1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề cương ôn tập quản trị thương hiệu

10 407 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 30,6 KB

Nội dung

Trả lời: Quy trình thủ tục xác lập quyền bảo hộ thương hiệu với nhãn hiệu tại nước ta gồm có 4 bước: + chuẩn bị đăng kí: - Thiết kế nhãn hiệu: Việc thiết kế nhãn hiệu ở đây yêu cầu các d

Trang 1

Đề cương ôn tập quản trị thương hiệu I.Nhóm câu hỏi 1

9 Phân tích quy trình thủ tục xác lập quyền bảo hộ thương hiệu đối với nhãn hiệu tại Việt Nam?

Trả lời:

Quy trình thủ tục xác lập quyền bảo hộ thương hiệu với nhãn hiệu tại nước ta gồm có

4 bước:

+ chuẩn bị đăng kí:

- Thiết kế nhãn hiệu:

Việc thiết kế nhãn hiệu ở đây yêu cầu các doanh nghiệp thương mại chú ý nhãn hiệu

là những dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm khác nhau Nhãn hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố

đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc mang tính chất riêng biệt với các nhãn hiệu khác

- Tra cứu nhãn hiệu:

Việc thực hiện tra cứu nhãn hiệu tuy không phải là hành động quá bắt buộc trong quá trình đăng ý xác lập bảo hộ nhãn hiệu trong một thương hiệu nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá về khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu đó Khi thực hiện công việc này, kết quả tra cứu nhãn hiệu sẽ là căn cứ để đánh giá nhãn hiệu

đó logo có khả năng đăng ký hay không, bởi kết quả thu được sẽ cho chủ thể tra cứu thấy: Nhãn hiệu dự định đăng ký có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu cùng nhóm sản phẩm, dịch vụ của người khác đã đăng ký không? Người tra cứu có thể tìm kiếm thông tin của các nhãn hiệu hàng hoá đã được Cục Sở hữu công nghiệp cấp chứng nhận đăng ký từ số đầu tiên

- Chuẩn bị hồ sơ:

Sau khi đã thực hiện và hoàn tất các công việc tiền đề quan trọng như thiết kế nhãn hiệu và thực hiện tra cứu nhãn hiệu nhằm tạp cơ sở và sự chắc chắn rằng nhãn hiệu của doanh nghiệp đã có đủ điều kiện cần để được đăng ký bảo hộ với thương hiệu của mình thì doanh nghiệp đó sẽ thực hiện chuẩn bị làm hồ sơ để được xác lập quyền bảo

hộ thương hiệu đối với nhãn hiệu tại nước ta

Trang 2

Chú ý: Hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu phải bao gồm các tài liệu sau đây:

Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (Tờ khai), làm theo Mẫu do

Cục Sở hữu trí tuệ ban hành;

Quy chế sử dụng nhãn hiệu, nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể;

Mẫu nhãn hiệu (12 mẫu nhãn);

Bước 2: tiến hành đăng ký:

- Nộp hồ sơ:

Các doanh nghiệp thương mại thực hiện việc nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc tại địa chỉ đại diện cục sở hữu trí tuệ qua đường bưu điện ( nếu xa) hoặc nộp trực tiếp tại đây

- Theo dõi tiến trình xử lý:

Trong quá trình chờ đợi được công nhận quyền bảo hộ thương hiệu đối với nhãn hiệu thì các doanh nghiệp cần chú ý và theo dõi tiến trình xử lý các thủ tục xác lập quyền bảo hộ nhãn hiệu của công ty mình

theo dõi xem hồ sơ của mình có hợp lệ và thống nhất với các điều lệ được đưa ra theo quy định của Cục sở hữu trí tuệ hay chưa? Nếu như hồ sơ ấy không hợp lệ thì sẽ được trả về còn hợp lệ thì sẽ được đưa vào các bước thẩm định nội dung tiếp theo

Bước 3: Nhãn hiệu được cấp đăng ký:

Sau khi được hợp thức hóa quyền bảo hộ nhãn hiệu của doanh nghiệp thì việc xác lập quyền bảo hộ thương hiệu đối với nhãn hiệu của các doanh nghiệp sẽ là độc quyền và được đăng lên trên Công báo sở hữu trí tuệ

Bước 4: sau khi đăng ký:

- Kiểm tra giám sát vi phạm nhãn hiệu hàng hóa được đăng ký: cần kiểm tra và

rà soát thị trường xem có nhãn hiệu nào bị trùng lặp hoặc có hành vi bắt chước mình hay không để từ đó đưa ra các biện pháp giải quyết

- Hủy bỏ hoặc gia hạn nhãn hiệu hàng hóa đã được đăng ký: Giấy chứng nhận

đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn Chủ sở hữu có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm Kể từ thời điểm văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được cấp, chủ thể có quyền độc quyền

Trang 3

khai thác, sử dụng, định đoạt và ngăn cản bất kỳ bên thứ ba nào sử dụng nhãn hiệu hoặc các dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu đã được đăng ký Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, theo quy định hiện hành nhãn hiệu không được sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục sẽ có thể bị yêu cầu chấm dứt hiệu lực, trừ trường hợp được sử dụng hoặc sử dụng lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày

có yêu cầu chấm dứt hiệu lực Do vậy, doanh nghiệp cần có kế hoạch khai thác nhãn hiệu phù hợp để tránh bị hủy bỏ văn bằng bảo hộ

Câu 10: phân tích những điều kiện để được công nhận là một nhãn hiệu ( theo quy định của luật sở hữu trí tuệ năm 2005, luật sửa đổi năm 2009 của luật sở hữu trí tuệ)

Trả lời:

Dưới đây là các điều kiện để thực hiện được quyền bảo hộ thương hiệu đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp:

- Theo điều 72 của luật SHTT thì nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới

dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó, được thể hiện bằng 1 hay nhiều màu sắc nhãn hiệu ấy coa khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác

- Tương tự theo đó, tại điều 73 của luật SHTT( sở hữu trí tuệ) thì các dấu hiệu bị

trùng lặp hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận Thêm vào đó, nhãn hiệu sẽ không được công nhận khi có dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc, xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ

- Cũng theo điều 73 của luật shtt thì nhãn hiệu cũng sẽ không được bảo hộ khi có

dấu hiệu trùng tên hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng của dân tộc, danh nhân của việt nam, của nước ngoài

Với các điều kiện trên, các doanh nghiệp cần hiểu rõ và tuân theo những điều khoản được ghi trong bộ luật của cục shtt nước ta nhằm có những quyết định thông suốt nhất

và hợp pháp nhất khi quyết định đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu của mình

Trang 4

Câu 11: phân tishc một số hành vi xâm phạm thương hiệu điển hình? Các biện pháp chống xâm phạm thương hiệu từ bên ngoài? Các biện pháp chống sa sút thương hiệu

từ bên trong? Lấy ví dụ?

Trả lời:

- Một số hành vi xâm phạm thương hiệu điển hình như sau:

+ sự xuất hiện của hàng giả/ hàng nhái: hàng giả về nhãn hiệu( tạo nhãn hiệu giống hệt hoặc trùng hợp tương tự gấy nhầm lẫn lớn); hàng giả về kiểu dáng công nghiệp; hàng giả về chất lượng; hàng giả về nguồn gốc, xuất xứ

Ví dụ: Mặc dù thương hiệu gà rán Kentucky (KFC) đã có mặt ở Trung Quốc, nhưng không vì thế họ không phải là nạn nhân của trò sao chép giả hiệu Các cửa hàng KFC

“dỏm” không những đổi hình ảnh trên nhãn hiệu của công ty, mà còn cố ý thay đổi chữ “KFC” thành “KLC” để khiến khách hàng bị nhầm lẫn Hay thậm chí là đổi thành thương hiệu OFC với hình ảnh tổng thống Obama xuất hiện trong logo thương hiệu + các điểm bán tương tự hoặc giống hệt: đó là khi các doanh nghiệp có tiếng bị nhái

cả về cách thức thiết kế các điểm bán hàng của mình, hình thức và cách sắp xếp cửa hàng hoặc nội thất bên trong giống đến 100% của doanh nghiệp mình

Ví dụ: Trong ảnh là siêu thị nội thất IKEA hợp pháp ở Trung Quốc Tuy nhiên, ở thành phố Côn Minh, nơi tìm thấy các đại lý Apple giả hiệu, cũng có một trung tâm nội thất mang tên “11 Furniture” có 4 tầng, được xây dựng trên diện tích hơn 9.000 m2, với thiết kế y hệt IKEA chính hiệu

“11 Furniture” bắt chước thiết kế xanh vàng của IKEA cho tới biển hiệu, cách bài trí trong cửa hàng và cả thiết kế của sản phẩm Điều “thú vị” nhất, là tên tiếng Trung của

“11 Furniture” cũng chính là IKEA

+ các hành vi xuyên tạc, nói xấu hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp: sẽ bị coi là xâm phạm thương hiệu khi có ai đó nghiễm nhiên phán xét, chê bai chất lượng, mẫu mã hay giá cả về hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp Việc phán xét lung tung của một cá nhân hay tổ chức nào đó đều có thể bị doanh nghiệp đó khởi kiện và đưa ra pháp luật với hành vi xâm phạm thiếu văn hóa ấy

Ví dụ: vụ việc của công ty Tân Hiệp Phát khi bị vu khống có ruồi trong chai nước giải khát Dr Thanh đã khiến công ty bị khủng hoảng trong một thời gian dài và ảnh hưởng lớn đến uy tin cũng như doanh thu của công ty

Trang 5

+ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng Tại Điều 39 Luật cạnh tranh 2004 quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh gồm có: Chỉ dẫn gây nhầm lẫn; Xâm phạm bí mật kinh doanh; Ép buộc trong kinh doanh; Gièm pha doanh nghiệp khác; Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh; Phân biệt đối xử của hiệp hội; Bán hàng đa cấp bất chính…

Ví dụ: Sản phẩm trà chanh Nestea của Nestle và trà chanh Freshtea của Công ty Thuý Hương

Sản phẩm trà chanh Nestea hiện được ưa chuộng trên thị trường nhưng không ít khách hàng, nhất là khách hàng ở các tỉnh, bị nhầm lẫn với Freshtea của công ty Thuý

Hương

Thêm một vd nữa : Cùng nằm trong dòng sản phẩm của công ty Nestlé, sản phẩm sữa Milo bị tới hai hãng khác cạnh tranh không lành mạnh thông qua các chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn Sản phẩm sữa Good Cacao của Cty Mina được sản xuất với những điểm tương tự sữa Milo như: Tương tự về bao gói sản phẩm, cách thức trình bày, bố cục, màu sắc

- Các biện pháp chống xa sút thương hiệu từ bên trong:

+ duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm:

Đây là điều kiện không thể thiếu cho bất cứ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển Nếu chất lượng hàng hóa dịch vụ không đạt yêu cầu, khách hàng sẽ lựa chọn thương hiệu mới đáp ứng được yêu cầu của khách hàng Vậy nên, việc nâng cao chất lượng sản phẩm là vô cùng quan trọng, không chỉ để khách hàng thường xuyên trung thành với sản phảm của mình mà còn thu hút khách hàng mới

+ hình thành văn hóa doanh nghiệp:

Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành

vi của mọi thành viên của doanh nghiệp; tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp

và được coi là truyền thống riêng của mỗi doanh nghiệp Quyết định sự trường tồn

Trang 6

của doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp :

- giảm bớt xung đột, gắn kết các thành viên trong doanh nghiệp văn hóa dn giúp

các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động Khi ta phải đối mặt với xu hướng xung đột lẫn nhau thì văn hóa dn chính là yếu tố giúp mn hòa nhập và thống nhất

- tạo động lực làm việc: có thể giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và

bản chất của công việc của mình Văn hóa dn còn tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và 1 môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh

- Lợi thế cạnh tranh: tổng hợp các yếu tố gắn kết, điều phối, kiểm soát, tạo động

lực làm tăng hiệu quả hoạt động và tạo sự khác biệt trên thị trường

+ tăng cường truyền thông thương hiệu nội bộ và cam kết thương hiệu:

Hoạt động truyền thông nội bộ đóng vai trò quan trọng trong công tác truyền thông

dn, việc sử dụng hiệu quả truyền thông nội bộ sẽ giúp dn phát huy sức mạnh đoàn kết, thống nhất, loại bỏ những thông tin sai lệch lan truyền trong nội bộ dn đồng thời góp phần đẩy mạnh công tác truyền thông hình ảnh dn bên ngoài

+ giữ gìn hình ảnh cá nhân lãnh đạo của doanh nghiệp:

Lãnh đạo dn là người có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của dn Hình ảnh của người lãnh đạo tốt giúp thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, đem lại niềm tin dn, người lao động và cả cổ đông

- Các biện pháp chống xâm phạm thương hiệu từ bên ngoài:

+ rà soát và tổ chức tốt hệ thống phân phối: mở rộng hệ thống phân phối và bán lẻ hàng hóa, khi mạng lưới được mở rộng cũng đồng nghĩa với việc tăng cường sự tiếp xúc của người tiêu dùng với doanh nghiệp, tránh tình trạng người tiêu dùng mua phải hàng giả mạo Mạng lưới và hệ thống phân phối hàng hóa, dịch vụ càng mở rộng thì thị phần cho hàng giả ngày càng bị thu hẹp, uy tín thương hiệu ngày càng được mở rộng

+ rà soát và phát hiện hàng giả/hàng nhái: bởi nó tạo sự nhầm lẫn, giảm uy tín chất lượng, không duy trì được mối quan hệ tốt với khách hàng

+ gia tăng các điểm tiếp xúc thương hiệu: như quảng cáo, quan hệ công chúng, các điểm bán, nhân viên và văn phòng website, sản phẩm và bao bì…

+ thường xuyên đổi mới bao bì và sự thể hiện thương hiệu trên bao bì của hàng hóa: đổi mới bao bì và cách thể hiện thương hiệu trên bao bì thường xuyên sẽ tạo ra cảm

Trang 7

giác hấp dẫn của thương hiệu Đổi mới bao bì cũng như cách trình bày, thể hiện thương hiệu trên bao bì đã tạo ra một rào chắn hạn chế sự xâm phạm của các yếu tố bên ngoài vào thương hiệu đổi mới thương hiệu thường xuyên sẽ làm cho hàng giả khó mà theo kịp

+ thực hiện các biện pháp kỹ thuật để đánh dấu bao bì và sản phẩm: tác hại của hàng giả không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người tiêu dùng, quyền lợi của dn

mà còn ảnh hưởng lớn đến xã hội Đánh đầu hàng hóa và bao bì để chống hàng giả là cách người ta sử dụng các phương tiện và vật liệu khác nhau theo các cách khác nhau

để tạo ra hàng hóa hoặc bao bì có những dấu hiệu khó bắt chước nhằm hạn chế tối đa việc làm giả đối với hàng hóa Việc làm này sẽ tạo ra tâm lý ổn định cho người tiêu dùng và góp phần quảng bá cho thương hiệu…

II Nhóm câu hỏi 2

Câu 7 Phân tích các lý do và 1 số kỹ thuật chủ yếu điều chỉnh, làm mới hệ thống nhân diện thương hiệu của dn? Lấy vd?

Trả lời:

- Các lý do chủ yếu điều chỉnh, làm mới hệ thống nhận diện thương hiệu bao

gồm:

+ thu hút sự chú ý: một thương hiệu khi được làm mới sẽ gây được sự tò mò và tính hiếu kỳ của mọi người, dù cho thương hiệu đó có được làm mới theo hướng tích cực hay tiêu cực nhưng chủ yếu là làm mới với hướng tích cực để nhanh chóng nhận được sự chú ý và thích thú vô cùng từ phía khách hàng…

+ phù hợp chiến lược truyền thông và phát triển thương hiệu: việc làm mới thương hiệu không chỉ thu hút sự chú ý của khách hàng mà còn đem lại chính những giá trị đích thực cho doanh nghiệp, đó là tạo ra giá trị phù hợp trong chiến lược truyền thông

và phát triển thương hiệu

+ tránh tranh chấp thương hiệu: điều chỉnh và làm ms thương hiệu thường xuyên của doanh nghiệp sẽ làm giảm tối đa mức độ bị các dn khác hàng giả/ hàng nhái

+ phù hợp cho các sản phẩm mới: mỗi sản phẩm ms của dn sẽ rất cần được làm mới

và đó là yếu tố quan trọng Bởi khi làm mới hệ thống nhận diện thương hiệu thì doanh nghiệp sẽ tạo ra những cảm xúc mới và lạ về đặc tính sản phẩm, những thứ khác biệt

mà các sản phẩm của dn khác không có

Trang 8

- Các kỹ thuật chính điều chỉnh, làm mới hệ thống nhận diện thương hiệu:

+ điều chỉnh sự thể hiện của hệ thống nhận diện thương hiệu ( điều chỉnh màu sắc theo màu nền, thay đổi cách thể hiện thương hiệu trên ấn phẩm…) Bạn có thể thay đổi màu sắc trên sản phẩm của dn mình bằng 1 màu sắc khác biệt hơn hoặc thay đổi cách thể hiện thương hiệu trên ấn phẩm

+ điều chỉnh các chi tiết của hệ thống nhận diện thương hiệu ( hiệu chỉnh 1 số họa tiết logo, rút gọn tên thương hiệu, bổ sung họa tiết…)

+ bổ sung, hoán vị thương hiệu ( bổ sung thương hiệu phụ, dịch chuyển vai trò chính/ phụ, hoán vị thương hiệu…)

+ chuyển ngữ thành tố thương hiệu: việc chuyển ngữ thương hiệu cũng khá quan trọng trong việc làm mới thương hiệu của dn, việc chuyển ngữ ấy không chỉ cần pải phù hợp với văn hóa dn, văn hóa quốc gia mà còn cần phải tránh những danh từ riêng

để đặt tên cho thương hiệu đó

Ví dụ minh họa: Coca-cola là thương hiệu nước giải khát nổi tiếng trên toàn cầu vì vậy việc bị nhái hàng là không thể tránh khỏi Nhận thức rõ vấn đề đó thì Coca-cola hàng năm vẫn cho ra mắt các sản phẩm lon nước ngọt với những mẫu mã khác nhau

và khác biệt hoàn toàn so với các sản phẩm nước giải khát khác như Pepsico…

Câu 8 Phân tích nội dung chủ yếu khi triển khai áp dụng hệ thống nhận diện thương hiệu? Nội dung kiểm soát và xử lý các tình huống trong triển khai? Lấy vd

Trả lời:

- Nội dung triển khai áp dụng hệ thống nhận diện thương hiệu:

+ đầu tiên trong nội dung chủ yếu khi triển khai áp dụng hệ thống nhận diện thương hiệu chính là tổ chức áp dụng hệ thống nhận diện thương hiệu với yêu cầu chung : đảm bảo tính nhất quán, đồng bộ; tuân thủ theo hướng dẫn được chỉ định; đảm bảo tiến độ triển khai, áp dụng; đáp ứng yêu cầu về kinh phí triển khai Sau đó, triển khai các công việc cụ thể như hoàn thiện biểu hiện, trang trí các điểm bán; in ấn các ấn phẩm; hoàn thiện bao bì hàng hóa, áp dụng bao bì mới; thông tin về hệ thống nhận diện thương hiệu mới

+ kiếm soát và xử lý các tình huống trong triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu:

Trang 9

1 Kiểm soát tất cả các nội dung và bộ phận trong triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu

2 Đối chiếu cụ thể với các quy định về HTND( cẩm nag thương hiệu)

3 Xác định những sai sót cần phải điều chỉnh và tập hợp theo từng nội dung riêng

để có phương án điều chỉnh

4 Quy định trách nhiệm cho cá nhân trực tiếp theo dõi quá trình triển khai

HTND

5 ứng phó với các tình huống phát sinh từ bên ngoài

+ đồng bộ hóa các điểm tiếp xúc thương hiệu:

Điểm tiếp xúc thương hiệu là những điểm mà tại đó khách hàng, công chúng có thể tiếp xúc được với thương hiệu.Ở đây các điểm tiếp xúc thương hiệu chính là: văn phòng, website, hoạt động quảng cáo, sản phẩm bao bì, ấn phẩm công ty, hệ thống kênh…

Ví dụ minh họa: hệ thống nhận diện của Unilever- một tập đoàn xuyên quốc gia về lĩnh vực hóa- mĩ phẩm đã có những thay đổi đáng ngưỡng mộ trong quá trình hình thành và phát triển hệ thống nhận diện thương hiệu của công ty mình Với logo là hình chữ U in hoa với các đường hoa văn mờ tạo nên chữ U khác biệt mà không có ai

có thể bắt chước được…

Câu 9: trình bày vai trò, khái niệm của điểm tiếp xúc thương hiệu? những vấn đề cần lưu ý khi phát triển các điểm tiếp xúc thương hiệu? lấy vd minh họa?

Trả lời:

- khái niệm: điểm tiếp xúc thương hiệu là những điểm mà tại đó khách hàng,

công chúng có thể tiếp xúc được vs thương hiệu Các điểm tiếp xúc thương hiệu có thể là hoạt động quảng bá, ấn phẩm công ty, hệ thống kênh, điểm bán, nhân viên, văn phòng, website…

Tập hợp các điểm tiếp xúc thương hiệu hình thành ra giao diện tiếp xúc, giao diện tiếp xúc càng lớn thì khả năng tiếp xúc thương hiệu càng cao Doanh nghiệp cần phải ý thức được tầm quan trọng của các điểm tiếp xúc thương hiệu, phát triển điểm tiếp xúc thương hiệu là cách thức tốt nhất để phát triển thương hiệu của doanh nghiệp

- Vai trò:

Trang 10

+ việc chú trọng phát triển các điểm tiếp xúc thương hiệu sẽ giúp kết nối khách hàng

và doanh nghiệp đến với nhau gần hơn nữa Sự hiểu biết và thấu hiểu lẫn nhau sẽ là một lợi thế quan trọng khi cả hai cần đến nhau trong nhu cầu cung-cầu của thị trường + điểm tiếp xúc thương hiệu càng thể hiện rõ thì người tiêu dùng càng có thêm nhiều nhận biết về hàng hóa của dn cũng như đưa ra các quyết định mua nhanh chóng hơn

cả nếu như đã thấy nó phù hợp

Ví dụ: công ty bánh kẹo Kido của tập đoàn Kido có đầy đủ các điểm tiếp xúc thương hiệu như về hoạt động PR( thường xuyên tài trợ cho các chương trình từ thiện), hoạt động quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt nhiều trên

Tv, ấn phẩm công ty cũng được quan tâm phát triển trên các trang báo, trên lịch,…

Ngày đăng: 09/10/2018, 15:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w