Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Qui trình làm hàng nhập tại công ty Cổ phần thương mại Hải Trình Vàng (Trang 59 - 68)

CHƯƠNG III: TỔ HỨC THỰC HIỆN GIAO NHẬN MỘT LÔ HÀNG ĐẬU NÀNH VÀO QUÝ I NĂM 2016 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

. Trong giai đoạn 2009 – 2014, mức tăng trưởng bình quân của sản lượng giao nhận hàng hóa hàng hải đã có sự là 7.56%/năm sau cú khủng hoảng kinh tế năm 2008. Vào năm 2014, sản lượng của hoạt động giao nhận hàng hải đạt 36.4 triệu TEU đã tăng 4% so với năm 2013, nhìn vào đây có thể thấy nó đã có sự cải thiện hơn về tốc độ tăng trưởng so với 2 năm trước đó. Đạt được điều đó xuất phát từ sự phục hồi trong kinh tế Hoa Kỳ đã tạo ra động lực tăng trưởng, gia tăng sức mua của nền kinh tế, dẫn đến luồng hàng hóa nhập khẩu đến Hoa Kỳ thông qua Đại Tây Dương và Thái Bình Dương tăng nhanh.

- Tình hình kinh tế thế giới.

+ Hoạt động ngoại thương của nước chủ yếu tập trung tại các quốc gia trong khu vực Châu Á, năm 2014 đạt 182.58 tỷ USD, chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu với thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất là Trung

Quốc với kim ngạch năm 2014 đạt 58.77 tỷ USD, chiếm 19.71% tổng kim ngạch. rồi đến Châu Á như ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Bên đó các thị trường xuất nhập khẩu viễn dương như Châu Âu, Hoa Kỳ có giá trị xuất nhấp khấu lớn lần lượt chiếm tỷ trọng 12.34% và 11.74% tổng giá trị thương mại.Do đó, các tuyến vận tải hàng hóa phần lớn hiện tại của Việt Nam là vận tải trong Nội Á với cự ly gần.

+ Năm 2015,nền kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, thách thức, ảnh hưởng đến tăng trưởng xuất khẩu. Trong khi Mỹ, EU và Nhật Bản đang chứng minh vai trò ảnh hưởng của mình với nền kinh tế của thế giới thì bên cạnh đó là bứt phá mạnh mẽ của một quốc gia đáng gờm là Trung Quốc.

Trung Quốc hiện nay là một nước có ảnh hưởng lớn tới thế giới và cả hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trên thế giới, một minh chứng là 20 cảng biển lớn nhất thế giới thì có 16 cảng biển ở Châu Á riêng Trung Quốc chiếm tới 9 cảng biển và cảng Thượng Hải là cảng tấp nập nhất thế giới. với sản lượng container thông qua trong năm 2013 đạt 33.6 triệu TEU, vượt qua cảng Singapore với sản lượng 32.6 triệu TEU.

+. Trong giai đoạn 2009 – 2014, mức tăng trưởng bình quân của sản lượng giao nhận hàng hóa hàng hải đã có sự là 7.56%/năm sau cú khủng hoảng kinh tế năm 2008. Vào năm 2014, sản lượng của hoạt động giao nhận hàng hải đạt 36.4 triệu TEU đã tăng 4% so với năm 2013, nhìn vào đây có thể thấy nó đã có sự cải thiện hơn về tốc độ tăng trưởng so với 2 năm trước đó. Đạt được điều đó xuất phát từ sự phục hồi trong kinh tế Hoa Kỳ đã tạo ra động lực tăng trưởng, gia tăng sức mua của nền kinh tế, dẫn đến luồng hàng hóa nhập khẩu đến Hoa Kỳ thông qua Đại Tây Dương và Thái Bình Dương tăng nhanh.

+ Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, tự do hoá thương mại đã và chính sách mở cửa tạo ra khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tăng thay đổi cán cân thương mại, thu hút ngoại tệ đẩy mạnh hoạt động ngoại thương, xuất nhập khẩu, giao nhận nước nhà một cachs đáng kể.

- Tình hình kinh tế trong nước.

Thuận lợi đối với Việt Nam

+ Việt Nam có thể hiện sự tăng trưởng trong hoạt động thương mại một cỏch mạnh mẽ và bền vững. Một minh chứng rừ ràng cụ thể nhất là sự tăng trưởng trong giá trị xuất nhập khẩu gắn liền với các sự kiện Việt Nam gia nhập các tổ chức thương mại cũng như các hiệp định tự do thương mại song phương và đa phương với giá trị thương mại giữa Việt Nam với ASEAN, APEC, NAFTA lần lượt chiếm tỷ trọng 15.1%, 74.1% và 12.1%

trong tổng cơ cấu thương mại.

+ Theo ANZ dự báo tăng trưởng GDP 6,9% cho năm 2016 và năm 2017 của Việt Nam được dự báo có thể tăng ở mức 7%, thậm chí 7,5%, và có thể cao hơn tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc 1% trong năm này.

+ Nhìn vào Việt Nam chúng ta phải tự hào về thành tích của Việt Nam so với các nền kinh tế Châu Á khác, kể cả xuất khẩu hay nhập khẩu đều có giá trị đáng kể.

+ Trong thời gian qua thị trường tiền tệ, đồng Việt Nam vẫn không có biến động gì nhiều trong khi đồng Baht của Thái Lan, đồng Ringit của Malaysia hay tiền của Indonesia bị yếu đi đáng kể do ảnh hưởng của suy thoái thương mại”.

+ Có thế mạnh trong xuất khẩu chủ lực các mặt hàng truyền thống như dệt may, dầu thô, thủy hải sản sang các thị trường quốc tế; và các mặt hàng như điện thoại di động, máy tính… các mặt hàng có giá trị gia tăng cao hơn và hàm lượng công nghệ cao hơn..cũng đang đạt được những thị trường quốc tế.

+ Khó khăn đối với Việt Nam

Hàng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua đã gặp không ít các khó khăn cần được khắc phục giải quyết đó là :

+ Chất lượng hàng xuất khẩu còn kém , khâu chế biến chưa đảm bảo, kém về sức cạnh tranh, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường thế giới .

Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu như: gạo, chè ,cà phê ... đang được yêu chuộng và đạt được chất lượng cao, còn lại hầu như sản phẩm nông sản thì vẫn trong tình trạng chất lượng thấp .

+ Do chất lượng hàng xuất khẩu còn hạn chế, dẫn đến giá hàng xuất khẩu của Việt Nam còn thua xa so với mặt hàng cùng loại trên thị trường thế giới.

+ Nhiều quốc gia có xu hướng sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để tạo rào cản, bảo hộ sản xuất trong nước. Bên cạnh đó có nhiều nước là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam như Braxin, Ấn Độ, Indonesia,… đều hạ giá đồng nội tệ để thúc đẩy xuất khẩu, tạo ra khó khăn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

+ Thiếu thông tin về thị trường thế giới phục vụ cho nhu cầu hoạt động kinh doanh xuất khẩu cũng như phục vụ cho nhu cầu về công tác quản lý xuất khẩu và công tác nghiên cứu, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế đòi hỏi.

+ Do nghiên cứu thị trường còn hạn chế, chưa có những thông tin cần và đủ nên chưa nắm bắt được những cơ hội và ứng xử kịp thời những diễn biến

+ Về mặt nghiệp vụ xuất khẩu : vẫn còn nhiều hạn chế như chưa am hiểu thị trường , thương nhân , thông lệ Quốc tế ... dẫn đến tình trạng các doanh nhiệp xuất khẩu của Việt Nam nhiều khi còn phải chịu thiệt thòi về giá cả.

-Nhu cầu hàng hóa xuất nhập khẩu:

+ Nhu cầu nhập khẩu hàng hóa trên thị trường thế giới vẫn ở mức thấp trong khi nguồn cung các nước xuất khẩu dồi dào, tạo sức ép cạnh tranh về giá đối với hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.

+ Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng hoạt động xuất nhập khẩu vẫn đạt được những kết quả tích cực..Trong năm 2015, xuất khẩu sang các thị trường và khu vực thị trường trọng điểm đều đạt tăng trưởng dương, đồng thời hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng đã bắt đầu vươn ra các thị trường tiềm năng, thị trường mới.

+ Yếu tố tạo tiền đề rất tốt cho hoạt động xuất nhập khẩu trong năm 2015 là việc Việt Nam đã ký kết và kết thúc đàm phát một loạt hiệp định thương mại tự do, trong đó có những hiệp định rất quan trọng như Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam với EU, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Các hiệp định này sẽ tạo ra động lực tăng trưởng mới cho hoạt động đầu tư và đẩy mạnh xuất khẩu, là cú hích mạnh mẽ đối với tăng trưởng xuất khẩu cũng như tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

-Biến động thời tiết

Giao nhận vận tải đường biển phụ thuộc rất lớn tới điều kiện tự nhiên đáng nói đây là thời tiết bời vì thời tiết xấu có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng và những tổn thất nặng nề cho các bên liên quan. Thời tiết sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của hàng hóa, nhất là đối với các loại hàng có tính chất đặc biệt và yêu cầu bảo quản cao.

-Giá cả vận tải biển có nhiều biến động

Giá cả là yếu tố làm ảnh hưởng đến tình hình giao nhận hàng hóa của doanh nghiệp rất nhạy bén. Trước những khó khăn của nền kinh tế hiện nay, các công ty không ngần ngại giảm giá dịch vụ nhằm tìm kiếm khách hàng nên cũng gây ra không ít khó khăn cho công ty khi phải chấp nhận hòa vốn hoặc chịu lỗ để giữ chân khách hàng.

-Cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ

Trong những năm gần đây số lượng công ty giao nhận ở Việt Nam mọc lờn một cỏch ồ ạt tới chúng mặt cú thể nhỡn thấy rừ cú những cụng ty chỉ được lập với mục đích, hay đại diện cho công ty nào đó . Họ tận dụng

những lợi thế này để tìm kiếm các công ty có năng lực làm việc yếu hơn để làm cho họ hoặc mua lại các công ty giao nhận của Việt Nam để kinh doanh và gây khó khăn cho các ta trong khâu quản lí.Điều đó đòi hỏi cho doanh nghiệp phải không ngừng trau dồi nghiệp vụ và chuyên môn của mình để phục vụ khách hàng và nâng cao uy tín của công ty.

-Những thay đổi về pháp lý:

Trong bối cảnh triển khai công cuộc cải cách thủ tục hành chính hiện nay của Chính phủ, Tổng cục Hải quan xác định cải cách, hiện đại hóa hải quan là một đòi hỏi tất yếu từ thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập của đất nước, đồng thời xuất phát từ thực trạng, nguồn lực quản lý của ngành Hải quan. Trọng tâm là cải cách thủ tục hải quan dựa trên phương pháp quản lý hải quan hiện đại theo hướng tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ và cam kết quốc tế, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin.

+ Từ năm 2005-2012, ngành Hải quan đã triển khai áp dụng thí điểm thành công thủ tục hải quan điện tử được thực hiện 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần. Xác thực giá trị pháp lý của hồ sơ khai hải quan: thông qua sử dụng tài khoản truy cập Hệ thống hải quan hoặc chữ ký. Tăng mức độ tự động hóa của hệ thống hải quan, thực hiện 4 khâu, bao gồm: tiếp nhận, kiểm tra, cấp số, phân luồng tờ khai, thay vì chỉ tự động 1 khâu tiếp nhận tại giai đoạn thí điểm.

+ Cùng với đó, việc áp dụng quản lý rủi ro vào quản lý hoạt động xuất – nhập khẩu đã mang đến nhiều lợi ích. Việc đưa ra kết quả phân luồng hàng hoá (xanh, vàng, đỏ) được thực hiện hoàn toàn thông qua hệ thống, kết quả của hệ thống là kết quả cuối cùng, cơ bản không phụ thuộc chủ quan của công chức có thẩm quyền.

+ Về việc thực hiện cơ chế "Một cửa quốc gia", "Một cửa ASEAN", đến nay, ngành Hải quan đã kết nối với Cổng thông tin một cửa quốc gia với các hệ thống công nghệ thông tin của 3 bộ gồm: Tài chính, Công Thương, Giao thông vận tải. Đang thực hiện tiến hành kết nối giai đoạn 2, thêm các

bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Y tế trong năm 2014, kết nối với Cơ chế một cửa ASEAN vào năm 2015...

+ Theo báo cáo mới đây của Vụ Giám sát quản lý Tổng cục hải quan cho biết, thời gian qua đã nổi lên một số vướng mắc trong áp dụng các quy định về giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) đối với hàng hoá nhập khẩu nhưng cơ chế cấp C/O cũng như các thoả thuận song phương giữa Việt Nam với các nước liên quan đã có sự hoàn thiện tương đối, nhưng trên thực tế, việc áp dụng cơ chế ưu đãi xuất xứ gặp phải rất nhiều những vướng mắc cấp vĩ mô.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Vận tải biển đang dần càng chứng minh là phương thức có vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế .Tại Việt Nam, ngành vận tải đang từng bước phát triển góp phần đưa Việt Nam hội nhập vào nên kinh tế thế

giowiscungf với sự phát triển của nghành giao nhận hàng hóa bằng đường biển.

Công ty cổ phần thương Hải mại Hải Trình Vàng là một công ty còn non trẻ trong dịch vụ giao nhận cạnh tranh vô cùng khốc liệt.Song nhờ bản lĩnh của đội công nhân viên với trình độ chuyên môn và không ngừng tìm kiếm khách hàng đã đưa công ty đạt được những thành công đáng

kể.Trước xu hướng toàn cầu hóa,Việt Nam gia nhập WTO ắt sẽ mang tới rất nhiều thách thức cũng như cơ hội cho công ty để phát triển lên một tầm cao mới hơn đứng vững trong thị trường ngành giao nhận.

Là một sinh viên với mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển của công ty em đã đi sâu tìm hiểu nghiên cứu hoạt động giao nhận tại công ty cổ phần thương mại Hải Trình Vàng. Bài luận văn sẽ không tránh khỏi thiếu sót rất mong nhận được sự góp ý và chỉ dẫn thêm của các thầy cô.

KIẾN NGHỊ

Qua quá trình tìm hiểu hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần thương mại Hải Trình Vàng cùng sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của mọi người

trong công ty, em xin có một vài đóng góp về một số vấn đề gặp phải trong khi làm giao nhận tại công ty như sau:

- Chưa thể lấy hàng khi tàu chưa vào cảng để xếp dỡ, chỉ lấy được Lệnh giao hàng kể từ thời điểm mà tàu đã vào cảng hoặc sau thời điểm đó một vài giờ, tùy quy định từng hãng tàu. Do đó mà phải chú ý ngày giờ tàu vào cảng, thông tin trên trang web của các Cảng vụ để có kế hoạch cho hợp lý, có thể gọi điện trước lên hãng xem đã có thể lấy được lệnh chưa tránh trường hợp lên hãng tàu nhưng không lấy được Lệnh giao hàng.

- Trên lệnh giao hãng còn vẫn thường gặp một số vẫn đề như sai tên tàu, ngày tàu vào,số B/L,…Lỗi này là do nhân viên bên hãng tàu gây ra và do đó người lấy lệnh sẽ yêu cầu kiểm tra, đối chiếu lại với hệ thống, sau chữa lại cho đúng thông tin rồi đóng dấu “ correction” vào thông tin đã được sửa chữa.

- Các hãng tàu đều cho phép gia hạn lệnh để kéo dài thêm thời gian hiệu lực của Lệnh giao hàng tới một ngày nhất định. Tuy nhiên trong quá trình thực khi tới nhận cược tại văn phòng của hãng tàu trên D/O đã đóng dấu gia hạn tới muộn hơn nhưng nhân viên khẳng định rằng trên hệ thống chỉ ghi tới sớm hơn và trực tiếp sửa chữa ngày gia hạn này trên D/O, sau đó yêu cầu chủ hàng kiếm tra, quyết toán lại. Dẫn tới là phát sinh phí phạt nhận hàng chậm, chi phí này chủ hàng chịu và người nhận cược cũng phải tới hãng tàu một lần nữa để đóng phạt, quyết toán lại.

- Bên gửi hàng chưa hoàn thành tiền cước với hãng tàu dẫn tới chưa thể lấy được lệnh do hãng tàu chỉ định cho đại lý hãng tàu chưa được cấp lệnh trừ khi bên người gửi đã thanh toán cước gây ra phát sinh chi phí lưu kho.

- Với trường hợp hàng hóa vào luồng xanh và vàng, nếu tàu chưa vào cảng nhưng đã hoàn thành thủ tục hải quan thì cơ quan hải quan vẫn xác nhận cho rằng hàng hóa đã thông quan (ký và xác nhận vào tờ mã vạch).

- Trường hợp hàng hóa rơi vào luồng đỏ thì phải thực hiện việc khai hải quan theo phương pháp thủ công và phải có bộ chứng từ đầy đủ về hàng hóa theo quy định.Đồng thời phải có đại diện của chủ hàng làm việc với cơ quan hải quan trong khi kiếm tra hàng hóa bằng máy soi (đại diện này thường là người đi đổi lệnh tại cảng).

- Trên D/O ghi trả hàng tại cảng này nhưng thực tế lại trả hàng tại một cảng khác, có điều này xảy ra là tàu có sự di chuyển đến một cảng phù hợp hơn trong quá trình xếp dỡ. Do vậy việc đổi lệnh sẽ phải lấy tại cảng thực tế mà tàu đã trả hàng và yêu cầu nhân viên hải quan, nhân viên của cảng xác nhận điều này cũng như hoàn thành thủ tục cho mình dù không phải là cảng như đã ghi trên D/O.

Một phần của tài liệu Qui trình làm hàng nhập tại công ty Cổ phần thương mại Hải Trình Vàng (Trang 59 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w