1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn luyện đọc tiếng anh cho HS lớp 5

23 1,6K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 12,83 MB

Nội dung

Giáo viên tâm huyết với nghề nghiệp, tích cực sử dụng các phương phápmới vào giảng dạy một cách linh hoạt, chính xác, phải kiên trì nắm bắt các đốitượng học sinh, nắm rõ mục tiêu giảng d

Trang 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: Rèn kĩ năng đọc Tiếng Anh cho học sinh lớp 5

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến kinh nghiệm của tôi được trìnhbày trong phạm vi rèn kĩ năng đọc Tiếng Anh cho học sinh lớp 5 Áp dụngđược cho học sinh lớp 3,4

3 Tác giả:

Họ và tên: Phạm Ngọc Kiên - Nam

Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm ngoại ngữ - ĐHQG HN

Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên dạy Tiếng Anh

6 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

Nhà trường cần phải có sự quan tâm thích đáng đến bộ môn Tiếng Anhnhư: Mua sắm thiết bị cho dạy và học, tối thiểu là đài, băng cassette, sách thamkhảo cho giáo viên, học sinh, cung cấp đủ thời gian theo yêu cầu của chươngtrình học Cần tạo điều kiện tâm lý tốt cho giáo viên Tiếng Anh giảng dạy Giáo viên tâm huyết với nghề nghiệp, tích cực sử dụng các phương phápmới vào giảng dạy một cách linh hoạt, chính xác, phải kiên trì nắm bắt các đốitượng học sinh, nắm rõ mục tiêu giảng dạy ngoại ngữ theo hướng giao tiếpnghe nói tốt, học sinh là chủ thể hoạt động, khuyến khích học sinh chủ động,sáng tạo trong học tập, hăng say học và đọc Tiếng Anh

Học sinh phải có đủ sách giáo khoa, sách bài tập, tích cực hơn trong việcrèn luyện đọc bài ở nhà, có ý trí tự học cao, tuyệt đối không áp dụng cho học

sinh ngọng ngôn ngữ

7 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2014-2015

TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG

SÁNG KIẾN

Trang 2

TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Có nhiều quan điểm đưa ra phương pháp dạy đọc, mỗi quan điểm đều cócách nói khác nhau, tuy nhiên việc dạy cho học sinh đọc tốt, yêu thích kĩ năngđọc Tiếng Anh mới là khó Qua nhiều năm tôi dạy Tiếng Anh tiểu học, thăm dòcác em tôi thấy đại đa số các em đều đọc lấy được, đọc không cần rõ ý nghĩacủa nời nói Nhận thức của các em như vậy là chưa đúng, có lẽ vì các em chưahọc đúng cách, chưa hiểu được cách luyện của mỗi dạng bài đọc

Qua quá trình nghiên cứu tôi nhận thấy kĩ năng đọc là một kĩ năng quantrọng và cần thiết trong quá trình giảng dạy tiếng Anh trong trường Tiểu học.Mục tiêu của bài đọc là tạo cho người học có nhiều kiến thức hơn được baohàm trong mỗi dạng bài đọc Đó là một chuỗi những kĩ năng (techniques) đượckết hợp lại thành một bài khoá đọc, điều đó sẽ làm cho học sinh hứng thú hơnkhi học một bài đọc và đọc chuyên sâu

Qua tham khảo một số tài liệu tôi thấy việc đổi mới và áp dụng một sốphương pháp dạy đọc, rèn và phát triển kĩ năng đọc cho học sinh là điều hết sứccần thiết ngay từ bước cơ sở Vậy chúng ta có bao nhiêu cách để dạy một bàiđọc? Theo tôi, có nhiều cách dạy đọc khác nhau phù hợp cho từng dạng bàiđọc, điều đó còn phụ thuộc vào mục đích dạy đọc Để giải đáp những khúc mắctôi đã đi sâu vào nghiên cứu kĩ năng đọc và đưa ra giải pháp trong sáng kiến

2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến

Sáng kiến được viết dưới dạng rèn kĩ năng đọc cho đối tượng học sinh lớp

5 Để sáng kiến đạt hiệu quả tốt cần phải có sự trợ giúp của các phương tiện trợgiảng như máy chiếu đa năng, đài đĩa (băng), máy ghi hình, cùng một sốphương tiện trực quan khác Giáo viên phải thường xuyên sát sao với học sinh,giúp học sinh hiểu thông cách thức luyện một bài đọc Thời gian áp dụng sángkiến cần tối thiểu một học kì

3 Nội dung sáng kiến

Trong giảng dạy ngoại ngữ, để giúp học sinh phát triển kĩ năng đọc cóhiệu quả ta cần phân biệt những loại đọc cơ bản vẫn được sử dụng phổ biếnnhư:

- Đọc to và đọc thầm

- Đọc phân tích và đọc tổng hợp

Ở hai loại đọc cơ bản trên được phân tích ra nhiều dạng bài đọc khácnhau, giáo viên phải nắm bắt được phương pháp, cách thức giảng dạy các dạngbài luyện đọc đó Tác dụng của trò chơi cũng đóng góp một phần quan trọngtrong bài luyện đọc vì nó giúp học sinh hứng thú hơn trong tiết dạy và học…Trong thực tế các phương pháp luyện đọc tôi đưa ra đã có nhiều giáo viênTiếng Anh áp dụng để giảng dạy cho học sinh lớp 5, tuy nhiên chưa hiệu quả.Các phương pháp còn thiếu một số phương thức luyện, chưa áp dụng đúngcách, chưa phù hợp với mục tiêu của các phần mục bài dạy Bài giảng chưa thuhút học sinh Giáo viên giảng dạy còn lúng túng trong việc áp dụng các phươngpháp, còn chưa đáp ứng được yêu cầu của chương trình dạy học

Trang 3

Rèn kĩ năng đọc Tiếng Anh cho học sinh lớp 5 tôi đưa ra giải quyết đượcnhững khó khăn, vướng mắc trong việc rèn đọc cho học sinh lớp 5 Học sinh dễhiểu, hứng thú, hăng say học tập Giáo viên sẽ không còn băn khoăn trong việcvận dụng các phương pháp luyện đọc cho các dạng bài đọc trên lớp, tiết dạy sẽhiệu quả cao.

4 Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến

Sáng kiến đã được áp dụng hiệu quả, cách thức giảng dạy phù hợp mụctiêu, linh động có sáng tạo Hàng tháng tôi cho khảo sát kết quả và điều chỉnhgiảng dạy sao cho hợp lý Sau một học kì áp dụng những phương pháp trên tôi

đã thu được khá nhiều thành quả Học sinh yêu thích và ham học môn TiếngAnh hơn trước Học sinh nhớ được bài đọc dễ dàng hơn, khả năng đọc cũng tốthơn và đọc trôi chảy hơn Học sinh dễ đọc và nhớ lâu hơn trước Kết quả thuđược đã đánh giá khả quan tính khả thi của sáng kiến này

Qua một thời gian áp dụng sáng kiến tôi thấy khả năng của sáng kiến nếu

áp dụng tốt, ở một điều kiện thuận lợi và môi trường tốt chúng ta sẽ thu đượcmột kết quả khá cao trong tỉ lệ khá giỏi Đó là điều tôi muốn các đồng nghiệpcùng tôi tiếp tục khẳng định kết quả nghiên cứu của sáng kiến trong quá trìnhgiảng dạy

5 Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến

Để đạt được chất lượng cao trong quá trình dạy kĩ năng đọc môn TiếngAnh thì người giáo viên cần năng động, giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức củatừng bài dạy Ngoài ra giúp học sinh hăng say tìm tòi học tập ngoại ngữ, chịuđọc, chịu giao tiếp ở mọi nơi, mọi lúc Muốn đạt được kết quả đó và phù hợpvới từng đối tượng học sinh thì người giáo viên cần chú ý các vấn đề sau: Nắmvững đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học, nắm vững mục tiêu của từng bài, yêucầu cơ bản của kĩ năng đọc,…

Giáo viên cần tâm huyết với nghề nghiệp, tích cực sử dụng các phươngpháp mới vào giảng dạy một cách linh hoạt, chính xác, phải kiên trì nắm bắtcác đối tượng học sinh, nắm rõ mục tiêu giảng dạy ngoại ngữ theo hướng giaotiếp (đọc tốt sẽ phát âm tốt, đọc chuẩn trong tình huống giao tiếp sẽ giỏi), họcsinh là chủ thể hoạt động, khuyến khích học sinh chủ động, sáng tạo trong họctập

Nói chung, người giáo viên phải vận dụng nhiều phương pháp dạy đọcphù hợp, nhiều hoạt động cho tiết giảng, tạo hứng thú say mê đọc bài của họcsinh, giúp học sinh tự tìm ra cho mình một phương pháp đọc hữu hiệu nhất,nắm bắt nhanh, nhớ lâu để có thể sử dụng Tiếng Anh trong nhiều tình huống,trong những ngữ cảnh khác nhau của cuộc sống

Nhà trường cần phải có sự quan tâm thích đáng đến bộ môn Tiếng Anhnhư: Mua sắm thiết bị cho dạy và học, tối thiểu là đài, băng casette, sách thamkhảo cho giáo viên, cung cấp đủ thời gian theo yêu cầu của từng chương trình.Học sinh cần tích cực hơn trong việc rèn luyện đọc ở nhà và các kĩ năngNghe-Nói-Đọc-Viết, nắm rõ mục tiêu ngoại ngữ, có ý trí tự học cao, số lượnghọc sinh khoảng 20-25 em/lớp

Điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học tốt, phù hợp với việc dạy

và học Tiếng Anh

Trang 4

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.

Qua nhiều năm giảng dạy, thăm dò học sinh tôi thấy đại đa số các em đềuđọc lấy được, đọc không cần rõ ý nghĩa của lời nói Đây là một quan điểm sailầm trong nhận thức một bài đọc Có một học viên nước ngoài nói ta có thể đọc

các từ nhưng không thể biết rõ điều gì họ nghĩ “I can read the words but I don’t know what they mean” theo tôi là không đúng Vì trong tình trạng này

người nói cho rằng: Đọc là đọc các biểu tượng từ vựng được viết và dịch mãđơn thuần theo âm tương ứng Thật sai lầm khi có ý nghĩ như vậy trong kĩ năngđọc

Chúng ta cần hiểu đọc là gì? Thật đơn giản mục đích của đọc là đọc và

hiểu (reading and understanding) Đọc là phải hiểu, đọc chuẩn mà không hiểunghĩa là chưa đọc tốt

Mục tiêu của bài đọc là tạo cho người học có nhiều kiến thức hơn đượcbao hàm trong mỗi dạng bài đọc Đó là một chuỗi những kĩ năng (techniques)được kết hợp lại thành một bài khoá đọc, điều đó sẽ làm cho học sinh hứng thúhơn khi học một bài đọc và đọc chuyên sâu

Ngoài ra kĩ năng đọc còn là một kĩ năng quan trọng và cần thiết trong quá

trình giảng dạy tiếng Anh trong trường Tiểu học Những năm trước đây cónhiều giáo viên cho rằng khi đọc một bài khoá thì nhất thiết học sinh phải đượclần lượt đọc to từng đoạn trong bài, một số khác lại cho rằng sẽ không tốt chohọc sinh nếu họ được nhìn thấy bài khoá trước khi họ nghe đọc mẫu, một sốkhác nữa thì lại thường yêu cầu học sinh theo dõi bài khoá trong khi giáo viênđọc mẫu

Ngày nay tất cả những quan điểm trên đều được coi là phiến diện, khôngphù hợp với quan điểm dạy học theo hướng giao tiếp, coi giao tiếp vừa làphương tiện dạy và học, vừa là mục đích của quá trình dạy học Vì thực tếnhiều năm khi dạy các bài khoá, giáo viên thường giúp học sinh, cho học sinhđọc đồng thanh, gọi học sinh đọc cá nhân trước lớp sau đó là dịch bài khóasang tiếng Việt Theo tôi cách dạy và học này không giúp học sinh hiểu hoàntoàn nội dung bài khoá, không khai thác hết bài khoá và học sinh sẽ không nhớtốt từ cùng cấu trúc câu

Xuất phát từ thực tế nhiều năm giảng dạy tiếng Anh và tham khảo một sốtài liệu tôi thấy việc đổi mới và áp dụng một số phương pháp dạy đọc, rèn vàphát triển kĩ năng đọc cho học sinh là điều hết sức cần thiết ngay từ bước cơ sở.Vậy chúng ta có bao nhiêu cách để dạy một bài đọc? Theo tôi, có nhiều cáchdạy đọc khác nhau phù hợp cho từng dạng bài đọc, điều đó còn phụ thuộc vàomục đích dạy đọc Để giải đáp những khúc mắc tôi đã đi sâu vào nghiên cứu kĩnăng đọc và đưa ra giải pháp trong sáng kiến

2 Cơ sở lý luận của sáng kiến.

2.1 Nhận thức:

Giáo dục có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của xã hội loàingười Trong tình hình hiện nay, đất nước trên con đường đổi mới, chính sách

Trang 5

mở cửa quan hệ với các nước trên thế giới đ· tăng đáng kể Sự giao tiếp rộngrãi với các nước trên thế giới bằng tiếng Anh - Ngôn ngữ quốc tế - ngày đượcquan tâm hơn

Chính vì vậy môn tiếng Anh đã đưa vào chương trình giáo dục tiểu học vàcũng là một môn chính trong các kỳ thi phổ thông với mục tiêu giúp các emhọc sinh trên cơ sở rèn luyện 4 kỹ năng : nghe, nói, đọc, viết đạt được khả năngđọc hiểu tiếng Anh ở chương trình phổ thông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc

tự học, tìm hiểu khoa học kỹ thuật hiện đại vào kho tàng văn hóa phong phúcủa thế giới

Xuất phát từ đối tượng của quá trình dạy học là học sinh tiểu học thuộcvùng núi, việc học tiếng Anh hoàn toàn chưa được chú tâm, ý thức học tập củacác em chưa cao, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.Trong quá trình giảngdạy, tôi nhận thấy rằng các em còn gặp nhiều khó khăn trong việc đọc Đọcđược coi là việc quan trọng đầu tiên, đọc được và nói được là cơ sở giao tiếp.Nếu quen nói sai, đọc sai thì cũng không thể nghe được, hiểu được

Chính vì nhận thức trên việc giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh Tiểu họccần nhất thiết phải tuân thủ theo các hoạt động giảng dạy khoa học Thầy tổchức các hoạt động cho học sinh, ở đó học sinh hoạt động là chính, chủ độngtrong quan hệ với thầy và hợp tác với bạn trong nhóm (lớp)

Lý thuyết phương pháp giảng dạy là vậy nhưng thực tế giảng dạy các đốitượng mới là khó khăn Như ta biết, tiết dạy học chỉ là một đơn vị cơ bản củaquá trình dạy học Cho lên để đạt được kết quả cao trong quá trình dạy học nó

sẽ được thể hiện rõ trên từng tiết dạy cụ thể Mặt khác, chúng ta biết Tiếng AnhTiểu học lại chủ yếu tập trung ưu tiên vào hai kĩ năng Nghe và Nói nhiều hơnnhưng kĩ năng đọc cũng không thể thiếu trong quá trình hình thành tri thức,ngôn ngữ của trẻ Đọc tốt thì phát âm sẽ chuẩn, nói chuẩn, nghe chuẩn và đọcnhiều sẽ nhớ được từ vựng, ngữ pháp để viết tốt, dịch tốt Bởi vậy, người giáoviên càng cần phải tích cực năng động, sáng tạo, tổ chức tốt hơn trong quá trìnhgiảng dạy, nhất là kĩ năng đọc

2.2 Môi trường học.

Trong thực tế giảng dạy ở nhà trường tôi dạy hiện nay, tôi thấy về điềukiện cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho việc dạy - học ngoại ngữ ở bậc

tiểu học còn khó khăn, thiếu thốn Chưa đáp ứng được tiêu chuẩn phòng học

ngoại ngữ thực thụ Học sinh còn coi nhẹ việc học bài Tiếng Anh ở nhà; nhậnthức của nhiều phụ huynh còn chưa tốt về việc học ngoại ngữ ở cấp độ Tiểuhọc, thậm chí cả giáo viên văn hóa (nhất là ở vùng núi, nông thôn) Điều đó đãgây cho giáo viên Tiếng Anh một trở ngại lớn trong gi¶ng d¹y con em hä, Ngoài ra sách giáo khoa nhiều chỗ còn phân bố chưa hợp lý, kiến thức cònnặng nề, nhiều từ vựng còn quá khó với việc ghi nhớ, phát âm của các em, việcthay đổi sách giáo khoa còn chưa hoàn thiện ở bậc tiểu học Điều đó đã gây chogiáo viên không ít khó khăn trong khi giảng dạy mà kĩ năng đọc lại là mộttrong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc học ngoại ngữ ở bước cơ sở.Nếu giáo viên không nhiệt tình yêu nghề, không có chuyên môn nghiệp vụ tốt,điều đó sẽ ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ ngay từ lúc hình thành ngôn ngữban đầu Bởi vậy, lần này tôi đã quyết định đi sâu vào nghiên cứu kĩ năng dạy

Trang 6

đọc bằng những kinh nghiệm, sự học hỏi đồng nghiệp với định hướng “Rèn kĩnăng đọc Tiếng Anh cho học sinh lớp 5” để hình thành kĩ năng đọc tốt nhấtngay từ bước cơ sở của trẻ.

3 Thực trạng.

- Đối tượng học sinh ở khối Tiểu học là các em nhỏ tuổi Việc đọc TiếngAnh tốt ngay từ lúc ban đầu là rất quan trọng và cần thiết Vì có đọc tốt các emmới có thể nghe chính xác, nói chuẩn, đúng giai điệu Các em sẽ không bị bỡngỡ khi gặp một người nước ngoài nói Tiếng Anh Trong khi đó thực tế các emhọc sinh lớp 5 ở trường tôi hầu như rất ngại đọc những bài đọc khó, dài, hầunhư khi đọc các em thường bỏ qua những từ khó đọc, hay việc lười dịch hiểucâu chẳng hạn,…

- Giáo trình Tiếng Anh mới 4 tiết/tuần còn đang thực nghiệm ở tiểu học,giáo viên còn chưa được tiếp cận nhiều với giáo trình này

- Trình độ giáo viên còn chưa đồng đều, việc tìm tòi nghiên cứu các tàiliệu phục vụ cho giảng dạy Tiếng Anh ở tiểu học còn hạn chế Lòng nhiệt huyếtyêu nghề chưa cao do tác động khách quan biên chế giáo viên Tiếng Anh ở tiểuhọc

- Hiện nay giáo viên Tiếng Anh cũng đã có những bước cải thiện đáng kểtrong trình độ như B1, B2 theo khung tham chiếu Châu Âu Đó là ước muốnhoàn thiện chất lượng của Bộ GD&ĐT Trường tôi đã có hầu hết giáo viên đạttrình độ B2 Việc dạy đọc cho trẻ chủ yếu khó khăn về mặt phương pháp dạy,sao cho học sinh đọc tốt và nhớ tốt mới là khó khăn và cần đạt được

- Chương trình dạy học mới, phương pháp dạy học có thay đổi, giáo viênvận dụng còn chưa linh hoạt nên chưa phát huy được tính tích cực, hiệu quảhọc tập của học sinh

- Giáo viên còn nặng về việc cung cấp kiến thức mà chưa chú trọng đếnviệc luyện tập thực hành của học sinh Dạy học chưa sát đến từng đối tượnghọc sinh

- Sự nhận thức tiếp thu của học sinh không đồng đều

- Việc áp dụng các phương pháp giảng dạy Tiếng Anh Tiểu học chưa hợp

lý dẫn đến hiệu quả tiết học chưa cao, phần lớn giáo viên còn lúng túng trongviệc lựa chọn các phương pháp hợp lý cho tiết dạy Điều này đã gây trở ngạilớn trong quá trình nhận thức của học sinh

- Ngoài ra giáo viên Tiếng Anh cũng không được sự trợ giúp tinh thầnnhiều từ phía phụ huynh học sinh Còn coi nhẹ bộ môn ngoại ngữ ở Tiểu học

Sự nhận thức tiếp thu của học sinh không đồng đều, có những học sinh lười suynghĩ, nhất là các học sinh khuyết tật, học sinh có bộ mẹ đi làm xa,

- Đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho dạy học còn thiếu thốn, chưa cóphòng dạy học Tiếng Anh chuyên dụng cho khối lớp 3,4,5 theo chương trình 4tiết/tuần của BGD Phương tiện nghe, nhìn như: băng đĩa, đài, đầu video, máythu âm, … chưa được trang bị cho khối lớp trên Lớp học lại quá đông chưahợp lý cho việc rèn luyện các kĩ năng

- Sự quan tâm đến bộ môn Tiếng Anh còn hạn chế Việc thành lập tổngoại ngữ giữa các trường trong thị xã còn chưa làm được Điều đó đã làm hạnchế việc trao đổi kinh nghiệm giảng dạy giữa các giáo viên Tiếng Anh ở tiểu

Trang 7

học Sách giáo khoa Tiếng Anh còn chưa đồng bộ hoàn thiện từ lớp 3 đến lớp

5 Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của học sinh Kiến thứchọc sinh còn chưa đồng đều giữa các khối lớp, dẫn đến việc nghi ngờ về chấtlượng, cán bộ quản lý còn chưa hiểu nhiều về bộ môn này,

Qua thực tế đó, ngay vào đầu năm học tôi đã triển khai thực hiện việcnghiên cứu đối tượng, phương pháp giảng dạy mới phù hợp với đối tượng họcsinh lớp 5 Tôi đã khảo sát và kết quả đã được kiểm tra kĩ lưỡng Tuy nhiên ởđây tôi áp dụng sáng kiến cho lớp 5A (lớp 5B đối chứng) vì có số lượng, chấtlượng đầu năm tương đương Kết quả kiểm tra như sau:

4 Các giải pháp, biện pháp thực hiện.

* Trước tiên tôi đi sâu vào nghiên cứu:

- Phương pháp đọc (tham khảo) tài liệu: Nghiên cứu sách giáo khoa, sáchbài tập, sách hướng dẫn dạy đọc Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học, các tài liệudạy đọc khác dành cho học sinh Tiểu học, tham khảo phương pháp dạy đọc chohọc sinh tiểu học qua internet

- Phương pháp thực nghiệm: Thí điểm nhiều giờ dạy ở nhiều lớp, nhiềuđối tượng học sinh

- Phương pháp hỏi đáp: Hỏi điều tra học sinh, tham khảo bạn bè đồngnhiệp, nắng nghe rút kinh nghiệm từ cấp trên

- Hàng tháng có các bài tests để đánh giá học sinh

- Nghiên cứu kết quả các bài tests

- Trao đổi, tham khảo đồng nghiệp và bạn bè

* Mục đích: Giải quyết được phần lớn khó khăn vướng mắc trong việc

dạy kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5 (sách 4 tiết/tuần), nhằm phát huy tính tíchcực hăng say luyện đọc của học sinh

4.1 Tìm hiểu các loại hình bài đọc.

Trong giảng dạy ngoại ngữ, để giúp học sinh phát triển kĩ năng đọc cóhiệu quả ta cần phân biệt những loại đọc cơ bản vẫn được sử dụng phổ biếnnhư:

Trang 8

1.1 Khi ta muốn truyền đạt lại thông tin của một người khác đã được viết

ra như đọc báo, đọc tin hoặc giúp học sinh luyện phát âm, trọng âm, ngữ điệu

và kĩ năng đọc để thông báo lúc đó ta đọc to thành lời

1.2 Khi muốn đọc để hiểu, để nhận biết thông tin, chúng ta thường đọcthầm, tức là nhìn vào chữ và nhận biết thông tin trong óc không nhất thiết phảiđọc to thành lời mà vẫn có hiệu quả

Trong giảng dạy ngoại ngữ việc đọc to thành lời có rất ít tác dụng đến việcphát triển kỹ năng đọc hiểu của học sinh

4.1.2 Đọc phân tích và đọc tổng hợp: (Intensive reading, Extensive reading)

Xét theo mục đích đọc có những mục đích sau:

4.1.2.1 Đọc giải trí (Reading for pleasure)

4.1.2.2 Đọc lấy thông tin cần thiết (Scanning for specific information).4.1.2.3 Đọc phân tích để hiểu nội dung chi tiết hoặc để nghiên cứu(Reading for detail information)

4.1.2.4 Đọc phân tích để học tiếng (Reading for study)

4.1.2.5 Đọc lướt (Skimming): Nắm bắt được nhanh thông tin chính toànbài Đọc lướt cần tuân thủ theo 4 bước sau:

+ Bước 1: Đọc nhanh bài đọc từ đầu đến cuối để nắm được chủ đề của bài

và nội dung sơ lược

+ Bước 2: Tự nói lên những điều mình tiếp thu được qua lần đọc đầu tiênnày, dù là những ý tưởng đơn giản mình bắt gặp trong bài đọc (nói bằng tiếngAnh) Lưu ý: không lên quan tâm đến từ mới, chưa tìm hiểu kĩ những gì mìnhchưa hiểu

+ Bước 3: Đọc lướt lại một (hai) lần nữa Sau khi đọc bài viết đã đọc một

số thông tin Xác định xem thông tin nào đúng với nội dung bài thì giữ lại,thông tin nào không đúng thì gạch đi

+ Bước 4: (group work/ pair work) Hãy so sánh những điều mình hiểu vớibạn luyện (partners) trong nhóm

4.1.2.6 Đọc lấy nội dung chính (Gist reading): Để nắm bắt được ý đồ củatác giả viết bài đó Kỹ thuật đọc này dạy cho người học nắm được nội dung cơbản của bài đọc Phương pháp tìm ra ý chính này cần tuân thủ theo 4 bước:+ Bước 1: Đọc một lượt từ đầu đến cuối để nắm chủ đề của bài đọc

+ Bước 2: Đọc hiểu: đọc từng câu để nắm nghĩa của nó

+ Bước 3: Chọn lọc nội dung: xác định những câu mang nghĩa quan trọnghơn các câu khác còn lại

+ Bước 4: Xác định ý chính

4.1.2.7 Đọc lấy thông tin chi tiết (Reading for details): Là quy trình bàiđọc với mục đích khai thác triệt để thông tin có trong bài có thể được tuân thủtheo các bước sau:

Ý phụ quan trọng bậc 1

Ý phụ quan trọng bậc 2

Ý phụ quan trọng bậc 3

Những ý phụ có thể bỏ qua

Trang 9

4.1.2.8 Đọc phán đoán (Prediction):

4.1.2.9 Kỹ thuật đọc 5-Cs: Là một kĩ thuật tổng hợp 5 bình diện có liênquan chặt chẽ với nhau trong quy trình học, cả về mặt kỹ thuật lẫn mối quan hệngôn ngữ học

4.1.2.10 Đọc để tìm hàm ý (Read for Inferences):

4.1.2.11 Đọc nhận diện ý đồ tác giả (Identification of the Author’sIntention): Đọc tìm ra mục đích của tác giả qua bài viết

+ Cung cấp thông tin (to inform)

+ Thuyết phục (to persuade)

+ Tạo niềm vui (to entertain)

+ Tranh luận (to argue)

Trong những năm trước đây, việc dạy bài đọc cho học sinh chủ yếu là đọcphân tích (Intensive reading) nhằm để cung cấp ngữ liệu và thực hành tiếng nóichung, 3 loại đọc đầu còn hạn chế

4.2 Kĩ năng đọc.

Bài đọc được dùng trong giảng dạy ngoại ngữ có hai loại cơ bản: Bài đọcdùng để dạy tiếng và bài đọc dùng để dạy kĩ năng đọc hiểu

Trong những năm trước đây việc dạy học thường chỉ hạn chế trong phạm

vi những kĩ năng cơ bản như:

- Nhận biết mặt chữ và nghĩa của từ đã học thông qua nói

- Đọc và hiểu được những câu và chuỗi lời nói đã học qua nói… cho dù đó

là loại bài đọc gì

Các kĩ năng này chưa đủ để đảm bảo cho học sinh có được những kĩ năngđọc hiểu thông thạo

Khi đọc người đọc còn cần có những kỹ năng khác như:

- Kỹ năng đọc để lấy thông tin cần thiết (Scanning/Reading for specificinformation)

- Kỹ năng đọc lướt tổng quát để lấy thông tin, nội dung chính (Skimming/Reading for main ideas)

- Kỹ năng phán đoán trước khi đọc và trong quá trình đọc (Predicting)

- Kỹ năng đoán từ trong ngữ cảnh (Guessing meaning from context)

Để khai thác và rèn kỹ năng đọc bài khoá cho học sinh tôi xin đề cập đếnloại bài đọc dùng để dạy kĩ năng đọc hiểu cho học sinh Tiểu học

4.3 Phương pháp dạy bài khóa.

4.3.1 Tiến trình dạy một bài khoá:

Thông thường dạy một bài khoá được tiến hành theo 3 giai đoạn cơ bản:Trước khi đọc (Pre-reading), trong khi đọc (While reading) và sau khi đọc(Post reading) Trong mỗi giai đoạn lại có những hoạt động khác nhau, các hoạtđộng này không hoàn toàn bắt buộc đối với tất cả các bài dạy đọc mà chúng tanên sử dụng chúng một cách linh hoạt

Trang 10

4.3.2 Các hoạt động cho mỗi bài dạy:

4.3.2.1 Giai đoạn trước khi đọc:

Các hoạt động trước khi đọc chủ yếu nhằm gây hứng thú cho học sinh(Arouse students), hướng học sinh vào chủ đề, chủ điểm mà học sinh sắp đọc(Focus on the topic), thiết lập tình huống (Set the scene)

Bước dầu tiên của giai đoạn này là giới thiệu ngữ liệu mới (Pre-teachvocabulary)

Trong bước này có thể sử dụng các thủ thuật giới thiệu và dạy từ vựng,ngữ pháp và cấu trúc câu mà giáo viên đã được nghiên cứu và áp dụng (7 steps:elicit – model – repetition – checking pronounciation- copy- checking stress –meaning và các thủ thuật: visual aid- realia - mime- situation/ explanation-example – synonym/ antonym- translation,…)

Giáo viên cũng cần lựa chọn và phân loại từ để dạy tuỳ theo mức độ khó

và mức độ cần thiết của từ đối với việc đọc và hiểu nội dung bài học cũng như

số lượng từ mới cần giới thiệu bao nhiêu thì vừa Nếu từ mới cần thiết cho việcđọc và hiểu bài và phù hợp với trình độ học sinh thì ta cần dạy kỹ càng, dạymột cách chủ động Nếu từ mới cần thiết nhưng vượt quá khả năng của họcsinh thì nên dạy thụ động nghĩa là giáo viên nên giải thích hoặc dịch nghĩa càngnhanh càng tốt Nếu từ không cần thiết để hiểu bài khoá và cũng không quá khóthì nên cho học sinh đoán nghĩa của từ trong văn cảnh Nếu từ mới vừa khôngcần thiết vừa không khó thì ta có thể bỏ qua

Sau khi dạy song từ vựng giáo viên có thể tổ chức một số hoạt động trướckhi đọc để tạo nhu cầu, lý do, mục đích của việc đọc (Create reasons forreading) cho học sinh đoán trước nội dung bài đọc (Predict the text) hoặc nêunhững điều muốn biết về bài khoá (Give expectation),… Sau đây là một số hoạtđộng trước khi cho học sinh đọc:

4.3.2.1.1 Sắp xếp lại trình tự các câu (Ordering statements)

Giáo viên viết lên bảng hoặc bảng phụ một số câu theo nội dung bàinhưng không theo thứ tự, yêu cầu học sinh đọc rồi sắp xếp lại theo ý hiểu củamình sau đó mở sách đọc và kiểm tra lại dự đoán của mình Số lượng câu cóthể là 6-8

4.3.2.1.2 Đọc chép chính tả (Jigsaw dictation):

Giáo viên cần chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ (6-7em/nhóm) Chép nộidung của bài thành nhiều câu (khoảng 6-7 câu) rồi bản phôtô phát cho mỗi emmột tờ Lần lượt từng em đọc câu của mình cho các bạn chép sau đó suy đoánthứ tự các câu, cuối cùng mở bài đọc ra đọc rồi đối chiếu để kiểm tra

4.3.2.1.3 Sắp xếp lại tranh theo thứ tự (Ordering pictures):

Giáo viên chuẩn bị một số bức tranh theo nội dung của bài mà học sinhsắp đọc (có thể vẽ hình que đơn giản) Giới thiệu và dán các bức tranh lên bảngnhưng không theo quy thứ tự Yêu cầu học sinh xem rồi sắp xếp lại sau đó mởsách đọc và kiểm tra lại

4.3.2.1.4 Dự đoán đúng sai (True/ False statement prediction):

Giáo viên chuẩn bị 5->6 câu về nội dung bài đọc, yêu cầu học sinh cho dựđoán đúng sai, sau đó đọc bài và kiểm tra lại

Trang 11

4.3.2.1.5 Dự đoán mở (Open prediction):

Giáo viên chuẩn bị trước hoặc kẻ 1 bảng, điền một số thông tin vào bảng,yêu cầu học sinh dự đoán tiếp những nội dung còn lại, sau đó đọc bài và kiểmtra lại

Bằng các hoạt động trước khi đọc, như vậy học sinh đã có thể hình dungđược phần nào nội dung bài khoá nhưng chưa sâu: Những thông tin trong phần

dự đoán thường là những ý chính, chung chung của bài đọc Giáo viên khôngnên đưa ra những thông tin chi tiết vì giai đoạn này chủ yếu rèn kỹ năng đọclướt, lấy thông tin chính (Skimming for main ideas) Lần đọc này là lần đầu củagiai đoạn trong khi đọc

4.3.2.2 Giai đoạn trong khi đọc:

Hoạt động đầu tiên của giai đoạn này là học sinh đọc để kiểm tra thôngtin đã dự đoán ở phần trước Giáo viên cho học sinh đối chiếu với kết quả dựđoán và kết quả sau khi đọc lần thứ nhất Giáo viên chữa chung cho cả lớp nếuhọc sinh chưa thông thì yêu cầu học sinh đọc lại phần có câu trả lời đó để xácđịnh lại Tiếp theo giáo viên đưa ra một số hoạt động để học sinh đọc bài khoámột cách kỹ càng hơn Đây là giai đoạn chính của việc đọc vì vậy giáo viên cầnchuẩn bị kỹ nội dung, các hoạt động cho giai đoạn này xong không nên trùnglặp với nội dung của phần dự đoán ban đầu để tránh sự nhàm chán, và quá dễvới học sinh gây tâm lý không tốt vì câu trả lời đã được làm rõ ở phần đầu Sauđây là một số hoạt động trong khi đọc:

4.3.2.2.1 Đưa ra câu trả lời (Answers given):

Example: Sau khi học sinh đọc xong lần 1 phần 1, lesson 1, Unit 7 (sách 4tiết/tuần), page 55 Sử dụng projector tôi đưa ra một số pictures sau trên screen:

1 2

Tôi hỏi học sinh “How can you ask me if you want to know my favouritesport or game in each picture Please, raise your hand.”

One student: What’s your favourite sport (game)?

Teacher: Very good

4.3.2.2.2 Đưa ra câu hỏi “Wh” questions:

Sử dụng “What, where, when, who, how (much, many)… để kiểm tra mức

độ đọc hiểu chi tiết của học sinh

Example: Phần Review 1 (sách 4 tiết/tuần), part III, exercise 2, page 46 Trong khi học sinh đọc bài text “A Summer

Camp” tôi đưa ra cho học sinh một số câu hỏi

kiểm tra như sau:

1) Where did Nam go last week?

2) How many boys in Nam’s tent?

3) Where were the boys in Nam’s tent from?

4) What did the campers do before breakfast?

Ngày đăng: 26/07/2016, 14:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w