Các tổ chức giao nhận quốc tế lớn trên thế giới và ở Việt Nam 11.Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận – FIATA

Một phần của tài liệu Qui trình làm hàng nhập tại công ty Cổ phần thương mại Hải Trình Vàng (Trang 23 - 27)

- Đầu tiên là hãng giao nhận xuất hiện ở Badiley, Thụy Sĩ, với tên gọi E. Vansai vào năm 1552.

- Cùng với sự phát triển của vận tải và buôn bán quốc tế, giao nhận được tách khỏi vận tải và buôn bán, dần trở thành một nghành kinh doanh độc lập.

- Sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty giao nhận dẫn đến sự ra đời các Hiệp hội giao nhận trong phạm vi một cảng, một khu vực hay một nước.

Sự hình thành các Liên đoàn giao nhận như: Liên đoàn những người giao nhận Bỉ, Hà Lan, Mỹ… trên phạm vi thế giới đặc biệt là “Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận”, gọi tắt là FIATA.

- Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận (FIATA), thành lập năm 1926 là một tổ chức giao nhận, vận tải lớn nhất thế giới. FIATA là một tổ chức phi chính trị, tự nguyện, là đại diện của 35.000 công ty giao nhận ở 130 quốc gia trên thế giới. Thành viên của FIATA là các hội viên chính thức và hội viên hợp tác. Hội viên chính thức là Liên đoàn giao nhận của các nước, còn hội viên hợp tác là các công ty giao nhận riêng lẻ.

- FIATA được sự thừa nhận của các cơ quan thuộc Liên hợp quốc như:

Hội đồng kinh tế - xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC), Hội nghị của Liên hợp

quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), Ủy ban châu Âu của Liên hợp quốc (ECE) và ESCAP… FIATA cũng được các tổ chức liên quan đến buôn bán và vận tải như: Phòng thương mại quốc tế, Hiệp hội vận chuyển hàng không quốc tế (IATA), các tổ chức của người chuyên chở và chủ hàng thừa nhận.

- Mục tiêu chính của FIATA là bảo vệ và tăng cường lợi ích của người giao nhận trên phạm vi quốc tế, nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận, liên kết nghề nghiệp, tuyên truyền dịch vụ giao nhận vận tải, xúc tiến quá trình đơn giản hóa và thống nhất chứng từ và các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn nhằm cải tiến chất lượng dịch vụ của hội viên, đào tạo nghiệp vụ ở trình độ quốc tế, tăng cường các quan hệ phối hợp giữa các tổ chức giao nhận với chủ hàng và người chuyên chở. Phạm vi hoạt động của FIATA rất rộng, thông qua hoạt động của hàng loạt Tiểu ban:

+ Tiểu ban về các quan hệ xã hội.

+ Tiểu ban nghiên cứu về kỹ thuật vận chuyển đường ô tô, đường sắt, đường hàng không…

+ Ủy ban về vận chuyển đường biển và vận tải đa phương thức.

+ Tiểu ban luật pháp, chứng từ và bảo hiểm.

+ Tiểu ban về đào tạo nghề nghiệp.

+ Ủy ban về đơn giản hóa thủ tục buôn bán.

+ Tiểu ban về hải quan.

- Hiện nay nhiều công ty giao nhận của Việt Nam đã trở thành thành viên hợp tác của FIATA.

Các forwarder hàng đầu thế giới :

•Kuehne+Nagel

•DHL

•DB Schenker

•Panalpina

•CEVA

•Geodis …

-Trên thế giới, cũng có những thương hiệu như Panalpina, K+N, Schenker, Expeditors … cũng làm dịch forwarding (và logistics), với quy mô rất lớn có đến hàng chục nghìn nhân viên và đạt doanh thu hàng năm lên đến vài chục tỉ đô la Mỹ.

12.Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam - VIFFAS

- Những năm 60 thế kỷ XX, các tổ chức giao nhận quốc tế ở Việt Nam mang tính chất phân tán. Các đơn vị xuất nhập khẩu tự đảm nhận việc tổ chức chuyên chở hàng hóa của mình, vì vậy các công ty xuất nhập khẩu đã thành lập riêng phòng kho vận, chi nhánh xuất nhập khẩu, trạm giao nhận ở các cảng, ga đường sắt liên vận.

- Năm 1970 Bộ Ngoại thương (nay là Bộ Thương mại) đã thành lập hai tổ chức giao nhận với mục đích tập trung đầu mối quản lý, chuyên môn hóa khâu vận tải, bao gồm:

+ Cục Kho vận kiêm Tổng công ty giao nhận ngoại thương đặt trụ sở ở Hải Phòng.

+ Công ty giao nhận đường bộ đặt trụ sở tại Hà Nội.

- Đến năm 1976, Bộ Ngoại thương đã sáp nhập hai tổ chức trên thành lập một công ty giao nhận thống nhất là Tổng công ty giao nhận và kho vận ngoại thương (Vietrans) là cơ quan duy nhất được phép tiến hành tổ chức giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu trên cơ sở ủy thác của các đơn vị xuất nhập khẩu vào thời bao cấp.

- Khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, Vietrans độc quyền nữa mà do nhiều cơ quan, tổ chức khác tham gia, trong đó nhiều chủ hàng ngoại thương lại tự đảm nhận công tác giao nhận trong giao nhận xuất nhập khẩu.

 Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của thị trường giao nhận Việt Nam, với mục đích bảo vệ quyền lợi của các nhà giao nhận, Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS) đã được thành lập năm 1994 và đã gia

nhập thành viên chính thức của FIATA trong năm đó. Tính đến nay, VIFFAS đã có 235 thành viên chính thức và 44 thành viên liên kết.

1.4. Nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển 1.4.1.Hàng nguyên container ( FCL)

- Sau khi nhận được thông báo hàng đến (NOA) từ hãng tàu thì chủ hàng mang bộ chứng từ đầy đủ đến hãng tàu để lấy lệnh giao hàng ( D/O).

Thông thường ở trên NOA có yêu cầu những giấy tờ cần chuẩn bị để mang đến khi tới lấy lệnh..

+ Theo hình thức Vận đơn gốc: Chủ hàng phải mang theo vận đơn gốc, NOA, giấy giới thiệu, để lấy D/O từ hãng tàu.

+ Theo hình thức điện giao hàng: Khi hãng tàu nhận được điện giao hàng từ phía cảng xếp (bằng email hoặc kí hiệu trong hệ thống nội bộ của hãng tàu cho B/L đó ) thì Chủ hàng chỉ cần NOA, giấy giới thiệu, để lấy D/O từ hãng tàu.

- Khi nhận được thông báo hàng đến (NOA) thì chủ hàng mang vận đơn gốc và giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tùa để lấy D/O.

- Chủ hàng mang lệnh giao hàng (D/O) đến hải quan để làm thủ tục và đăng kí kiểm hóa (chủ hàng có thể đề nghị đưa cả container về kho riêng hoặc ICD để kiểm tra hải quan nhưng phải thực hiện việc trả vỏ container đúng theo hạn quy định nếu không sẽ bị phạt).

- Căn cứ D/O chủ hàng đến hải quan làm thủ tục thông quan cho lô hàng của mình, nếu hàng hóa bị kiểm hóa trong quá trình thông quan thì thì chủ hàng phải đăng kí với hải quan để tiến hàng kiểm hóa lô hàng của mình, có thể đề nghị đưa cả vỏ container về kho riêng hoặc ICD để kiểm tra hải quan nhưng phải trả vỏ container đúng hạn theo quy định nếu không sẽ bị phạt.

- Hoàn thành các thủ tục hải quan xong thì chủ hàng phải mang bộ chứng từ nhận hàng cùng D/O đến Văn phòng quản lí tại cảng để xác nhận D/O.

- Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng.

Một phần của tài liệu Qui trình làm hàng nhập tại công ty Cổ phần thương mại Hải Trình Vàng (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w