn quan trọng hơn Cần dự kiến các phương án phân phối linh hoạthoặc khả năng thay thế lẫn nhau nhằm bù đắp cho các tình huống bất ngờ hoặc đápứng các nhu cầu đặc biệt của khách hàng

c Độ tin cậy dịch vụ

Độ tin cậy dịch vụ hay chất lượng phục vụ để cập tới khả năng của một công tythực hiện hoàn hảo các hoạt động đáp ứng đơn đặt hàng theo nhận thức của kháchhàng

+ Chi phí dịch vụ khách hàng(F1) chi phí dịch vụ khách hàng bao gồm các chi phí

để hoàn tất những yêu cầu của đơn đặt hàng, chi phí để cung cấp dịch vụ hàng hóa,chỉ phí để giải quyết tình huống hàng bị trả lại chi phí dịch vụ khách hàng liênquan mật thiết với các khoản chi phí vận tải chi phí dự trữ, và chi phí cho côngnghệ thông tin

+ Chi phí vận tải(F2): chi phí vận tải là một trong những khoản lớn nhất trong chiphí logistics Nó chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: loại hàng hóa, quy mô lôhàng, tuyến đường vận tải chi phí vận tải của một đơn vị hàng hóa tỉ lệ ngịch vớikhối lượng vận tải và quãng đường vận chuyển

+ Chi phí kho bãi(F3): chi phí quản lí kho nhằm đảm bảo cho các nghiệp vụ khođược diễn ra suôn sẻ

+ Chi phí xử lí đơn hàng và quản lí thông tin(F4): Để hỗ trợ dịch vụ khách hàng vàkiểm soát chi phí một cách hiệu quả cần bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ để traođổi thông tin với khách hàng và các bộ phận có liên quan nhằm giải quyết đơn đặthàng, thiết lập các kênh phân phối, dự báo nhu cầu thị trường

Trang 5

+ Chi phí mua(F5): Để có lô hàng đủ theo yêu cầu khoản chi phí này dùng cho thugom, chuẩn bị hàng cung cấp cho khách.bao gồm nhiều khoản chi phí nhỏ: xâydựng cơ sở gom hàng, tìm nhà cung cấp, mua và tiếp nhận nguyên vật liệu

+chi phí dự trữ(F6): Hoạt động logistics tạo ra chi phí dự trữ chi phí này tăng giảmtùy theo số lượng hàng hóa dự trữ nhiều hay ít

Tổng chi phí logistis được tính qua công thức:

Flog =F1+F2+F3+F4+F5+F6

Trong đó:

Flog : tổng chi phí logistics

F1,F2, F6: các chi phí cấu thành

Mối quan hệ giữa các loại chi phí:

Logistics là một chuỗi kết hợp nhiều hoạt động kinh tế nhằm tối ưu hóa vị trí vàquá trình vận động của dự trữ hàng hóa từ điểm đầu cho đến điểm cuối – người sửdụng Giữa các hoạt động logistics có liên quan mật thiết với nhau, giảm chi phí ởkhâu này có thể làm tăng chi phí ở khâu khác và cuối cùng tổng chi phí khônggiảm mà có thể tăng, đi ngược lại với mục đích của quản trị logistics Do vậy, chìakhóa để đạt được yêu cầu giảm chi phí trong quản trị logistics là phân tích tổng chiphí Để làm được điều này, cần nắm vững các kỹ năng phân tích cân đối chi phígiữa các hoạt động logistics

Trang 6

1.3 Các hoạt động Logistics chức năng

1.3.1 Quản trị vật tư và mua hàng hóa

Nếu dịch vụ khách hàng là đầu ra của hệ thống logistics thì vật tư, hàng hoá làđầu vào của quá trình này Mặc dù không trực tiếp tác động vào khách hàng nhưngquản trị hàng hoá và vật tư có vai trò tạo tiền đề quyết định đối vơí chất lượng toàn

bộ hệ thống Hoạt động này bao gồm: Xác định nhu cầu vật tư, hàng hoá; tìm kiếm

và lựa chọn nhà cung cấp; Tiến hành mua sắm; Tổ chức vận chuyển, tiếp nhận vàlưu kho, bảo quản và cung cấp cho người sử dụng…

Những nội dung cơ bản trên cho thấy, logistics giải quyết vấn đề tối ưu hoá

cả đầu ra lẫn đầu vào tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Logistics có thểgiúp thay đổi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình chu chuyểnnguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ nhờ đó tạo ra khả năng giảm chi phí, tăng sứccạnh tranh cho doanh nghiệp

1.3.2 Quản trị kho hàng

Bao gồm việc thiết kế mạng lưới kho hàng ( Số lượng, vị trí và quy mô) Tínhtoán và trang bị các thiết bị nhà kho; Tổ chức các nghiệp vụ kho Quản lý hệ thốngthông tin giấy tờ chứng từ; Tổ chức quản lý lao động trong kho…Giúp cho sảnphẩm được duy trì một cách tối ưu ở những vị trí cần thiết xác định trong hệ thốnglogistics nhờ đó mà các hoạt động được diễn ra một cách bình thường Có thể nỏi,quản trị kho là một bộ phận của hệ thống Logistics, đóng góp giá trị gia tăng vềthời gian và địa điểm cho sản phẩm Quản trị kho tốt sẽ nâng chất lượng dịch vụkhách hàng với chi phí thấp nhất Chính vì vậy mà dịch vụ kho hàng cần được chú

ý, quan tâm và hoàn thiện Thực hiện tốt công tác này không những giảm chi phícho doanh nghiệp, cho khách hàng mà còn là yếu tố tác động đến tâm lý của kháchhàng, lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp

Trang 7

1.3.3 Quản trị vận chuyển

Là việc sử dụng các phương tiện chuyên chở để khắc phục khoảng cách vềkhông gian của sản phẩm và dịch vụ trong hệ thống logistics theo yêu cầu củakhách hàng Nếu sản phẩm đưa đến đúng vị trí mà khách hàng yêu cầu tức là giá trịcủa nó đã được tăng thêm Mặt khác, việc sử dụng phương thức và cách thức tổchức vận chuyển còn giúp cho sản phẩm có đến đúng vào thời điểm khách hàngcần hay không? Điều này cũng tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm, Như vậy,bằng cách quản trị vận chuyển tốt sẽ góp phần đưa sản phẩm đến đúng nơi và đúnglúc phù hợp với nhu cầu của khách hàng

Các yêu cầu về vận chuyển có thể đáp ứng theo ba cách;

- Bằng năng lực vận tải riêng của hãng

- Ký hợp đồng với các nhà vận tải chuyên nghiệp

- Liên kết với nhiều nhà vận tải để họ cung ứng mọi dịch vụ vận chuyển

1.3.4 Quản lý dự trữ

Dự trữ là sự tích luỹ sản phẩm, hàng hoá tại các doanh nghiệp trong quá trìnhvận động từ điểm đầu đến điểm cuối của mỗi dây chuyền cung ứng, tạo điều kiệncho quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục, nhịp nhàng, thông suốt Dự trữ trong nềnkinh tế còn cần thiết do yêu cầu cân bằng cung cầu đối với các mặt hàng theo thời

vụ, để đề phòng các rủi ro, thoả mãn những nhu cầu bất thường của thị trường, dựtrữ tốt sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp Mặc dù rất cần thiết nhưng dựtrữ rất tốn kém về chi phí, tại công ty Cambell Soup dự trữ chiếm đến 30% tài sản,

và chiếm đến hơn 50% tài sản của tập đoàn Kmart Vì vậy việc quản lý dự trữ tốt

sẽ giúp doanh nghiệp cân đối giữa vốn đầu tư với những cơ hội đầu tư khác

1.3.5.Dịch vụ khách hàng

Nhu cầu của khách hàng là nguồn gốc cho tất cả các hoạt động logistics.Trong hoạt động logistics, dịch vụ khách hàng được hiểu là toàn bộ kết quả đầu ra,

là thước đo chất lượng của toàn bộ hệ thống Do đó muốn phát triển logistics phải

có sự quan tâm thích đáng đến dịch vụ khách hàng Theo quan điểm này, dịch vụkhách hàng là quá trình diễn ra giữa người mua và người bán và bên thứ ba là nhàthầu phụ Kết quả của quá trình này tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm hay dịch

vụ được trao đổi, được đo bằng hiệu số giá trị đầu ra và giá trị đầu vào của một loạtcác hoạt động kinh tế có quan hệ tương hỗ với nhau và thể hiện qua sự hài lòng củakhách hàng Dịch vụ khách hàng có ảnh hưởng rất lớn đến thị phần, đến tổng chiphí bỏ ra và cuối cùng đến lợi nhuận của doanh nghiệp

Trang 8

1.3.6 Hệ thống thông tin

Để quản trị logistics thành công, đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý được hệthống thông tin phức tạp Bao gồm thông tin trong nội bộ từng tổ chức (doanhnghiệp, nhà cung cấp, khách hàng), thông tin trong từng bộ phận chức năng củadoanh nghiệp, thông tin giữa các khâu trong dây chuyền cung ứng (kho tàng, bếnbãi, vận tải…) và sự phối hợp thông tin giữa các tổ chức, bộ phận và công đoạn ởtrên Trong đó trọng tâm là thông tin xử lý đơn đặt hàng của khách, hoạt động nàyđược coi là trung tâm thần kinh của hệ thống logistics Trong điều kiện hiện nay,những thành tựu của công nghệ thông tin với sự trợ giúp của máy vi tính sẽ giúpcho việc quản trị thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời Nhờ đó doanh nghiệp

có thể đưa ra những quyết định đúng đắn vào thời điểm nhạy cảm nhất Điều nàygiúp cho logistics thực sự trở thành một công cụ cạnh tranh lợi hại của doanhnghiệp

II Liên hệ thực tế hoạt động quản trị logistics tại Vinamilk

2.1 Giới thiệu về Vinamilk

Công ty Cổ phần sữa Việt Nam được thành lập trên cở sở quyết định số155/2003/Q Đ-BCN ngày 01 tháng 10 năm 2003 của Bộ Công Nghiệp về việc

Trang 9

chuyển Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Sữa Việt Nam thành Công ty Cổ phầnSữa Việt Nam Trước ngày 1 tháng 12năm 2003, Công ty là doanh nghiệp Nhànước trực thuộc Bộ Công Nghiệp.

- Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

- Tên viết tắt: VINAMILK

- Trụ sở: 36-38 Ngô Đức Kế, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh- Văn phòng giaodịch: 184-186-188 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh

- Điện thoại: (08)9300 358 - Fax: (08)9305 206

- Website: https://www.vinamilk.com.vn

Trong suốt thời gian hoạt động, Vinamilk đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật cóthể kể đến như: là đại diện đầu tiên của Việt Nam có mặt trong Top 200 doanhnghiệp Châu Á xuất sắc nhất năm 2010 do tạp chí Forbes Asia bình chọn ĐượcVietnam Report (VNR) xếp hạng top 5 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất ViệtNam.Ngoài ra Vinamilk cũng được Nielsen Singapore xếp vào một trong 10thương hiệu được người tiêu dùng Việt Nam yêu thích nhất – mà nếu chỉ tính riêngngành nước giải khát thì Vinamilk đứng ở vị trí số 1

Công ty là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếmlĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam Ngoài việc phân phối mạnh trong nước vớimạng lưới 183 nhà phân phối và gần 94.000 điểm bán hàng phủ đều 64 tỉnh thành,sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước Mỹ, Pháp, Canada, BaLan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á…

Sau hơn 30 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 8nhà máy, 1 xí nghiệp và đang xây dựng thêm 3 nhà máy mới, với sự đa dạng vềsản phẩm, Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa tiệt trùng, thanh trùng và cácsản phẩm được làm từ sữa

Trang 10

 Thu mua và phát triển vùng nguyên liệu sữa tươi từ các hộ dân:

Quy trình thu mua sữa của công ty Vinamilk

Từ năm 1990 khi Việt Nam bắt đầu phát triển ngành chăn nuôi bò sữa,Vinamilk đã gắn bó với các hộ nông dân và triển khai thu mua sữa tươi nguyênliệu Mục tiêu của Vinamilk là ngày càng nâng cao chất lượng sữa bò tươi nguyênliệu, tăng năng suất khai thác sữa để nông dân cùng Vinamilk phát triển ngànhchăn nuôi bò sữa bền vững, an toàn và chuyên nghiệp Cung cấp cho người tiêudùng những sản phẩm sữa được kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng từ nông trạiđến bàn ăn

Hiện nay, Vinamilk đang hỗ trợ thu mua sữa cho hộ nông dân chăn nuôi bò sữacùng một mặt bằng giá thu mua thống nhất với các trang trại trực thuộc các đơn vịthành viên của Vinamilk, để người nông dân tiếp cận các chính sách, phương tiện

kỹ thuật chăn nuôi hiện đại, tiến tới phát triển ngang bằng với trang trại quy môcông nghệ cao Giá thu mua sữa tươi nguyên liệu của Vinamilk cơ bản vẫn giữ nhưnăm 2014 (không đạt chỉ tiêu nào sẽ bị trừ theo chỉ tiêu đó) Vinamilk thườngxuyên tập huấn và có thông báo cho các hộ chăn nuôi cũng như thể hiện quy định

Hộ chăn nuôi Trạm thu gom

sữa

Nhà máy chếbiến sữa

Trang 11

trong hợp đồng thu mua năm 2015 Hiện nay, số hộ chăn nuôi giao sữa đạt chấtlượng cao với giá thu mua từ 14.000 đồng/kg trở lên, chiếm trên 50% Qua đó, chothấy Vinamilk không giảm sản lượng thu mua, không giảm giá thu mua Ngoài ra,khi nhà máy Miraka (New Zealand) chính thức đi vào hoạt động vào tháng 9/2010,Vinamilk cũng đã tiến hành thu mua sữa tươi từ các nông dân tại vùng Taupothuộc trung tâm Đảo Bắc của New Zealand.

Sữa bò tươi của ông dân sẽ được thu mua tại 86 đại lý thu mua trải dài khắp đấtnước, liền kề với các trang trại chăn nuôi của các hộ dân Tại đây sữa sẽ được kiểmtra chất lượng Nếu sữa đạt tiêu chuẩn sẽ được chuyển qua hệ thống bình lọc Từbình lọc sữa tiếp tục được đưa qua bồn trung gian, sau đó được đưa vào bồn lạnh ởnhiệt độ 40 độ C để bảo quản Nếu sữa không đạt tiêu chuẩn, sữa lập tức được phamàu thực phẩm vào và trả về đơn vị trung chuyển hủy bỏ Không chỉ giám sát chấtlượng tại trạm mà Vinamilk còn trực tiếp hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ nuôi cũng nhưcác trang trại tư nhân Những chính sách thắt chặt tiêu chuẩn chất lượng sẽ giúpnông dân phát triển chăn nuôi bền vững, gắn bó với doanh nghiệp hơn

Bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc công ty Vinamilk cho biết sản lượng sữa thumua từ các hộ nông dân sản xuất mỗi ngày là khoảng 300 tấn đến 400 tấn sữa tươi.Năm 2016, Vinamilk ước tính thu mua được 245.000 tấn sữa bò tươi nguyên liệutrong đó sản lượng thu mua của nông dân lên đến 203.000 tấn Vinamilk luôn camkết phát triển ngành công nghiệp sữa nội địa hóa nhằm đáp ứng nhu cầu phát triểncủa thị trường tăng trưởng nhanh, giảm nhập khẩu và giúp nông dân cải thiện cuộcsống

 Nhập khẩu giống bò thuẩn chủng cho các trang trại bò sữa của Vinamilk

Từ năm 2006, Vinamilk đã trực tiếp đầu tư xây dựng các trang trại nuôi bò sữacông nghiệp, với tổng vốn khởi điểm hơn 500 tỉ đồng (hiện nay tăng đến 1.600 tỉđồng) Hiện nay, Vinamilk đã có hệ thống 10 trang trại đang hoạt động, đều có quy

mô lớn với toàn bộ bò giống nhập khẩu từ Úc, Mỹ, và New Zealand Hệ thốngtrang trại Vinamilk trải dài khắp Việt Nam tự hào là những trang trại đầu tiên tạiĐông Nam Á đạt chuẩn quốc tế Thực Hành Nông Nghiệp Tốt Toàn cầu (GlobalG.A.P.)

Vinamilk đã nhập khẩu trực tiếp 100%giống bò thuần chủng cao cấp từ các nước

Mỹ, Úc và New Zealand, đây là các nước có nền chăn nuôi bò sữa phát triển Làgiống bò thuần chủng Holstein Friesian 100% cho chất lượng sữa cao hàng đầu thếgiới Bò được chọn lọc khắt khe, đầy đủ phả hệ 3 đời gần nhất để đảm bảo xuất xứthuần chủng, cho nguồn sữa dồi dào và chất lượng cao Không chỉ vậy, khẩu phần

ăn của bò cũng được thiết lập theo tỉ lệ dinh dưỡng tối ưu với tiêu chuẩn quốc tếvới phần ăn 4 lần mỗi ngày có thành phần cỏ chất lượng cao nhập trực tiếp từ Mỹ.Bên cạnh đó, bò ở trang trại còn được chăm sóc theo quy trình ứng dụng công nghệ

Trang 12

tối tân: công nghệ phun sương làm mát từ Thụy Điển và hệ thống đệm cao su êmái… Tất cả sẽ giúp bò thoải mái, nhờ đó sữa cũng nhiều và chất lượng hơn.

Hiện nay, tổng đàn bò cung cấp sữa cho công ty (trang trại của Vinamilk và nôngdân có ký kết hợp đồng) hơn 80.000 con, mỗi ngày cung cấp gần 600 tấn sữa tươinguyên liệu Với kế hoạch phát triển các trang trại mới, tổng số đàn bò của đơn vị

sẽ tăng lên khoảng 100.000 con vào năm 2017 và từ 120.000-140.000 con vào năm

2020 Sản lượng nguyên liệu sữa đến năm 2020 sẽ đạt từ 1.000-1.200 tấn/ngày

 Bao bì

Nhằm đảm bảo lượng sữa khổng lồ trên đến tay người tiêu dùng mà vẫn giữ trọn

sự tươi ngon thuần khiết, các nhà máy sản xuất của Vinamilk cần có nguồn cungcấp bao bì chất lượng cao và dồi dào, để cho ra hàng chục triệu hộp sữa mỗi ngày

Do đó, Vinamilk đã hợp tác với hai nhà cung cấp bao bì hàng đầu thế giới là công

ty Tetra Pak của Thụy Điển và Combibloc của Đức để cung cấp những bao bì chấtlượng nhất Tuy hai loại bao bì này khác nhau về kích cỡ, màu sắc và cách đónggói nhưng cả hai đều cùng dung tích và đạt chuẩn quốc tế giúp giữ trọn sự tươingon của sữa trong suốt 6 tháng mà hoàn toàn không dùng bất kỳ chất bảo quảnnào

Ngoài ra, toàn bộ các sản phẩm của Vinamilk được sản xuất trên hệ thốngmáy móc thiết bị hiện đại từ Thụy Điển, các nước Châu Âu – G7 và được kiểmsoát chặt chẽ theo hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO do cáccông ty hàng đầu thế giới chứng nhận nhằm đảm bảo chất lượng sữa luôn tốt nhất

2.2.1.2 Đánh giá và đề xuất giải pháp.

Với hệ thống kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt, nguyên liệu sữa củaVinamilk luôn đảm bảo chất lượng đạt chuẩn Bên cạnh đó, với mối quan hệ bềnvững với các nhà cung cấp nên Vinamilk dễ dàng thương lượng để có mức giá phảichăng nhất và thu mua được những nguyên liệu đáng tin cậy Không chỉ vậy,nguồn nguyên vật liệu được Vinamilk nhập khẩu còn nhận được sự trợ giúp củachính phủ với những ưu đãi về thuế suất, nên công ty giảm thiểu được đáng kể chiphí phải bỏ ra

Tuy nhiên, nguồn nguyên vật liệu của Vinamilk, cụ thể là nguồn cung ứngphần lớn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu nước ngoài (65%) Chúng ta vẫn chưaxây dựng được một hệ thống chuỗi cung ứng, vì vậy giá sữa vẫn cao, khiến sựcạnh tranh trong ngành này khốc liệt hơn Để cải tiến chuỗi logistics hiệu quả hơn,Vinamilk cần bắt tay ngay vào xây dựng mô hình có sự liên kết chặt chẽ với nhaugiữa các chuỗi logistics Thay vì cứ mở rộng quy mô nahf máy rồi nhập khẩu giống

bò từ các nước trên thế giới, Vinamilk nên cử các chuyên gia của công ty sang

Trang 13

nước nhập khẩu giống bò như Mỹ, New Zealand… để học hỏi cách phối giống,chăm sóc bò để áp dụng tại công ty.

Bên cạnh đó, nguồn nguyên vật liệu trong nước chủ yếu thu mua từ các hộ nôngdân trên thực tế vẫn chưa ổn định Nếu không có gì đảm bảo cho cuộc sống củanông dân thì cứ nơi nào thu mua sữa với giá thành cao hơn thì họ sẽ bán Cách tốtnhất không phải là hợp tác àm cần “thâu tóm” những hộ nông dân Hãy coi nhữngtrang trại nuôi bò của họ là một nhà máy mini và cần đầu tư vào đó một cáchnghiêm túc

2.2.2 Quản trị kho hàng của Vinamilk

2.2.2.1 Các nguyên tắc quản trị kho hàng của Vinamilk

Kho hàng là một địa điểm quan trọng lưu trữ giá trị tài nguyên của toàn bộcông ty, do vậy để đảm bảo độ an toàn cho các sản phẩm sữa sản xuất ra thìVinamilk đã đưa ra nhưng quy định rất nghiêm ngặt trong việc bảo quản kho hàngcủa mình

Thứ nhất là địa điểm kho hàng, địa điểm đặt hàng phải đặt ở nơi cáo ráo,thoáng mát, tránh những nơi ẩm mốc, hoặc ẩm ướt, mưa hắt Đảm bảo các nốithoát hiểm, xử lí kịp thời khi có những trường hợp khẩn cấp xảy ra như cháy nổ,chập điện…

Thứ hai là sơ đồ bố trí kho, sơ đồ bố trí kho phải rõ rang, cụ thể, sắp xếp vịtrí phù hợp của các sản phẩm, các sản phẩm sữa phải có vị trí rõ ràng, các dòng sữanhư sữa bột, sữa tươi, sữa đóng túi, sữa dạng hộp… phải rõ ràng, có nhãn nhận biết

để dễ dàng trong việc tìm kiếm, dễ lấy

Thứ ba là nguyên tắc xếp hàng, phải hợp lí, có giá kệ hàng có thẻ kho cụ thểcho các mặt hàng sữa để phân biệt và dễ dàng trong khâu tìm kiếm sản phẩm vàkiểm soát được hàng tồn kho Sắp xếp hàng cần ngay ngắn, thẳng hàng, có nhãnhiệu nhận biết, phân loại sản phẩm phân biệt khu vực rõ ràng để đảm bảo hàngnhập trước xuất trước, nhập sau xuất sau, thường xuyên sắp xếp lại hàng dà soáthàng tồn kho và có phương án xử lí

Ngày đăng: 09/10/2018, 14:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w