1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập quản trị nhân lực: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện thọ xuân,tỉnh thanh hóa

50 399 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 699,5 KB

Nội dung

Phương pháp đào tạo ngoài công việc:...20 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI UBND HUYỆN THỌ XUÂN...22 2.1... Là một trong những sinh viên của Trường Đ

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3

PHẦN MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Mục tiêu nghiên cứu 5

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Phạm vi nghiên cứu 5

5.Phương pháp nghiên cứu 5

6 Ý nghĩa,đóng góp của đề tài 5

7 Kết cấu đề tài 6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI UBND HUYỆN THỌ XUÂN 7

1.1 Khái quát chung về UBND huyện Thọ Xuân 7

1.1.1 Tên, địa chỉ, số điện thoại, email của UBND huyện Thọ Xuân 7

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của UBND huyện Thọ Xuân 7

1.1.3 Quá trình hình thành và phát triển UBND huyện Thọ Xuân 8

1.1.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 9

1.1.5 Mối quan hệ giữa các bộ phận trong UBND huyện Thọ Xuân 9

1.1.6 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của UBND huyện Thọ Xuân 12

1.1.7 Khái quát các hoạt động công tác quản trị nhân lực tại UBND huyện Thọ Xuân 12

1.1.7.1 Công tác đào tạo và phát triển nhân lực 12

1.1.7.2 Công tác lập kế hoạch nhân lực 12

1.1.7.3 Công tác phân tích công việc 13

1.1.7.4 Công tác tuyển dụng nhân lực 13

1.1.7.5 Công tác sắp xếp, bố trí nhân lực 13

1.1.7.6 Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc 13

1.1.7.7 Công tác thù lao lao động cho người lao động 13

1.1.7.8 Công tác giải quyết các quan hệ lao động 14

1.2 Cơ sở lý luận về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 14

Trang 2

1.2.1 Khái niệm và một số khái niệm liên quan 14

1.2.1.1 Khái niệm giáo dục 14

1.2.1.2 Khái niệm nguồn nhân lực 14

1.2.1.3 Khái niệm cán bộ, công chức 15

1.2.1.4 Khái niệm đào tạo 15

1.2.1.5 Khái niệm phát triển 16

1.2.2 Mục tiêu của đào tạo phát triển nguồn nhân lực 16

1.2.3 Vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 16

1.2.4 Các hình thức đào tạo và phát triển nhân lực 18

1.2.4.1 Phương pháp đào tạo trong công việc 18

1.2.4.2 Phương pháp đào tạo ngoài công việc: 20

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI UBND HUYỆN THỌ XUÂN 22

2.1 Thực trạng quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện Thọ Xuân 22

2.2 Thực trạng nguồn nhân lực tại UBND huyện Thọ Xuân 23

2.2.1 Về số lượng 23

2.2.2 Về chất lượng 23

2.2.3 Về cơ cấu 24

2.3 Đánh giá công tác ĐT&PT NNLtại UBND huyện Thọ Xuân giai đoạn 2012-2014 30

2.4 Kế hoạch ĐT&PT NNL giai đoạn 2015-2016 tại UBND huyện Thọ Xuân 30

2.5 Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại UBND huyện Thọ Xuân 31

2.5.1 Các nhân tố bên trong cơ quan 31

2.5.1.1 Quan điểm của nhà quản lý 31

2.5.1.2 Nguồn nhân lực tại UBND huyện Thọ Xuân 31

2.5.2 Các nhân tố bên ngoài cơ quan 32

2.5.2.1 Hệ thống các Giáo dục và Đào tạo xã hội 32

2.5.2.2 Cơ sở pháp lý của ĐT&PT tại UBND huyện Thọ Xuân 32

Trang 3

2.6 Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện Thọ

Xuân 32

2.6.1 Xác định nhu cầu đào tạo 32

2.6.2 Xác định mục tiêu đào tạo 33

2.6.3 Lựa chọn đối tượng đào tạo 33

2.6.4 Xác định chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo 34

2.6.5 Dự tính chi phí đào tạo 34

2.6.6 Lựa chọn và đào tạo giáo viên 35

2.6.7 Đánh giá kết quả đào tạo 35

2.7 Đánh giá chung về công tác ĐT&PT nguồn nhân lực tại UBND huyện Thọ Xuân 36

2.7.1 Những mặt đạt được 36

2.7.2 Những mặt hạn chế 37

2.7.3 Nguyên nhân 38

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI UBND HUYỆN THỌ XUÂN 39

3.1 Phương hướng,mục tiêu của tổ chức trong thời gian tới 39

3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác ĐT&PT nguồn nhân lực tại UBND huyện Thọ Xuân 39

3.2.1 Đa dạng hóa các loại hình đào tạo 39

3.2.2 Tổ chức đánh giá hiệu quả sau khóa đào tạo 40

3.2.3 Tạo động lực cho CBCC đi đào tạo 41

3.2.4 Nâng cao cơ sở vật chất và công tác hỗ trợ lớp học 42

3.3 Một số khuyến nghị 43

3.3.1 về phía Nhà nước 43

3.3.2 về phía cơ quan 43

KẾT LUẬN 45

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trải qua hai tháng thực tập tại Phòng Nội Vụ UBND huyện Thọ Xuân,tỉnh Thanh Hóa em đã được tiếp xúc với thực tiễn công việc hàng ngày ở một cơquan hành chính Nhà nước; được trực tiếp quan sát các cán bộ, công chức nơiđây làm việc Qua đó em học hỏi và biết thêm nhiều điều bổ ích từ thực tiễn cuộcsống cũng như công việc tích lũy kinh nghiệm cho mình trước khi bước chân rangoài xã hội Thời gian thực tập ở đây cũng giúp em rèn luyện thêm các kỹ năng,nghiệp vụ quản lý đã được học tại trường; ngoài ra việc trực tiếp làm trên thực tếgiúp em hoàn thiện mình hơn nữa cả về kiến thức lý luận lẫn thực tiễn

Hai tháng thực tập tuy không phải là dài nhưng cũng giúp em hiểu đượcphần nào những công việc, những khó khăn mà CBCC UBND huyện Thọ Xuânnói riêng, CBCC trên khắp đất nước Việt Nam nói chung đã và đang cố gắngxây dựng nước ta đến năm 2020 về cơ bản là một nước có nền công nghiệp hiệnđại theo định hướng XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng

Trong khoảng thời gian thực tập do lần đầu tiếp xúc với công việc cònnhiều bỡ ngỡ và không tránh khỏi những sai sót nhưng với những kiến thức đãđược thầy,cô truyền đạt trong quá trình học tập tại trường cùng với sự giúp đỡ,động viên hướng dẫn nhiệt tình của các bác; các cô,chú; các anh,chị trong cơquan là nguồn động viên rất lớn để em hoàn thành tốt công việc thực tập củamình

Đặc biệt để hoàn thành tốt công việc thực tập cũng như báo cáo thực tậpcủa mình em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ thầy cô hướng dẫn và cácbác, các cô,chú; anh,chị ở UBND huyện Thọ Xuân Qua đây em xin bày tỏ lờicảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến các thầy cô giáo đã giảng dạy em suốt 3năm qua tại trường, đặc biệt cô giáo hướng dẫn: Nguyễn Thị Hoa; bác Trịnh HảiQuy-Trưởng phòng Nội vụ, cô Lê Thị Hòe- Phó phòng Nội vụ, anh Trần VănHoàng-Chuyên viên đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập cũng nhưhoàn thành xong bài báo cáo thực tập

Mặc dù đã cố gắng hoàn thành bài báo cáo với tất cả nỗ lực của bản thansong do còn hạn chế về nhiều mặt nên bài báo cáo không tránh khỏi những sai

Trang 5

sót Vì vậy,em rất mong nhận được sự chỉ báo, đóng góp ý kiến của các quýthầy,cô để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn !

Thọ xuân ngày 24 tháng 4 năm 2015

Sinh viên thực hiện

LÊ THỊ DUNG

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ĐT&PT ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂNCNH-HĐH CÔNG NGHIỆP HÓA- HIỆN ĐẠI HÓA

VH – TT VĂN HÓA – THÔNG TIN

TC – KH TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH

TN - MT TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sau 26 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi sướng và lãnhđạo chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực kinh tế - chínhtrị - văn hóa - xã hội Tạo cơ sở tiền đề thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóađất nước và hội nhập kinh tế quốc tế

Để đảm bảo cho sự phát triển vững mạnh ấy, không thể thiếu vai trò lãnhđạo, quản lý của Đảng và Nhà nước trên mọi phương diện trong đó công tác đàotạo và phát triển nguồn nhân lực cũng là một yếu tố quan trọng Chủ tịch Hồ ChíMinh đã nhấn mạnh câu nói: “Dùng người là cả một khoa học và nghệ thuật, do

đó nếu bố trí đúng sẽ phát huy mặt mạnh của cán bộ, thúc đẩy được phong trào

và còn hạn chế được mặt yếu, mặt dở của họ”.Do đó phải đào tạo được nguồnlực hùng hậu thì mới phát triển được đất nước

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH Nhằm thựchiệnthắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vữngbước đi lên chủ nghĩa xã hội Công tác cán bộ được đổi mới có vai trò quyếtđịnh thực hiện thắng lợi mục tiêu đó Mặt khác, quá trình đẩy mạnh CNH-HĐHđất nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là môi trường thực tiễn để rèn luyện, đàotạo và phát triển cán bộ, nâng cao phẩm chất, kiến thức, năng lực của đội ngũcán bộ Hội nghị lần thứ III Ban chấp hành Trung ương khóa VIII đã ra nghịquyết về: “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước”, cũng đã có rất nhiều công trình khoa học, bài viết của nhiều tác giảnghiên cứu bàn luận về lĩnh vực này Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ,mỗi địa phương công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực lại có nhữngchuyển biến, những đặc thù khác nhau, đòi hỏi chúng ta phải luôn tìm hiểunghiên cứu để đưa ra những giải pháp hiệu quả, phù hợp nhất với tình hình thựctiễn Là một trong những sinh viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ,là mộtcán bộ quản lý trong tương lai của đất nước, em rất quan tâm đến vấn đề này và

mạnh dạn chọn đề tài : “ Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện Thọ Xuân,tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài bài báo cáo thực tập cho

Trang 8

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Nhằm làm rõ vấn đề lý luận về công tác đào tạo và phát triển nhân lực.Đồng thời tìm hiểu và đánh giá về thực trạng đào tạo,bồi dưỡng và phát triểnnguồn nhân lực tại UBND huyện Thọ Xuân

- Từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và

là cơ sở để tìm ra các phương pháp khắc phục

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm ra những ưu,nhược điểm trong công tác ĐT&PT NNL tại UBNDhuyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ĐT&PT NNL

4 Phạm vi nghiên cứu

- Về mặt thời gian : Đề tài chỉ giới hạn trong giai đoạn 2010-2015

- Về mặt không gian : Tại UBND huyện Thọ Xuân

- Nội dung : Đề tài chỉ tập chung nghiên cứu vấn đề công tác ĐT&PTnguồn nhân lực

5.Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành bài báo cáo thực tập này ,tôi đã sữ dụng phương pháp sau

- Phương pháp nghiên cứu phát triển ,tổng hợp tài liệu

- Phương pháp so sánh tổng hợp

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp khảo sát thực tế

6 Ý nghĩa,đóng góp của đề tài

- Về mặt lý luận : Đóng góp thêm vào công trình nghiên cứu công tác

ĐTPT , làm phong phú công tác quản lý và làm rõ thêm về thực trạng cũng nhưgiải pháp thực hiện tốt công tác này

-Về mặt thực tiễn : Đề tài này đã nghiên cứu ,phân tích ,đánh giá một cáchkhách quan ,cụ thể về công tác ĐT&PT nguồn nhân lực tại UBND huyện ThọXuân Từ đó thấy được ưu điểm cũng như nhược điểm còn tồn tại ,để giúp tổchức nâng cao năng suất lao động hiệu quả thực hiện công việc và giảm bớt

Trang 9

được sự giám sát Đề tài này còn là tư liệu tham khảo cho những người quan tâmtới vấn đề ĐTPT nguồn nhân lực

Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo

và phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện Thọ Xuân

Trang 10

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN

NGUỒN NHÂN LỰC TẠI UBND HUYỆN THỌ XUÂN

1.1 Khái quát chung về UBND huyện Thọ Xuân

1.1.1 Tên, địa chỉ, số điện thoại, email của UBND huyện Thọ Xuân

- Tên cơ quan: Ủy ban nhân dân huyện Thọ Xuân, Tỉnh Thanh Hóa

- Địa chỉ cơ quan: Khu 2, Thị trấn Thọ Xuân, huyện Thọ Xuân, tỉnhThanh Hóa

- UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơquan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm bảo đảm thựchiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, anninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn

- UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phầnbảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từtrung ương tới cơ sở

Nhiệm vụ :

- UBND huyện Thọ Xuân thực hiện nhiệm vụ của mình theo đúng quyđịnh của nhà nước và pháp luật, thực hiện nhiệm vụ trong tất cả các lĩnh vựchoạt động, đó là quản lý trong lĩnh vực kinh tế; lĩnh vực nông nghiệp,thủy lợi vàđất đai; lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; lĩnh vực xây dựng, giaothông vận tải; lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch; lĩnh vực giáo dục, y tế,

xã hội, văn hóa, thông tin và thể dục,thể thao; lĩnh vực khoa học, công nghệ, tàinguyên và môi trường; lĩnh vực an ninh,quốc phòng và trật tự an toàn xã hội;

Trang 11

việc thi hành pháp luật; xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính.

- UBND huyện có trách nhiệm,nghĩa vụ trong việc tổ chức quản lý, xâydựng cá kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động nhằm duy trì sựphát triển ổn định và lâu dài của huyện và thực hiện được mục tiêu nhiệm vụ củađất nước

1.1.3 Quá trình hình thành và phát triển UBND huyện Thọ Xuân

Thọ Xuân là huyện nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa, là vùng đất địa linhnhân kiệt có vị thế chiến lược trọng yếu trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước vàgiữ nước

Huyện Thọ Xuân-Trung tâm kinh tế,chính trị,văn hóa cách thành phố36km và nằm ngay bên hữu ngạn Sông Chu Thọ Xuân là huyện nằm ở vị tríchuyển tiếp giữa vùng đồng bằng và vùng miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hoá vớitoạ độ địa lý từ 19050' đến 20000' vĩ độ Bắc, 105 025' đến 105030' kinh độ Đông, vớidiện tích đất tự nhiên 116714,37ha (1/1/2010) trong đó đất nông nghiệp chiếm36700,55 ha, đất lâm nghiệp chiếm 57937,12ha và có gianh giới với các huyện:Phía Bắc giáp với huyện Ngọc Lặc, phía Nam giáp với huyện Triệu Sơn, phíaĐông giáp với huyện Yên Định và huyện Thiệu Hóa, phía Tây giáp với huyệnNgọc Lặc và huyện Thường Xuân

Toàn huyện có 41 xã, thị trấn (trong đó có 38 xã và 03 thị trấn) Dân số toànhuyện có 213.066 người , dân tộc Kinh là chủ yếu, chiếm khoảng 80% dân số,các dân tộc khác chiếm 20%, mật độ dân số 768 người/km2, gấp 2,3 lần mật độdân số trung bình của tỉnh Thanh Hoá (330 người/ km2), gấp 3,7 lần mật độ dân

số trung bình của vùng Bắc Trung Bộ (206 người/km2) và 3,0 lần mật độ dân sốtrung bình cả nước (252 người/km2) Hệ thống giao thông trên địa bàn huyệntương đối hoàn chỉnh (Theo báo cáo thống kê năn 2010)

Ngược dòng lịch sử, từ trước công nguyên cho tới nay, vùng đất ThọXuân đã trãi qua nhiều thay đổi về đơn vị hành chính với nhiều tên gọi khácnhau

Sau bao nhiêu năm hoàn thiện và đổi mới, huyện đã thu được nhiều thànhquả về kinh tế, góp phần ổn định đời sống chính trị của nhân dân, đưa bộ mặt

Trang 12

của địa phương ngày càng đổi mới và phát triển hơn.

Hiện nay cơ quan UBND huyện có 12 phòng chuyên môn với 84 cán

bộ công chức và 3 đơn vị sự nghiệp với 32 cán bộ,viên chức

1.1.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

1.1.5 Mối quan hệ giữa các bộ phận trong UBND huyện Thọ Xuân

Thường trực UBND huyện Thọ Xuân gồm 01 Chủ Tịch và 03 Phó Chủ Tịch:

Chủ Tịch UBND Huyện Thọ Xuân là đại biểu HĐND, là người đứng đầu

cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương

CHỦ TỊCH

P.CHỦ TỊCH

NÔNG NGHIỆP

P.CHỦ TỊCH KINH TẾ

P.CHỦ TỊCH VH-XH

Phòng

NN-PTNT

Phòng KT-HT

Văn phòng UBND

Phòng VH-TT

Phòng GD-ĐT

Phòng LĐTB

&XH

Phòng

Y tế

Phòng Nội vụ

Phòng TC-KH

Phòng

Tư pháp

Thanh tra huyện

Phòng TN-MT

Trang 13

01 Phó Chủ Tịch phụ trách lĩnh vực văn hóa - xã hội

01 Phó Chủ Tịch phụ trách lĩnh vực kinh tế

01 Phó Chủ Tịch phụ trách lĩnh vực nông nghiệp

Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho UBNDhuyện Thọ Xuân được quy định tại Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/2/2008quy định chức năng, nhiệm vụ của các các phòng chuyên môn thuộc UBND cấphuyện

UBND huyện Thọ Xuân đóng vai trò to lớn trong việc quản lý Nhà nước

ở địa phương Do vậy mà cơ cấu tổ chức của huyện rất khoa học và chặt chẽ

Hiện nay UBND huyện gồm có 12 phòng ban cấu thành nên Mỗi phòngban đều thực hiện một chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng tất cả các phòng nàyđều tập trung một mục tiêu là góp phần đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhấttrong bộ máy hành chính Nhà nước

Dưới đây là các chức năng của 12 phòng:

Văn phòng HĐND-UBND: Tham mưu tổng hợp cho UBND về hoạt động

của UBND ;tham mưu,giúp UBND cấp huyện về công tác dân tộc; tham mưu choChủ tịch UBND về chỉ đạo,điều hành của Chủ tịch UBND; cung cấp thông tinphục vụ quản lý và hoạt động của HĐND,UBND và các cơ quan nhà nước ở địaphương; đảm bảo cơ sở vật chất,kỹ thuật cho hoạt động của UBND-HĐND

Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội: Tham mưu, giúp UBND cấp

huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: lao động; việc làm;dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; an toàn laođộng;người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng chống tệnạn xã hội; bình đẳng giới

Phòng Nội vụ: Tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng

quản lý nhà nước các lĩnh vực: tổ chức; biên chế các cơ quan hành chính,sự nghiệpnhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính;CBCC nhà nước; CBCC xã,phường,thị trấn; hội,tổ chức phi chính phủ; văn thư,lưutrữ nhà nước; tôn giáo,thi đua-khen thưởng

Phòng giáo dục và đào tạo: Tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện

Trang 14

chức năng quản lý nhà nước về: mục tiêu,chương trình,nội dung giáo dục và đàotạo; tiêu chuẩn nhà giáo,tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vậtchất,thiết bị trường học; quy chế thi cử,cấp văn bằng,chứng chỉ; bảo đảm chấtlượng giáo dục và đào tạo.

Phòng Tài nguyên và Môi trường: Tham mưu, giúp UBND cấp huyện

thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: tài nguyên đất; tài nguyên nước; tàinguyên khoáng sản; môi trường; khí tượng,thủy văn; đo đạc,bản đồ

Phòng Tài chính-Kế hoạch: Tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện

chức năng quản lý nhà nước về: tài chính,tài sản; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinhdoanh; tổng hợp,thống nhất quản lý về knh tế hợp tác xã,kinh tế tập thể,kinh tế tưnhân

Phòng Tư pháp: Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản

lý nhà nước về: công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra,xử lý vănbản quy phạm pháp luật; phổ biến,giáo dục pháp luật; thi hành án; chứng thực; hộtịch; trợ giúp pháp lý; hòa giải ở cơ sở và công tác tư pháp

Phòng Công Thương: Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng

quản lý về: công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại; xây dựng; phát triển đôthị; kiến trúc,quy hoạch xây dựng; vật liệu xây dựng; nhà ở và công sở; hạ tầng kỹthuật đô thị; giao thông; khoa học và công nghệ

Thanh tra huyện: Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng

quản lý nhà nước về: công tác thanh tra,giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm viquản lý nhà nước của UBND cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn thanh tragiải quyết khiếu nại,tố cáo và phòng,chống tham nhũng

Phòng Y tế: Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý

nhà nước gồm: y tế cơ sở, y tế dự phòng; khám,chữa bệnh,phục hồi chức năng; ydược cổ truyền; thuốc phòng bệnh,chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; vệ sinh an toànthực phẩm; bảo hiểm y tế; trang thiết bị y tế; dân số

Phòng Văn hóa và Thông tin: Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện

chức năng quản lý nhà nước về: văn hóa; gia đình; thể dục,thể thao; du lịch; bưuchính.viễn thông và Internet; công nghệ thông tin,hạ tầng thông tin; phát thanh; báo

Trang 15

chí; xuất bản

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tham mưu, giúp UBND

huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: nông nghiệp; thủy lợi; thủy sản;phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ gia đình,kinh tế trang trại nông thôn,kinh

tế hợp tác xã nông nghiệp gắn với ngành nghề,làng nghề nông thôn trên địa bàn xã;thực hiện một số công tác khác theo sự chỉ đạo của UBND huyện,Chủ tịch UBNDhuyện và Bộ,ngành Trung ương

1.1.6 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của UBND huyện Thọ Xuân

Phát huy những thành tích đã đạt được, từng bước khắc phục những tồntại,hạn chế, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác phục vụ sự lãnh đạo,chỉ đạocủa Thường trực HDDND,UBND huyện, trong thời gian tới UBND cần tập trung

1.1.7.1 Công tác đào tạo và phát triển nhân lực

Hằng năm UBND huyện Thọ Xuân đã xây dựng lập kế hoạch đào tạo bồidưỡng để tạo nguồn lực và nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức, giúp họhiểu rõ hơn về công việc và thực tiễn và thực hiện nhiệm vụ, chức năng củamình một cách tự giác

Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của UBND huyện đượctiến hành cụ thể, chi tiết và đã hoàn thành khá tốt công tác này, mang lại thànhquả cao cho tổ chức Giúp tổ chức có được đội ngũ nhân lực có chất lượng, cótrình độ chuyên môn cao

1.1.7.2 Công tác lập kế hoạch nhân lực

Công tác lập kế hoạch là quá trình đánh giá, xác định nhu cầu về nguồnnhân lực để đáp ứng mục tiêu công việc của tổ chức và xây dựng kế hoạch laođộng sao cho hợp lý, hiệu quả Ở cơ quan công tác lập kế hoạch được thực hiện

Trang 16

hàng tháng, hàng quý, hằng năm để giao cho các phòng, ban báo cáo công tácnhững gì chưa hoàn thành để từ đó đề ra các phương hướng, nhiệm vụ công táctrong thời gian tới.

1.1.7.3 Công tác phân tích công việc

UBND huyện Thọ Xuân đã tiến hành xây dựng bản mô tả công việc,bảnyêu cầu đối với nhân sự, bản tiêu chuẩn công việc Do vậy mà huyện đã khắcphục được tình trạng chồng chéo trong thực hiện công việc hoặc nhân viênkhông biết phải làm gì? Làm thế nào? Và tạo điều kiện cho các hoạt động khácđược diễn ra đều đặn hơn

1.1.7.4 Công tác tuyển dụng nhân lực

Ở UBND công tác tuyển dụng được thực hiện theo đúng quy định đãđược xây dựng sẵn của UBND, việc tuyển dụng thông qua 2 hình thực: Thituyển và xét tuyển, nhằm tuyển dụng được nhân sự đúng yêu cầu, đúng vị trí,đúng chức năng Căn cứ theo yêu cầu của công việc và qua biểu định biên củacác phòng, ban hằng năm mà phòng Nội Vụ sẽ xác định nhu cầu tuyển dụng ởnhững vị trí nào? Số lượng bao nhiêu? Yêu cầu thế nào? Để mà tiến hành tuyểndụng lao động, bù đắp sự thiếu hụt nhân lực cho cơ quan tổ chức

1.1.7.5 Công tác sắp xếp, bố trí nhân lực

Tại UBND huyện Thọ Xuân công tác này đang được quan tâm, chú trọngđến, UBND đã chủ trương sắp xếp, bố trí nguồn nhân lực theo quy tắc đúngngười, đúng việc, UBND cũng cố gắng sắp xếp công việc cho từng cán bộ nhânviên phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ đã được đào tạo dựa trên năng lực thực

tế của từng người

1.1.7.6 Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc

Đây là hoạt động thường xuyên của cơ quan nhằm thúc đẩy cán bộ, nhânviên phấn đấu rèn luyện, nâng cao năng lực bản thân, hiệu quả công việc đượcnâng cao Công tác này được thực hiện theo định kỳ và ngày càng có chất lượng,làm cơ sở tiếp theo cho công tác cán bộ

1.1.7.7 Công tác thù lao lao động cho người lao động

Phòng huyện Thọ Xuân luôn quan tâm chú trọng làm tốt công tác này, để

Trang 17

tạo động lực cho người lao động thông qua nâng lương, chuyển ngạch choCBCC, trang bị mới về cơ sở vật chất, các mức thưởng cho danh hiệu lao độnggiỏi để làm căn cứ bầu chọn và xét thưởng cho các cá nhân, tập thể.

1.1.7.8 Công tác giải quyết các quan hệ lao động

Xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong cơ quan,giảm thiểu tranh chấp trong quá trình giải quyết công việc, đình công có ý nghĩaquan trọng để cơ quan ổn định và phát triển, cán bộ công chức, nhân viên đượcđảm bảo quyền và lợi ích Xác định được điều đó UBND huyện luôn cố gắngxây dựng mối quan hệ, niềm tin ổn định tâm lý cho người lao động, giảm thiểutranh chấp, tôn trọng lợi ích hợp pháp của nhân viên Để đảm bảo được điều nàylãnh đạo cơ quan thường xuyên tiến hành tuyên truyền giáo dục về chế độ, chínhsách luật, khuyến khích các hoạt động văn hóa, xã hội, giao lưu nhằm nâng cao

sự đoàn kết trong cơ quan, hạn chế những mâu thuẫn có thể xảy ra UBNDhuyện đã ban hành quy chế phối hợp, nhờ đó mối quan hệ giữa công chức vớicông chức và giữa các phòng, ban luôn được thực hiện tốt và hiệu quả

1.2 Cơ sở lý luận về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 1.2.1 Khái niệm và một số khái niệm liên quan

1.2.1.1 Khái niệm giáo dục

Là quá trình học tập để chuẩn bị con người bước vào một nghề nghiệphoặc chuyển sang một nghề mới thích hợp hơn trong tương lai Giáo dục là giaiđoạn đầu tiên mang tính chất chung, cung cấp cho con người những kiến thứcnền tảng chung có thế sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau

1.2.1.2 Khái niệm nguồn nhân lực.

Theo Ths Nguyễn Vân Điềm-PGS.TS nguyễn Ngọc Quân(Đồng chủbiên), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Đại học Kinh tế quốc dân,2009:

“Bất cứ tổ chức nào cũng được tạo thành bởi các thành viên là con ngườihay nguồn lực của nó.Có thể nói nguồn nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cảnhững người lao động làm việc trong tổ chức đó, còn nhân lực được hiểu lànguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này gồm thể lực và trí lực”

Thể lực chỉ sức khỏe của thân thể nó phụ thuộc vào súc vóc, tình trạng

Trang 18

sức khỏe của từng con người, mức sống thu nhập, chế độ ăn uống, chế độ làmviệc và nghỉ ngơi, chế độ y tế Thể lực con người còn tùy thuộc vào tuổi tác,thờigian công tác, giới tính…

Trí lực chỉ sức suy nghĩ, sự hiểu biết, sự tiếp thu kiến thức, tài năng, năngkhiếu cũng như quan điểm, long tin, nhân cách… của từng con người

- Nguồn nhân lực là nhân tố chủ yếu tạo ra lợi nhuận

- Nguồn nhân lực là lực lượng mang tính chiến lược

- Nguồn nhân lực là nguồn lực vô tận

1.2.1.3 Khái niệm cán bộ, công chức.

Theo điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định:

“Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữchức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phốthuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từngân sách nhà nước

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổchức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vịthuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà khôngphải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý củađơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chứcchính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biênchế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máylãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹlương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”

1.2.1.4 Khái niệm đào tạo.

Là quá trình bù đắp những thiếu hụt về chất lượng của người lao độngnhằm trang bị cho mọi người kiến thức, kỹ năng, thái độ về một công việc cụ thể

Trang 19

để họ có thể hoàn thành công việc hiện tại với năng suất và hiệu quả cao nhất.

1.2.1.5 Khái niệm phát triển.

Là hoạt động học tập vươn ra ngoài phạm vi công việc hiện tại của ngườilao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở định hướngtương lai của tổ chức Phát triển liên quan đến việc nâng cao khả năng trí tuệ vàcảm xúc cần thiết để thực hiện công việc cao hơn và tốt hơn

Như vậy, giữa đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có sự khác nhau.,sựkhác nhau đó được thể hiện trong bảng sau:

1 Nội dung Công việc hiện tại Công việc tương lai

4 Mục đích Khắc phục sự thiết hụt

về kiến thức, kỹ năng

Chuẩn bị cho sự thay đổi

1.2.2 Mục tiêu của đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

Mục tiêu chung của ĐT&PT là sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có vànâng cao tính hiệu quả của tổ chức, thông qua việc giúp cho người lao động hiểu

rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp và thực hiện chức năng,nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn với thái độ tốt hơn, cũng như nâng caokhả năng thích ứng của họ với công việc trong tương lai

Mục tiêu ĐT&PT nguồn nhân lực ở huyện là nhằm xây dựng đội ngũ cán

bộ, công chức có bản lĩnh chính trị, năng lực thực tiễn, có phẩm chất và đào đứccách mạng trong sang, tác phong làm việc khoa học, hiệu quả Đảm bảo có trình

độ chuyên môn, lý luận chính trị và có kiến thức phù hợp với nhiệm vụ công tác

Đáp ứng việc kiện toàn, nâng cao năng lực của tổ chức Đảng, hiệu quả,hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nước, chất lượng hoạt động của các đoàn thể

1.2.3 Vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Trong mọi tổ chức muốn tồn tại và phát triển được thì yếu tố quan trong

Trang 20

nhất chính là con người Con người là nguồn lực quan trọng đảm bảo thực hiện

sứ mệnh, mục tiêu tổ chức đã đề ra Vì vậy, một trong những yếu tố mang ýnghĩa to lớn của quản lý nhân lực trong tổ chức chính là đào tạo phát triển.ĐT&PT là nhân tố giúp cho nguồn nhân lực của tổ chức ngày càng hoàn thiện,tiến bộ từ đó làm cho tổ chức ngày càng phát triển

Công tác ĐT&PT nhằm phục vụ cho công tác chuẩn hóa cán bộ Đây cóthể được coi là vấn đề quan trọng khi mà đội ngũ CBCC hiện nay còn thiếu về

số lượng, chất lượng, trình độ, năng lực, phẩm chất còn nhiều hạn chế Điều nàylàm giảm sút chất lượng và hiệu quả giải quyết công việc, gây nhiều bức xúctrong nhân dân Vì vậy trong thời gian tới công tác ĐT&PT nhân lực cần phảiđược quan tâm nhiều hơn, để nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng cho đội ngũCBCC

Đào tạo đóng vai trò to lớn trong việc chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận của

tổ chức Để có một đội ngũ cán bộ giỏi có chất lượng, đòi hỏi tổ chức có mộtchương trình giảng dạy tốt, phải có kế hoạch đào tạo và phát triển NNL

Đào tạo và phát triển còn đóng một vai trò quan trọng trong sự tồn tại vàphát triển tổ chức Bởi vì con người là nhân tố quyết định đến sự thành bại của

tổ chức Nếu một tổ chức có chiến lược phát triển mạnh, có cơ sở vật chất hiệnđại, đầy đủ nhưng lại không có đội ngũ nhân lực mạnh thì tổ chức đó cũngkhông phát triển được Vì vậy, muốn cho tổ chức ngày càng phát triển đi lên thìphải đào tạo đội ngũ nhân lực mạnh cả về số lượng và chất lượng

Đối với UBND huyện Thọ Xuân công tác ĐT&PT nguồn nhân lực có vaitrò đặc biệt quan trọng:

+ Tạo ra một đội ngũ CBCC vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, cónăng lực phẩm chất, tinh thần trách nhiệm, say mê công việc, tận tình phục vụnhân dân, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

+ Xây dựng đội ngũ CBCC huyện năng động, linh hoạt, có khả năng thíchnghi với môi trường làm việc hiện tại, khả năng nhận thức công việc nhanh, gópphần thúc đẩy sự phát triển của huyện

Trang 21

1.2.4 Các hình thức đào tạo và phát triển nhân lực.

1.2.4.1 Phương pháp đào tạo trong công việc.

Là một phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, qua đó người học

sẽ học được những kỹ năng, những kiến thức cần thiết cho công việc thông quathực tế thực hiện công việc, dưới sự hướng dẫn của người có trình độ chuyênmôn cao

Trong đó bao gồm:

 Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc:

Là sự giới thiệu, giải thích của người dạy về mục tiêu công việc và chỉdẫn tỉ mỉ theo từng bước về cách quan sát, trao đổi học hỏi và làm cho tới khithành thạo, dưới sự hướng dẫn chặt chẽ của người dạy

 Đào tạo theo kiểu học nghề:

Là phương pháp đào tạo bắt đầu học lý thuyết trên lớp, sau đó các họcviên được đưa đến nơi làm việc dưới sự hướng dẫn của cán bộ trong một thờigian và thực hiện các công việc cho tới hi thành thạo tất cả các kỹ năng củanghề

- Ưu điểm:

Học viên được trang bị kiến thức và kỹ năng làm việc khá hoàn chỉnh,việc tổ chức đào tạo không can thiệp tới công việc hiện tại Học viên có thể pháthuy sáng tạo trong quá trình học tập

Trang 22

- Nhược điểm:

Mất nhiều thời gian, chi phí cho việc đào tạo; kiến thức được học khôngliên quan đến công việc

 Đào tạo theo kiểu kèm cặp và chỉ bảo:

Là phương pháp thường dùng để giúp cho cán bộ quản lý và các nhânviên giám sát có thể học được các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việcnhững người quản lý giỏi hơn

- Ưu điểm:

Việc học đơn giản, dễ tổ chức, đào tạo được nhiều người cùng một lúc.Học viên nắm được các kiến thức, kỹ năng cần thiết, có thể học ngay được cáchthức giải quyết các vấn đề thực tế

- Nhược điểm:

Người hướng dẫn thường không có kiến thức sư phạm nên hướng dẫnkhông bài bản, khoa học làm cho học viên khó tiếp thu Đồng thời học viên cònhọc cả những thói xấu của người hướng dẫn, trong quá trình đào tạo có thể làmgián đoạn sản xuất, người hướng dẫn có thể cảm thấy học viên là mối nguy hiểmđối với công việc của mình nên không nhiệt tình hướng dẫn

 Đào tạo theo kiểu luân chuyển và thuyên chuyển:

Học viên sẽ được luân chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác để đượchọc cách thực hiện công việc khác nhau về nội dung và phương pháp Khi đóhọc viên sẽ nắm được nhiều kỹ năng thực hiện công việc khác nhau của bộ phậnkhác nhau

- Ưu điểm:

Giúp cho học viên đào tạo đa năng, dễ dàng thích ứng với các công việckhác nhau, tổ chức có thể phân công nhân viên linh hoạt hơn Đồng thời qua quátrình đào tạo học viên có thể phát hiện ra các điểm mạnh hay điểm yếu của mình

để từ đó lựa chọn công việc thích hợp

- Nhược điểm:

Thời gian cho học viên học lại một vị trí công việc không nhiều nên việchọc hỏi các kỹ năng thực hiện công việc không được đầy đủ

Trang 23

1.2.4.2 Phương pháp đào tạo ngoài công việc:

Là phương pháp đào tạo mà người được đào tạo tách khỏi sự thực hiệncông việc thực tế

Bao gồm các phương pháp sau:

Trang bị cho học viên những lý thuyết cũng như thực hành một cách đầy

đủ, có hệ thống Có thể đào tạo được số lượng lớn

- Nhược điểm:

Việc mở các lớp cạnh tổ chức chỉ áp dụng được ở các tổ chức, doanhnghiệp tương đối lớn, có tiềm lực tài chính, cần có phương tiện và trang thiết bịdùng riêng cho học tập do đó rất tốn kém

 Cử đi học tại các trường chính quy:

Tổ chức, doanh nghiệp cử người lao động đến học tập tại các trường dạynghề hoặc do

 Phương pháp nghiên cứu tình huống:

Người dạy đưa ra các tình huống, những tình huống này có thể lấy từ thực

tế hoặc có thể giả định va yêu cầu người học phải biết Với phương pháp nàygiúp người học có được tư duy về lĩnh vực mà mình làm việc, đồng thời tiếp cậntình huống khác nhau

- Ưu điểm:

Mang lại chất lượng đào tạo, người học có thể nhanh chóng xử lý côngviệc một cách sáng tạo

Trang 24

-Nhược điểm:

Thời gian đào tạo kéo dài, tốn thời gian và chi phí

 Phương pháp đào tạo theo chương trình hóa qua sự hỗ trợ của máy tính:Đây là phương pháp đào tạo kỹ năng hiện đại mà ngày nay nhiều cơ quan,

tổ chức ở nước ta đang áp dụng Trong phương pháp này, các chương trình đàotạo được lập trình sẵn trên phần mềm của máy tính, người học thực hiện theohướng dẫn của máy tính, phương pháp này có thể sử dụng để đào tạo rất nhiều

kỹ năng mà không cần có người dạy

- Ưu điểm:

Học viên có điều kiện học cách giải quyết các vấn đề tình huống giốngtrong thực tế mà chi phí thấp hơn Nội dung học tập đa dạng, thời gian linh hoạt,tạo thuận lợi cho học viên có thể sắp xếp thời gian cho phù hợp với hoàn cảnh cánhân

- Nhược điểm:

Chí phí thuê chuyên gia viết chương trình khá tốn kém và khó tìm đượcchuyên gia

 Phương pháp hội thảo:

Được đào tạo qua các buổi giảng bài hay hội nghị, có thể tổ chức lại tổchức, doanh nghiệp hay bên ngoài, có thể tổ chức riêng một chương trình hoặckết hợp các chương trình đào tạo khác

Trang 25

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN

NGUỒN NHÂN LỰC TẠI UBND HUYỆN THỌ XUÂN

2.1 Thực trạng quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện Thọ Xuân

Nhu cầu đào tạo được các trưởng phòng hoặc nhân viên đề xuất bằng việcgửi trực tiếp phiếu yêu cầu đào tạo đến phòng Nội Vụ Trong khâu này, tráchnhiệm của các trưởng phòng là giúp nhân viên nhận thức rõ chức năng công việccủa mình đồng thời nắm được mặt mạnh, yếu của từng cá nhân Đối với nhânviên thì họ cần phải có trách nhiệm tìm hiểu các chương trình đào tạo trong cơquan trước khi đưa ra yêu cầu đào tạo, phát triển

Sau khi nhận được phiếu yêu cầu đào tạo, phòng Nội Vụ phối hợp vớiTrưởng phòng và phó phòng của từng bộ phận phân tích, cân nhắc dựa trên cáctiêu chí và mục tiêu của cơ quan, cá nhân Các tiêu chí này bao gồm:

- Đối với cơ quan nhu cầu đào tạo và phát triển là cần thiết nếu có:

+ Phù hợp với chiến lược, mục tiêu

+ Phù hợp với kế hoạch phát triển tiềm năng cá nhân

+ Nhằm bù đắp các vị trí còn trống hay yếu kém

+ Nhằm chuẩn bị những kỹ năng và kinh nghiệm mới cho nhân viên do có

sự thay đổi về cơ cấu tổ chức trong tương lai

+ Hoàn thiện khả năng cho nhân viên

- Đối với cá nhân, nhu cầu đào tạo và phát triển là cần thiết nếu có:

+ Trang bị những kiến thức mới cho quá trình làm việc

+ Giúp chuyên viên có khả năng thăng tiến trong cơ quan

+ Nâng cao tầm hiểu biết về xã hội và kiến thức chuyên nghành

+ Nâng cao tính chuyên nghiệp trong công việc

Khi thấy yêu cầu đào tạo, phát triển là cần thiết, phòng Nội Vụ sẽ xâydựng các chương trình đào tạo phù hợp với trình độ, nhu cầu của nhân viên saocho đạt hiệu quả cao nhất

Cuối cùng, sau khi tiến hành tổ chức các khóa đào tạo và phát triển nhânviên, phòng Nội Vụ sẽ phát phiếu đánh giá tình hình khóa học hoặc tổ chức các

Ngày đăng: 05/08/2016, 21:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w