MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Ý nghĩa đóng góp đề tài 3 7. Kết cấu đề tài 3 CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BAN TỔ CHỨC CƠ QUAN THÀNH ỦY SƠN LA 4 1. Giới thiệu về cơ quan thành ủy Sơn La 4 1.1. Tên, địa chỉ, số điện thoại ban tổ chức cơ quan thành ủy Sơn La 4 1.2. Quá trình hình thành của cơ quan thành ủy 4 1.3. Chức năng, nhiệm vụ 5 1.4. Cơ cấu bộ máy tổ chức của cơ quan 6 2. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của cơ quan thành ủy Sơn La 11 2.1. Phương hướng 12 2.2. Các hoạt động của công tác quản trị nhân lực tại cơ quan thành ủy Sơn La 13 3. Cơ sở lý luận về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ban tổ chức cơ quan thành ủy Sơn La. 14 3.1. Nguồn nhân lực 14 3.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 14 3.2.1. Định nghĩa về đào tạo, và phát triển nguồn nhân lực 14 3.2.1.1. Đào tạo 14 3.2.1.2. Phát triển 15 3.2.1.3. Phát triển nguồn nhân lực 15 3.2.2. Vai trò của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 15 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BAN TỔ CHỨC CƠ QUAN THÀNH ỦY SƠN LA 17 1. Thực trạng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay 17 2. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển tại ban tổ chức cơ quan thành ủy Sơn La 18 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển cơ quan thành ủy Sơn La 20 3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 20 3.1.1. Nhân tố bên trong 20 3.1.1.1. Nhân tố con người 20 3.1.1.2. Các nhân tố thuộc về người lao động 21 3.1.1.3. Những chi phí về đào tạo 21 3.1.1.4. Nhân tố lao động 21 3.1.2. Các nhân tố bên ngoài 23 3.1.2.1. Dân số, lực lượng lao động 23 3.1.2.2. Văn hoá xã hội 23 3.1.2.3. Thị trường lao động 24 3.2. Xác định nhu cầu đào tạo 24 3.3. Hình thức, quy trình đào tạo 27 3.4. Những mặt hạn chế 35 3.5. Nguyên nhân 36 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CƠ QUAN THÀNH ỦY SƠN LA 38 1. Hoàn thiện công tác xác định nhu cầu đào tạo 39 1.1. Dựa vào phương hướng hoạt động của cơ quan thành ủy Sơn La 39 1.2. Tiến hành hoạt động phân tích công việc, cụ thể, khoa học 40 1.3. Hoàn thiện công tác quản lý về đào tạo, phát triển cán bộ công chức 41 1.4. Hoàn thiện hệ thống các chương trình đào tạo, phát triển 41 2. Đa dạng hóa các chương trình đào tạo, loại hình đào tạo 42 3. Kiến nghị, đề xuất 43 KẾT LUẬN 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
Trang 1MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4 Phạm vi nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Ý nghĩa đóng góp đề tài 3
7 Kết cấu đề tài 3
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BAN TỔ CHỨC CƠ QUAN THÀNH ỦY SƠN LA 4
1 Giới thiệu về cơ quan thành ủy Sơn La 4
1.1 Tên, địa chỉ, số điện thoại ban tổ chức cơ quan thành ủy Sơn La 4
1.2 Quá trình hình thành của cơ quan thành ủy 4
1.3 Chức năng, nhiệm vụ 5
1.4 Cơ cấu bộ máy tổ chức của cơ quan 6
2 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của cơ quan thành ủy Sơn La 11 2.1 Phương hướng 12
2.2 Các hoạt động của công tác quản trị nhân lực tại cơ quan thành ủy Sơn La 13
3 Cơ sở lý luận về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ban tổ chức cơ quan thành ủy Sơn La 14
3.1 Nguồn nhân lực 14
3.2 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 14
3.2.1 Định nghĩa về đào tạo, và phát triển nguồn nhân lực 14
3.2.1.1 Đào tạo 14
3.2.1.2 Phát triển 15
3.2.1.3 Phát triển nguồn nhân lực 15
Trang 23.2.2 Vai trò của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 15
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BAN TỔ CHỨC CƠ QUAN THÀNH ỦY SƠN LA 17
1 Thực trạng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay 17
2 Thực trạng công tác đào tạo và phát triển tại ban tổ chức cơ quan thành ủy Sơn La 18
3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển cơ quan thành ủy Sơn La 20
3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 20
3.1.1 Nhân tố bên trong 20
3.1.1.1 Nhân tố con người 20
3.1.1.2 Các nhân tố thuộc về người lao động 21
3.1.1.3 Những chi phí về đào tạo 21
3.1.1.4 Nhân tố lao động 21
3.1.2 Các nhân tố bên ngoài 23
3.1.2.1 Dân số, lực lượng lao động 23
3.1.2.2 Văn hoá - xã hội 23
3.1.2.3 Thị trường lao động 24
3.2 Xác định nhu cầu đào tạo 24
3.3 Hình thức, quy trình đào tạo 27
3.4 Những mặt hạn chế 35
3.5 Nguyên nhân 36
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CƠ QUAN THÀNH ỦY SƠN LA 38
1 Hoàn thiện công tác xác định nhu cầu đào tạo 39
1.1 Dựa vào phương hướng hoạt động của cơ quan thành ủy Sơn La 39
1.2 Tiến hành hoạt động phân tích công việc, cụ thể, khoa học 40
Trang 31.3 Hoàn thiện công tác quản lý về đào tạo, phát triển cán bộ công chức .41
1.4 Hoàn thiện hệ thống các chương trình đào tạo, phát triển 41
2 Đa dạng hóa các chương trình đào tạo, loại hình đào tạo 42
3 Kiến nghị, đề xuất 43
KẾT LUẬN 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đối với mỗi quốc gia, con người luôn là nguồn lực cơ bản và quan trọngnhất quyết định sự tồn tại, phát triển cũng như vị thế của quốc gia đó trên thếgiới Trước đây đã có một thời người ta chỉ coi trọng máy móc thiết bị, coi côngnghệ là trung tâm của sự phát triển nên chỉ hướng vào hiện đại hoá máy móccông nghệ mà xem nhẹ vai trò của con người, không chú trọng đến công tác đàotạo và phát triển nguồn nhân lực dẫn tới chất lượng nguồn nhân lực không tươngxứng với sự phát triển Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển củakhoa học công nghệ và sự ra đời của nền kinh tế tri thức đặt ra những yêu cầungày càng cao đối với nguồn nhân lực nói chung và lực lượng lao động nóiriêng Khả năng phát triển của mỗi quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào chất lượngnguồn lực con người, tri thức khoa học công nghệ Nếu như trước đây sự dưthừa lao động phổ thông là một lợi thế thì ngày nay vốn nhân lực có chất lượngcao của mỗi quốc gia sẽ là lợi thế, là vũ khí hiệu quả nhất để đạt được thànhcông một cách bền vững Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế, sự cạnh tranh giữacác quốc gia trong mọi lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực kinh tế ngày càng quyết liệthơn, gay gắt hơn thì lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về quốc gia nào có nguồn nhânlực chất lượng cao Nguồn nhân lực nói chung, lao động kỹ thuật có chất lượngcao nói riêng đang thực sự trở hành yếu tố cơbản trong chiến lược phát triểnkinh tế xã hội của mỗi quốc gia Nguồn nhân lực trong tổ chức cũng giống nhưnguồn nhân lực của một quốc gia Chất lượng nguồn nhân lực cũng quyết địnhđến sự thành bại cũng như lợi thế cạnh tranh của tổ chức đó trên thị trường Do
đó, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức đang là vấn đềđược các tổ chức quan tâm hàng đầu hiện nay Nước ta đang từng bước đẩymạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cùng với xu hướng hộinhập khu vực và quốc tế đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao, nhucầu về lao động kỹ thuật đặc biệt là lao động trình độ cao cho các khu côngnghiệp và các ngành kinh tế mũi nhọn rất lớn vì vậy các tổ chức rất chú trọngđến vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Trang 6Để theo kịp với sự phát triển đó đòi hỏi cán bộ, công chức làm việc tại các
cơ quan nhà nước cần có tri thức, được đào tạo cơ bản Gắn liền với đó công táctuyển dụng cán bộ, công chức phải chú trọng đến chất lượng, tránh hình thức,coi trọng bằng cấp dẫn đến thất thoát nguồn nhân lực
Vấn đề đào tạo và phát triển là vấn đề được mọi người trong cơ quan, tổ
chức và cả ngoài xã hội quan tâm, chính vì vậy em chọn đề tài “Công tác đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ban tổ chức cơ quan thành ủy Sơn La”
Trong đề tài này em tập trung nghiên cứu tác động của công tác đào tạo và pháttriển nhân lực không những trên cơ sở lý thuyết mà còn qua quá trình thực tạicủa mình Để từ đó khẳng định hoạt động này có vai trò hết sức quan trọng đến
sự tồn tại và phát triển của tổ chức
2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm mục đíchtìm hiểu về thực trạng đào tạo, kế hoạch, quá trình, phương pháp đào tạo và pháttriển nguồn nhân lực của tổ chức Đào tạo và phát triển còn nhằm mục đích tìmhiểu chất lượng đội ngũ cán bộ
- Tìm hiểu quy trình, thực trạng, đánh giá công tác tuyển dụng, đào tạo pháttriển nguồn nhân lực tại cơ quan thành ủy Sơn La
- Làm rõ cơ sở lý luận về công tác đào tạo nâng cao nguồn nhân lực
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nâng cao công tác tuyển dụng đàotạo và phát triển nguồn nhân lực tại cơ quan thành ủy Sơn La
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu công tác đào tạo và phát triển nhân lực là cán bộ, công chứctrong cơ quan hành chính nhà nước Nhằm tìm hiểu thực trạng việc thực hiệncông tác đào tạo và phát triển nhân lực tại ban tổ chức cơ quan thành ủy Sơn La
và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao công tác đào tạo và phát tiển nhân lực
4 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Chuyên đề được thực hiện tại ban tổ chức cơ quan thành
ủy Sơn La
- Về thời gian: Chuyên đề thu thập thông tin, phân tích các số liệu, đánh giá
Trang 7thực trạng công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại cơ quanthành ủy Sơn La giai đoạn 2010 – 2014 và đề xuất các giải pháp, kiến nghị cho
cơ quan trong giai đoạn 2015 – 2020
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu
- Phương pháp so sánh, thống kê đánh giá
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp
6 Ý nghĩa đóng góp đề tài
Nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là vấn đề luônluôn tồn tại và được quan tâm nhiều trong chiến lược phát triển nhân lực nóiriêng và xây dựng đất nước nói chung, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của ngườilao động trong việc học tập, phát triển nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụcủa mình, đảm bảo công việc trong tương lai, đáp ứng được mục tiêu nâng caohiệu quả hoạt động của tổ chức, là cơ sở để xã hội có nguồn lực chất lượng cao
Vì lẽ đó, nghiên cứu đề tài này giúp em ôn lại kiến thức và tiếp cận công việcđược thuận lợi Hơn nữa, đề tài này có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viênkhóa sau hoặc những người quan tâm dến vấn đề này
7 Kết cấu đề tài
Báo cáo thực tập gồm 3 phần:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung nghiên cứu của báo cáo:
+ Chương I : Tổng quan về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lựctại ban tổ chức cơ quan thành ủy Sơn La
+ Chương II : Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tạiban tổ chức cơ quan thành ủy Sơn La
+ Chương III : Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và pháttriển nguồn nhân lực tại ban tổ chức cơ quan thành ủy Sơn La
- Phần kết luận
Trang 8Chương I : Tổng quan về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại
ban tổ chức cơ quan thành ủy Sơn La
1 Giới thiệu về cơ quan thành ủy Sơn La
1.1 Tên, địa chỉ, số điện thoại ban tổ chức cơ quan thành ủy Sơn La
- Địa chỉ cơ quan: Tổ 2, Phường Chiềng Lề, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
- Số điện thoại: 0223.753.770
1.2 Quá trình hình thành của cơ quan thành ủy
Giữa lúc công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc đang giành đượcnhững thắng lợi căn bản, phong trào đồng khởi của đồng bào miền Nam chống
Đế quốc Mỹ và tay sai đang dâng lên mạnh mẽ, tháng 9/1960, Đại hội Đảngtoàn quốc lần thứ III đã họp và đề ra phương hướng, nhiệm vụ chung cho toànMiền Bắc giai đoạn này chủ yếu là xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa trong kếhoạch 5 năm lần thứ I với khẩu hiệu “Lấy xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật củaCNXH làm trọng tâm, đồng thời tiếp tục cải lại XHCN, củng cố và hoàn thiệnquan hệ sản xuất mới, Miền Nam “tích cực đấu tranh thống nhất nước nhà”.Xuất phát từ tình hình thực tiễn của khu Tây Bắc, Đại hội Đảng bộ khu lầnthứ nhất (họp ngày 26/6/1960) đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu kinh
tế của kế hoạch 5 năm là “tăng cường đoàn kết dân tộc, đồng thời nhanh chónghoàn thành cải tạo XHCN, khâu chính là cải tạo đối với nông nghiệp, tập trung
ra sức phát triển nông nghiệp toàn diện, tích cực xây dựng công nghiệp địaphương và các mặt kinh tế, văn hóa, kỹ thuật nhằm nâng cao không ngừng đờisống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc, tích cực chuẩn bị điều kiệntừng bước cơ giới hóa nền nông nghiệp, góp phần đắc lực vào xây dựng vùngcông nghiệp sau này, nỗ lực tiến kịp miền xuôi, cùng miền bắc tiến nhanh, tiếnmạnh, tiến vững chắc lên CNXH, góp phần xứng đáng vào cuộc đấu tranh thốngnhất nước nhà”
Năm 1961, trụ sở khu tự trị Tây Bắc rời Thuận Châu về tỉnh lỵ Sơn La(nằm trên địa phận châu lị Mường La) Do yêu cầu cấp thiết của việc kiện toàn
tổ chức, củng cố cơ sở, thị xã Sơn La được thành lập ngày 26/10/1961 theoQuyết định số 173 – CP của Hội đồng chính phủ; gắn liền với việc thành lập thị
Trang 9xã Sơn La là sự ra đời của cơ quan thị ủy Sơn La (nay là thành ủy Sơn La) Từmột thị trấn Chiềng Lề bé nhỏ của châu Mường La đã hình thành thị xã gồm khuphố Chiềng Lề (có 02 tiểu khu: Chiềng Lề, Quyết Thắng) và xã Chiềng Cơi.Ngay từ khi mới thành lập, thị xã đã được xác định là trung tâm văn hóa, chínhtrị, kinh tế của khu Tây Bắc và và của tỉnh Sơn La Bởi nó có vị trí chiến lượcđối với vùng Tây Bắc và là đầu mối giao thông tỏa đi các huyện Việc thành lậpthị xã Sơn La là chủ trương hết sức sáng suốt của Đảng và Chính phủ, nó đápứng được nguyện vọng của đồng bào Tây Bắc nói chung và nhân dân các dântộc vùng thị xã Sơn La nói riêng Đây không chỉ là việc nâng cấp hành chínhđơn thuần, nó tạo điều kiện cho các dân tộc xây dựng đô thị mới, phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội, tạo lập cuộc sống văn minh trong tương lai
Năm 1961, thủ tướng Phạm Văn Đồng và đoàn Đại biểu của chính phủ lênthăm Tây Bắc, tại cuộc mít tinh chào mừng của nhân dân thị xã Sơn La, thủtướng đã tặng cho Tây Bắc “Là hòn ngọc ngày mai của Tổ quốc” Với niềm tintưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và chính phủ, đồng bào các dân tộcquyết tâm xây dựng “thủ phủ” của mình ngày càng vững mạnh
Để lãnh đạo thị xã, Ban cán sự thị xã ra đời có 5 đồng chí, do đồng chí LêLinh làm trưởng ban Sau 5 tháng tích cực chuẩn bị mọi mặt, vào mùa xuân năm
1962, Đảng bộ thị xã đã họp Đại hội lần thứ I Đại hội đã quyết định phươnghướng, nhiệm vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và xâydựng Đảng Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành đảng bộ thị xã do đồng chí LêLinh làm Bí thư Từ đó Đảng bộ có Ban thị ủy chính thức lãnh đạo Đồng thờichính quyền thị xã được thành lập có ủy ban hành chính thị xã, ủy ban hànhchính xa Chiềng Cơi và 02 ban đại diện tiểu khu Chiềng Lề, Quyết Thắng Cùngvới đó là sự hình thành cơ quan thị ủy (nay là thành ủy)
1.3 Chức năng, nhiệm vụ
Cơ quan thành ủy có chức năng, nhiệm vụ tham mưu, giúp việc choThường trực, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố tổ chức thựchiện nhiệm vụ theo Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố
Cơ quan thành ủy đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Thường vụ thành ủy, trực tiếp là
Trang 10Thường trực thành ủy.
Nguồn nhân lực của cơ quan thành ủy Sơn La: Tổng biên chế được giaotheo quy định của Trung ương là 70 biên chế, thực hiện đến năm 2014 là 68 biênchế
Trình độ chuyên môn, cơ cấu, độ tuổi của cán bộ công chức cơ quan thànhủy:
1.4 Cơ cấu bộ máy tổ chức của cơ quan
Theo quy định của Trung ương, tổ chức bộ máy cơ quan thành uỷ Sơn Lagồm 12 đơn vị bao gồm các bộ phận sau:
- Khối đảng: Ban Tổ chức, Ủy ban Kiểm tra, Ban Tuyên giáo, Ban Dân vậnVăn phòng thành uỷ, Trung tâm BDCT thành phố;
- Khối đoàn thể: Ủy ban MTTQ thành phố, Hội Liên hiệp phụ nữ thànhphố, Hội Nông dân thành phố, Liên đoàn lao động thành phố, Đoàn TNCS HồChí minh thành phố, Hội CCB thành phố
Cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan gồm các đồng chíThường trực thành uỷ, toàn bộ cán bộ, công chức công tác tại các ban đảng, Văn
Trang 11phòng thành uỷ, Trung tâm BDCT thành phố, khối đoàn thể thành phố, ngườilao động hợp đồng công việc tạp vụ, bảo vệ.
Sơ đồ 1.1 tổ chức bộ máy của cơ quan thành ủy
- Thủ trưởng cơ quan: Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm quản lý và điều
hành hoạt động của cơ quan, chịu trách nhiệm trước pháp luật, Thường trực vàBan Thường vụ Thành ủy về toàn bộ hoạt động của cơ quan thành ủy, có tráchnhiệm thực hiện tốt các nội dung sau:
+ Chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần, tư tưởng của cán bộ, công chức
trong cơ quan Quan tâm chăm lo đến những gia đình cán bộ công chức có hoàncảnh khó khăn
+ Quản lý cán bộ, công chức thuộc cơ quan về tư tưởng, phẩm chất đạođức; sử dụng, đào tạo, thực hiện chính sách để xây dựng đội ngũ cán bộ, côngchức có phẩm chất, trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
- Các ban, Văn phòng thành ủy, Trung tâm BDCT thành phố; khối đoàn thểthành phố:
+ Văn phòng thành uỷ: Là cơ quan tham mưu, giúp việc thành uỷ mà trực
tiếp và thường xuyên là ban thường vụ và thường trực thành uỷ trong tổ chức,
BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ
BAN THƯỜNG VỤ THÀNH ỦY
BAN DÂN VẬN VĂN
PHÒNG
TRUNG TÂM BDCT TP
HỘI CCB TP
UB MTTQ TP
HỘI NÔNG DÂN TP
HỘI LHPN TP
LIÊN ĐOÀN
LĐ TP
THÀNH ĐOÀN
Trang 12điều hành công việc lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp hoạt động các cơ quan thammưu, giúp việc thành uỷ; là trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ sự lãnh đạo,chỉ đạo của thành uỷ Trực tiếp quản lý tài sản, tài chính của thành uỷ và bảođảm cơ sở vật chất cho hoạt động của thành uỷ, ban thường vụ, thường trựcthành uỷ và các cơ quan tham mưu, giúp việc thành uỷ Nghiên cứu, đề xuấtchương trình công tác của thành uỷ, ban thường vụ, thường trực thành uỷ
+ Ban Tổ chức thành uỷ: Là cơ quan tham mưu của thành uỷ, trực tiếp và
thường xuyên là ban thường vụ, thường trực thành uỷ về công tác tổ chức xâydựng Đảng gồm: Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tổ chức, cán
bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ của thành uỷ; nghiên cứu, đề xuất chuẩn bịhoặc tham gia chuẩn bị nghị quyết đại hội, các nghị quyết, quyết định, chỉ thị,quy định của thành uỷ, ban thường vụ thành uỷ về công tác tổ chức, cán bộ,đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ; xây dựng các đề án về tổ chức, cán bộ, côngchức, viên chức, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ đảng thuộc thẩm quyền quyếtđịnh của ban thường vụ; tham mưu về công tác cán bộ, công chức thuộc diệnban thường vụ thành uỷ quản lý; quản lý cán bộ, công chức, viên chức, ngườilao động của các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xãhội huyện theo phân cấp quản lý
+ Cơ quan uỷ ban kiểm tra thành uỷ: Là cơ quan tham mưu giúp thành uỷ,
uỷ ban kiểm tra thành uỷ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về công tác kiểmtra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng trong đảng bộ huyện theo quy định củaĐiều lệ Đảng; thực hiện các nhiệm vụ do thành uỷ, ban thường vụ thành uỷ giao
Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷluật đảng của thành uỷ; nghiên cứu, đề xuất chuẩn bị chương trình, kế hoạch, nộidung kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, đề án trình thành uỷ, ban thường vụ thành
uỷ, uỷ ban kiểm tra huyện uỷ xem xét, quyết định theo thẩm quyền; các nghịquyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của thành uỷ, ban thường
vụ thành uỷ về công tác kiểm tra, giám sát của thành uỷ
+ Ban Tuyên giáo thành uỷ: Là cơ quan tham mưu của thành ủy mà trực
tiếp và thường xuyên là ban thường vụ và thường trực thành uỷ về công tác xây
Trang 13dựng Đảng thuộc các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, tuyên truyền, lý luận chính trị,báo chí, xuất bản, văn hoá, văn nghệ, khoa giáo, biên soạn lịch sử đảng bộ địaphương Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tuyên giáo của thành uỷ;bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ công tác tuyên giáo cho cấp uỷ, cán bộ tuyêngiáo cấp dưới; hướng dẫn cấp uỷ xã, phường tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộcthành phố sưu tầm, biên soạn lịch sử đảng bộ; hướng dẫn, thẩm định, kiểm tratuyên truyền các ngày lễ lớn, các phong trào thi đua yêu nước, truyền thống cáchmạng của Đảng, dân tộc, địa phương.
+ Ban Dân vận thành uỷ: Là cơ quan tham mưu của thành uỷ, trực tiếp và
thường xuyên là ban thường vụ, thường trực thành uỷ về công tác dân vận (baogồm cả công tác dân tộc, tôn giáo) của thành uỷ; nghiên cứu, đề xuất những chủtrương, giảp pháp về công tác dân vận của thành uỷ; chuẩn bị hoặc tham giachuẩn bị nghị quyết đại hội, các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quychế, chương trình, kế hoạch, kết luận của thành uỷ, ban thường vụ thành uỷ vềcông tác dân vận; chủ trì, phối hợp tham mưu triển khai thực hiện các văn bảncủa cấp uỷ cấp trên, pháp luật và chính sách của Nhà nước về công tác dân vận,dân tộc, tôn giáo, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chủ trì, phối hợp với
các cơ quan liên quan theo dõi, tổng hợp tình hình nhân dân (tình hình dân tộc, tôn giáo, các giai tầng xã hội, các vấn đề bức xúc trong nhân dân) để báo cáo và
tham mưu cho thành uỷ, ban thường vụ thành uỷ
+ Trung tâm BDCT thành phố: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính
trị, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kiến thức và nghiệp
vụ công tác xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và đoàn thể chính trị xã hội,kiến thức quản lý nhà nước cho cán bộ, đảng viên trên địa bàn thành phố, khôngthuộc đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của Trường chính trị Tỉnh Đào tạo sơ cấp lýluận chính trị - hành chính; bồi dưỡng các chương trình lý luận, các nghị quyết,chỉ thị của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viêntrên địa bàn Thành phố Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ công tác xây dựngĐảng, quản lý nhà nước, MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội.Bồi dưỡngchính trị cho đối tượng phát triển Đảng; lý luận chính trị cho đảng viên mới;
Trang 14nghiệp vụ công tác đảng cho cấp ủy viên cơ sở Tổ chức thông tin, thời sự, chínhsách khoa học kỹ thuật cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở cơ sở.Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo yêu cầu và tình hình thực tế do chỉ đạo củaBan Thường vụ thành ủy, UBND thành phố.
+ Mặt Trận Tổ quốc thành phố: Thảo luận về tình hình và kết quả thực
hiện chương trình phối hợp thống nhất hành động thời gian qua, quyết địnhchương trình phối hợp thống nhất hành động thời gian thời gian tới; quyết định
kế hoạch chuẩn bị Đại hội đại biểu MTTQ thành phố theo hướng dẫn của Ủyban MTTQ tỉnh Sơn La; góp ý kiến, kiến nghị với Thành ủy - HĐND - UBND
và cấp ủy, chính quyền cấp trên về những chủ trương, chính sách, pháp luật
+ Hội nông dân thành phố: Tập hợp, vận động, giáo dục hội viên, nông
dân phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọimặt Đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và khối đạiđoàn kết toàn dân tộc Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp phápcủa nông dân; tổ chức các hoạt động dịch vụ tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sảnxuất, kinh doanh và đời sống
+ Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam: Đại diện cho quyền bình đẳng, dân chủ,
lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ, tham gia quản lý Nhà nước, thamgia xây dựng Đảng Đoàn kết vận động, tổ chức, hướng dẫn phụ nữ tham giathực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phầnxây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Động viên, tạo điềukiện để phụ nữ tích cực học tập, nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực về mọimặt
+ Liên đoàn lao động thành phố: Triển khai thực hiện các chủ trương công
tác của Liên đoàn lao động tỉnh; chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy Đảng và nghịquyết Đại hội công đoàn cấp mình Tham gia với cấp ủy Đảng, cơ quan Nhànước về các chủ trương phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục và các vấn
đề có liên quan đến việc làm, đời sống của công nhân, viên chức và lao động.Phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn khu vực kinh tế ngoài quốcdoanh, thành lập nghiệp đoàn, hội nghề, công đoàn lâm thời theo quy định của
Trang 15Bộ luật lao động
+ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố: Là đội dự bị tin cậy của Đảng
Cộng sản Việt Nam, là lực lượng xung kích cách mạng, là trường học xã hội chủnghĩa của thanh niên, đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chínhđáng của tuổi trẻ; phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; là lựclượng nòng cốt chính trị trong phong trào thanh niên và trong các tổ chức thanhniên Việt Nam; là thành viên của hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổHiến pháp và Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
+ Hội Cựu chiến binh thành phố: Tập hợp đoàn kết các Cựu chiến binh
Việt Nam thành phố, tạo điều kiện để Cựu chiến binh tham gia xây dựng và pháttriển kinh tế, góp phần dẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giúp
đỡ nhau về tinh thần và vật chất, tương trợ nhau khi gặp khó khăn trong cuộcsống, giữ gìn và phát huy bản chất, truyền thống cách mạng của dân tộc, củaquân đội, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân
2 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của cơ quan thành ủy Sơn La
Trong thời gian tới việc tuyển dụng cán bộ vào công tác tại cơ quan thành
ủy ngày càng khó khăn và nhiều tiêu chí hơn Số lượng được tuyển dụng vào cơquan không nhiều, vì tổng biên chế có hạn, số lượng cán bộ nghỉ hưu và chuyểncông tác rất ít, vài năm mới có một cán bộ nghỉ hưu hoặc chuyển công tác Tuynhiên, trong thời gian tới với cơ chế đặc thù của tỉnh đối với thành phố, cơ quanthành ủy được hợp đồng ngoài biên chế 10% so với tổng số biên chế được giao.Đây là cơ hội đối với sinh viên tốt nghiệp ra trường, nhưng tiêu chí lựa chọn đầuvào cao hơn rất nhiều đó là có bằng tốt nghiệp đại học đạt từ loại khá trở nên Xây dựng hệ thống hành chính phù hợp, không còn sự chồng chéo, trùnglặp; Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, hợp lý; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩmquyền
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạođức, trình độ và kỹ thuật hành chính với cơ cấu, chức danh, tiêu chuẩn đáp ứngyêu cầu cụ thể của việc thực thi công vụ Biết áp dụng hiệu quả các thành tựu
Trang 16phát triển của khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin Xây dựng cơcấu cán bộ, công chức hợp lý gắn với vị trí việc làm trên cơ sở xác định rõ chứcnăng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị.
Đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng theo các hình thức: Hướng dẫn tập sự trongthời gian tập sự; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức; đào tạo, bồi dưỡngtheo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; bồi dưỡng bắt buộc kiến thức, kỹnăng tối thiểu trước khi bổ nhiệm và bồi dưỡng hàng năm
Thực hiện chế độ thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh; thi tuyển cạnhtranh để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý
Xây dựng và thực hiện quy định pháp luật về đánh giá cán bộ, công chứctrên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; thực hiện cơ chế loại bỏ, bãinhiệm những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín vớinhân dân
Tạo sự tin tưởng, ủng hộ của nhân dân, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng
và Nhà nước
2.1 Phương hướng
Xây dựng cán bộ, công chức cơ quan thành ủy là nguồn cán bộ cho các đơn
vị trong thành phố, cũng như trong tỉnh
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức theo hướng một cán bộ biếtnhiều việc Công việc phải được san sẻ cho nhiều cán bộ, công chức
Nâng cao công tác nhận xét, quản lý đánh giá cán bộ, công chức Quản lýcán bộ, công chức là quản lý nguồn nhân lực của cơ quan nhằm tạo ra nguồnnhân lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức để thực hiện mục tiêu của tổchức đã đề ra
Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức thích ứng với yêu cầu của từng giaiđoạn xây dựng và hoàn thiện nhà nước, cải cách nền hành chính, cải cách chế độcông vụ, công chức và yêu cầu quản lý mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa,
xã hội Tạo cơ hội cho cán bộ, công chức phát triển tài năng; bảo đảm việc thựcthi công vụ đúng pháp luật nhà nước quy định
Trang 17Xây dựng một môi trường làm việc có văn hóa, có hiệu quả trên cơ sở hợptác, phối hợp giữa từng cán bộ, công chức với nhau trong cơ quan.
2.2 Các hoạt động của công tác quản trị nhân lực tại cơ quan thành
ủy Sơn La
Tính từ 2010 đến nay, cơ quan thành ủy đã tuyển dụng được một số lượngvừa và đủ công chức vào làm việc tại các ban đảng, Văn phòng thành ủy, khốiđoàn thể, trung tâm BDCT thành phố Nhìn chung, số công chức tuyển dụngmới đều xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của công việc Khi tuyển dụng, số côngchức mới đều có trình độ chuyên môn tương ứng với công việc Vì vậy, việc bốtrí, sử dụng công chức đều phù hợp với chuyên môn được đào tạo và cơ cấu theoquy định
Hàng năm, xét theo nhu cầu thực tiễn, cơ quan thành ủy đều có kế hoạchxây dựng quỹ tiền lương và nhu cầu tuyển dụng cán bộ mới trình Ban Tổ chứctỉnh ủy Trong thực tế, số cơ cấu biên chế được giao đến nay đã đáp ứng đượcnhu cầu thực tiễn cũng như kế hoạch hàng năm của cơ quan đề ra
Công tác tuyển dụng cán bộ được tiến hành theo đúng quy trình và tuântheo các quy định của pháp luật, cũng như đáp ứng đầy đủ các điều kiện về điềukiện tuyển dụng cũng như xét tuyển trong luật cán bộ công chức Công tác tuyểndụng tại cơ quan thành ủy chủ yếu tiến hành theo hình thức xét tuyển
Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại cơ quan được quan tâm,hàng năm cơ quan cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí, chứcnăng công việc được giao Đối với cán bộ cơ quan đảng cần có trình độ lý luận,
do đó cán bộ, công chức chưa có trình độ lý luận đều được lựa chọn và đào tạotrình độ lý luận từ trung cấp, cao cấp
3 Cơ sở lý luận về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ban tổ chức cơ quan thành ủy Sơn La.
3.1 Nguồn nhân lực
Theo THA Nguyễn Vân Điềm – PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân (đồng chủbiên) (2010), giáo trình quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốcdân thì “bất cứ tổ chức nào cũng được tạo thành bởi các thành viên là con người
Trang 18hay nguồn lực của nó Có thể nói nguồn nhân lực của một tổ chức bao gồm tất
cả những người lao động làm việc trong tổ chức đó, còn nhân lực được hiểu lànguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này gồm thể lực và trí lực”
Khi tham gia vào các quá trình phát triển kinh tế - xã hội, con người đóngvai trò chủ động, là chủ thể sáng tạo và chi phối toàn bộ quá trình đó, hướng nótới mục tiêu nhất định Vì vậy, nguồn nhân lực không chỉ đơn thuần là số lượnglao động đó có và sẽ có mà nó còn phải bao gồm một tổng thể các yếu tố thể lực,trí lực, kỹ năng làm việc, thái độ và phong cách làm việc tất cả các yếu tố đóngày nay đều thuộc về chất lượng nguồn nhân lực và được đánh giá là một chỉtiêu tổng hợp là văn hoá lao động Ngoài ra, khi xem xét nguồn nhân lực, cơ cấucủa lao động, bao gồm cả cơ cấu đào tạo và cơ cấu ngành nghề cũng là một chỉtiêu rất quan trọng
Cũng giống như các nguồn lực khác, số lượng và đặc biệt là chất lượngnguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất
và tinh thần cho xã hội Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu sửdụng lao động, những người lao động phải được đào tạo, phân bổ và sử dụngtheo cơ cấu hợp lý, đảm bảo tính hiệu quả cao trong sử dụng Một quốc gia cólực lượng lao động đông đảo, nhưng nếu phân bổ không hợp lý giữa các ngành,các vùng, cơ cấu đào tạo không phù hợp với nhu cầu sử dụng thì lực lượng laođộng đông đảo đó không những không trở thành nguồn lực để phát triển mànhiều khi còn là gánh nặng cản trở sự phát triển
3.2 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
3.2.1 Định nghĩa về đào tạo, và phát triển nguồn nhân lực
3.2.1.1 Đào tạo
Đây là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năngtheo quy định của từng cấp học, bậc học gắn với việc cấp văn bằng của hệ thốnggiáo dục quốc dân
Đào tạo được xem như là một quá trình làm cho người học trở thành người
có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định
3.2.1.2 Phát triển
Là quá trình học tập nhằm mở ra cho các cá nhân những công việc, cơ hộimới dựa trên nhữngđịnh hướng tương lai của tổ chức
Trang 193.2.1.3 Phát triển nguồn nhân lực
Theo nghĩa rộng, nó là tổng thể các hoạt động có tổ chức được tiến hànhtrong những khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo ra sự thay đổi nghề nghiệpcủa người lao động
Như vậy có thể thấy rằng đào tạo và phát triển là hoạt động nhằm mục đích
bù đắp những mặt thiếu hụt kĩ năng, duy trì nguồn nhân lực cho tổ chức Đào tạo
là hoạt động nhằm bù đắp giúp cho giải quyết công việc ở hiện tại, phát triển làhoạt động chuẩn bị cho tương lai
3.2.2 Vai trò của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
- Đối với xã hội: Giáo dục, đào tạo và phát triển năng lực của người laođộng có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của một quốcgia Đào tạo là cơ sở thế mạnh, là nguồn gốc thành công của các nước phát triểnmạnh trên thế giới như Anh, Pháp, Nhật…Sự phát triển nguồn nhân lực của cácdoanh nghiệp cũng chính là yếu tố tích cực thúc đẩy nền kinh tế phát triển
- Đối với tổ chức: Đào tạo được xem là một yếu tố cơ bản nhằm đáp ứngcác mục tiêu, chiến lược của tổ chức Chất lượng nguồn nhân lực trở thành lợithế phát triển quan trọng nhất của các tổ chức Nó giúp tổ chức giải quyết đượccác vấn đề về tổ chức, chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn kế cận, vàgiúp cho tổ chức thích ứng kịp thời với sự thay đổi của xã hội
- Đối với cán bộ, công chức: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lựckhông chỉ đem lại nhiều lợi ích cho tổ chức mà nó còn giúp cho người lao độngcập nhật các kiến thức, kỹ năng mới, áp dụng thành công các thay đổi về côngnghệ, kỹ thuật Nhờ có đào tạo và phát triển mà người lao động tránh được sựđào tạo trong quá trình phát triển của tổ chức, xã hội Và nó còn góp phần làmthoả mãn nhu cầu phát triển cho người lao động
Như vậy công tác đào tạo và phát triển nhân lực, trên cơ sở lý luận công tácnày giữ vai trò quan trọng trong mọi cơ quan, tổ chức nói chung Đào tạo vàphát triển nguồn nhân lực đảm bảo cho nguồn nhân lực có kiến thức, kĩ năngđược rang bị đầy đủ và có hệ thống để hoàn thành và giải quyết công việc nhanhchóng Vậy việc thực hiện công tác đào tạo và phát triển tại ban tổ chức cơ quan
Trang 20thành ủy Sơn La đang được triển khai trong thời gian gần đây như thế nào.
Trang 21Chương II: Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại
ban tổ chức cơ quan thành ủy Sơn La
1 Thực trạng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay
Việt Nam được thế giới đánh giá là có lợi thế về dân sốđông, đang trong thời kỳ “dân số vàng” nên lực lượng trong độtuổi lao động khá dồi dào Đây là nguồn lực vô cùng quan trọng
để đất nước ta thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh
tế xã hội giai đoạn 2011-2020 đã được Đại hội Đảng XI thôngqua ngày 16/2/2011 Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực củaViệt Nam vẫn còn thấp và cần phải được cải thiện càng sớmcàng tốt
Hiện nay, ở Việt Nam đang hình thành 2 loại hình nhân lực:Nhân lực phổ thông và nhân lực chất lượng cao Nhân lực phổthông hiện tại vẫn chiếm số đông Trong khi đó, tỷ lệ nhân lựcchất lượng cao lại chiếm tỷ lệ rất thấp Cái thiếu của Việt Namhiện nay không phải là nhân lực phổ thông mà là nhân lực chấtlượng cao Không thể nói đến nhân lực chất lượng cao khi chấtlượng giáo dục đại học còn thấp; kết cấu hạ tầng còn rất thấpkém; tỷ lệ lao động mới qua đào tạo mới chỉ có từ 30 đến 40%;trình độ ngoại ngữ, khả năng sử dụng máy tính, công nghệthông tin kém…Theo số liệu thống kê năm 2010, trong số 20,1triệu lao động đã qua đào tạo trên tổng số 48,8 triệu lao độngđang làm việc, thì chỉ có 8,4 triệu người có bằng cấp, chứng chỉ
do các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước Số người từ 15 tuổitrở lên được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật rất thấp,chiếm khoảng 40% Cơ cấu đào tạo hiện còn bất hợp lý đượcthể hiện qua các tỷ lệ: Đại học và trên Đại học là 1, trung họcchuyên nghiệp là 1,3 và công nhân kỹ thuật là 0,92; trong khitrên thế giới, tỷ lệ này là 1-4-10 Theo đánh giá của Ngân hàngThế giới (WB), Việt Nam đang rất thiếu lao động có trình độ tay
Trang 22nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao và chất lượng nguồn nhân lựcViệt Nam cũng thấp hơn so với nhiều nước khác Nếu lấy thangđiểm là 10 thì chất lượng nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79điểm (xếp thứ 11/12 nước Châu Á tham gia xếp hạng của WB)trong khi Hàn Quốc là 6,91; Ấn Độ là 5,76; Malaysia là 5,59;Thái Lan là 4,94 Cơ cấu phân bổ lao động theo ngành nghềcũng mất cân đối Các ngành kỹ thuật - công nghệ, nông - lâm -ngư nghiệp ít và chiếm tỉ trọng thấp, trong khi đó các ngành xãhội luật, kinh tế, ngoại ngữ lại quá cao Nhiều ngành nghề,lĩnh vực có tình trạng vừa thừa vừa thiếu nhân lực Những lĩnhvực hiện đang thiếu lao động như: Kinh doanh tài chính, ngânhàng, kiểm toán, công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông, cơkhí chế tạo
2 Thực trạng công tác đào tạo và phát triển tại ban tổ chức cơ quan thành ủy Sơn La
Hội nhập kinh tế quốc tế đã bước vào giai đoạn quan trọngvới việc thực hiện các cam kết quốc tế, có ảnh hưởng trực tiếpđến các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của nước ta nóichung và tỉnh Sơn La nói riêng Nắm bắt tình hình việc thực hiện
và phổ biến của cơ quan tổ chức cấp trên, thấy được vai trò quan trọng của côngtác đào tạo và phát triển những năm gần đây cơ quan thành ủy Sơn La đang thựchiện một cách đồng bộ về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Thời gian qua, cơ quan thành ủy Sơn La đã có cố gắng ban đầu trongcông tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức Vì vậy đội ngũ cán bộ công chứccủa cơ quan không ngừng trưởng thành cả về số lượng lẫn chất lượng Nhằmđảm bảo cho đội ngũ công chức từng bước chuẩn hóa ngạch, bậc công chức theoquy định, cơ quan thành ủy Sơn La đã quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng caotrình độ, năng lực ở tất cả các lĩnh vực Công tác đào tạo và phát triển nguồnnhân lực tại cơ quan được quan tâm, hàng năm cơ quan cử cán bộ, công chức điđào tạo, bồi dưỡng theo vị trí, chức năng công việc được giao Đối với cán bộ cơ
Trang 23quan đảng cần có trình độ lý luận, do đó cán bộ, công chức chưa có trình độ lýluận đều được lựa chọn và đào tạo trình độ lý luận từ trung cấp, cao cấp.
Từ năm 2010 đến năm 2014, cơ quan thành ủy đã tạo điều kiện cho đi đàotạo nâng cao trình độ chuyên môn đối với 14 cán bộ, công chức, người lao động,
cử đi đào tạo cao cấp lý luận cho 02 cán bộ, công chức; đào tạo trung cấp lý luậncho 15 cán bộ, công chức Ngoài ra cho đi bồi dưỡng nghiệp vụ theo chuyênngành công tác đối với 09 lượt cán bộ Hàng năm cơ quan thành ủy có kế hoạch
cử cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về chuyênmôn nghiệp vụ, nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ, công chức Coi trọngviệc đánh giá kết quả học tập, khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễncông tác là một tiêu chuẩn để xem xét, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ
Cán bộ, công chức cơ quan thành ủy có độ tuổi trẻ dưới 30 tuổi đạt 19,1%,
từ 30 - 50 đạt 47,1% Đặc điểm của cơ quan thành ủy chuyên về công tác đảng
do đó quy định tuyển dụng cán bộ, công chức vào cơ quan đảng về cơ bản phải
là đảng viên Đối với người được tuyển dụng có độ tuổi trẻ được kết nạp vàođảng chưa nhiều, do đó nguồn nhân lực trẻ có năng lực, trình độ nhưng là đảngviên chưa nhiều Bên cạnh đó, có một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức tạicác cơ quan khác có nhu cầu chuyển công tác sang cơ quan đảng; đây là nguồnnhân lực tương đối lớn, tuy nhiên số lượng biên chế được giao có hạn, do đó cơquan nhìn nhận đánh giá đối với cán bộ, công chức của đơn vị, từ đó có kếhoạch đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức phù hợp với công việc, nhiệm
vụ được giao Phát triển tại chỗ nguồn nhân lực sẵn có của cơ quan, về cơ bảncán bộ, chuyên viên của cơ quan thành ủy là nguồn lãnh đạo tương của cácphòng, ban, đơn vị tại các đơn vị Do đó, việc thường xuyên đào tạo, bồi dưỡngnâng cao trình độ của cán bộ, công chức cơ quan thành ủy là rất cần thiết
Đối với cán bộ, công chức cơ quan thành ủy được lãnh đạo hết sức quantâm tạo điều kiện cho đi đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn Do
đó, khi cán bộ, công chức có nhu cầu thì cơ quan đều tạo điều kiện cho đi học.Riêng đối với đào tạo về cao cấp lý luận, số lượng có hạn nên cơ quan lựa chọnnhững cán bộ chủ chốt đi đào tạo trước, và ưu tiên những cán bộ có trong quy
Trang 24hoạch các chức danh chủ chốt của thành phố.
Trong những năm gần đây cơ quan thành ủy Sơn La đã cử:
+ Trên 3 lần cán bộ, công chức tham gia lớp đào tạo và bồi dưỡng kiếnthức về quản lý cán bộ, công chức với 03 học viên
+ Trên 3 lần cán bộ, công chức tham gia lớp chính trị đào tạo trung cấp lýluận với 15 học viên
+ Trên 1 lần cán bộ, công chức tham gia lớp chính trị đào tạo cao cấp lýluận với 05 học viên
+ Trên 2 lần cán bộ, công chức tham gia lớp đào tạo và bồi dưỡng nghiệp
vụ công tác tổ chức quản lý hội với 05 thành viên
+ Trên 1 lần cán bộ, công chức tham gia lớp đào tạo và bồi dưỡng nghiệp
vụ công tac văn phòng – thống kê với 02 học viên
+ Trên 1 lần cán bộ, công chức tham gia lớp đào tạo và bồi dưỡng nghiệp
vụ quản lý nhà nước với 03 học viên
+ Trên 3 lần cán bộ, công chức tham gia lớp nghiệp vụ công tác tổ chứcnhà nước với 04 học viên
+ Trên 1 lần cán bộ, công chức tham gia lớp đào tạo bồi dưỡng kiến thức
3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển cơ quan
Trang 25thành ủy Sơn La
3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
3.1.1 Nhân tố bên trong
3.1.1.1 Nhân tố con người
Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức do đó tất cả các hoạt động trong
tổ chức đều chịu sự tác động của nhân tố này Tuỳ từng hoạt động mà con ngườiảnh hưởng nhiều hay ít, đối với công tác đào tạo và phát triển thì yếu tố conngười ảnh hưởng mạnh mẽ Chúng ta đều nhận thấy, con người khác với độngvật là biết tư duy, do đó con người luôn có các nhu cầu khác nhau mà nhu cầuhọc tập và phát triển của người lao động ngày càng được chú trọng hơn Nhân tốcon người tác động đến đào tạo được chia ra làm hai nhân tố tác động đó là conngười lao động (lao động trực tiếp) và con người quản lý (cán bộ quản lý)
3.1.1.2 Các nhân tố thuộc về người lao động
Quan hệ quản trị nhân lực với chức năng quản lý khác trong cơ quan củacán bộ quản lý về vấn đề công tác đào tạo và phát triển nhân lực
Thiên về khía cạnh là nguồn nhân lực hay yếu tố con người trong quản trị
và trong hoạt động Nguồn nhân lực làm việc là năng suất sáng tạo hay thụđộng Nhân lực làm chỉ vì tiền hay mục đích nào khác nữa Kỹ năng tay nghềcảu người lao động là cao hay thấp Người lao động có kế hoạch phát triển dàihạn hay chỉ chú ý đến từng giai đoạn ngắn
3.1.1.3 Những chi phí về đào tạo
Như vậy, có thể thấy rằng các nhân tố ảnh hưởng này gắn với mục tiêu cụthể trong từng giai đoạn phát triển của tổ chức Mục tiêu của tổ chức đào tạo vàphát triển nguồn nhân lực cho phù hợp và đáp ứng được yêu cầu
Sự quan tâm của cấp lãnh đạo cấp cao cũng quyết định đến sự thành côngcủa công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
3.1.1.4 Nhân tố lao động
Cùng với việc đào tạo, tổ chức cũng cần khuyến khích họ tham gia đào tạo
tự nguyện và nhiệt tình vào các khóa đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Trang thiết