1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập quản trị nhân lực: tìm hiểu công tác bố trí nhân lực tại sở nội vụ tỉnh quảng ninh

47 646 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 1,46 MB

Nội dung

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 6. Ý nghĩa, đóng góp đề tài 2 7. Kết cấu đề tài 2 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC BỐ TRÍ, SẮP XẾP NHÂN LỰC TẠI SỞ NỘI VỤ TỈNH QUẢNG NINH 3 I. Khái quát chung về Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh 3 1. Khát quát 3 2. Chức năng, nhiệm vụ chung 3 2.1. Chức năng 3 2.2.Nhiệm vụ 3 3. Tóm lược quá trình phát triển của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh 8 4. Cơ cấu tổ chức 8 5. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh 9 6. Khái quát các hoạt động của công tác quản trị nhân lực của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh 9 7. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng sở 12 7.1. Vị trí, chức năng 12 7.2. Các nhiệm vụ cụ thể 12 7.3. Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc: 14 II. Cơ sở lý luận về công tác bố trí và sắp xếp nhân lực 15 1. Khái niệm và vai trò của bố trí, sắp xếp nhân lực 15 1.1. Khái niệm nguồn nhân lực 15 1.2. Khái niệm quản trị nhân lực 16 1.3. Khái niệm của bố trí, sắp xếp nhân lực 17 1.4. Vai trò của bố trí, sắp xếp nhân lực 17 2. Đặc điểm, vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển 18 2.1. Chất lượng nguồn nhân lực 18 2.2. Phân loại nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực 18 2.3. Phát triển nguồn nhân lực: 22 2.4. Bố trí, sắp xếp nhân lực cho phát triển 23 CHƯƠNG II. TÌM HIỂU CÔNG TÁC BỐ TRÍ, SẮP XẾP NHÂN LỰC TẠI SỞ NỘI VỤ TỈNH QUẢNG NINH 25 I. Khái quát đặc điểm nhân lực của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh 25 1. Chia theo trình độ học vấn 25 2. Chia theo độ tuổi, giới tính 27 II. Phân tích, đánh giá hiện trạng bố trí, sắp xếp nhân lực tại Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh 27 1. Công tác bố trí, sắp xếp nhân lực quản lý cấp cao 27 2. Công tác bố trí, sắp xếp lãnh đạo các phòng, đơn vị trực thuộc 30 3. Bố trí sắp xếp nguồn nhân lực các phòng, ban ở Sở Nội vụ 32 4. Đa dạng hóa các hình thức bố trí, sắp xếp nhân lực ở Sở Nội vụ 33 4.1. Điều chuyển, luân chuyển cán bộ 33 4.2. Thuyên chuyển 34 4.3. Kiêm nhiệm và miễn nhiệm 34 4.4. Cử cán bộ đi đào tạo 34 4.5. Bổ nhiệm, hưu trí 35 5. Ưu điểm và hạn chế trong công tác bố trí nhân lực 36 5.1. Ưu điểm 36 5.2. Hạn chế 36 CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BỐ TRÍ, SẮP XẾP NHÂN LỰC TẠI SỞ NỘI VỤ TỈNH QUẢNG NINH 37 I. Một số nhận xét chung 37 II. Định hướng phát triển nguồn nhân lực tại Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh 37 III. Hoàn thiện nội dung công tác bố trí, sắp xếp nhân lực và các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác bố trí, sắp xếp nhân lực tại Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh. 38 1. Giải pháp hoàn thiện nội dung công tác bố trí, sắp xếp nhân lực tại Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh 38 2. Một số biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác bố trí, sắp xếp nguồn nhân lực tại Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh 39 KẾT LUẬN 41 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

KHOA TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU CÔNG TÁC BỐ TRÍ NHÂN LỰC

TẠI SỞ NỘI VỤ TỈNH QUẢNG NINH

ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP: SỞ NỘI VỤ TỈNH QUẢNG NINH

Người hướng dẫn : Nguyễn Anh Đức Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Lan Ngành đào tạo : Quản trị Nhân lực

Khóa học : 2012 - 2015

Hà Nội - 2015

Trang 2

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Ý nghĩa, đóng góp đề tài 2

7 Kết cấu đề tài 2

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC BỐ TRÍ, SẮP XẾP NHÂN LỰC TẠI SỞ NỘI VỤ TỈNH QUẢNG NINH 3

I Khái quát chung về Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh 3

1 Khát quát 3

2 Chức năng, nhiệm vụ chung 3

2.1 Chức năng 3

2.2.Nhiệm vụ 3

3 Tóm lược quá trình phát triển của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh 8

4 Cơ cấu tổ chức 8

5 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh 9

6 Khái quát các hoạt động của công tác quản trị nhân lực của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh 9

7 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng sở 12

7.1 Vị trí, chức năng 12

7.2 Các nhiệm vụ cụ thể 12

7.3 Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc: 14

II Cơ sở lý luận về công tác bố trí và sắp xếp nhân lực 15

1 Khái niệm và vai trò của bố trí, sắp xếp nhân lực 15

1.1 Khái niệm nguồn nhân lực 15

1.2 Khái niệm quản trị nhân lực 16

Trang 3

1.3 Khái niệm của bố trí, sắp xếp nhân lực 17

1.4 Vai trò của bố trí, sắp xếp nhân lực 17

2 Đặc điểm, vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển 18

2.1 Chất lượng nguồn nhân lực 18

2.2 Phân loại nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực 18

2.3 Phát triển nguồn nhân lực: 22

2.4 Bố trí, sắp xếp nhân lực cho phát triển 23

CHƯƠNG II TÌM HIỂU CÔNG TÁC BỐ TRÍ, SẮP XẾP NHÂN LỰC TẠI SỞ NỘI VỤ TỈNH QUẢNG NINH 25

I Khái quát đặc điểm nhân lực của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh 25

1 Chia theo trình độ học vấn 25

2 Chia theo độ tuổi, giới tính 27

II Phân tích, đánh giá hiện trạng bố trí, sắp xếp nhân lực tại Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh 27

1 Công tác bố trí, sắp xếp nhân lực quản lý cấp cao 27

2 Công tác bố trí, sắp xếp lãnh đạo các phòng, đơn vị trực thuộc 30

3 Bố trí sắp xếp nguồn nhân lực các phòng, ban ở Sở Nội vụ 32

4 Đa dạng hóa các hình thức bố trí, sắp xếp nhân lực ở Sở Nội vụ 33

4.1 Điều chuyển, luân chuyển cán bộ 33

4.2 Thuyên chuyển 34

4.3 Kiêm nhiệm và miễn nhiệm 34

4.4 Cử cán bộ đi đào tạo 34

4.5 Bổ nhiệm, hưu trí 35

5 Ưu điểm và hạn chế trong công tác bố trí nhân lực 36

5.1 Ưu điểm 36

5.2 Hạn chế 36

CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BỐ TRÍ, SẮP XẾP NHÂN LỰC TẠI SỞ NỘI VỤ TỈNH QUẢNG NINH 37

I Một số nhận xét chung 37

II Định hướng phát triển nguồn nhân lực tại Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh 37

Trang 4

III Hoàn thiện nội dung công tác bố trí, sắp xếp nhân lực và các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác bố trí, sắp xếp nhân lực tại Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh 38

1 Giải pháp hoàn thiện nội dung công tác bố trí, sắp xếp nhân lực tại Sở Nội

vụ tỉnh Quảng Ninh 38

2 Một số biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác bố trí, sắp xếp nguồn nhân lực tại Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh 39

KẾT LUẬN 41 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

SNV : Sở Nội vụQTNL : Quản trị nhân lựcCBCC : Cán bộ công chức

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

Việc sử dụng và bố trí hiệu quả nguồn lao động trong tổ chức là rất quantrọng vì con người là nhân tố tiên quyết, không thể thiếu trong mọi tổ chức.Tuy nhiên chỉ có đội ngũ lao động chất lượng cao thì chưa đủ mà điều quantrọng là phải xác định được sự tham gia của con người vào từng công việc cụthể và trong nội bộ, đó chính là yêu cầu bố trí, sắp xếp nhân lực cho hợp lýtrong tổ chức Để có cơ sở , căn cứ cho bố trí, sắp xếp nhân lực hợp lý phảibiết cách phân định công việc và biết cách xác định khả năng lao động, tìmđược tập hợp các yếu tố thuộc khả năng lao động thích hợp với yếu cầu củacông việc đối với người tham gia thực hiện

Sau quá trình thực tập tại Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh được tìm hiểu vềnhiệm vụ, chức năng, đặc điểm, quy trình hoạt động, cơ cấu tổ chức, hiệu quảcủa quá trình đào tạo, em thêm nhận rõ vai trò của việc bố trí và sắp xếp nhânlực hợp lý Vì vậy em lựa chọn đề tài “ Tìm hiểu công tác bố trí nhân lực tại

Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh “ làm báo cáo tốt nghiệp để hiểu thêm về công tác

Vì vậy việc bố trí, sắp xếp nhân lực là một mắt xích quan trọng trong mỗi

cơ quan, tổ chức Bố trí, sắp xếp đúng nhân sự đúng vị trí sẽ tạo động lực chongười lao động đồng thời giúp tổ chức phát triển và hoạt động hiệu quả hơn.Nhận thức được tầm quan trọng của việc bố trí, sắp xếp nhân lực, Sở Nội

vụ tỉnh Quảng Ninh đã quan tâm nghiên cứu để đạt được hiệu quả cao nhưng bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế

Trang 7

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Làm rõ vị trí, vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác bố trí, sắpxếp nhân lực tại Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh;

- Tổng quan những vấn đề lý luận cơ bản về việc bố trí, sắp xếp nhân lựcnhằm khẳng định vai trò của bố trí và sắp xếp nhân lực tại Sở;

- Phân tích thực trạng vấn đề về bố trí sắp xếp nhân sự tại Sở

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu về bố trí và sắp xếp nhân sự tại Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh

4 Phạm vi nghiên cứu

Không gian: Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh

Thời gian: Nghiên cứu công tác bố trí, sắp xếp nhân lực tại SNV từ năm

2005 đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu

- Phương pháp điều tra xã hội học: quan sát, phỏng vấn, thống kê…

6 Ý nghĩa, đóng góp đề tài

a.Về mặt lý luận: Việc bố trí nhân lực trong tổ chức sẽ mang tính chấtlinh hoạt hơn cho cán bộ, cải thiện được tình trạng ngồi nhầm chỗ cho cán bộ.Với một nhân sự giỏi, nhà quản lý phải biết cách bố trí sắp xếp hợp lý đểnhân sự đó phát huy đk hết tài năng của bản thân

b.Về mặt thực tế: Việc bố trí, sắp xếp nhân lực giúp Sở Nội vụ tỉnhQuảng Ninh tổ chức lại cơ cấu nhân sự của mình một cách hợp lý hơn

Trang 8

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC BỐ TRÍ, SẮP XẾP NHÂN

LỰC TẠI SỞ NỘI VỤ TỈNH QUẢNG NINH

I Khái quát chung về Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh

1 Khát quát

a Tên cơ quan: Sở Nội vụ

b Địa chỉ: Tầng 3, Trụ sở liên cơ số 2, Phường Hồng Hà, Hạ Long,Quảng Ninh

Sở Nội vụ chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của

Uỷ ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn vềchuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Nội vụ

Sở Nội vụ có con dấu, tài khoản riêng theo quy định và có trụ sở tạithành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

2.2.Nhiệm vụ

a Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh dự thảo các quyết định, chỉ thị; quy hoạch,

kế hoạch dài hạn, 05 năm, hàng năm và các đề án, dự án; chương trình, biệnpháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lýnhà nước được giao trên địa bàn tỉnh

b Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế

Trang 9

hoạch, đề án, dự án đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn,kiểm tra, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lýnhà nước được giao

c Về tổ chức bộ máy hành chính, sự nghiệp thuộc tỉnh:

- Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định việc phân cấp quản lý về tổchức bộ máy đối với các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc Uỷ bannhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện;

- Thẩm định và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh đề án thành lập, sáp nhập,giải thể các tổ chức sự nghiệp dịch vụ công để Uỷ ban nhân dân tỉnh quyếtđịnh trên cơ sở quy hoạch và phân cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập,giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhândân cấp huyện theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để Uỷ bannhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định theo thẩm quyền;

- Thẩm định và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh việc quy định cụ thể chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên môn, các chi cục thuộc

cơ quan chuyên môn và tổ chức sự nghiệp dịch vụ công thuộc Uỷ ban nhândân tỉnh quản lý;

- Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập,giải thể các cơ quan, tổ chức không phải là cơ quan chuyên môn để Uỷ bannhân dân tỉnh xem xét, quyết định theo thẩm quyền;

- Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh dự thảo quyết định thành lập, sápnhập, giải thể các đơn vị thuộc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh theo quy địnhcủa pháp luật;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp hướng dẫn Uỷban nhân dân cấp huyện việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổchức các phòng chuyên môn, tổ chức sự nghiệp thuộc Uỷ ban nhân dân cấphuyện quản lý;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn có liên quan của tỉnh

Trang 10

hướng dẫn, kiểm tra cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức sựnghiệp theo quy định của pháp luật;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan của tỉnh việc phân loại, xếphạng các cơ quan hành chính, tổ chức sự nghiệp của tỉnh theo quy định củapháp luật

- Thẩm định hoặc tham gia thẩm định đề án thành lập, giải thể các doanhnghiệp nhà nước theo phân công của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh;

d Về tổ chức chính quyền các cấp của tỉnh:

- Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh đề án về thành lập, sáp nhập, chia tách,điều chỉnh địa giới hành chính dưới cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh để trình cấp cóthẩm quyền xem xét, quyết định;

- Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh nghiên cứu, hướng dẫn, theo dõi công tác tổchức và hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp thuộc tỉnh; phối hợp vớicác cơ quan hữu quan của tỉnh tổ chức và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểuQuốc hội; tổ chức và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dâncác cấp thuộc tỉnh theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của các cơ quanTrung ương; giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về việc thực hiện cácquy định của pháp luật về bầu cử; tổng hợp báo cáo kết quả bầu cử Hội đồngnhân dân, bầu cử Uỷ ban nhân dân; thực hiện các thủ tục để Thường trực Hộiđồng nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh phê chuẩn kêt quả bầu cử các chứcdanh lãnh đạo của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp huyện; giúp Uỷban nhân dân tỉnh trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Thủ tướng chính phủphê chuẩn các chức danh bầu cử Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ bannhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật;

- Làm đầu mối giúp Thường trực Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhândân tỉnh quản lý công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật, quản lý nhà nước,quản lý hành chính đối với đại biểu Hội đồng nhân dân; tổ chức thống kê sốlượng, chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân, thành viên Uỷ ban nhân dâncác cấp để tổng hợp, báo cáo theo quy định

Trang 11

đ Về công tác địa giới hành chính và phân loại đơn vị hành chính:

- Tổ chức triển khai thực hiện các nguyên tắc về quản lý, phân vạch, điềuchỉnh địa giới hành chính trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Chính phủ và

Bộ Nội vụ;

- Theo dõi, quản lý địa giới hành chính trong tỉnh; chuẩn bị các thủ tục

đề nghị việc thành lập mới, sáp nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới hànhchính, nâng cấp đô thị theo quy định; hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quyđịnh của nhà nước về việc thành lập mới, sáp nhập, chia tách, điều chỉnh địagiới hành chính tại địa phương; giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện,hướng dẫn và quản lý về công tác phân loại đơn vị hành chính các cấp theoquy định của pháp luật;

- Làm đầu mối giải quyết các vấn đề còn chưa thống nhất liên quan đếnđịa giới hành chính dưới cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;

- Tổng hợp để tỉnh báo cáo cấp có thẩm quyền những vấn đề có ý kiếnkhác nhau liên quan đến địa giới hành chính của tỉnh;

- Tổng hợp và quản lý hồ sơ bản đồ địa giới, mốc địa giới hành chínhcủa tỉnh theo hướng dẫn và quy định của Chính phủ và Bộ Nội vụ

e Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc hướng dẫn, kiểm tra tổng hợpbáo cáo việc thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan hànhchính, tổ chức sự nghiệp trên địa bàn tỉnh

g Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập thôn, bản; quy chếhoạt động của thôn, bản, khu phố

h Về cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh:

- Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh các đề án tổ chức thực hiện về: Phân công,phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và cán bộ, côngchức cơ sở; chính sách, chế độ tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khácđối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ dân cử, lao động hợpđồng trong các cơ quan hành chính, tổ chức sự nghiệp; tuyển dụng, sử dụng,đánh giá, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, luân chuyển, khen

Trang 12

thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cơ cấu ngạch côngchức trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp; cán bộ quản lý doanh nghiệpthuộc thẩm quyền quản lý của Uỷ ban nhân dân tỉnh theo quy định của phápluật và của Bộ Nội vụ;

- Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước đối với đội ngũ cán bộ,công chức, công chức dự bị, viên chức nhà nước, cán bộ, công chức xã,phường, thị trấn Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũcán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ, công chức xã, phường, thịtrấn, công chức dự bị Thống nhất quản lý và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồidưỡng cán bộ, công chức ở trong và ngoài nước sau khi được Uỷ ban nhândân tỉnh phê duyệt Hướng dẫn, kiểm tra việc thi tuyển, xét tuyển, quản lý và

sử dụng, thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chứcnhà nước và cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn

i Về cải cách hành chính:

- Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định phân công các cơ quan chuyênmôn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phụ trách các nội dung, công việc củacải cách hành chính, bao gồm: cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hànhchính, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, cải cách tài chínhcông, hiện đại hoá nền hành chính; theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc triểnkhai thực hiện theo quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh;

- Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định các chủ trương, biệnpháp đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý củacác cơ quan hành chính nhà nước trong tỉnh; chủ trì, phối hợp với các cơ quanngành dọc của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh trong triển khai cải cáchhành chính;

- Xây dựng báo cáo công tác cải cách hành chính với Uỷ ban nhân dântỉnh; giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chế độ báo cáo công tác cải cáchhành chính với Thủ tướng

Trang 13

k Về công tác Tôn giáo:

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các chủ trương,chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo trên địabàn tỉnh;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan để thực hiện nhiệm vụquản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

- Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ công tác tôn giáo;

- Làm đầu mối liên hệ giữa chính quyền địa phương với các tổ chức tôngiáo trên địa bàn tỉnh

3 Tóm lược quá trình phát triển của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh

Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhândân tỉnh, được thành lập vào năm 1999 và có các chức năng như sau: thammưu cho UBND tỉnh

Sở Nội vụ chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của

Uỷ ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn vềchuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Nội vụ

Sở Nội vụ có con dấu, tài khoản riêng theo quy định và có trụ sở tạithành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

- Ban Tôn giáo;

- Ban thi đua khen thưởng;

Trang 14

- Chi cục Văn thư- lưu trữ;

- Phòng Cán bộ và Pháp chế;

- Phòng công tác Thanh niên

5 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh

Trong thời gian tới SNV có nhiều kế hoạch cần tiển khai như:

- Triển khai thực hiện Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 12/04/2015 của Chủtịch UBND tỉnh Quảng Ninh về chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật, đạo đức công vụ; tăng cường công tác quản lý cán bộ công chức, viên chức và thi đua khen thưởng

- Thực hiện thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức

- Hoàn thiện chấm điểm Bộ chỉ số CCHC năm 2014 của các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh

- Tập huấn công tác thi đua khen thưởng

6 Khái quát các hoạt động của công tác quản trị nhân lực của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh

a Công tác hoạch định nhân lực

Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh luôn chú trọng công tác hoạch định nhân lực

vì hoạch định nguồn nhân lực giúp cho Sở xác định rõ khoảng cách giữa hiệntại và định hướng tương lai về nhu cầu nhân lực của Sở, chủ động thấy trướckhó khăn và tìm các biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực Đồng thờihoạch định nguồn nhân lực còn giúp cho SNV thấy rõ hơn những hạn chế và

cơ hội của nguồn tài sản nhân lực mà SNV hiện có

Nhận thức được điều nay nên SNV đã có những công tác hoạch địnhnguồn nhân lực như sau:

- Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực: SNV đã tiến hành phân tích môitrường và các nhân tố ảnh hưởng

+ Các yếu tố bên ngoài và môi trường

+ Môi trường bên trong SNV

Trang 15

- Phân tích thực trạng nguồn nhân lực tại SNV

+ Phân tích mức cung nội bộ

+ Xác định những quá trình phát triển dự kiến

+ Phân tích sự chênh lệch giữa cung và cầu

- Đưa ra quyết định tăng hoặc giảm nguồn nhân lực

- Lập kế hoạch thực hiện

- Đánh giá việc thực hiện kế hoạch

b Công tác phân tích công việc

Trước hết phân tích công việc là quá trình thu thập các thông tin liên quan đến công việc một cách có hệ thống Nhờ quá trình phân tích công việc nên SNV có thể dễ dàng nắm bắt được nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi cán

bộ với công việc

c Công tác tuyển dụng nhân lực

Hiện nay SNV đang áp dụng 2 hình thức tuyển dụng:

a.1.Thi tuyển:

- Môn thi, nội dung thi, thời gian thi quy định cụ thể tại Điều 8, Điều 9 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính Phủ; Điều 7, Điều 8 Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ

- Cách tính điểm và xấc định người trúng tuyển được quy định cụ thể tại Điều

10, Điều 11 Nghị định số 24/2010/NĐ ngày 15/3/2010 của Chính Phủ

Tổ chức thi tuyển, xét tuyển theo quy chế, nội quy ban hành kèm theo Thông

tư số 13/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội Vụ)

Trang 16

d Công tác bố trí, sắp xếp nhân lực cho các vị trí

Việc bố trí, sắp xếp nhân lực cho các vị trí được SNV tiến hành khá hợp

lý, tuy vẫn còn những việc cần thay đổi nhưng không đáng kể và không ảnhhưởng to lớn đến sự phát triển của SNV

e Công tác đào tạo và phát triển nhân lực

SNV luôn cố gắng phát huy nhân lực tối đa nhất để tránh lãng phí nhânlực SNV sẽ tạo điều kiện cho những cán bộ có chuyên môn muốn học lên caođược đi tu dưỡng ở cơ quan khác hoặc nước ngoài, sau đó lại quay lại Sở đểcông tác SNV tạo ra môi trường làm việc thân thiện để nhân lực có thể pháthuy hết tài năng của họ

f Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc

Kết quả thực hiện công việc được đánh giá theo tháng, quý, năm Hàngtháng sẽ tổng hợp việc thực hiện công việc để báo cáo trong cuộc họp quý vànăm Sau đó rút kinh nghiệm trong quý và năm tiếp theo

g Quan điểm trả lương cho người lao động

Dựa vào bậc và hệ số lương của mỗi nhân lực, SNV sẽ chi trả lương theođúng quy định Nhà nước ban hành

h Quan điểm và các chương trình phúc lợi cơ bản

Mỗi nhân lực khi làm việc tại SNV đề được hưởng phúc lợi: bảo hiểm xãhội, bảo hiểm y tế, hưa trí, nghỉ phép, nghỉ lễ, ăn trưa, trợ cấp cho các nhânviên khi gặp khó khăn, tặng quà cho nhân viên nhân ngày sinh nhật, cưới hỏi,mừng thọ cha mẹ cán bộ…

i Công tác giải quyết các quan hệ lao động

Về công tác giải quyết lao động, SNV chấp hành ngyên tắc 3 bên ( Lãnhđạo, Công chức, Công Đoàn )

Trang 17

7 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng sở

7.1 Vị trí, chức năng

Thực hiện chức năng Thực tham mưu, thông tin tổng hợp, điều phối cáchoạt động theo chương trình, kế hoạch công tác của lãnh đạo Sở; quản lý côngtác hành chính quản trị, quản lý tài chính, tài sản của Sở; Thường trực Hộiđồng Thi đua, khen thưởng của cơ quan và của ngành; làm công tác tổ chứccủa cơ quan Sở; phối hợp và đôn đốc các phòng, đơn vị trong cơ quan tổ chứctriển khai nhiệm vụ được giao

7.2 Các nhiệm vụ cụ thể

a Tổng hợp, xây dựng và đôn đốc việc thực hiện chương trình, kế hoạch

công tác tháng, quý, năm; xây dựng các văn bản theo chức năng, nhiệm vụ,

thẩm quyền của Sở

b Thực hiện nhiệm vụ thông tin tổng hợp:

- Tổng hợp, khai thác, quản lý các cơ sở dữ liệu, thông tin, các văn bảnquy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn của Bộ Nội vụ, của UBND tỉnhphục vụ sự điều hành, khai thác, sử dụng của lãnh đạo Sở và cán bộ, côngchức trong cơ quan Sở

- Xây dựng các báo cáo định kỳ, chuyên đề, đột xuất của Sở, của ngành;xây dựng, tham gia xây dựng và góp ý vào các Đề án, văn bản theo sự phâncông của Giám đốc

c Thực hiện các nhiệm vụ thư ký giúp việc cho Lãnh đạo Sở.Chuẩn bị nội dung, chương trình các cuộc họp, buổi làm việc, ghi biên bản,

dự thảo các thông báo, kết luận của lãnh đạo Sở

d Thực hiện các nhiệm vụ pháp chế:

- Soạn thảo, tham gia soạn thảo, tiến hành rà soát các văn bản quy phạmpháp luật, văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của ngành theo sự phân công củaGiám đốc

- Tổ chức phổ biến và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm

Trang 18

pháp luật trong ngành.

- Dự thảo các nội quy, quy chế hoạt động của cơ quan

- Thường trực Cải cách hành chính của Sở, thực hiện cơ chế một cửatheo quy định

e Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng của cơ quan và của ngành

f Thực hiện các nhiệm vụ hành chính, văn thư, lưu trữ

g Tổ chức hướng dẫn và thực hiện công tác lưu trữ của cơ quan theo quyđịnh của pháp luật

h Thực hiện công tác quản lý tài chính và tài sản của Sở:

- Xây dựng dự toán ngân sách hàng năm của Sở, phân khai tài chính và

tổ chức quản lý theo quy định của pháp luật

- Sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị và tài sản của Nhà nước giao cho

Sở và nguồn kinh phí được cấp, thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí

- Thực hiện chế độ báo cáo tài chính theo các quy định của Luật ngânsách

i Thực hiện các nhiệm vụ quản trị

Tổ chức quản trị công sở, bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bịphục vụ nhiệm vụ chuyên môn của các phòng

Quản lý và điều hành các phương tiện phục vụ công tác; đảm bảo cácđiều kiện về an ninh trật tự, cảnh quan môi trường trong trụ sở cơ quan

k Thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, bảo mật nội bộ cơ quan,bảo đảm kỷ luật lao động, kỷ luật, kỷ cương hành chính theo nội quy, quy chếlàm việc của cơ quan Sở.Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chính trị nội bộ của cơquan

l Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác khoa học- công nghệtrong lĩnh vực tổ chức nhà nước và tham gia thực hiện các đề án, đề tài khoahọc được giao

m Thực hiện công nghệ thông tin:

- Xây dựng, quản lý và khai thác có hiệu quả hệ thống công nghệ thông

Trang 19

tin của Sở.

- Cập nhật kịp thời các thông tin về triển khai các nội dung công tác theochức năng, nhiệm vụ của Sở lên Cổng thông tin điện tử của Sở

n Chánh Văn phòng Sở được ký thừa lệnh (TL) Giám đốc một số giấy

tờ như: Giấy công tác, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép của cán bộ, công chức,nhân viên trong cơ quan và những văn bản khác khi được Giám đốc Sở giao

o Chánh Văn phòng giúp Giám đốc Sở quản lý, theo dõi công tác tổchức cán bộ và thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước đối với cán bộ,công chức, viên chức và nhân viên của cơ quan

p. Phối hợp với công đoàn chăm lo đời sống cho cán bộ, công chức, viênchức và nhân viên cơ quan; có trách nhiệm giúp Đảng uỷ cơ quan trong cáchoạt động

q Làm nhiệm vụ thường trực tiếp công dân của Sở

s Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao

7.3 Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc:

- Văn phòng có một Chánh văn phòng, hai phó Chánh văn phòng, bảy chuyênviên, một nhân viện và một lái xe

- Văn phòng Sở làm việc theo chế độ thủ trưởng kế hợp với chế độ chuyên viên

Danh sách cán bộ viên chức trong Văn phòng Sở Nội vụ:

1- Chánh văn phòng: Nguyễn Anh Đức

2- Phó Chánh văn phòng: Hoàng Thị Thu Trang

3- Phó Chánh văn phòng: Nguyễn Thị Lan Phương

4- Chuyên viên: Đỗ Hải Yến

5- Chuyên viên: Nguyễn Thị Oanh

6- Chuyên viên: Nguyễn Trang Nhung

7- Chuyên viên: Phạm Tiến Dũng

8- Chuyên viên: Lưu Thị Vân Khánh

9- Chuyên viên: Nguyễn Quang Toàn

Trang 20

10- Chuyên viên: Vũ Anh Pháp

11- Nhân viên: Nguyễn Nga My

12- Lái xe: Lê Đức Văn

II Cơ sở lý luận về công tác bố trí và sắp xếp nhân lực

1 Khái niệm và vai trò của bố trí, sắp xếp nhân lực

1.1 Khái niệm nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực – nguồn lực quý giá n hất của các tổ chức, đơn vị, là yếuttoos quyết định sự thành bại của họ trong tương lai Bởi vậy, các tổ chức và đơn vị luôn tìm cách để duy trì và phát triển Nnguồn lực của mình Một trong nhưng biện pháp hữu hiệu nhằm thực hiện mục tiêu hoàn thiện Công tác bố trínguồn nhân lực trong các tổ chức Tuy nhiên cho đến nay còn nhiều quán niệm khác nhau và dường như chưa có sự thống nhất nào Tùy theo mục tiêu

cụ thể mà người ta có những nhận thức khác nhau về nguồn nhân lực Có thể nêu một số quan điểm như sau:

Nguồn nhân lực là toàn bộ khả năng về sức lực, trí tuệ của mọi cá nhân trong tổ chức, bất kể vai trò của họ là gì Theo ý kiến này nói đến NNL là nói đến sức óc, sức bắp thịt, sức thần kinh và nhìn nhận các khả năng ở trạng thái tĩnh

Có ý kiến cho rằng, NNL là tổng hợp các cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về vật chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động Khác với quan niệm trên, ở đây

việc nào đó ( Phạm Minh Hạc, Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi

Trang 21

vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa – 2001)

Như vậy cần phải hiểu: NNL là tổng thể những tiềm năng của con người ( trước hết và cơ bản nhất là tiềm năng lao động) gồm thể lực, trí lực, nhân cách của con người nhằm đáp ứng yêu cầu của một tổ chức hoặc một cơ cấu kinh tế- xã hội nhất định

1.2 Khái niệm quản trị nhân lực

Có nhiều cách hiểu và khái niệm khác nhau về quản trị nhân lực

QTNL là một hệ thống các triết lý, chính sách hoạt động, chức năng thu hút đào tạo, phát triển, duy trì con người của một tổ chức nhằm đạt kết quả tối

ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên ( Theo Trần Thị Kim Dung)

QTNL bao gồm việc hoạch định, tổ chức, chỉ huy, kiểm soát các hoạt động nhằm thu hút, sử dụng, động viên và cung cấp tiện nghi cho nhân lực thông qua tổ chức của nó

Dù ở góc độ nào thì QTNL vẫn là các hoạt động của tổ chức để thu hút, xây dựng, phát triển, sử dụng, đánh giá, bảo toàn và giữ gìn một lực lượng laođộng phù hợp với yêu cầu của tổ chức về cả mặt số lượng và chất lượng.QTNL là công tác quản lý con người trong phạm vi nội bộ một tổ chức,

là sự đối xử của tổ chức đối với người lao động Nói cách khác QTNL chịu trách nhiệm về việc đưa con người vào tổ chức, giúp cho họ thực hiện công việc của tổ chức cả về mặt số lượng và chất lượng, thù lao cho công sức của

họ và giải quyết các vấn đề phát sinh

QTNL đóng vai trò trung tâm trong việc thành lập các tổ chức và giúp cho tổ chức tồn tại và phát triển trên thị trường Tầm quan trọng của QTNL xuất phát từ vai trò quan trọng của con người Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức, vận hành tổ chức và quyết định sự thành bại của tổ chức

Bất kì tổ chức nào cũng được vận hành bởi các nguồn lực của nó Do đó nguồn nhân lực trong tổ chức cần được phát huy tối đa và khai thác những tiềm ẩn của họ, gồm có thể lực và trí lực Vì vậy chúng ta thấy được tầm quan

Trang 22

trọng của QTNL đối với các doanh nghiệp, tổ chức là như thế nào để từ đó các nhà quản trị đưa ra các phương hướng, nhiệm vụ và các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nguồn nhân lực trong mỗi tổ chức.

1.3 Khái niệm của bố trí, sắp xếp nhân lực

Bố trí, sắp xếp nhân lực bao gồm các hoạt động định hướng ( hay còn gọi là hòa nhập) đối với người lao động khi bố trí họ vào một vị trí làm việc mới, bố trí lại lao động thông qua thuyên chuyển, đề bạt và xuống chức hay còn gọi là quá trình biên chế nội bộ Tổ chức sẽ động viên được sự đóng góp của người lao động ở mức cao nhất nếu quá trình bố trí nhân lực được thực hiện có chủ định và hợp lý Mặt khác, các dạng thôi việc như giãn thợ, sa thải,

tự thôi việc cũng thường gây ra những tổn thất, khó khăn nhất định cho cả hai phía và do đó đòi hỏi phải thực hiện một cách chủ động và hiệu quả

1.4 Vai trò của bố trí, sắp xếp nhân lực

Vai trò của bố trí, sắp xếp nhân lực là vấn đề quan trọng trong tổ chức:

- Giúp tổ chức tiết kiệm được đội ngũ nhân lực, không gây lãng phí và trách được tình trạng mất cân bằng ở các vị trí

- Bố trí nhân lực giúp cơ quan ổn định được cơ cấu tổ chức, dễ dàng trong việc quản lý, điều hành nhân viên

- Tạo điều kiện cho tổ chức tìm ra được đội ngũ cán bộ có năng lực cho

đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn Từ đó tạo ra được cán bộ nguồn và cán bộ chủ chốt cho tổ chức

Trang 23

b Đối với xã hội

Giúp bổ xung cho xã hội nguồn nhân lực để phát triển bền vững trong các lĩnh vực kinh tế- xã hội Khăc phục được tình trạng cắt, giảm nguồn nhân lực

2 Đặc điểm, vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển

2.1 Chất lượng nguồn nhân lực

Là phẩm chất thân thể, văn hóa, đạo đức, tư tưởng và sự thống nhất với

kỹ năng lao động chức nghiệp của con người có năng lực lao động ở một nước, một địa phương, một tổ chức

Nhân tố có ảnh hưởng đến chất lượng tài nguyên nhân lực có: thể chất và

di chuyền trí tuệ; tình hình phát triển sự nghiệp giáo dục; quan niệm văn hóa

và hoàn cảnh kinh tế- xã hội…

Các chỉ tiêu dùng để đánh giá- định lượng chất lượng tài nguyên nhân lực của một quốc gia gồm có: trình độ sức khỏe, thống kê bệnh tật, tỉ lệ bệnh tật, mức biết chữ, tỉ lệ sinh viên; nhân viên kỹ thuật, tình hình đẳng cấp kỹ thuật ( cơ cấu và mức bình quân); cơ cấu dinh dưỡng và mức dinh dưỡng; chỉ

số phát triển con người HID và hệ số Engul; tỷ lệ phạm tội.( Tình trạng tài nguyên nhân lực được đánh giá bằng các chỉ tiêu chủ yếu nêu trên)

Là bộ phận tổ thành quan trọng của tình hình quốc gia, là điểm xuất phát

và chỗ dựa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Điều đó cũng đúng với mỗi địa phương hoặc mỗi tổ chức, nhất là các tổ chức khoa học và công nghệ

2.2 Phân loại nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực

a Phân loại theo tiêu chí độ tuổi

Trong mỗi thời kì xác định gồm:

- Nguồn nhân lực trẻ chưa đến độ tuổi lao động

- Nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động

- Nguồn nhân lực ngoài độ tuổi lao động

Ngày đăng: 05/08/2016, 21:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. C. Max, Engels (1982) toàn tập, quyển 23, trang 190, NXB Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Engels (1982) toàn tập, quyển 23, trang 190
Nhà XB: NXB Sự thật
4. PGS.TS Hà Văn Hội Quản trị nguồn nhân lực (2007), NXB Bưu điện 5. PGS.TS Trần Kim Dung, Quản trị nhân lực (2009) , NXB Thống kê Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị nguồn nhân lực" (2007), NXB Bưu điện5. PGS.TS Trần Kim Dung, "Quản trị nhân lực
Tác giả: PGS.TS Hà Văn Hội Quản trị nguồn nhân lực
Nhà XB: NXB Bưu điện5. PGS.TS Trần Kim Dung
Năm: 2007
6. TS. Đào Hữu Hòa, giáo trình Quản trị nguồn nhân lực ( 2007), NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị nguồn nhân lực
Nhà XB: NXBGiáo dục
7. TS. Lê Thanh Hà, giáo trình Quản trị nhân lực I, II ( 2009) – trường ĐH Lao động – Xã hội, NXB Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị nhân lực I, II
Nhà XB: NXB Lao động – Xã hội
2. Công văn 757/BNV-CBHC, ngày 07/03/2013 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện QĐ 1333/QĐ-BNV Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w