Qui trình làm hàng nhập tại công ty Cổ phần thương mại Hải Trình Vàng Qui trình làm hàng nhập tại công ty Cổ phần thương mại Hải Trình Vàng Qui trình làm hàng nhập tại công ty Cổ phần thương mại Hải Trình Vàng
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG i
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ i
LỜI CẢM ƠN 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 4
1.1.Vận tải biển –vai trò của vận tải biển và giao nhận: 4
1.1.1.Vài nét về vận tải đường biển: 4
1.1.2.Tác dụng của vận tải đường biển đối với buôn bán quốc tế 5
1.1.3.Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải đường biển 5
1.2.Giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển 6
1.2.1.Khái niệm chung về giao nhận và người giao nhận (Freight forwarding and Freight forwarder) 6
1.2.2.Đặc điểm dịch vụ giao nhận vận tải 7
1.2.3 Vai trò của giao nhận 7
1.3 Người giao nhận 8
1.3.1.Khái niệm và địa vị pháp lý của người giao nhận 8
1.3.2.Phạm vi dịch vụ giao nhận hàng hóa: 10
1.3.3.Vai trò của người giao nhận trong thương mại quốc tế 12
1.3.4.Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận 13
1.3.5.Luật chi phối hoạt động giao nhận 16
1.3.6 Mối quan hệ của người giao nhận với các bên liên quan 17
1.3.7.Các tổ chức giao nhận quốc tế lớn trên thế giới và ở Việt Nam 19
1.4 Nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển 22
1.4.1.Hàng nguyên container ( FCL) 22
1.4.2 Hàng lẻ (LCL) 23
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH KINH DOANH NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN TẠI CÔNG TY 23
2.1.Giới thiệu chung về công ty 23
2.2 Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty 25
2.2.1.Vài nét chung về cơ cấu: 25
2.2.2.Chức năng của Công ty 26
2.2.3 Tình hình kinh doanh của Công ty năm 2015 28
2.3 Những điểm mạnh và điểm yếu tồn tại của công ty: 31
2.4.Các chứng từ sử dụng trong hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu theo quy định của nhà nước đang áp dụng 32
2.4.1.Vận đơn đường biển ( Ocean Bill of Lading) (01 bản) 32
2.4.2.Lệnh giao hàng (D/O) 34
2.4.3.Tờ khai hải quan, đăng ký mã vạch 35
2.4.4.Giấy phép nhập khẩu 35
2.4.5.Hợp đồng ngoại thương(Sale contract) 35
2.4.6.Hóa đơn thương mại ( Commercial Invoice ) 36
2.4.7.Bản lược khai hàng hóa( Packing list ) 37
2.4.8.Giấy chứng nhận xuất xứ(C/O) 39
CHƯƠNG III: TỔ HỨC THỰC HIỆN GIAO NHẬN MỘT LÔ HÀNG ĐẬU NÀNH VÀO QUÝ I NĂM 2016 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI HẢI TRÌNH VÀNG 40
3.1.Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty 40
3.1.1 Giới thiệu về lô hàng 40
3.1.2.Đặc điểm, thành phần, công dụng của hạt đậu nành 40
Trang 23.1.3.Thông tin về lô hàng: 41
3.1.4.Tổ chức và thực hiện giao nhận lô hàng nhập khẩu hạt đậu nành từ Canada của công ty Cổ phần thương mại Hải Trình Vàng 46
3.1.5 Tổng hợp chi phí của lô hàng 53
3.1.6.Điều kiện để thực hiện tốt việc giao nhận lô hàng nhập 54
3.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu 55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 64
Trang 3DANH MỤC CÁC BẢNG
1 Bảng 2.1.Nghành nghề kinh doanh của công ty
2 Bảng 2.2 Bảng tổng hợp chỉ tiêu toàn công ty
3 Bảng 3.1 Bảng thành phần hóa học trong hạt đậu nành
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
i
Trang 41 1.1 Sơ đồ phạm vi dịch vụ giao nhận hàng hóa
2 1.2 Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa người giao nhận và các bên liên
quan
3 3.1 Quy trình giao nhận lô hàng nhập khẩu đậu nành bao
ii
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian thực tập tại công ty cổ phần thương mại Hải TrìnhVàng cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình chu đáo của các anh chị trong công tycùng những lần đi thực tế làm giao nhận một lô hàng em đã hiểu rõ hơnphần nào về các chứng từ cũng như công việc để thực hiện việc giao nhậnmột lô hàng nhập khẩu.Đây chính là thời gian hữu ích cho một sinh viên sắp
ra trường như em có thêm các kiến thức chuyên sâu hơn những gì đã học ởtrường
Tuy thời gian thực tập còn ngắn,kiến thức thực tế chưa chuyên sâu
và còn nhiều sai sót, song em sẽ cố gắng trau dồi và học hỏi,lắng nghe tiếpthu thêm để trang bị cho mình những kiến thức khi vào nghề
Em xin chân thành cảm ơn anh chị ở công ty cổ phần thương mại HảiTrình Vàng đã luôn luôn giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho em được thực tậpmột cách tốt nhất
Bên cạnh đó việc hoàn thành bài báo cáo thực tập này em xin chânthành cảm ơn thầy Nguyễn Hữu Hùng đã hướng dẫn và cho em nhữnghướng đi để thực tập tốt hơn và hoàn thành bài luận văn của em
Sinh viên
Trang 6LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là đồ án tốt nghiệp do em thực hiện
Các số liệu trong đồ án được trích dẫn một cách chính xác nhất trong phạm
vi tìm hiểu của em và chưa từng được công bố ở các tài liệu nghiên cứu khác
Em xin tự chịu trách nhiệm về đồ án tốt nghiệp của mình
LỜI MỞ ĐẦU
Việc phát triển dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế ở mỗi nước luôn gắnliền và chịu ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế của nước đó Hiện nay,nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới và chịu sự
Trang 7ảnh hưởng mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại quốc
tế Chính điều này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển các hoạt động giaonhận vận tải quốc tế tạo ra một ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần tích lũyngoại tệ, đơn giản hóa chứng từ, thủ tục trong thương mại, hải quan vànhững thủ tục pháp lý khác làm tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa của ViệtNam trên thị trường quốc tế, đẩy mạnh việc xuất nhập khẩu với các quốc giatrên thế giới làm cho kinh tế nước ta đang dần càng phát triển nhịp nhàng,cân đối Vì vậy nghiên cứu,tìm hiểu các vấn đề liên quan đến giao nhậnquốc tế chính là một yêu cầu cho những ai đã, đang và sẽ tham gia vào côngtác giao nhận vận tải, xuất nhập khẩu ở nước ta
Là một sinh viên của ngành Kinh tế vận tải biển tại trường Đại HọcHàng Hải Việt Nam trong thời gian kết hợp với thực tập tại công ty cổ phầnthương mại Hải Trình Vàng em đã có cơ hội để tham gia vào quá trình giaonhận một số lô hàng bên công ty đảm nhận.Qua đấy em đã quyết định chọn
đề tài: “Qui trình làm hàng nhập tại công ty Cổ phần thương mại Hải TrìnhVàng” để đi sau nghiên cứu hơn các chứng từ phải chuẩn bị,những bước đểthực hiện cho một lô hàng nhập, cũng như biết được các khoản thu và chi vànhững mặt tồn tại, vấp phải trong quá trình làm hàng
Bài luận văn của em gồm có ba phần với nội dung như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về giao nhận hàng hóa quốc tế bằngđường biển
Chương 2: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phầnthương mại Hải Trình Vàng
Chương 3: Tổ chức và thực hiện giao nhận một lô hàng đậu nành baovào quý I năm 2016 tại công ty cổ phần thương mại Hải Trình Vàng
Dù đã cố gắng nhiều song thời gian tìm hiểu còn ngắn cùng với nhữngkiến thức còn hạn chế, và nhất là chưa có nhiều kinh nghiệm đánh giá thực
tế nên bài viết chưa sâu sắc và đầy đủ còn có những sai sót Em rất mongmuốn để nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để em có thể hoàn thiện
Trang 8hơn kiến thức chuyên ngàng và trau dồi thêm kĩ năng cho mình khi tham giavào lĩnh vực này
Xin được chân thành cám ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy NguyễnHữu Hùng cùng sự giúp đỡ của các anh chị làm việc tại Công Ty cổ phầnthương mại Hải Trình Vàng đã giúp em hoàn thành bài luận văn này!
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1.1.Vận tải biển –vai trò của vận tải biển và giao nhận:
1.1.1.Vài nét về vận tải đường biển:
- Là ngành ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác
- Là vận tải chu chốt so với các phương tiện vận tải khác trongchuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu,nó đảm nhận chuyên chởgần 80% tổng khối lượng hàng hóa trong buôn bán quốc tế
Trang 9- Được phát triển mạnh và trở thành ngành vận tải hiện đại trong
hệ thống vận tải quốc tế
Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của vận tải đường biển:
+ Phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hoá trong buôn bán quốc tế.+ Các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là các tuyến đường giaothông tự nhiên
+ Năng lực chuyên chở rất lớn, không bị hạn chế như các công cụ củacác phương thức vận tải khác
+ Ưu điểm vượt trội của vận tải đường biển hơn hẳn so với các phươngthức vận tải khác là năng lực chuyên chở của vận tải đường biển rất lớnnhưng giá cả rất thấp Song nó lại có một số nhược điểm sau:
• Phụ thuộc rất nhiều vào điệu kiện tự nhiên
• Tốc độ của tàu biển còn thấp và việc tăng tốc độ khai thác của tàu biển còn bị hạn chế
1.1.2.Tác dụng của vận tải đường biển đối với buôn bán quốc tế
- Là yếu tố không thể tách rời buôn bán quốc tế
- Thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển
- Khi vận tải đường biển phát triển đã góp phần làm cho cơ cấuhàng hoá và cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế thay đổi
- Tác động tới cán cân thanh toán quốc tế
1.1.3.Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải đường biển
- Đường biển: Là các tuyến đường nối hai hay nhiều cảng với nhau trên
đó tàu biển hoạt động chở khách hoặc hàng hoá
- Cảng biển: nơi tàu ra vào, neo đậu để xếp dỡ hàng hóa và đón trả hànhkhách
- Các trang thiết bị của cảng
- Phương tiện vận chuyển: chủ yếu là tàu biển, tàu biển có hai loại: tàubuôn và tàu quân sự
Trang 101.2.Giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển
1.2.1.Khái niệm chung về giao nhận và người giao nhận (Freight
forwarding and Freight forwarder)
- Khái niệm chung về giao nhận: Là tất cả các công việc khác nhau liênquan tới quá trình chuyên chở như: bao bì, đóng gói, lưu kho, đưahàng ra cảng xếp,làm thủ tục gửi hàng,xếp hàng lên tàu,vận chuyểnhàng tới cảng đích,dỡ hàng xuống tàu, giao hàng cho người nhận,…được gọi là giao nhận vận tải(gọi tắt là giao nhận)
● Khái niệm dịch vụ giao nhận (Freight forwarding service):
Theo quy tắc mẫu của Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận vềdịch vụ giao nhận:
“Dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hoá cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá”
Theo điều 163 Luật Thương mại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam thì
“Dịch vụ giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức việc vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác”
Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thôngqua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác
Trang 111.2.2.Đặc điểm dịch vụ giao nhận vận tải
Do là một loại hình dịch vụ nên dịch vụ giao nhận vận tải cũngmang những đặc điểm chung của dịch vụ, đó là hàng hóa vô hình nên không
có tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đồng nhất, không thể cất giữ trong kho,sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời,chất lượng của dịch vụ phụ thuộcvào cảm nhận của người được phục vụ
Nhưng do đây là một hoạt động đặc thù nên dịch vụ này cũng có nhữngđặc điểm riêng:
- Không tạo ra của cải vật chất, chỉ làm cho đối tượng thay đổi vị trí vềmặt không gian chứ không tác động về mặt kĩ thuật làm thay đổi đốitượng đó Nhưng giao nhận vận tải có tác động tích cực đến sự pháttriển của sản xuất và nâng cao đời sống của nhân dân
- Mang tính thụ động: phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của khách hàng,qui định của người vận chuyển, các ràng buộc về luật pháp, thể chếcủa chính phủ (nước xuất khẩu,nước nhập khẩu, nước thứ 3)
- Mang tính thời vụ : Nó phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu nên nóphụ thuộc rất lớn vào lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, mà thường hoạtđộng xuất nhập khẩu mang tính thời vụ nên hoạt động giao nhận cũngchịu ảnh hưởng của tính thời vụ
- Phụ thuộc nhiều vào cơ sở vật chất kĩ thuật và kinh nghiệm của ngườigiao nhận
1.2.3 Vai trò của giao nhận
1. Là điều kiện không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển củathương mại quốc tế
2. Tạo điều kiện để hàng hóa được lưu thông nhanh, an toàn, tiếtkiệm mà không cần đến sự tham gia của người gửi cũng như người nhận tácnghiệp
Trang 123. Giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ quay vòng củaphương tiện vận tải.
4. Góp phần giảm giá thành hàng hóa xuất nhập khẩu
5. Giúp các nhà xuất nhập khẩu giảm bớt các chi phí không cầnthiết khác
Ngày nay,người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá ngày càngđóng góp vai trò quan trọng trong vận tải và buôn bán quốc tế.Những dịch
vụ giao nhận không chỉ dừng lại ở những công việc cơ bản truyền thống nhưđặt chỗ đóng hàng,nơi dùng để kiểm tra hàng, giao nhận hàng hóa mà cònthực hiện những nghiệp vụ chuyên nghiệp lớn hơn như: tư vấn tuyến đườngvận chuyển, chọn tàu vận tải, đóng gói bao bì hàng hóa,
1.3 Người giao nhận
1.3.1.Khái niệm và địa vị pháp lý của người giao nhận
-Người kinh doanh dịch vụ giao nhận gọi là Người giao nhận
Theo Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận (FIATA) thì:
“ Người giao nhận là người đứng ra tổ chức một lô hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng uỷ thác và hành động vì lợi ích của người uỷ thác mà bản thân anh ta không phải là người vận tải Người giao nhận cũng đảm nhận việc thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như bảo quản, lưu kho chung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hoá ”
Theo luật Thương mại Việt Nam thì :
“Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa là thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa”.
Trang 13Do hiện nay chưa có một luật lệ quốc tế nào qui định về lĩnh vực giaonhận nên địa vị pháp lý của người của giao nhận là khác nhau tùy theo ởnước nào và bị chi phối bởi luật pháp ở nước đó.
- Theo như tập tục ở một số nước chẳng hạn các nước trong khối liênhiệp Anh người giao nhận ở địa vị pháp lý dựa trên khái niệm về đại lý:
- Trên danh nghĩa người ủy thác để giao dịch cho công việc được ủythác hoạt động trên cơ sở những quy tắc truyền thống về đại lý (mẫn cántrong khi làm nhiệm vụ của mình, trung thực, tuân theo những hướng dẫncủa người ủy thác).Ngoài ra được hưởng những quyền bảo vệ , giới hạntrách nhiệm với vai trò của một đại lý một cách phù hợp
- Khi đóng vai trò người ủy thác (thực hiện lợi ích cho mình) sẽ tựmình ký kết hợp đồng với người chuyên chở và các đại lý, thì không cònnhững quyền bảo vệ và giới hạn trách nhiệm như trên, cả quá trình giaonhận hàng hóa kể cả khi hàng nằm trong tay những người chuyên chở và đại
lý mà anh ta sử dụng đều phải chịu trách nhiệm
- Ở những nước qui định cụ thể tính pháp lý về giao nhận ở trong luậtthì địa vị pháp lý của người giao nhận không giống nhau.Họ có thể trên danhngười được ủy thác, người ủy thác và đồng thời là đại lý Với người ủy thácthì người giao nhận được coi là đại lý, còn với người chuyên chở họ lại làngười ủy thác
-Theo bản mẫu “Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn” của FIATA quy địnhngười giao nhận phải:
+ Chăm sóc chu đào cho hàng hóa được ủy thác
+ Tổ chức vận tải hàng hóa được ủy thác theo chỉ dẫn của người ủythác về những vấn đề có liên quan đến hàng hóa đó
+ Không nhận đảm bảo về việc ngày hàng đến cụ thể, có quyền giữhàng khi chưa nhận được thanh toán các khoản phí
Trang 14+ Chỉ chịu trách nhiệm do chính mình và người thuộc quyền làm cônggây ra, không chịu trách nhiệm do bên thứ ba gây ra, miễn là đã thể hiệnđược sự mẫn cán thích đáng trong lựa chọn và phối hợp cùng với họ
- Các điều kiện này sẽ được xây dựng và áp dụng một cách linh hoạt,phù hợp với tập quán thương mại hay thể chế pháp lý tại nước đó Tuy nhiênhợp đồng giữa người giao nhận và khách hàng đã thể hiện rõ quyền lợi,nghĩa vụ và trách nhiệm mỗi bên và có tính pháp lý hơn
1.3.2.Phạm vi dịch vụ giao nhận hàng hóa:
Sơ đồ 1.1 Phạm vi dịch vụ giao nhận
+ Chọn tuyến đường, phương thức vận tải, người chuyên chở để hànghóa tốt nhất mà tiết kiệm
+ Lưu cước với người chuyên chở mà đã chọn
+ Nhận hàng,lập và cung cấp những chứng từ cần thiết
+ Tìm hiểu điều khoản trong thư tín dụng
+ Đóng gói hàng hóa (trừ khi thuộc về trách nhiệm của người gửi hàng)+ Lưu kho, cân đo, mua bảo hiểm hàng hóa( nếu được yêu cầu)
+ Vận chuyển hàng đến cảng, khai báo hải quan, thực hiện các thủ tụcchứng từ liên quan, giao hàng cho người chuyên chở
Trang 15+ Làm giao dịch ngoại hối (nếu có)
+ Thanh toán phí, chi phí khác bao gồm cả tiền cước
+ Lấy vận đơn đã ký từ người chuyên chở giao người gửi hàng
+ Thực hiện chuyển tải trên đường nếu cần
+ Giám sát công việc vận tải hàng trên đường từ lúc gửi tới lúc hàngđược giao cho người nhận dựa trên những mối liên hệ với người chuyên chở
và đại lý người giao nhận ở nước ngoài
+ Ghi nhận các tổn thất của hàng hóa, nếu xảy ra
+ Giúp người gửi hàng làm khiếu nại với người chuyên chở về tổn thấthàng hóa, nếu xảy ra
+ Giám sát việc vận tải hàng khi (nếu đó là trách nhiệm người nhậnhàng)
+ Nhận và kiểm tra các những chứng từ cần thiết việc vận chuyển hàngnhất là vận đơn
+ Nhận hàng từ người chuyên chở, thanh toán cước nếu cần
+ Lo việc khai báo hải quan và trả lệ phí, thuế và các khoản phí kháccho hải quan và các cơ quan liên quan
+ Lo liệu việc lưu kho quá cảnh nếu cần
+ Giao hàng đã làm thủ tục hải quan cho người nhận hàng
+ Giúp người nhận hàng thực hiện khiếu nại đối với người chuyên chở
về tổn thất hàng hóa,nếu xảy ra
+ Lưu kho và phân phối hàng hóa cho người nhận hàng nếu có hợpđồng giữa 2 bên
- Giao nhận hàng hóa đặc biệt:
+ Vận chuyển hàng công trình
+ Dịch vụ vận chuyển quần áo treo
+ Triễn lãm nước ngoài
Trang 16Ngoài ra còn những dịch vụ khác nảy sinh trong quá trình chuyên chở
và những dịch vụ đặc biệt như: gom hàng ,có liên quan đến hàng côngtrình;công trình chìa khoá trao tay,.v.v
Kể cả thông báo nhu cầu tiêu dùng,những thị trường mới, tình hình cạnhtranh, chiến lược xuất khẩu, những điều khoản thích hợp cần có trong hợpđồng mua bán ngoại thương và cả những vấn đề gì liên quan đến việc kinhdoanh của khách hàng
Người giao nhận có thể tư vấn cho khách hàng của mình trong quátrình xuất hập khẩu hàng hóa Đây chính là sự khác biệt tạo nên một thươnghiệu riêng của một công ty giao nhận
1.3.3.Vai trò của người giao nhận trong thương mại quốc tế
Cùng với sự mở rộng trong thương mại quốc tế kéo theo sự pháttriển mạnh mẽ của các phương thức vận tải như : vận tải container, vận tải
đa phương thức (VTĐPT) người giao nhận không chỉ làm đại lý,người nhận
ủy thác mà anh ta còn cung cấp dịch vụ vận tải mà còn làm người chuyênchở ( Carrier).Người giao nhận đã đóng vai trò như:
6. “Môi giới hải quan”.Họ thay mặt người xuất khẩu hoặc nhậpkhẩu làm thủ tục hải quan như một môi giới hải quan
7. Đại lý: Anh ta đóng vai trò như một đại lý của người chuyênchở để thực hiện các hoạt động khác nhau như: nhận hàng,giao hàng, lậpchứng từ, làm thủ tục hải quan,lưu kho dựa trên cơ sở hợp đồng ủy thác
8. Người gom hàng, người chuyên chở đóng vai trò đại lý hoặcngười chuyên chở.Phải kể đến là không thể thiếu trong vận tải containernhằm thu gom hàng lẻ thành hàng nguyên để tận dụng sức chở của container
và giảm cước phí vận tải
9. Người chuyên chở :Ở nhiều trường hợp họ đóng vai trò là ngườichuyên chở người thầu chuyên chở hoặc là người chuyên chở thực tế).Hoặc
ở trường hợp người giao nhận cung cấp vận tải đa phương thức
Trang 171.3.4.Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận
- Chăm sóc chu đáo hàng hóa được ủy thác, thực hiện theo các chỉ dẫn
của khách hàng về các vấn đề liên quan đến việc vận tải hàng hóa
- Chịu trách nhiệm về lỗi, sai sót do mình và những người thuộc quyềnquản lý gây ra
- Ngoài ra những sai sót hay lỗi của bên thứ ba gây ra thì anh ngườigiao nhận không phải chịu trách nhiệm miễn là anh ta đã thể hiện được sựmẫn cán thích đáng với bên thứ ba trong việc lựa và phối hợp
Khi đóng vai trò là người ủy thác
- Ngoài những trách nhiệm được nói khi đóng vai trò đại lý trên, nếubên thứ ba do người giao nhận sử dụng để thực hiện hợp đồng mà gây ra lôihay sai sót gì thì anh ta cũng phải chịu trách nhiệm
- Người giao nhận còn là người thu gom hàng lẻ
* Ðiều 167 Luật thương mại quy đinh, người giao nhận có những quyền và nghĩa vụ sau đây:
“- Được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác
- Thực hiện đầy đủ nghiã vụ của mình theo hợp đồng
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu vì lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải báo ngay cho khách hàng.
- Sau ký kết hợp đồng, phải thông báo cho khách hàng để xin chỉ dẫn thêm nếu thấy không thể thực hiện được.
- Nếu trong hợp đồng không thoả thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý
- Có quyền không nhận chuyên chở hàng nguy hiểm, làm hại đến phương tiện vận chuyển Dùng bất cứ phương tiện nào để chuyên chở hàng hóa.”
Trách nhiệm của người giao nhận
Trang 18• Khi là đại lý của chủ hàng
- Tuỳ theo chức năng của người giao nhận để thực hiện đầy đủ cácnghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách nhiệm về:+ Giao hàng không đúng như chỉ dẫn
+ Thiếu sót về việc mua bảo hiểm cho hàng hoá dù đã có hướng dẫn.+ Thiếu sót khi làm thủ tục hải quan
+ Chở hàng đến sai điểm quy định
+ Giao hàng cho người không đúng là người nhận
+ Giao hàng nhưng không thu tiền từ người nhận hàng
+ Tái xuất không theo các thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế.+ Các thiệt hại về tài sản và người gây nên do người thứ ba.Tuy nhiên,chúng ta cũng cần chú ý người giao nhận không chịu trách nhiệm về hành vilỗi lầm của người thứ ba như người chuyên chở hoặc người giao nhậnkhác nếu anh ta chứng minh được là đã lựa chọn cần thiết
+ Khi làm đại lý người giao nhận phải tuân thủ “điều kiện kinh doanhtiêu chuẩn” (Standard Trading Conditions) của mình
- Đóng vai trò như là một nhà thầu độc lập cung cấp các dịch vụ màyêu cầu trên danh nghĩa của mình Bên cạnh đó, Tự chịu trách nhiệm lỗi lầmcủa người chuyên chở, của người giao nhận khác mà anh ta thuê để thựchiện hợp đồng vận tải
- Xác định quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm trên cơ sở căn cứ về luậtcủa phương thức vận tải sử dụng, nhận tiền dịch vụ
- Chịu trách nhiệm cả khi đóng vai trò người chuyên chở hay ngườithầu chuyên chở
- Cung cấp các dịch vụ về vận tải như : đóng gói, lưu kho, bốc xếp hayphân phối Khi đóng vai trò là người chuyên chở thì áp dụng các công ướcquốc tế hoặc các quy tắc do Phòng thương mại quốc tế ban hành
Trang 19- Họ được miễn trách về những mất mát, hư hỏng của hàng hoá phátsinh từ những trường hợp sau đây:
“+ Lỗi thuộc về khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ thác + Khách hàng đóng gói, ký mã hiệu không phù hợp.
+ Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hoá.
+ Chiến tranh, đình công.
+ Các trường hợp bất khả kháng.”
- Vẫn được nhận tiền dịch vụ nếu xảy ra sự chậm chễ hoặc giao nhậnsai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình.”
- Trên cơ sở được nhà nước cho phép thay mặt người xuất khẩu, nhậpkhẩu khai báo, làm thủ tục hải quan như một môi giới hải quan
- Gom hàng lẻ (LCL) thành hàng nguyên container (FCL) tận dụng sức
chở của container, giảm cước phí vận tải nhất là trong vận tải hàng hóa bằngcontainer
Các trường hợp miễn trách nhiệm cho người giao nhận:
- “Không phải chịu trách nhiệm về các mất mát, hư hỏng phát sinh mà
do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng ủy quyền.
- Đã làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền nhưng vẫn xảy ra sự cố.
- Khách hàng đóng gói, ký mã hiệu không phù hợp.
- Do khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền thực hiện việc xếp/dỡ hàng hóa và làm phát sinh sự cố.
- Do khuyết tật của hàng hóa, do có đình công và các trường hợp bất khả kháng khác.”
Giới hạn trách nhiệm cho người giao nhận
Trang 20- Trong mọi trường hợp,không trách nhiệm của người làm dịch vụ giaonhận hàng hóa không vượt quá giá trị hàng hóa, trừ khi có thỏa thuận khácgiữa các bên.
- Không được miễn trách nhiệm nếu họ không chứng minh được việcmất mát, hư hỏng hoặc giao hàng chậm không phải do lỗi của mình gây ra
- Tiền bồi thường được tính trên cơ sở giá trị hàng hoá ghi trên hóa đơn
1.3.5.Luật chi phối hoạt động giao nhận
-Các quy phạm pháp luật quốc tế, pháp luật Việt nam
“+ Bộ luật Hàng hải Việt Nam.
+ Luật Thương mại năm 2005.
+ Luật Hải quan năm 2005 cùng các văn bản, quyết định sửa chữa và
bổ sung.
+ Thông tư số 128/2013/TT-BTC quy định về thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Quyết định 2073/QĐVT của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành thể lệ bốc dỡ, giao nhận và bảo quản hàng hóa tại cảng biển Việt Nam + Nghị định 114/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng ban hành quy định cụ thể thủ tục hải quan và lệ phí hải quan.”
-Các Công ước về vận đơn, vận tải
Trang 21“+ Công ước Vienne 1980 về buôn bán quốc tế.
+ Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển, ký tại Brusels 25/8/24
+ Công ước của Liên hợp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển ký tại Hamburg năm 1978.
+ Công ước quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hoá
+ Công ước Vienne 1980 về buôn bán quốc tế.”
- Các văn bản quy phạm pháp luật về giao nhận của Nhà nước Việt
Nam
“+ Thông tư số 128/2013/TT-BTC quy định về thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Quyết định 2073/QĐVT của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành thể lệ bốc dỡ, giao nhận và bảo quản hàng hóa tại cảng biển Việt Nam.
+ Nghị định 114/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng ban hành quy định cụ thể thủ tục hải quan và lệ phí hải quan.”
- Các loại hợp đồng và L/C mới đảm bảo quyền lợi của chủ hàng XNK.
1.3.6 Mối quan hệ của người giao nhận với các bên liên quan
Khi đứng ra nhận ủy thác để tổ chức và lo liệu vận tải người giao nhậnvới sự ủy thác của chủ hàng phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của rất nhiều cơquan chức năng
SƠ ĐỒ 1.2 SƠ ĐỒ THỂ HIỆN MỐI QUAN HỆ CỦA NGƯỜI GIAO
NHẬN VỚI CÁC BÊN LIÊN QUAN:
Cơ quan quản lý XNK
- Cơ quan cấp giấy phép XNK
Người gửi
(xuất)
Người nhận (nhập)
Người giao nhận
- Đại lý tàu biển
- Công ty bảo hiểm
- Cơ quan giám định
và kiểm nghiệm
- Cung ứng tàu biển
- Chủ kho bãi
- Ngân hàng
và các bên tổ chức tài chính
Trang 22- Sơ đồ trên biểu thị mối quan hệ giữa người giao nhận với các bênliên quan nhưng không phủ nhận mối quan hệ giữa các bên với nhau
- Quan hệ với khách hàng( người gửi hàng hoặc người nhận hàng) ,mốiquan hệ này được điều chỉnh bằng hợp đồng ủy thác giao nhận
- Tổ chức dịch vụ
- Công ty vận tải
- Đại lý tàu biển
- Công ty bảo hiểm
- Cơ quan giám định
và kiểm nghiệm
- Cung ứng tàu biển
- Chủ kho bãi
- Ngân hàng
và các bên tổ chức tài chính
Trang 23- Quan hệ với Chính phủ và các cơ quan chức năng đại diện cho Chínhphủ như: Bộ Thương mại, Hải quan, Giám định, Cơ quan quản lý ngoại hối,kiểm dịch, y tế,…
- Quan hệ giữa người chuyên chở và đại lý của người chuyên chở: ở đây
có thể là chủ tàu, người môi giới, hay bất kỳ người kinh doanh vận tải nàokhác, mối quan hệ này được điều chỉnh bằng hợp đồng cung cấp dịch vụ
- Ngoài ra, Họ còn có mối quan hệ nghiệp vụ với ngân hàng, nhà bảohiểm, đại lý tàu biển,
1.3.7.Các tổ chức giao nhận quốc tế lớn trên thế giới và ở Việt Nam
11.Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận – FIATA
- Đầu tiên là hãng giao nhận xuất hiện ở Badiley, Thụy Sĩ, với tên gọi
E Vansai vào năm 1552
- Cùng với sự phát triển của vận tải và buôn bán quốc tế, giao nhậnđược tách khỏi vận tải và buôn bán, dần trở thành một nghành kinh doanhđộc lập
- Sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty giao nhận dẫn đến sự ra đờicác Hiệp hội giao nhận trong phạm vi một cảng, một khu vực hay một nước
Sự hình thành các Liên đoàn giao nhận như: Liên đoàn những ngườigiao nhận Bỉ, Hà Lan, Mỹ… trên phạm vi thế giới đặc biệt là “Liên đoànquốc tế các hiệp hội giao nhận”, gọi tắt là FIATA
- Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận (FIATA), thành lập năm
1926 là một tổ chức giao nhận, vận tải lớn nhất thế giới FIATA là một tổchức phi chính trị, tự nguyện, là đại diện của 35.000 công ty giao nhận ở 130quốc gia trên thế giới Thành viên của FIATA là các hội viên chính thức vàhội viên hợp tác Hội viên chính thức là Liên đoàn giao nhận của các nước,còn hội viên hợp tác là các công ty giao nhận riêng lẻ
- FIATA được sự thừa nhận của các cơ quan thuộc Liên hợp quốc như:Hội đồng kinh tế - xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC), Hội nghị của Liên hợp
Trang 24quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), Ủy ban châu Âu của Liên hợpquốc (ECE) và ESCAP… FIATA cũng được các tổ chức liên quan đến buônbán và vận tải như: Phòng thương mại quốc tế, Hiệp hội vận chuyển hàngkhông quốc tế (IATA), các tổ chức của người chuyên chở và chủ hàng thừanhận.
- Mục tiêu chính của FIATA là bảo vệ và tăng cường lợi ích của ngườigiao nhận trên phạm vi quốc tế, nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận, liênkết nghề nghiệp, tuyên truyền dịch vụ giao nhận vận tải, xúc tiến quá trìnhđơn giản hóa và thống nhất chứng từ và các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩnnhằm cải tiến chất lượng dịch vụ của hội viên, đào tạo nghiệp vụ ở trình độquốc tế, tăng cường các quan hệ phối hợp giữa các tổ chức giao nhận với chủhàng và người chuyên chở Phạm vi hoạt động của FIATA rất rộng, thôngqua hoạt động của hàng loạt Tiểu ban:
+ Tiểu ban về các quan hệ xã hội
+ Tiểu ban nghiên cứu về kỹ thuật vận chuyển đường ô tô, đường sắt,đường hàng không…
+ Ủy ban về vận chuyển đường biển và vận tải đa phương thức
+ Tiểu ban luật pháp, chứng từ và bảo hiểm
+ Tiểu ban về đào tạo nghề nghiệp
+ Ủy ban về đơn giản hóa thủ tục buôn bán
+ Tiểu ban về hải quan
- Hiện nay nhiều công ty giao nhận của Việt Nam đã trở thành thànhviên hợp tác của FIATA
Các forwarder hàng đầu thế giới :
Trang 25•Geodis …
-Trên thế giới, cũng có những thương hiệu như Panalpina, K+N,Schenker, Expeditors … cũng làm dịch forwarding (và logistics), với quy môrất lớn có đến hàng chục nghìn nhân viên và đạt doanh thu hàng năm lênđến vài chục tỉ đô la Mỹ
12.Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam - VIFFAS
- Những năm 60 thế kỷ XX, các tổ chức giao nhận quốc tế ở Việt Nammang tính chất phân tán Các đơn vị xuất nhập khẩu tự đảm nhận việc tổchức chuyên chở hàng hóa của mình, vì vậy các công ty xuất nhập khẩu đãthành lập riêng phòng kho vận, chi nhánh xuất nhập khẩu, trạm giao nhận ởcác cảng, ga đường sắt liên vận
- Năm 1970 Bộ Ngoại thương (nay là Bộ Thương mại) đã thành lập hai
tổ chức giao nhận với mục đích tập trung đầu mối quản lý, chuyên môn hóakhâu vận tải, bao gồm:
+ Cục Kho vận kiêm Tổng công ty giao nhận ngoại thương đặt trụ sở ởHải Phòng
+ Công ty giao nhận đường bộ đặt trụ sở tại Hà Nội
- Đến năm 1976, Bộ Ngoại thương đã sáp nhập hai tổ chức trên thànhlập một công ty giao nhận thống nhất là Tổng công ty giao nhận và kho vậnngoại thương (Vietrans) là cơ quan duy nhất được phép tiến hành tổ chứcgiao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu trên cơ sở ủy thác của các đơn vị xuấtnhập khẩu vào thời bao cấp
- Khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhànước, Vietrans độc quyền nữa mà do nhiều cơ quan, tổ chức khác tham gia,trong đó nhiều chủ hàng ngoại thương lại tự đảm nhận công tác giao nhậntrong giao nhận xuất nhập khẩu
Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của thị trường giao nhận ViệtNam, với mục đích bảo vệ quyền lợi của các nhà giao nhận, Hiệp hội giaonhận kho vận Việt Nam (VIFFAS) đã được thành lập năm 1994 và đã gia
Trang 26nhập thành viên chính thức của FIATA trong năm đó Tính đến nay, VIFFAS
đã có 235 thành viên chính thức và 44 thành viên liên kết
1.4 Nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển
1.4.1.Hàng nguyên container ( FCL)
- Sau khi nhận được thông báo hàng đến (NOA) từ hãng tàu thì chủhàng mang bộ chứng từ đầy đủ đến hãng tàu để lấy lệnh giao hàng ( D/O).Thông thường ở trên NOA có yêu cầu những giấy tờ cần chuẩn bị đểmang đến khi tới lấy lệnh
+ Theo hình thức Vận đơn gốc: Chủ hàng phải mang theo vận đơngốc, NOA, giấy giới thiệu, để lấy D/O từ hãng tàu
+ Theo hình thức điện giao hàng: Khi hãng tàu nhận được điện giaohàng từ phía cảng xếp (bằng email hoặc kí hiệu trong hệ thống nội bộ củahãng tàu cho B/L đó ) thì Chủ hàng chỉ cần NOA, giấy giới thiệu, để lấyD/O từ hãng tàu
- Khi nhận được thông báo hàng đến (NOA) thì chủ hàng mang vậnđơn gốc và giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tùa để lấy D/O
- Chủ hàng mang lệnh giao hàng (D/O) đến hải quan để làm thủ tục
và đăng kí kiểm hóa (chủ hàng có thể đề nghị đưa cả container về khoriêng hoặc ICD để kiểm tra hải quan nhưng phải thực hiện việc trả vỏcontainer đúng theo hạn quy định nếu không sẽ bị phạt)
- Căn cứ D/O chủ hàng đến hải quan làm thủ tục thông quan cho lôhàng của mình, nếu hàng hóa bị kiểm hóa trong quá trình thông quan thìthì chủ hàng phải đăng kí với hải quan để tiến hàng kiểm hóa lô hàng củamình, có thể đề nghị đưa cả vỏ container về kho riêng hoặc ICD để kiểmtra hải quan nhưng phải trả vỏ container đúng hạn theo quy định nếukhông sẽ bị phạt
- Hoàn thành các thủ tục hải quan xong thì chủ hàng phải mang bộchứng từ nhận hàng cùng D/O đến Văn phòng quản lí tại cảng để xácnhận D/O
- Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng
Trang 271.4.2 Hàng lẻ (LCL)
Chủ hàng sẽ phải mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tàuhoặc đại lí của người gom hàng để lấy lệnh giao hàng ( D/ O) sau đó nhận hàngtại kho CFS quy định và thực hiện theo các thủ tục như trên
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH KINH DOANH NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN
TẠI CÔNG TY 2.1.Giới thiệu chung về công ty
-Tên công ty : Công ty cổ phần thương mại hàng hải Hải Trình Vàng-Tiền thân: Công ty TNHH một thành viên dịch vụ hàng hải
V.O.G.O.L- V.O.G.O.L Ltd
-Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng cấp lại ngày 28/04/2009 V.O.G.O.L- V.O.G.O.L Ltd )
-Trụ sở chính : Phòng 2 tầng 4, tòa nhà Thành Đạt, số 3 Lê Thánh Tông, Ngô Quyền, Hải Phòng
-Mã số thuế: 0200884211
Tên giao dịch: VOGOL.J.S.C
Giấy phép kinh doanh: 0200884211
Trang 28-Ngày cấp: 07/03/2009
Ngày hoạt động: 28/04/2009
Giám đốc: VŨ THANH HIỂN
Điện thoại/ Fax: 031 3250018 /031.3250019
-E- mail :marine@vogol.com.vnhoặc vogol@vogol.com.vn
Vài nét khái quát về công ty:
-Là thương hiệu đã được đăng ký của công ty thiết bị công nghiệp tàuthủy và tư vấn thiết kế tàu thủy
-Được điều hành hoạt động bởi một nhóm các máy trưởng, kỹ sư điện,
kỹ sư, các cử nhân kinh tế với nhiều kinh nghiệm ở các lĩnh vực thiết kế, tưvấn, giám sát lắp đặt các công trình đóng mới tàu thủy thuộc nguồn vốntrong và ngoài nước,…
-Các thành viên còn lại đều là các kỹ sư, cử nhân tốt nghiệp các trườngđại học Hàng Hải Việt Nam, đại học Bách khoa
-Đội ngũ công ty luôn biết kết hợp giữa nghiên cứu và ứng dụng ngaytrên thực tiễn một cách hiệu quả thông qua đó đã tư vấn cho nhiều tập thể vàcác doanh nghiệp trong việc lắp đặt và chuyển giao các thiết bị sử dụngtrong các công trình đóng tàu có trọng tải lớn
-Công ty có một đội ngũ các chuyên viên hiện đang là chuyên gia quốc
tế của các nhà sản xuất Hàn Quốc, Nhật Bản, Na Uy, Đức, Mỹ, là giáo viêngiảng dạy và làm việc tại các trường đại học, các cơ quan nhà nước nhưTổng công ty hàng hải Việt Nam, Tổng công ty công nghiệp tàu thủy ViệtNam tham gia vào nhiều chương trình tư vấn và cung cấp trang thiết bị tàuthủy trọn gói có hiệu quả cho nhiều công trình đóng mới tàu của Việt Nam.-Với uy tín của mình, hiện nay công ty đã có không ít khách hàng thânthuộc lâu năm
-Luôn cung cấp những sản phẩm tốt nhất với giá cả hợp lý, đặt phươngchâm “ luôn làm khách hàng hài lòng” lên hàng đầu
Trang 29-Một hệ thống cung cấp dịch vụ bảo dưỡng được bố trí, đặt ở nhiều nơivới những thiết bị chuyên dùng, cung cấp phụ tùng, vật tư thay thế sẵn có đểphục vụ cho khách hàng Vogol bảo đảm cung cấp:
+ Cung cấp dịch vụ cho khách hàng với những dịch vụ đa dạng về cácphụ tùng, vật tư thay thế với giá cả cạnh tranh
+ Cung cấp dịch vụ sữa chữa khẩn cấp cho hàng khi có sự cố xảy ra kể
cả trong thời gian bảo hành hay khi thời gian bảo hành đã hết cho kháchhàng
+ Cung cấp cho khách hàng dịch vụ tư vấn kỹ thuật chuyên, trang thiết
bị hiện đại chuyên dùng nhằm nâng cấp thiết bị
Ngoài ra công ty luôn có các chính sách ưu đãi dành cho khách hàngnhư: được giảm giá nếu khách hàng ký hợp đồng với công ty nhiều lần đãgóp làm cho khách hàng đặt niềm tin và tìm đến sản phẩm của Vogol nhiềuhơn
Cùng với quá trình phát triển, công ty ngày càng gặt hái đượchiệu quả kinh doanh cao Với những nỗ lực không mệt mỏi, toàn thể các bộnhân viên trong công ty, đã và đang từng bước khẳng định chất lượng dịch
vụ và uy tín tuyệt đối với khách hàng
2.2 Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty
2.2.1.Vài nét chung về cơ cấu:
● Nhân sự:
- Tổng số cán bộ công nhân viên: 4 người
Gồm : 1 Giám đốc, 1 Phó giám đốc, 2 nhân viên
- Đại học : 100%
Cơ cấu gọn nhẹ và hiệu quả, phù hợp với khả năng và tiềm lực cũngnhư khối lượng công việc thực tế của công ty hiện nay
Tất cả công nhân viên đều đạt trình độ đại học, chuyên môn nghiệp
vụ và mọi nhân viên đều có trình độ về ngoại ngữ ( nhất là tiếng anh)
Trang 30Công ty thực hiện công tác quản lý cán bộ chính sách về lao động –tiền lương, bảo hiểm xã hội…theo quy định của nhà nước.
● Cơ cấu về bộ máy:
Giám đốc tập trung quyền lực điều hành mọi công việc kinh doanhcủa công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kinh doanh, về tổchức hoạt động của công ty.Vì thế, mọi công việc ở được quyết định và giảiquyết nhanh gọn, kịp thời
Phó giám đốc được giám đốc ủy quyền để thay mặt giám đốc giảiquyết những công việc khi giám đốc vắng mặt
Giám đốc và phó giám đốc đều có trình độ đại học về ngoại thương
và kĩ thuật, kế toán trưởng
Các nhân viên đều tốt nghiệp chuyên ngành liên quan đến công việc,bên cạnh đó còn được đào tạo thêm về chuyên môn nghiệp vụ, tìm hiểu vềcác luật liên quan đến va vấp khi làm việc Họ đều đáp ứng yêu cầu côngviệc tương ứng đều biết ít nhất một ngôn ngữ ( thông dụng là tiếng anh)
2.2.2.Chức năng của Công ty
Kinh doanh các lĩnh vực như:
-Cung cấp trang thiết bị nhỏ lẻ
-Thiết bị công nghiệp
-Tư vấn, giám sát thi công đóng mới tàu thủy
Ngoài ra, công ty còn mở rộng lĩnh vực hoạt động phát triển thêm một
số dịch vụ chuyên môn khác
Trang 31BẢNG 2.1 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH TẠI CÔNG TY
Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô,
Trang 32Hoạt động của các trung tâm, đại lý tư vấn, giới thiệu
2.2.3 Tình hình kinh doanh của Công ty năm 2015
Dưới đây là bảng báo cáo kết quả hoạt động sảng xuất kinh doanh củacông ty giai đoạn năm 2013 đến tháng 9/2015:
Bảng 2.2 Bảng tổng hợp chỉ tiêu toàn công ty
Trang 3311. Doanh thu thuần 2013: 1.261.715.847 VNĐ
12. Doanh thu thuần 2014: 3.318.619.425 VNĐ
13. Doanh thu thuần đến 9/2015: 5.318.619.425 VNĐ
Trong đó doanh thu năm 2014 tăng 2.056.903.578 VNĐ so vớidoanh thu năm 2013,còn doanh thu đến tháng 9/2015 tăng 2000000000VNĐ so với năm 2014 Có thể thấy doanh nghiệp đang dần đi vào hoạt độngkinh doanh ổn định vững chắc hơn
Chi phí quản lý của doanh nghiệp cũng tăng nhưng phù hợp với tìnhhình phát triển kinh doanh của công ty:
Giá vốn hàng bán cũng có sự tăng lên rõ rệt,đáng kể cụ thể là:
Trang 34Về lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp thì doanh nghiệp làm ăn tốtnhất vào năm 2015 trong khi năm 2014 lợi nhuận vẫn giảm đi mạnh so vớinăm 2013.Với lợi nhuận của công ty so với các công ty trong nghành làchưa cao.Cụ thể là :
20. Lợi nhuận sau thuế 2013: 36.176.826 VNĐ
21. Lợi nhuận sau thuế 2014: 32.679.739 VNĐ
22. Lợi nhuận sau thuế đến tháng 9/2015: 376.376.469 VNĐ
Lợi nhuận sau thuế 2014 giảm 3.497.087 VNĐ, trong khi đến tháng9/2015 đã lấy được mức tăng đáng ghi nhận: 343.696730VNĐ
Được thành lập năm 2009 ở quy mô nhỏ và nhân lực hạn chếnhưng với đội ngũ giỏi về chuyên môn nghề nghiệp,có trách nhiệm caoyrong công việc và gây dựng được mối quan hệ uy tín trên thị trường nên từnăm 2013 đến năm 2015 công ty đã đạt được những bước đi chắc chắn đang
kể về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bên cạnh đó việc tìm đượcnhững khách hàng giá trị lớn, bán được nhiều trang thiết bị đã làm chodoanh thu lợi nhuận công ty tăng nhanh đang chú ý Mặc dù có phát triểnđáng mức song công ty cần duy trì và tìm ra hướng đi để đưa doanh nghiệp
có vị thế hơn trong nghành giao nhận để cạnh tranh và tồn tại trong thời nay
Hiện nay công ty Cổ phần thương mại Hải Trình Vàng chủ yếu tập trung vàogiao nhận bằng hai phương thức đường biển và đường bộ, trong đó phươngthức giao nhận bằng đường biển chiếm tỷ trọng và khối lượng vận chuyển là