Học tốt tập làm văn sẽ giúp các em có nền tảng vững chắc để học tốtcác môn học khác, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hộichủ nghĩa.. - Hình thành ý thức
Trang 1Phần 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng viết văn Tả cảnhcho học sinh lớp 5
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: môn Tiếng Việt
3 Tác giả:
Họ và tên: Đồng Thị Chiên Nữ
Ngày tháng/năm sinh: 31/10/1978
Trình độ chuyên môn: Đại học - Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phả Lại 2 - Chí Linh - Hải DươngĐiện thoại: 0987 135 208
4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Phả Lại 2
Địa chỉ: Bình Giang - phường Phả Lại - thị xã Chí Linh - tỉnh Hải DươngĐiện thoại: 03203 881 328
5 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Sáng kiến có thể áp dụng cho tất cả giáo viên tiểu học dạy lớp 5
6 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2014 - 2015
HỌ TÊN TÁC GIẢ
Đồng Thị Chiên
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Trang 2TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Tập làm văn là phân môn tổng hợp của tất cả các phân môn trong mônTiếng Việt Học tốt tập làm văn sẽ giúp các em có nền tảng vững chắc để học tốtcác môn học khác, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hộichủ nghĩa Và hơn nữa, xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học, tíchcực đổi mới phương pháp trong giai đoạn hiện nay, tôi đã tìm hiểu, khảo sát vàthấy kĩ năng viết văn của học sinh còn nhiều hạn chế Chính vì vậy, tôi đã tiến
hành nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng viết văn Tả cảnh cho học sinh lớp 5”
2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
2.1 Điều kiện áp dụng
- Giáo viên phải có trình độ chuẩn, luôn yêu nghề, mến trẻ và có thái độlàm việc nghiêm túc; tích cực đổi mới phương pháp dạy học
- Học sinh phải có đầy đủ đồ dùng, dụng cụ học tập; nắm được các kiếnthức cơ bản đã học
2.2 Thời gian áp dụng
Sáng kiến được áp dụng trong năm học 2014 - 2015
2.3 Đối tượng áp dụng sáng kiến
Giáo viên và học sinh lớp 5 các trường tiểu học
3 Nội dung sáng kiến
3.1 Điểm mới của sáng kiến
- Kích thích được hứng thú học văn, viết văn tả cảnh của học sinh
- Hình thành ý thức sử dụng ngôn ngữ lưu loát trong giao tiếp, giữ gìn sựtrong sáng của tiếng Việt, phát triển năng lực viết văn tả cảnh của trẻ giúp họcsinh có phương pháp luyện viết văn tốt hơn
3.2 Khả năng áp dụng của sáng kiến
Sau thời gian nghiên cứu, áp dụng dạy thực nghiệm, tôi thấy sáng kiến
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng viết văn Tả cảnh cho học sinh lớp 5” cótính khả thi cao, học sinh biết vận dụng để viết một bài văn hợp lí
Trang 3Tôi đã tiến hành áp dụng sáng kiến qua một số giải pháp sau:
- Hướng dẫn học sinh tích luỹ vốn từ ngữ và lựa chọn từ ngữ
- Bồi dưỡng hứng thú học tập và năng lực cảm thụ văn học cho HS
- Hướng dẫn học sinh biết cách xác định đúng yêu cầu đề bài
- Khai thác sự chủ động, sáng tạo của học sinh trên cơ sở quan sát, liêntưởng bằng hệ thống câu hỏi mở để hướng dẫn tìm ý, lập dàn ý cho bài văn
- Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn, bài văn
- Hướng dẫn một số cách sử dụng từ ngữ trong viết văn tả cảnh
3.3 Hiệu quả của sáng kiến
- Sáng kiến giúp hình thành và rèn cho học sinh những kĩ năng cơ bản khiviết văn tả cảnh
- Học sinh có hứng thú và say mê học tập, luôn tích cực, chủ động, sángtạo khi làm bài
4 Khẳng định giá trị và kết quả của sáng kiến
Qua việc áp dụng các giải pháp của đề tài này, tôi thấy bước đầu mang lạikết quả tốt đẹp Điều đó thể hiện rất rõ về chất lượng bài văn và sự hứng thú củahọc sinh khi học Học sinh nắm chắc kiến thức về kĩ năng viết văn tả cảnh, đượcbộc lộ khả năng của mình trước lớp Đối tượng học sinh giỏi phát huy được khảnăng của mình trong học tập Những học sinh yếu về kĩ năng viết văn miêu tả,đặc biệt là tả cảnh nay đã mạnh dạn, tự tin hơn trong giờ học Tập làm văn Cònnhững em học lực trung bình đã tự mình viết được một bài văn, một đoạn văntheo yêu cầu của đề bài Tuy những bài văn, đoạn văn đó có thể chưa hay, chưasinh động nhưng các em đã tự viết bằng chính tư duy của mình Điều đó sẽ kíchthích ý thức ham học hỏi, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinhgóp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục
5 Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến
- Để thực hiện áp dụng sáng kiến vào giảng dạy, giáo viên phải tạo thóiquen cho học sinh ghi chép những điều mình quan sát được cũng như những tìnhcảm, cảm xúc tức thời trước một đối tượng miêu tả Những điều quan sát đó nênghi lại vào cuốn Sổ tay văn học
Trang 4- Nhà trường tiếp tục hội thảo, chuyên đề thảo luận các biện pháp áp dụngvào giảng dạy Tập làm văn, đặc biệt là văn tả cảnh.
- Thường xuyên tổ chức cho học sinh thăm quan, dã ngoại để học sinh cóthêm nhiều hiểu biết và vốn kiến thức để viết được một bài văn giàu hình ảnh
Trang 5Phần 2
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Trong chương trình tiểu học, Tiếng Việt là môn học công cụ, với nhiệm vụcung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về tiếng mẹ đẻ, rèn cho các emcác kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong nghe, nói, đọc, viết Tập làm văn là mộtphân môn của môn Tiếng Việt, thông qua phân môn Tập làm văn, học sinh đượcrèn luyện về khả năng dùng từ chính xác, độc đáo để từ đó các em có thể viếtđược đoạn văn bài văn hay, giàu tính nghệ thuật Văn tả cảnh được coi là trọngtâm của thể loại văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn ở lớp 5 Đây là loạivăn có sức tái hiện sự vật, hiện tượng, hoạt động, một cách sinh động Nếu họcsinh được rèn luyện kĩ năng viết văn tả cảnh thì các em sẽ dễ dàng nhận thấy cáihay, cái đẹp chứa đựng trong các yếu tố ngôn ngữ đối với từng cách dùng từ, đặtcâu Từ đó, các em sẽ biết cách dùng từ sao cho đúng, hay để miêu tả hình ảnh,
sự vật một cách sinh động, gợi cảm như chúng đang hoạt động đang nảy nở,đang sinh sôi và phát triển
Như vậy, làm văn - rèn kĩ năng viết văn là nơi thử thách học sinh các kĩnăng tiếng Việt, vốn sống, vốn văn hoá, năng lực cảm thụ văn học của các emmột cách tổng hợp Việc dạy Tập làm văn - dạy học sinh làm người - là việc làmhết sức cần thiết vì đó là môn học giúp cho học sinh phát triển khả năng ngônngữ nhiều nhất Và chính ngôn ngữ là công cụ vàng, là chìa khoá vạn năng giúptrẻ mở những cánh cửa thành công trong các hoạt động học tập và giao tiếp đờisống
1.2 Lí do chọn đề tài
Với vai trò tiên phong của quá trình xây dựng và gọt giũa ngôn ngữ củamột con người, ở bậc Tiểu học, Tiếng Việt được dạy thành nhiều phân môn trongđó Tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng Phân môn này rèn luyện cho các em
kĩ năng sản sinh văn bản, góp phần dạy học sinh sử dụng Tiếng Việt trong đờisống sinh hoạt, trong quá trình lĩnh hội tri thức
Trang 6Mặt khác, trong lĩnh vực văn học, ngôn ngữ mở rộng phát triển, tư duytrừu tượng của trẻ phát triển mạnh Như vậy, vốn trí thức văn hoá, trí thức đờisống mà trẻ tích luỹ được qua sách báo, phim ảnh và thông tin đại chúng là rấtphong phú và đa dạng Điều đó cho thấy mỗi trẻ đều mang trong mình nhữngtiềm năng về những môn khoa học Vấn đề đặt ra là phải kịp thời phát hiện, nuôidưỡng những phẩm chất đó ở trẻ Vậy cần phải dạy và học môn Tập làm văn,đặc biệt là văn Tả cảnh như thế nào để sử dụng, khai thác và phát triển được vốnhiểu biết đó ở trẻ?
Tiếng Việt là một trong số các ngôn ngữ hết sức phong phú, đa dạng và cósức biểu cảm Nhà văn Đặng Thai Mai có nói: "Tiếng Việt là một ngôn ngữ cótính thẩm mĩ cao, có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay, từngữ Tiếng Việt tinh tế và giàu hình ảnh" Do đó nếu có kĩ năng viết văn hợp lí,biết cách sử dụng từ ngữ trong viết văn sẽ giúp ta truyền đạt đến người đọcnhững nội dung thông tin một cách có hiệu quả nhất Chính vì vậy việc rèn kĩnăng viết văn, kĩ năng sử dụng Tiếng Việt đối với mỗi chúng ta là rất cần thiết vàcó ý nghĩa thực tiễn cao
Trên thực tế, chương trình phân môn Tập làm văn lớp 5 ổn định, mangtính chất chung và đồng đều trên cả nước Vì vậy dẫn đến tình trạng sau:
- Dạy học phân môn Tập làm văn mới chú ý tới mặt bằng kiến thức cần cócho mỗi học sinh mà chưa quan tâm tới độ sâu của nó Điều đó sẽ hạn chế việcphát hiện, bồi dưỡng những em có năng lực văn chương
- Chưa khai thác sử dụng một cách hợp lí có lợi nhất vốn sống và năng lựcbản thân của trẻ
- Chưa tạo ra được sự hứng thú và niềm say mê trong học tập
Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi cũng không khỏi băn khoăn trăntrở là làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy - học và rèn kĩ năng viết văn Tảcảnh cho học sinh lớp 5 góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?
Từ những lí do khách quan, chủ quan trên và căn cứ vào thực tế giảng dạy,
học tập về Tiếng Việt, tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5”.
Trang 72 Cơ sở lý luận của vấn đề
Tiếng mẹ đẻ có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và đờisống mỗi con người Cổ nhân dạy rằng: Văn là người Đọc văn của một người tacó thể hình dung ra những nét tính cách nổi trội của người đó Bởi vậy, việc dạy
và học Tập làm văn có tầm quan trọng đặc biệt trong nhà trường nhất là với nhàtrường tiểu học
Là phân môn tích hợp có vị trí quan trọng trong chương trình Tiếng ViệtTiểu học, có tác động giáo dục tâm hồn rất sâu xa và đặc biệt, phân môn Tập làmvăn giúp học sinh: trang bị các kiến thức và rèn luyện các kĩ năng làm văn; gópphần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy lô-gích, tư duyhình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho họcsinh Làm tốt văn tức là ngôn ngữ, chữ viết của trẻ được củng cố, trau dồi vàphát triển Khi trẻ viết lên một câu văn, các thao tác viết chữ được thực hiện,đồng thời vốn từ của trẻ được đưa ra sử dụng linh hoạt
Chương trình Tập làm văn lớp 5 gồm các dạng cơ bản như: tả cảnh, tảngười, luyện tập thuyết trình, tranh luận, luyện tập làm báo cáo thống kê, luyệntập làm đơn, làm biên bản cuộc họp, ôn tập văn tả đồ vật, tả con vật, tả cây cối.Với thời lượng 18 tiết tuy không phải quá nhiều nhưng văn Tả cảnh có vị trí rấtquan trọng trong chương trình Tập làm văn lớp 5 nói riêng và chương trình Tậplàm văn ở bậc tiểu học nói chung Làm tốt văn tả cảnh sẽ hỗ trợ các em rất nhiềutrong việc học các thể loại văn khác và nó rèn cho các em cách nghĩ, cách cảm
về thế giới xung quanh mình, biết đánh giá sự việc dưới lăng kính của mình
Tóm lại, dạy và học phân môn Tập làm văn, đặc biệt là rèn kĩ năng viếtvăn tả cảnh là cần kíp và vô cùng quan trọng trong quá trình dạy học ở tiểu học.Giúp trẻ tiểu học học tốt phân môn này và rèn kĩ năng viết văn tả cảnh là gópphần đặt nền móng vững chắc cho việc hình thành những cơ sở ban đầu nhằmphát triển trí tuệ, nhân cách của trẻ
3 Thực trạng của vấn đề
3.1 Thực trạng việc dạy của giáo viên
* Ưu điểm:
Trang 8- Giáo viên có trình độ chuẩn, có tâm huyết với nghề , nắm chắc nội dungkiến thức của môn dạy, lớp dạy và bậc học.
- Đa số giáo viên nhiệt tình trong giảng dạy, quan tâm tới học sinh
- Tích cực đổi mới phương pháp dạy học đề nâng cao chất lượng giáo dục
* Hạn chế:
- Trong giảng dạy, giáo viên chưa thực sự đổi mới phương pháp, cách dạycủa một số giáo viên trong giờ Tập làm văn còn đơn điệu, lệ thuộc một cách máymóc vào sách giáo viên, sách tham khảo hầu như rất ít sáng tạo, chưa sinh động,chưa cuốn hút được học sinh
- Một số giáo viên không linh hoạt, sáng tạo khi truyền thụ kiến thức mớinên chưa phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh
Chính những điều đó dẫn tới chất lượng phân môn Tập làm văn, chấtlượng viết văn chưa cao và những mầm non văn học của đất nước chưa đượcphát hiện, bồi dưỡng kịp thời
3.2 Thực trạng việc học của học sinh
* Ưu điểm:
- Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, vở viết và dụng cụ học tập cần thiết
- Đa số học sinh ngoan ngoãn, có ý thức trong học tập, nắm được kiếnthức cơ bản, bước đầu biết sử dụng từ ngữ để đặt câu và vận dụng để viết bài văntheo đúng yêu cầu
* Hạn chế:
- Kĩ năng làm văn miêu tả, đặc biệt là tả cảnh của các em học sinh chưatốt, các em thường dập khuôn, máy móc khi tả Các em chưa biết cách chọn lọccác chi tiết miêu tả đặc sắc để đưa vào bài văn, làm cho bài văn thành “một bảnliệt kê” với rất nhiều chi tiết mà có khi không sát với yêu cầu đề bài Một vài emchưa xác định rõ đối tượng cần tả
- Khả năng sử dụng từ ngữ để viết văn tả cảnh của học sinh lớp 5 còn rấtnhiều hạn chế Một trong những lỗi cơ bản của các em đó là việc các em chưabiết tích lũy vốn từ nên sử dụng từ không đúng nghĩa, không phù hợp với văncảnh, dùng từ không có giá trị gợi cảm
Trang 93.3 Điều tra thực trạng tình hình
Tôi đã tiến hành nghiên cứu, dự giờ thăm lớp và giảng dạy Tập làm vănTả cảnh, tôi thấy: Cơ bản giáo viên đã nắm chắc nội dung, kiến thức cơ bản,trọng tâm của chương trình Tập làm văn lớp 5 Tuy nhiên, một số giáo viên cònrất nhiều lúng túng trong việc giảng dạy, học sinh thì thụ động trong giờ học vàthường làm theo mẫu cũng như sự hướng dẫn chi tiết của thầy cô mà chưa hiểusâu vấn đề Do vậy, tôi đã nghiên cứu, đọc tài liệu, tham khảo ý kiến của bạn bèđồng nghiệp để tìm ra biện pháp tối ưu nhằm nâng cao chất lượng viết văn Tảcảnh cho học sinh lớp 5
Tôi đã tiến hành dạy một số tiết Tập làm văn lớp 5 theo phương pháptruyền thống và ra đề tiến hành khảo sát
Đề bài: Hãy tả lại cảnh đẹp của quê hương em vào một buổi sáng đẹp trời.Biểu điểm:
- Bố cục đảm bảo hợp lí đủ 3 phần (2 điểm)
- Tả được vẻ đẹp riêng biệt của trường, hay một cảnh đẹp của quê hươngvào thời điểm theo yêu cầu: 6 điểm (các ý trọng tâm, không lan man, biết xenlồng cảm xúc, tình cảm khi tả…)
+ Viết câu đúng ngữ pháp, diễn đạt trôi chảy, dùng từ đúng, không mắc lỗichính tả (1,5 điểm)
+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch (0,5 điểm)
Kết quả bài làm của các em thu được như sau:
Chính vì vậy, tôi băn khoăn, trăn trở và thấy rằng cần phải đổi mới cáchdạy và học phân môn Tập làm văn nói chung, rèn kĩ năng viết văn tả cảnh nóiriêng để đạt được hiệu quả tốt nhất nhằm nâng cao chất lượng học sinh
Trang 10Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu, tìm ra
những biện pháp thích hợp để thực hiện giảng dạy và giúp nâng cao chất lượng viết văn Tả cảnh cho học sinh lớp 5.
4 Các biện pháp thực hiện
4.1 Biện pháp thứ nhất: Hướng dẫn học sinh tích luỹ vốn từ ngữ và lựa chọn từ ngữ
Ngay từ đầu năm học, tôi đã giới thiệu cho học sinh những thể loại và kiểubài mà các em sẽ được học trong chương trình Tập làm văn lớp 5 Giúp các emcó thể ghi nhớ và tích luỹ được một vốn văn học có hệ thống, tôi hướng dẫn các
em lập một cuốn sổ để ghi chép những câu văn, đoạn văn hay, những áng thơ đặcsắc, những đoạn văn, bài văn giàu cảm xúc gọi là: Sổ tay văn học
Bên cạnh đó, việc hướng dẫn học sinh tích luỹ vốn văn học còn rất hiệuquả thông qua các tiết Tập đọc, đặc biệt là các bài đọc về thể loại văn miêu tả
Ví dụ 1: Bài: Quang cảnh làng mạc ngày mùa (Tiếng Việt 5 - Tập 1, tr.10)
Khi phân tích đoạn 2, đoạn 3, tôi giúp các em nhận thấy tác giả sử dụnghàng loạt các từ đồng nghĩa đã được chọn lọc, giàu hình ảnh để gợi cho người
đọc những cảm nhận riêng về đặc điểm của từng cảnh vật: lúa (vàng xuộm), nắng (vàng hoe), quả xoan (vàng lịm), lá mít (vàng ối), tàu đu đủ và lá sắn héo (vàng tươi), quả chuối (chín vàng), bụi mía (vàng xọng), rơm, thóc (vàng giòn), mái nhà rơm (vàng mới), tất cả (màu vàng trù phú, đầm ấm).
Qua đó, tôi giúp học sinh hiểu rằng chính cách quan sát, cách lựa chọn chitiết và dùng từ thật tinh tế, đặc sắc của tác giả khi tả những màu vàng cụ thể củacảnh vật trong bức tranh làng quê đã thể hiện rất rõ tình yêu quê hương tha thiếtcủa tác giả
Ví dụ 2: Bài Mùa thảo quả (Tiếng Việt 5 - Tập 1, trang 113)
Trong phần tìm hiểu bài, tôi giúp các em thấy được tác giả dùng điệp từ,câu ngắn đặt cạnh câu dài nhằm nhấn mạnh hương thơm đặc biệt và lan tỏa của
thảo quả Các từ hương và thơm được lặp lại có tác dụng nhấn mạnh mùi hương thơm đặc biệt của thảo quả Tác giả dùng các từ: lướt thướt, quyến, rải, ngọt lựng, thơm nồng gợi cảm giác thảo quả lan tỏa khắp không gian Các câu văn
Trang 11ngắn lặp lại từ thơm “Gió thơm Cây cỏ thơm Đất trời thơm” như tả một người
đang hít vào để cảm nhận hương thơm đặc biệt của thảo quả
Bên cạnh đó, tôi cũng giúp học sinh hiểu được sự phát triển mạnh mẽ của
thảo quả được thể hiện rất rõ nét qua các từ ngữ: qua một năm, một năm sau nữa, thoáng cái, Đây chính là cách liên kết đoạn văn theo thời gian - áng
chừng
Tả nét đẹp của rừng thảo quả khi chín, tác giả viết: “Rừng say ngây và ấm nóng Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới nhấp nháy, vui mắt” Bằng cách sử dụng biện pháp so sánh, tác giả đã
nhấn mạnh được nét đẹp đặc biệt của rừng thảo quả!
Cùng đó, giáo viên là người sẽ hướng dẫn học sinh thấy được bố cục củabài văn Khi đọc một bài văn tả cảnh, học sinh cần phải thấy rõ bố cục của bàivăn đó như thế nào, xác định rõ các đoạn của bài miêu tả những gì?…
Như vậy, làm tốt việc phân tích các ngữ liệu trong tất cả các phân môn Tậpđọc, Luyện từ và câu,…sẽ góp phần không nhỏ giúp học sinh tích luỹ các vốnkiến thức tuyệt vời phục vụ cho việc viết văn
4.2 Biện pháp thứ 2: Bồi dưỡng hứng thú học tập và năng lực cảm thụ văn học cho học sinh
Chương trình sách giáo khoa hiện nay mang tính tổng quát nhưng thiếu sựhồn nhiên, ngây thơ của trẻ Vì thế, trong các tiết Tiếng Việt tăng, tôi đã lựa chọnnhững bài tập phù hợp với đối tượng học sinh để các em luyện tập, gây hứng thúvới trẻ Từ đó, giúp các em say sưa tìm hiểu cái hay, cái đẹp của thơ ca, văn học
và ham thích viết văn hơn
Ví dụ 1: Chọn những từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để có
đoạn văn miêu tả sức sống của cảnh vật trong mưa xuân
Cơn mưa xuân chợt đến… (1) cảnh vật còn say ngủ trong se lạnh mùađông Những làn mưa xuân……(2) Mưa giăng giăng trên mặt hồ mờ ảo hơisương……….(3) Mạch đất gặp mưa xuân bỗng mở lòng cho… (4) vươn lênxanh mượt Những mầm thóc cũng cựa mình,…….(5)
Trang 12(chồi non; dịu dàng lướt qua; đánh thức tâm hồn vạn vật; dệt nên những thảm mạ xanh non; nước hồ xao động, lăn tăn)
Ví dụ 2: Điền những từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để có đoạn văn tả
cảnh một buổi bình minh trên quê em
Trời còn sớm nhưng em đã thức dậy và bước ra sân
Chao ôi! Cảnh vật hiện ra trước mắt em………(1)! Làng xóm như bồngbềnh trong……….(2) Những làn khói bếp bay lên hòa vào sương mai……(3).Nền trời…….(4), những tia nắng ban mai……(5) Một ngày mới……(6)
Trên đường làng đã thấy các bạn học sinh quần áo gọn gàng…….(7)
Tiếng cười nói…… …(8) Những bác nông dân đi làm sớm cũng… (9).Trên cành cây, chìa vôi, chào mào cũng thi nhau hót làm cho… (10)
Ví dụ 3: Cho khổ thơ:
Quê hương tôi có con sông xanh biếcNước gương trong soi tóc những hàng treTâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng
Dựa vào nội dung đoạn thơ trên, em hãy tưởng tượng và viết một đoạn văntả lại vẻ đẹp của dòng sông vào một buổi trưa hè
(Bài tập thực hành Tiếng Việt 5 - Tập 1)
Đây là những bài tập phù hợp với các đối tượng khác nhau Ở ví dụ 1, tấtcả học sinh đề có thể hoàn thiện bài tập bằng cách suy nghĩ và lựa chọn từ, cụmtừ đúng Sang đến ví dụ 2, một số học sinh sẽ gặp khó khăn khi phải suy nghĩ vàtìm những cụm từ phù hợp với các ý của câu văn Tôi đã tổ chức cho học sinhthảo luận nhóm để các em có thể trao đổi và tìm ra đáp án hợp lí
Ở ví dụ 3, không phải tất cả học sinh của lớp đều có thể hoàn thiện nhanhđược Tôi đã trao đổi, dẫn dắt và hướng dẫn học sinh qua các câu hỏi cụ thể như:Dòng sông đẹp như thế nào? Bên bờ sông có hàng tre ngà không? Nước sôngtrong xanh đến mức nào? Mặt trời lên, dòng sông ra sao? Ánh nắng chiếu xuốngdòng sông thế nào? Tình cảm của em đối với dòng sông?
Trang 13Cùng với việc khuyến khích, động viên các em hăng say học tập, học sinh
sẽ hoàn thiện các bài tập theo yêu cầu
*Đáp án:
Ví dụ 1: Cơn mưa xuân chợt đến dịu dàng lướt qua (1) cảnh vật còn sayngủ trong se lạnh mùa đông Những làn mưa xuân đánh thức tâm hồn vạn vật
(2) Mưa giăng giăng trên mặt hồ mờ ảo hơi sương nước hồ xao động, lăn tăn
(3) Mạch đất gặp mưa xuân bỗng mở lòng cho chồi non (4) vươn lên xanh mượt.Những mầm thóc cũng cựa mình, dệt nên những thảm mạ xanh non (5)
Ví dụ 2:
Trời còn sớm nhưng em đã thức dậy và bước ra sân
Chao ôi! Cảnh vật hiện ra trước mắt em mới đẹp làm sao / thật tuyệt vời
(1)! Làng xóm như bồng bềnh trong một biển hơi sương / màn sương mờ ảo (2).Những làn khói bếp bay lên hòa vào sương mai những dải lụa mềm uốn lượn trên sông (3) Nền trời ửng hồng (4), những tia nắng ban mai đang nhảy nhót (5).Một ngày mới bắt đầu (6)
Trên đường làng đã thấy các bạn học sinh quần áo gọn gàng tung tăng cắp sách tới trường (7)
Tiếng cười nói ríu rít (8) Những bác nông dân đi làm sớm cũng nói chuyện râm ran / nói chuyện rôm rả (9) Trên cành cây, chìa vôi, chào mào cũngthi nhau hót làm cho buổi sáng càng thêm sức sống (10)
Ví dụ 3:
Dòng sông quê tôi rất đẹp và thơ mộng Bên bờ sông có hàng tre nghiêngnghiêng như cô thiếu nữ đang làm duyên chải tóc Nước sông xanh biếc và trongđến mức soi rõ cả từng chiếc lá tre, nhìn thấy tận đáy Mặt trời lên, tỏa những tianắng rực rỡ xuống dòng sông lấp loáng Tôi dang tay ôm lấy dòng sông với tất cảtình yêu mến!
Như vậy, bồi dưỡng hứng thú học tập và năng lực cảm thụ văn học là mộtquá trình lâu dài và công phu Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học trước hết làbồi dưỡng vốn sống cho các em Có vốn sống các em mới có khả năng liêntưởng để tiếp nhận tác phẩm một cách tự nhiên, hiệu quả