1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy văn miêu tả cho HS lớp 5

28 911 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 182,5 KB

Nội dung

Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến Qua thực tế dạy môn Tập làm văn nhiều năm ở lớp 5, tôi nhận thấy bài viết của các em hầu như chỉ diễn đạt được nội dung.. + Đưa ra hệ thống một số biện pháp

Trang 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1.Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy văn miêu tả cho học sinh

lớp 5

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy trong trường Tiểu học.

3.Tác giả: Họ và tên: Nguyễn Thị Chung Thủy Giới tính: Nữ

Ngày tháng/ năm sinh: 28-03- 1975

Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học

Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Sao Đỏ 1

Điện thoại: 0972110595

4 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Tiểu học Sao Đỏ 1

Địa chỉ: Phố Hùng Vương Phường Sao Đỏ- Thị xã Chí Linh

Điện thoại: 03023882668

5 Các điều kiện để áp dụng sáng kiến:

- Sáng kiến cần sự phối hợp của giáo viên và học sinh lớp 5

- Cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học: Thư viện, mạng Internet, sách tham khảo,truyện thiếu nhi…

6 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2013-2014

TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Chung Thủy

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Trang 2

TÓM TẮT SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Qua thực tế dạy môn Tập làm văn nhiều năm ở lớp 5, tôi nhận thấy bài viết của các

em hầu như chỉ diễn đạt được nội dung Câu văn chỉ mang tính chất thông báo chứ chưa có hình ảnh, chưa có cảm xúc Đây là điều tất nhiên, vì ở lứa tuổi này vốn sống

và vốn kiến thức của các em còn hạn hẹp Mặt khác thói quen lười biếng, thụ động củacác em làm cùn mòn, thủ tiêu cảm hứng học văn Đứng trước thực tế đó, tôi rất băn khoăn và trăn trở: “ Làm thế nào để giúp các em yêu thích môn văn? Làm thế nào để các em có thể tiếp cận với cái đẹp của thiên nhiên, đất nước, để các em bộc lộ chân thực được cảm xúc của chính bản thân các em qua đó phát triển nhân cách và tâm hồn cho các em

Trả lời câu hỏi này, ngay từ đầu năm học nhận nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 5 Tôi đã cốgắng dùng mọi khả năng và kinh nghiệm của mình để khơi dậy những tiềm năng vănhọc đang ẩn giấu trong mỗi học sinh Trong khuôn khổ bài viết này, tôi mạnh dạn trình

bày “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 5”

2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:

- Điều kiện áp dụng: Phân môn Tập làm văn lớp 5, thể loại văn miêu tả

- Thời gian áp dụng: Năm học 2013-2104

- Đối tượng áp dụng: Giáo viên và học sinh khối 5 học 2 buổi/ ngày

3 Nội dung sáng kiến:

- Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:

Giúp giáo viên và học sinh dạy và học tốt phân môn tập làm văn thể loại văn miêutả.Cụ thể:

+ Giúp giáo viên hiểu rõ thêm về đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học qua cáchhọc và làm văn

+ Giúp giáo viên và học sinh hiểu rõ thêm về tầm quan trọng và mối liên hệ mật thiếtgiữa các phân môn của môn Tiếng Việt

+ Giúp học sinh lớp 5 biết cách làm thế nào để làm văn miêu tả đúng và hay

Trang 3

+ Đưa ra hệ thống một số biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng dạy học vănmiêu tả cho học sinh lớp 5.

- Khả năng áp dụng của sáng kiến:

+ Sáng kiến giúp giáo viên và học sinh có định hướng cụ thể hơn về việc dạy văn miêu

tả trong chương trình lớp 5

+ Sáng kiến có thể áp dụng cho học sinh lớp 5

4 Giá trị đạt được của sáng kiến.

- Qua một năm giảng dạy và áp dụng những biện pháp của sáng kiến, tôi thấy chất

lượng làm văn của học sinh lớp tôi đã được nâng lên rõ rệt Từng bước khắc phụcnhững khó khăn của học sinh

- Các em nói, viết được những đoạn văn, bài văn đúng với yêu cầu của chương trình

- Các em say mê, ham thích đọc và nghe các tác phẩm văn học, mong muốn học cáchdiễn đạt chuẩn mực, tinh tế các tác phẩm văn học vận dụng vào việc bày tỏ ý nghĩ vàtình cảm của mình trong bài văn thật tự nhiên và sâu sắc

- Qua các bài làm văn, các em đã bộc lộ được vốn sống thực tế của mình để viết đượcbài văn hay, từ đó tạo điều kiện cho các em cảm nhận được vẻ đẹp của thơ văn mộtcách tinh tế và sâu sắc

5 Kiến nghị.

+ Giảm sĩ số trong mỗi lớp

+ Trang bị các phương tiện như: ti vi, bàn ghế, … cho các phòng học để giáo viên thựchiện nhiệm vụ giáo dục áp dụng phương pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh mộtcách có hiệu quả

Trang 4

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:

Mục tiêu của giáo dục Tiểu học hiện nay là giáo dục toàn diện về : Đức, trí, thể mĩ cho học sinh Thông qua các môn học được quy định trong trường tiểu học, người giáoviên phải hình thành và phát triển cho học sinh những tri thức và kĩ năng cơ bản nhất, giúp các em hăng say học tập, có lòng tin vào bản thân Ham thích tìm hiểu thể giới xung quanh , có ý thức và mơ ước đem tài năng, sức lực của mình góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước trở nên giàu đẹp và hạnh phúc hơn

Tiếng Việt là môn học trung tâm ở trường tiểu học Học Tiếng Việt, học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản và tối cần thiết giúp các em hoà nhập với cộng đồng

và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội

Môn Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với

chúng là bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết ( M.R Lơvốp - Cẩm nang dạy học Tiếng

Nga Và phân môn tổng hợp cần vận dụng đủ bốn kĩ năng trên là phân môn Tập làm

văn

Sản phẩm của Tập làm văn là các ngôn bản ở dạng nói và viết theo các dạng lời nói, kiểu bài văn do chương trình quy định, nói cách khác, mục đích của Tập làm văn là tạotạo lập được ngôn bản Vì vậy, nhiệm vụ cơ bản của dạy học Tập làm văn là giúp cho học sinh tạo ra được lập được ngôn bản nói và viết theo các phong cách khác do

chương trình quy định

Ngoài các kĩ năng chung để viết văn bản, mỗi loại văn bản cụ thể đòi hỏi có những kĩnăng đặc thù Ví dụ để viết văn miêu tả cần có kĩ năng quan sát, kĩ năng diễn đạt một cách có hình ảnh Mục tiêu của việc dạy và học văn miêu tả là tạo ra những ngôn bản

“ có cảm xúc” trong mỗi bài văn, nói lên được cái hay cái đẹp về cuộc sống xung quanh và thể hiện “cái đẹp” đó bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh Song một thực tế mà chúng ta đều biết là hiện nay, trong các cấp học mà đặc biệt là bậc Tiểu học, phần lớn học sinh viết văn rất khô khan

Trang 5

Qua thực tế dạy môn Tập làm văn nhiều năm ở lớp 5, tôi nhận thấy bài viết của các

em hầu như chỉ diễn đạt được nội dung Câu văn chỉ mang tính chất thông báo chứ chưa có hình ảnh, chưa có cảm xúc Đây là điều tất nhiên, vì ở lứa tuổi này vốn sống

và vốn kiến thức của các em còn hạn hẹp Đứng trước thực tế đó, tôi rất băn khoăn và trăn trở: “ Làm thế nào để giúp các em viết được bài văn hay?

Để làm được điều này, từ những ngày đầu tiên nhận nhiệm vụ giảng dạy lớp 5, tôi đã dùng mọi khả năng và kinh nghiệm của mình để khơi dậy những tiềm năng văn học đang ẩn giấu trong mỗi học sinh Trong khuôn khổ bài viết này, tôi mạnh dạn trình bày

“ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 5”.

2 Cơ sở lí luận:

2.1.Vị trí, nhiệm vụ và yêu cầu của phân môn Tập làm văn

Những lời được chúng ta nói hoặc viết ra khi giao tiếp với nhau được gọi là ngôn bản.Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh các kĩ năng sản sinh ngôn bản Nó có vị trí đặc

biệt trong quá trình dạy học tiếng mẹ đẻ, bởi vì: Thứ nhất, đây là phân môn sử dụng và

hoàn thiện một cách tổng hợp các kiến thức và kĩ năng Tiếng Việt mà các phân mônTiếng Việt khác - Học vần, tập viết, chính tả, tập đọc, luyện từ và câu- đã hình thành

Thứ hai, phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh kĩ năng sản sinh ngôn bản, nhờ đó

Tiếng Việt không chỉ được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trởthành một công cụ tổng hợp để giao tiếp Như vậy phân môn Tập làm văn đã thực hiệnmục tiêu cuối cùng , quan trọng nhất của dạy học tiếng mẹ đẻ là dạy học sinh sử dụngđược Tiếng Việt để giao tiếp, tư duy và học tập

Trong phân môn Tập làm văn, văn miêu tả chiếm vị trí rất quan trọng Dạy và học tốtvăn miêu tả giúp học sinh biết quan sát, tìm tòi và phát hiện những điều hay, điều mới

mẻ, thú vị về thế giới xung quanh Qua những quan sát đó các em truyền được nhữngcảm xúc của mình vào đối tượng miêu tả, biết sử dụng những từ ngữ có giá trị biểucảm, viết được những câu văn sáng rõ về nội dung và chân thực về tình cảm

Văn miêu tả được sử dụng rất rộng rãi trong đời sống Một bài văn miêu tả hay là bài văn mà khi đọc, chúng ta thấy được trước mắt mình con người, cảnh vật, đồ vật,… rõ

Trang 6

ràng, sống động như thực tế nó tồn tại trong cuộc sống Đó sẽ là bức tranh về sự vật bằng ngôn từ Và để thể hiện được bức tranh đó đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp của các môn học Ngược lại, tất cả các môn học cũng đều phải sử dụng đến hành văn để làm: Lịch sử, Địa lí, Toán và các phân môn khác của Tiếng việt, … môn Tập làm văn còn có tầm quan trọng cho đến cả cuộc sống sau này của các em Một học sinh làm văn tốt thì ăn nói mới lưu loát được, muốn có một bài “diễn thuyết” giỏi mang tính thuyết phục thì cũng phải có hành văn tốt Vậy có thể nói môn Tập làm văn có tầm ảnh hưởng rất lớn trong cả một thế hệ con người.Vậy thì ngay trong nhà trường phải dạy như thế nào để các em có thể lĩnh hội môn này một cách tốt nhất, làm sao để phát huy khả năng của học sinh, phát huy ngôn ngữ của học sinh đó là một vấn

đề mà mỗi người giáo viên chúng ta cần phải suy nghĩ dạy như thế nào để có chất lượng

2.2.Nội dung chương trình phân môn tập làm văn lớp 5:

Ở lớp 5, Tập làm văn được học 35 tuần, mỗi tuần 2 tiết

+ Tập làm văn ở lớp 5 thường gắn với các chủ điểm của môn tập đọc Tập một gồm 5chủ điểm học trong 18 tuần, tập hai gồm 5 chủ điểm, học trong 17 tuần

+ Dạy bài mới và ôn tập:

* 31 tuần học bài mới

* 4 tuần ôn tập và kiểm tra định kỳ (tuần 10, tuần 18, tuần 28, tuần 35)

+ Cấu trúc chương trình Tập làm văn:

Loại văn miêu tả:

* Tả cảnh: 14 tiết HKI-Cả năm 14 tiết

* Tả người: 8 tiết HKI-HKII 4 tiết

* Các loại văn bản khác: 36 tiết

+ Các kỹ năng làm văn:

Việc sản sinh ra một văn bản thường có 4 giai đoạn:

* Giai đoạn định hướng:

- Kĩ năng xác định đề bài, yêu cầu và giới hạn đề bài( kĩ năng tìm hiểu đề)

Trang 7

- Kĩ năng xác định tư tưởng của bài viết.

* Giai đoạn lập chương trình

- Kĩ năng tìm ý( thu thập tài liệu cho bài viết)

- Kĩ năng lập dàn ý bài văn đã cho ( hệ thống hóa, lựa chọn tài liệu)

* Giai đoạn hiện thực hóa chương trình:

- Kĩ năng diễn đạt ( dùng từ đặt câu) thể hiện chính xác, đúng đắn phong cách bàivăn, tư tưởng bài văn

- Kĩ năng viết đoạn, viết bài theo phong cách khác nhau ( miêu tả, kể chuyện, viếtthư…)

- Liên kết các đoạn thành bài văn

* Giai đoạn kiểm tra văn bản mới hoàn thành

+ Kĩ năng hoàn thiện bài viết( phát hiện và sửa chữa lỗi)

3 Thực trạng của việc dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 5 ở trường tiểu học:

- Trong những năm học vừa qua, tôi được nhà trường phân công dạy lớp 5 Qua quátrình giảng dạy và qua việc dự giờ để học tập chuyên môn ở các đồng nghiệp Tôi nhậnthấy việc làm văn miêu tả ở lớp 5 còn gặp một số khó khăn hạn chế :

3.1.Về phía giáo viên.

Dạy Tập làm văn nói chung và dạy văn miêu tả nói riêng là một việc khó đối với bất

kì giáo viên nào Trong quá trình giảng dạy, hai thái cực thường xảy ra:

- Một số giáo viên hướng dẫn chung chung để học sinh tự mày mò làm bài

- Hướng dẫn học sinh học theo văn mẫu, để mỗi khi có bài kiểm tra học sinh chỉ việc sao chép

Những cách làm trên đều khiến học sinh không biết làm văn, rất ngại học văn và làm thui chột tư duy văn học của các em dù tình yêu văn học vẫn có ( Ví dụ các em rất thíchđọc truyện, thích quan sát thiên nhiên…) Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, một phần là do trình độ nhận thức, năng lực sư phạm của giáo viên, cũng có thể chính ngay

Trang 8

trong giáo viên cũng thiếu những tri thức khoa học, cảm xúc của người dạy khô cứng, thiếu phương pháp kĩ năng, thậm trí thiếu cả vốn sống thực tế

3.2 Về phía học sinh.

- Tư duy của học sinh Tiểu học là tư duy trực quan, cụ thể nên trong quá trình làmvăn học sinh còn gặp nhiều khó khăn Chất lượng cảm thụ văn học của học sinh chưađồng đều dẫn đến chất lượng làm văn chưa cao

- Vốn sống, vốn kiến thức từ sách vở còn thiếu và có nhiều lỗ hổng

- Học sinh chưa có thói quen đọc sách, ham đọc sách vì thế các em ít có sự say mê vớicác tác phẩm văn học

- Cuộc sống hiện đại với các thiết bị công nghệ thông tin đang hằng ngày bủa vâyxung quanh các em bằng rất nhiều các trò giải trí hấp dẫn, đa dạng, phong

phú….Chúng khiến nhiều em mắc chứng “ nghiện”, chúng khiến các em quên đi thế

giới hấp dẫn của thiên nhiên xung quanh các em Đó là thế giới của ruộng đồng, cây

cỏ, côn trùng, của mưa, của gió Đây là thế giới có khả năng làm phong phú tâm hồntuổi thơ và rèn luyện óc quan sát, nhận xét

- Việc đọc sách của các em hiện nay cũng đang bị xem nhẹ Phần lớn học sinh tiểu học ít quan tâm đến việc đọc và có đọc thường là truyện tranh, thậm chí có những truyện tranh không mang tính giáo dục Việc trò chuyện, tiếp xúc với bố mẹ, với nhữngngười thân trong gia đình và cộng đồng cũng rất hạn chế bởi những lí do: người lớn thì bận công việc còn các em thì ở trường cả ngày, tối về lại ôn bài

- Từ việc khảo sát thực trạng học tập làm văn của học sinh tôi đã cho khảo sát chất lượng làm văn của học sinh lớp tôi giảng dạy để làm cơ sở kiểm chứng thực nghiệm sau này:

Đề bài: Tả cảnh một buổi sáng (trưa hay chiều) trong vườn cây ( hay trong công

viên, trên đường phố, trên cánh đồng)

Kết quả cụ thể như sau:

Trang 9

Lớp Số HS Điểm Giỏi Điểm Khá Điểm TB Điểm dưới

là điểm trung bình và dưới trung bình

- Chính vì những khó khăn và hạn chế nêu trên nên chất lượng làm văn của học sinhlớp tôi chưa đạt kết quả như mong muốn

* Tóm lại: Qua quá trình tìm hiểu thực tiễn dạy và học Tập làm văn trong trường Tiểuhọc, tôi nhận thấy một nét tâm lí khá phổ biến trong nhà trường là rất ngại dạy Tập làm văn Trong quá trình dạy, giáo viên chưa thu hút được sự chú ý của học sinh, bài dạy chưa thu hút được sự chú ý của học sinh, bài dạy chưa đủ sức hấp dẫn đối với các em, chưa phát huy có hiệu quả vốn sống, việc sử dụng ngôn ngữ của các em Trong phạm

vi sáng kiến này tôi đã đưa ra một số biện pháp nhằm giúp giáo viên và học sinh lớp 5Bdạy và học tốt hơn nữa phân môn tập làm văn và đặc biệt là thể loại văn miêu tả để đồng nghiệp tham khảo

4 Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 5 4.1.Bồi dưỡng vốn sống:

Hiện nay, nhiều GV khi dạy làm văn cho HS thường thiên về dạy các kĩ thuật làm bài

mà không cung cấp các chất liệu sống, cái tạo nên nội dung bài viết Thường GV ra một

đề làm văn và hướng dẫn kĩ thuật làm bài Còn HS thì gắng đọc thật nhiều bài văn mẫu, thậm chí có em bê nguyên bài của người khác vào bài làm của mình Khi thấy một HS ngồi trước một đề văn hàng 15- 20 phút chưa viết được, GV thường cho rằng các em không nắm được lí thuyết viết thể văn nọ, thể văn kia mà không hiểu rằng nguyên nhân đầu tiên làm các em không có hứng thú viết là do các em đã không tạo được một quan hệ thân thiết giữa mình và đề bài- đối tượng của miêu tả, kể…, nghĩa là các em không có nội dung, không có gì để nói, để viết về cái đó, Nguyên nhân của tình trạng trên là việc thiếu hụt vốn sống, vốn cảm xúc Vì vậy phải bồi dưỡng vốn sống cho các em Trước hết đó là

Trang 10

vốn sống trực tiếp GV cho các em quan sát bằng nhiều giác quan những gì các em sẽ viết

Để tả con đường từ nhà đến trường, học sinh cần quan sát một con đường cụ thể bằng các giác quan khác nhau và có những ghi chép cụ thể những điều đã quan sát trước khi tả con đường đó Hoặc GV tổ chức cho các em tham quan một danh lam thắng cảnh của địa phương trước khi yêu cầu các em tường thuật một buổi tham quan.Cần tổ chức tốt quá trình quan sát, tham quan thực tế của HS Khi HS tham quan hoặcquan sát, GV nên đóng vai trò dẫn dắt, gợi mở, tạo nguồn cảm hứng, khơi dậy suy nghĩ trong các em Sau khi các em đã quan sát, làm quen với đối tượng rồi thì cần phải viết những bài cụ thể về những gì đã quan sát được, những gì đã được tham quan Bên cạnh đó , giáo viên cần xây dựng cho học sinh có hứng thú và thói quen

đọc sách Làm cho sách trở thành một “ sự tôn sùng” ngự trị trong tâm hồn các em,

làm cho sách trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu, phải làm cho học sinh thấy đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống đầy đủ

và phát triển, đó sẽ là điều kiện các em yêu thích học văn, viết văn Đọc sách cũng làm các em phong phú vốn từ, có chất liệu cần thiết để giúp các em viết tốt một bài

văn Chúng ta cũng cần cho các em lập “ Sổ tay văn học” để ghi nhớ những từ ngữ

hay, những hình ảnh đẹp, những câu văn, đoạn thơ mà các em yêu thích hoặc những điều mà các em cảm nhận được Đó là những chất liệu cần thiếu giúp các em làm văn

hay hơn Như người xưa nói: “Trong bụng chưa có ba vạn quyển sách, trong mắt

chưa có núi sông kì lạ của thiên hạ thì chưa học được văn”

4.2 Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học:

Cảm thụ văn học là một quá trình hoạt động nhận thức thẩm mĩ rất đặc biệt, phứctạp và có tính sáng tạo Quá trình cảm thụ văn học là quá trình nhận thức cái đẹp đượcchứa đựng trong thế giới ngôn từ - hệ thống hoá tín hiệu thứ hai của loài người Quátrình này còn mang tính chất chủ quan vì nó phụ thuộc vào vốn sống, vốn kinh nghiệm,hiểu biết riêng của người cảm thụ văn học Hiểu một cách đơn giản, cảm thụ văn học là

sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể

Trang 11

hiện trong tác phẩm (cuốn truyện, bài văn, bài thơ,…) hay một bộ phận của tác phẩm(đoạn văn, đoạn thơ, thậm chí một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ) Ví dụ như

khi dạy bài “ Tình quê hương” của Nguyễn Khải, đoạn văn mở đầu như sau: “ Phía

làng quê….mảnh đất cộc cằn này.” Từ cần khai thác ở đoạn này là từ “ mãnh liệt” , “ day dứt” để nói lên tình yêu quê hương tha thiết của anh bộ đội.

Cảm thụ văn học phụ thuộc rất nhiều vào vốn sống của HS nên bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học trước hết là cần tạo điều kiện để HS tiếp xúc với tác phẩm, cần tôn trọng những suy nghĩ cảm xúc thực, thơ ngây của trẻ em và nâng chúng lên ở chất lượng cao hơn Đồng thời với việc bồi dưỡng vốn sống và tạo điều kiện cho học sinh được tiếp cận với các tác phẩm văn học nghệ thuật cần trang bị cho các em một số kiến thức về văn học như: hình ảnh, chi tiết, kết cấu tác phẩm, các đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật, một số biện pháp tu từ… Ví dụ như có bài bố cục rất chặt chẽ như bài “

Buổi sáng mùa hè trong thung lũng” Tác giả tả lúc còn tối ( trong đoạn chỉ có âm

thanh và lửa), lúc mặt trời mọc ( tả màu sắc), lúc mặt trời lên cao ( tả sự hoạt động)

Bài “ Hoa học trò” thì người lại, tác giả đã sử dụng bố cục đảo Tác giả tả hoa phượng

lúc rộ nhất, màu sắc đậm nhất, sau đó mới tả khi phượng ra lá non, ra nụ

Để trau dồi năng lực cảm thụ văn học ở HS lớp 5, GV cần giúp HS nắm vững kiếnthức cơ bản trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 5 Có hiểu biết về ngữ âm và chữviết tiếng Việt, HS mới dễ dàng cảm nhận được vẻ đẹp của câu thơ tả cảnh mùa hạ củaNguyễn Du:

Dưới trăng quyên mới gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông.

Bằng việc láy âm l- lửa lựu lập lòe- , bằng việc phối hợp các thanh điệu một cách hài hòa đã cho người đọc nhìn thấy trạng thái không nhìn thấy rõ ràng ổn định, lúc mờ, lúc

tỏ, lúc thấp lúc cao Những cảm nhận đó giúp học sinh thấy được hình ảnh sắc đó của hoa lựu như sắc lửa khi ẩn khi hiện báo hiệu không khí oi bức của mùa hè đang đến gần

Trang 12

Nắm vững kiến thức ngữ pháp tiếng Việt, HS sẽ không thể chỉ nói- viết tốt mà còn

có thể cảm nhận được nét đẹp của nội dung qua những hình thức diễn đạt sinh động

và sáng tạo

Khi tìm hiểu một văn bản trên lớp, để tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của bài văn, bài thơ,cảm thụ văn học tốt hơn GV cần hướng dẫn về một số biện pháp nghệ thuật tu từ thuộcyêu cầu chương trình lớp 5 như: so sánh, nhân hoá, điệp ngữ, đảo ngữ…Để làm đượcbài văn về cảm thụ văn học đạt kết quả tốt GV cần hướng dẫn HS thực hiện những việcsau:

- Đọc kỹ đề bài, nắm chắc yêu cầu của bài tập( phải trả lời được điều gì? Cần nêu bậtđược ý gì? )

- Đọc và tìm hiểu về câu thơ, câu văn hoặc đoạn trích được nêu trong đề bài

- Viết đoạn văn về cảm thụ văn học hướng vào yêu cầu của đề bài

Nắm vững yêu cầu về cảm thụ văn học, kiên trì rèn luyện từng bước, nhất định các

em sẽ viết được những đoạn văn hay về cảm thụ văn học, sẽ có được năng lực cảm thụ văn học tốt để phát hiện biết bao điều đáng quý trong văn học và trong cuộc sống của chúng ta

4.3.Cung cấp thêm một số vốn từ ngữ theo chủ đề:

Chương trình Tiếng Việt có các phân môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, TLV làm cơ sở để các em học tốt phân môn TLV Tuy nhiên nội dung SGK Tiếng Việt thường không đáp ứng được Đối chiếu SGK Tiếng Việt 4, 5 ta thấy: Khi dạy một thể loại TLV thì nội dung của phân môn Tập đọc, Từ ngữ tương ứng nhằm cung cấp cho

HS vốn từ ngữ học thể loại này là rất ít Tất nhiên chúng ta đều biết rằng vốn từ ngữ của các em được tích luỹ từ lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo và cả suốt những năm đầu ở bậc Tiểu học Nhưng vốn từ ấy thực sự vẫn chưa đủ để các em làm tốt bài TLV nếu không được cung cấp thêm các từ ngữ theo chủ đề Để hỗ trợ HS, GV cần soạn thêm vốn từ ngữ giúp các em tham khảo để làm văn

4.4.Khai thác sự chủ động sáng tạo, suy nghĩ tìm ý trên cơ sở quan sát, liên tưởng hoặc hồi tưởng bằng hệ thống câu hỏi mở:

Trang 13

Ví dụ 1: Tả quang cảnh trường em trước buổi học (Đề bài TLV 5).

Một số câu hỏi khai thác ý đòi hỏi sự quan sát:

- Tả khu vực sân trường: Sân trường rộng hay hẹp? Cây cối trồng trên sân đã cao lớnchưa? Có tán toả bóng mát cho các em trong giờ chơi chưa hay chỉ là khu đất nắng chóichang?

- Tả bồn hoa: Bồn hoa được trồng ở trước các lớp học với nhiều loài hoa màu sắc rực

rỡ, nhiều cây xanh hay chỉ toàn những cây cỏ dại?

- Tả bảng tin: Bảng tin thường xuyên có những thông tin mới hay thường ngày chỉ làmột mặt gỗ sơn đen phẳng lì, im lìm?

4.5 Rèn luyện kĩ năng nói, kĩ năng viết trong giờ TLV lớp 5.

* Rèn luyện kĩ năng nói:

Cùng với kĩ năng đọc, viết, nghe phân môn TLV ở lớp 5 dạy cho HS kĩ năng nóitrong các giờ học văn kể chuyện, miêu tả và một số loại văn khác Thông qua các bàitập thực hành luyện nói theo đề tài hoặc tình huống cho trước, GV hướng dẫn HS thựchiện tốt những yêu cầu sau:

- Xác định rõ nội dung cần nói( nói về nội dung gì, gồm những ý nào, sắp xếp các ý

đo ra sao,…)

Ví dụ: (Đề bài TLV 5 - Luyện tập thuyết trình, tranh luận):Hãy trình bày ý kiến của

em nhằm thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài cadao sau:

Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng

Đèn ra trước gió còn chăng, hỡi đèn?

Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn

Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây?

Sau khi tìm ý, sắp xếp ý theo một trình tự hợp lí để thuyết trình về vấn đề nêu ra trong

đề bài, HS có thể chọn từ, tạo câu để triể khai các ý cần nói thành một đoạn văn và liênkết các đoạn thành bài thuyết trình ngắn như sau:

Trang 14

Theo em trong cuộc sống, cả đèn lẫn trăng đều rất cần thiết đối với con người Nếuchỉ có đèn mà không có trăng thì khi đèn bị gió thổi tắt, trái đất sẽ tối tăm, con ngườikhó làm việc được, cuộc sống rất buồn tẻ Nếu chỉ có trăng mà không có đèn thì nhiềukhi trên trái đất sẽ rất tối vì trăng chỉ sang một số ngày trong tháng và có lúc trăng bịmây che khuất…Trăng toả sáng trên trái đất làm cho mọi vật thêm tươi đẹp, cuộc sốngthêm vui Đèn gần gũi, soi sáng cho con người học tập, làm việc và cũng làm cho cuộcsống thêm đẹp Do vậy, cả trăng và đèn đều cần thiết đối với cuộc sống con người.

- Lắng nghe ý kiến đóng góp của bạn bè, cô giáo, thầy giáo để tự kiểm tra, đối chiếuvăn bản nói của bản than với mục đích giao tiếp và yêu cầu diiễn đạt; biết sửa lỗi về nộidung, hình thức diễn đạt

- Tổ chức cho học sinh nhập vai các câu chuyện, đọc diễn cảm, trao đổi, tranh luận…

để tự tìm ra những thông điệp mà văn bản muốn gửi gắm, từ đó rút ra bài học như thếhọc sinh sẽ chủ động tiếp cận vấn đề

Quan tâm rèn luyện kĩ năng nói cho HS theo những yêu cầu trên, GV vừa giúp các

em nâng cao năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ, phát triển tư duy, vừa tạo điều kiện cho

kĩ năng viết phát triển tốt

* Rèn luyện kĩ năng viết:

Dựa vào yêu cầu bài tập (hay đề bài) để viết một đoạn văn (hay bài văn), HS

có thời gian suy nghĩ, tìm cách diễn đạt( dùng từ, đặt câu, sử dụng các biện pháp sosánh, nhân hoá,…) thuận lợi hơn làm văn nói Tuy nhiên, HS cũng cần đạt được nhữngyêu cầu rèn luyện về kĩ năng sản sinh văn bản ở mức cao hơn, lời văn viết vừa cần rõ ývừa cần sinh động, bộc lộ được cảm xúc; bố cục bài văn cần chặt chẽ, hợp lí ở từngđoạn và cả bài Các bài học về phân môn TLV trong SGK Tiếng Việt 5 được xây dựngtrên cơ sở qui trình sản sinh ngôn bản và chú trọng các kĩ năng bộ phận Kĩ năng viếtcủa HS được rèn luyện chủ yếu qua các bài tập viết đoạn văn trước khi viết một bài vănhoàn chỉnh Do vậy, trong quá trình rèn luyện kĩ năng viết, GV cần giúp HS thực hiệntốt những yêu cầu sau:

Ngày đăng: 26/07/2016, 14:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w