1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn tổ chức hiệu quả tiết sinh hoạt lớp trong mô hình VNEN

37 2,4K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 6,46 MB

Nội dung

Hội đồng tự quản học sinh là một biện pháp giáo dục nhằm thúc đẩy sựphát triển về đạo đức, tình cảm và xã hội của học sinh thông qua những kinhnghiệm hoạt động thực tế của các em trong n

Trang 1

Phần 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: Tổ chức hiệu quả tiết Sinh hoạt lớp trong mô hình trường học mới VNEN.

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tổ chức tiết Sinh hoạt lớp trong công tác chủ nhiệm lớp

3 Tác giả:

Họ và tên: NGUYỄN THỊ HẰNG Giới tính: Nữ

Ngày/ tháng/năm sinh: 15/02/1976

Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm khoa Tiểu học

Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên- Trường Tiểu học Bến Tắm

Điện thoại: 0983.02.15.76

5 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Bến Tắm

Điện thoại: 0320 3887 038

6 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu : Trường Tiểu học Bến Tắm

7 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

+ Lớp học trong mô hình trường học mới Việt Nam

(VNEN) và tất cả các lớp học áp dụng tổ chức lớp học theo mô hình VNEN

8 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2014- 2015

ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

TÓM TẮT SÁNG KIẾN

Trang 2

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:

Việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người công dântốt, thành người tài giỏi, có ích cho xã hội Đó là nhiệm vụ chung của tất cảmọi người, đặc biệt là những người làm công tác giáo dục

Mô hình trường học mới không những đổi mới về tổ chức lớp học, vềtrang trí lớp mà quá trình dạy học cũng được đổi mới từ dạy - học cả lớpsang dạy - học theo nhóm Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, tăng cườngphát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh Lấy học sinh làmtrung tâm trong các hoạt động dạy học giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức

và tạo mọi điều kiện tốt nhất để mọi học sinh được tham gia vào quá trìnhhọc tập

Ngoài ra mô hình trường học mới giúp học sinh rèn phương pháp tựhọc, tự giác, tự quản, tự trọng, tự tin, tự đánh giá, tự hợp tác, tự rèn luyện kỹnăng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềmvui hứng thú học tập cho học sinh

Một trong những yếu tố đó chính của mô hình trường học mới là hoạtđộng của Hội đồng tự quản của lớp Hội đồng tự quản được thành lập vì họcsinh và bởi học sinh để đảm bảo cho các em tham gia một cách dân chủ vàtích cực vào đời sống học đường, khuyến khích các em tham gia một cáchtoàn diện vào các hoạt động của nhà trường và phát triển lòng khoan dung,

sự tôn trọng bình đẳng, tinh thần hợp tác và đoàn kết giữa học sinh với họcsinh Hội đồng tự quản học sinh là một biện pháp giáo dục nhằm thúc đẩy sựphát triển về đạo đức, tình cảm và xã hội của học sinh thông qua những kinhnghiệm hoạt động thực tế của các em trong nhà trường và mối quan hệ vớinhững người xung quanh Hoạt động của Hội đồng tự quản học sinh khôngchỉ thể hiện qua việc duy trì mọi hoạt động, nề nếp của học sinh trong lớpqua từng tiết học, buổi học mà còn thể hiện qua các hoạt động giáo dục theochủ đề và tiêu biểu là tiết Sinh hoạt lớp Chính vì vậy, trong năm học 2014-

2015 này tôi tập trung và hoàn thiện sáng kiến: “Tổ chức hiệu quả tiết Sinh hoạt lớp trong mô hình trường học mới VNEN.”

Trang 3

2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:

Lớp tôi phụ trách là lớp khối 4, được học 10 buổi/tuần với sĩ số 27học sinh Hoạt động tự quản của học sinh được tôi xây dựng áp dụng sángkiến ngay từ đầu năm học 2014- 2015 Ban giám hiệu nhà trường và Hội phụhuynh tạo điều kiện về thời gian, phương pháp tổ chức và các điều kiện vậtchất tương đối đầy đủ giúp cho hoạt động tự quản của học sinh được pháthuy và sáng kiến của tôi được áp dụng thuận lợi ngay từ những tuần đầu tiêncủa năm học

3 Nội dung sáng kiến:

3.1: Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến.

Mô hình trường học mới Việt Nam là mô hình nhà trường tiên tiến,hiện đại đáp ứng mục tiêu “đổi mới căn bản và toàn diện” của nền giáo dụcnước ta Đổi mới căn bản của Mô hình trường học mới là chuyển:

+ Hoạt động Dạy của giáo viên thành Hoạt động học của học sinh + Hoạt động quy mô lớp thành hoạt động Quy mô nhóm

+ Học sinh từ Làm việc với giáo viên thành Làm việc với sách, có sựtương tác với bạn ( với giáo viên khi cần thiết)

+ Mô hình hướng tới chuyển các hoạt động giáo dục trong nhà trườngthành các hoạt động tự giáo dục cho học sinh

Điểm nổi bật của mô hình là đổi mới về các hoạt động sư phạm, trong

đó có đổi mới về cách thức tổ chức lớp học qua việc xây dựng Hội đồng tựquản với hình thức bầu cử dân chủ Hội đồng tự quản học sinh giúp học sinhphát triển kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác và kĩ năng lãnh đạo, biếtchủ động trong công việc và tổ chức để hoàn thành công việc

Là những giáo viên tự nguyện tham gia mô hình trường học mớiVNEN, chúng tôi đã được tạo điều kiên tham gia các lớp bồi dưỡng nănglực, các hội thảo, các buổi tập huấn kĩ năng để từ đó không những lĩnh hộiđược tinh thần của mô hình trường học mới mà còn có thể vận dụng mộtcách linh hoạt và sáng tạo Chính vì vậy, khi vận dụng thực hiện mô hình

Trang 4

trường học mới VNEN trong xây dựng Hội đồng tự quản, lớp tự quản để từ

đó tổ chức có hiệu quả tiết Sinh hoạt lớp tôi đã có những sáng tạo trong cácnội dung sau:

+ Nội dung 1: Tổ chức bầu cử

+ Nội dung 2: Sử dụng công cụ hỗ trợ

+ Nội dung 3: Xây dựng tiến trình tiết Sinh hoạt lớp

+ Nội dung 4: Đưa nội dung kiến thức vào tiết Sinh hoạt lớp.+ Nội dung 5: Đổi mới về tuyên dương khen thưởng học sinh

3.2: Khả năng áp dụng của sáng kiến.

Với 5 nội dung sáng tạo của tôi trong sáng kiến này có thể áp dụngthành công đối với tất cả các đối tượng học sinh khối lớp 4;5 thuộc mô hìnhtrường học mới Việt Nam (VNEN) và học sinh khối lớp 4;5 học chươngtrình hiện hành nhưng có vận dụng tổ chức lớp học theo mô hình VNEN Bên cạnh đó, nội dung Sử dụng công cụ hỗ trợ và Tuyên dương khen thưởng

có thể áp dụng với học sinh khối 2; 3; 4; 5 của cả mô hình hiện hành và môhình trường học mới VNEN

4 Khẳng định giá trị, kết quả của sáng kiến.

Với những đổi mới, sáng tạo của riêng cá nhân tôi trong khi vận dụng

mô hình trường học mới VNEN đã nêu trên, nền nếp tự quản của lớp tôi phụtrách đã được các giáo viên trong trường, phụ huynh học sinh và Ban giámhiệu ghi nhận Tiết Sinh hoạt lớp không còn là thời gian dành cho kiểmđiểm, phê bình, nhắc nhở mà là thời gian học tập nhẹ nhàng và học sinhđược nhận những lời tuyên dương của giáo viên

5 Đề xuất, kiến nghị:

- Các giáo viên chủ nhiệm cần tích cực hơn nữa trong việc sử dụngcác công cụ có sẵn trong lớp và nghiên cứu, sáng tạo ra các công cụ hỗ trợcho hoạt động tự quản của học sinh

- Đề nghị nhà trường bổ sung thêm nội dung khen thưởng đối vớinhững tập thể lớp có Hội đồng tự quản xuất sắc

Trang 5

Phần 2: MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1 Lý do chọn đề tài

1.1: Cơ sở lí luận:

Trang 6

Quá trình giáo dục bao gồm hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục.Hai hoạt động này được tiến hành một cách song song, đồng thời và khôngthể tách rời nhau.Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học là “ông thầy tổng thể”không chỉ có nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng mà còn quản

lí, giáo dục học sinh thông qua các hoạt động giáo dục do Nhà trường, ĐộiThiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội liên quan phátđộng Vì vậy giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quantrọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự pháttriển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năngsống cơ bản

Học trò ở lứa tuổi tiểu học đang trong lứa tuổi rất ưa hoạt động, hamhiểu biết Các em không chỉ ước ao khám phá bí mật của thế giới xung quanh,

mà còn rất muốn khám phá ra chính mình Trong mọi hoạt động hàng ngày,không em nào không nảy sinh ý thức muốn tự khẳng định mình và tìm cáchhòa mình với tập thể Các em rất cần tự biết mình là ai Xây dựng mô hình lớp

tự quản thông qua hoạt động của Hội đồng tự quản không những thỏa mãnđược nét tâm lý phổ biến ấy của các em, mà còn giúp các em có cơ hội để tudưỡng, rèn luyện và phát triển Hoạt động của Hội đồng tự quản học sinhkhông chỉ thể hiện qua việc duy trì mọi hoạt động, nề nếp của học sinh tronglớp qua từng tiết học, buổi học mà còn thể hiện qua các hoạt động giáo dụctheo chủ đề và tiêu biểu là tiết Sinh hoạt lớp Do đó, tổ chức hiệu quả tiết Sinhhoạt lớp theo mô hình tự quản là giúp học sinh có cơ hội khẳng định mình vàhình thành các kĩ năng làm việc một cách có kế hoạch, có kỉ luật

1.2: Cơ sở thực tiễn:

Tổ chức hiệu quả tiết Sinh hoạt lớp (xây dựng tốt Hội đồng tự quản học sinh) giúp tăng cường hứng thú học tập của học sinh là đảm bảo tính thực tế, tính khoa học, phù hợp với lí luận về giáo dục:

* Tổ chức hiệu quả tiết Sinh hoạt lớp giúp tăng cường hứng thú học tập cho học sinh.

Trang 7

Để duy trì tốt nền nếp và học tập có hiệu quả thì ngoài việc giảng dạythật tốt trong từng môn học người giáo viên cần tổ chức tiết Sinh hoạt lớpsao cho vừa đạt được mục tiêu giáo dục, vừa cuốn hút học sinh Tuy nhiêntrong thực tế mục tiêu này không hề đơn giản vì mục tiêu giáo dục chínhtrong tiết Sinh hoạt thường là kiểm điểm việc thực hiện nền nếp trong tuầnhọc vừa qua và triển khai kế hoạch trong tuần tiếp theo Nếu tổ chức khôngtốt giáo viên sẽ biến tiết Sinh hoạt lớp thành một thời gian “xử án” và “tuyênphạt” Học sinh thực hiện chưa tốt nền nếp thì sợ sệt do tiết Sinh hoạt lớpcác em sẽ bị trách phạt còn học sinh ngoan, thực hiện tốt thì thờ ơ với tiếtSinh hoạt lớp vì bị ngồi nghe mắng lây mà chả tiếp thu được chút kiến thức

bổ ích nào Thực tế này đòi hỏi mỗi giáo viên chủ nhiệm cần có những thayđổi căn bản trong hình thức tổ chức cũng như nội dung của tiết Sinh hoạt lớp

để vẫn đạt được mục tiêu giáo dục nhưng không nặng nề đối với những họcsinh vi phạm nền nếp và không nhàm chán với những học sinh có ý thức tốtđồng thời lồng ghép các nội dung giáo dục phù hợp với chương trình giáodục và tâm lí lứa tuổi của các em

* Tổ chức hiệu quả tiết Sinh hoạt lớp (xây dựng tốt Hội đồng tự quản học sinh) là thực hiện có hiệu quả phương pháp giáo dục tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, giúp các em hình thành các kĩ năng cần thiết để hội nhập cộng đồng thế giới.

Trong chuyên môn chúng ta đang sôi nổi thực hiện phong tràogiáodục “lấy học sinh làm trung tâm” Phải đổi mới, phải thực sự lấy học tròlàm trung tâm, không chỉ trong chuyên môn, mà cả trong công tác chủnhiệm Phải biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục, tự ý thức, tự quản lấychính mình, tổ mình, lớp mình Chỉ có như thế nhân cách học sinh mới đượcxác lập bền vững Chất lượng giáo dục con người của chúng ta mới không bịtụt hậu, mới thỏa mãn được những đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống hiệnđại

Con người làm chủ tương lai của thế kỷ 21 trong sự hòa nhập vớicộng đồng thế giới không thể là con người thụ động, ngoan ngoãn giản đơn,

Trang 8

chỉ biết vâng lời rập khuôn một cách máy móc, mà thực sự phải là con ngườibiết làm chủ mình, ra lệnh cho mình, làm theo ý mình sao cho nhanh nhạy,chủ động, phù hợp nhất với lợi ích cộng đồng Một thế hệ tương lai như vậy

sẽ không thể hình thành nếu chúng ta không biết tạo ra cơ hội để ngay từ bâygiờ thế hệ đó được tập dượt, rèn luyện tính tự giác, tự quản, tự năng động, tựsáng tạo ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường

Thực tế cuộc sống hiện nay cho thấy: “Bạn có kinh nghiệm nghề

nghiệp phong phú, những văn bằng chứng chỉ giá trị cùng những mối quan

hệ tốt Nhưng chừng đó chưa đủ để bạn vươn lên đỉnh cao sự nghiệp Bạn

còn cần có những kĩ năng “mềm”.” Kĩ năng mềm (hay còn gọi là Kĩ năng

thực hành xã hội) dùng để chỉ các kĩ năng quan trọng trong cuộc sống conngười như: kĩ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kĩ năngquản lí thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới Kĩnăng mềm khác với kĩ năng cứng để chỉ trình độ chuyên môn, kiếnthức chuyên môn hay bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn Thực tế cho thấyngười thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lạiđược quyết định bởi những kĩ năng mềm họ được trang bị Do đó việc xâydựng giúp cho HĐTQ học sinh hoạt động tốt sẽ giúp học sinh được rènluyện và dần dần hình thành các “kĩ năng mềm” cần thiết cho cuộc sống hộinhập một cách năng động với xã hội của các em sau này và cũng giúp chocác em có động lực trong việc tiếp thu kiến thức để tự hoàn thiện bản thân

* Tổ chức hiệu quả tiết Sinh hoạt lớp và xây dựng lớp tự quản sẽ giúp giảm áp lực cho giáo viên chủ nhiệm lớp.

Làm thế nào tiêu tốn thời gian không nhiều mà lớp chủ nhiệm vẫn đạtchất lượng toàn diện, bền vững, đích thực? Một thực tế không thể phủ nhận:Hiện nay giáo viên đã phải đầu tư cho công tác chủ nhiệm một quỹ thời gianlớn gấp nhiều lần con số 3 tiết/ tuần mà chế độ quy định

Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinhxuyên suốt 10 buổi/ tuần, giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học còn phảithường xuyên theo dõi các hoạt động của học sinh trong các hoạt động tập

Trang 9

thể, các phong trào thi đua, các hoạt động giáo dục theo chủ đề của lớp,của trường, của cấp học đề ra và cả hoạt động học tập, rèn luyện, hình thànhphẩm chất, năng lực khi ở nhà của học sinh Vì vậy công việc của một giáoviên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là rất nặng nề, rất vất vả và vô cùng phức tạp.

Để giải quyết vấn đề này, người giáo viên chủ nhiệm chỉ có con đường ngắnnhất là xây dựng thành công mô hình lớp tự quản

Do vậy, việc xây dựng nền nếp tự quản của học sinh là một việc làmcần thiết và quan trọng nhằm từng bước chuyển hoá tâm huyết, nhiệt tìnhcủa thầy cô thành ý thức tự quản, tự giác đầy trách nhiệm và thích thú củatrò, tức cũng là biến lớp học của những cá nhân học sinh thành một tập thểhọc sinh biết tự quản dưới sự chỉ đạo, định hướng của giáo viên chủ nhiệmlớp Hoạt động thể hiện tập trung nhất, biểu hiện rõ nét nhất trong nền nếp

tự quản của học sinh đó là tiết Sinh hoạt lớp Chính vì vậy trong sáng kiến

này tôi tập trung vào nội dung : “Tổ chức hiệu quả tiết Sinh hoạt lớp trong mô hình trường học mới VNEN”

2 Mục đích nghiên cứu

- Tìm tòi và phát hiện những phương pháp, hình thức tổ chức để tiếtSinh hoạt lớp đạt hiệu quả giáo dục với học sinh nhưng không trở thànhgánh nặng đối với giáo viên chủ nhiệm lớp khối lớp 4+5

- Giúp học sinh trong lớp tôi chủ nhiệm hình thành những kĩ năng cầnthiết để tự tin trong giao tiếp, hợp tác; chủ động trong công việc của cá nhân,của lớp, của trường; biết thực hiện công việc một cách có kế hoạch và biếtrút ra bài học kinh nghiệm sau mỗi lần thực hiện công việc để lần sau có thểlàm tốt hơn, sáng tạo hơn; hình thành ở học sinh động cơ học tập để tựchiếm lĩnh kiến thức, tự hoàn thiện bản thân từ đó có kết quả học tập tốt hơn

- Chia sẻ những thành công của tôi trong công tác chủ nhiệm lớp và

tổ chức hiệu quả tiết Sinh hoạt lớp trong mô hình trường học mới VNEN

- Mong muốn nhận được sự góp ý, xây dựng của các bạn đồng nghiệp

để tôi có thể làm tốt hơn nữa công tác chủ nhiệm lớp

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

Trang 10

3.1: Đối tượng nghiên cứu:

- Hoạt động tự quản của học sinh khối lớp 4+ 5

3.2: Phạm vi nghiên cứu:

- Các biện pháp tổ chức tiết Sinh hoạt lớp.

- Các biện pháp xây dựng lớp tự quản, Hội đồng tự quản học sinh.

4 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

+ Phương pháp điều tra thực tế

+ Phương pháp thử nghiệm.

+ Phương pháp đàm thoại, trao đổi.

+ Phương pháp thảo luận nhóm.

+ Phương pháp đóng vai.

5 NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 5.1 Thực trạng tiết Sinh hoạt lớp và mô hình học sinh tự quản hiện nay:

5.1.1: Về mục tiêu:

Các tiết Sinh hoạt lớp hiện nay thường chỉ đặt ra mục tiêu cần đạtgồm 3 mục tiêu:

+ Kiểm điểm nền nếp của lớp trong tuần vừa qua

+ Triển khai công việc trong tuần tiếp theo

+ Tuyên dương học sinh thực hiện tốt hoặc có thành tích; nhắc nhở,phê bình những học sinh còn mắc khuyết điểm hoặc chưa cố gắng trong họctập và rèn luyện

Qua 3 mục tiêu trên cho thấy, ngoài những yêu cầu về dạy lồng ghép giáo dục An toàn giao thông ngay từ đầu năm học thì các tiết Sinh hoạt lớp không đặt ra mục tiêu về kiến thức.

5 1.2 : Về cơ cấu tổ chức:

Trang 11

- Quản lí lớp học trong chương trình hiện hành là Ban cán sự lớp do

giáo viên chủ nhiệm lựa chọn, chỉ định gồm:

Sơ đồ1: Bộ máy tự quản trong lớp học hiện nay

Qua cơ cấu tổ chức như trên cho thấy Ban cán sự lớp tham gia quản

lí lớp học chỉ tập trung vào những học sinh có năng lực tự quản tốt trong

lớp với số lượng chưa đến 10 học sinh

5 1.3: Về cách thức hoạt động:

Hầu như chỉ có Ban cán sự lớp và các tổ trưởng tham gia vào hoạt

động tự quản, các học sinh còn lại trong lớp đều thụ động, chỉ hoạt động

theo sự quản lí của các tổ trưởng và Ban cán sự lớp

Mỗi tổ trưởng phải theo dõi tất cả các hoạt động học tập và thực hiện

nền nếp của tổ mình rồi cho điểm của từng mục một cách chi tiết nên khá vất

vả mất nhiều thời gian và nhiều khi ảnh hưởng cả đến việc học tập trong lớp

của tổ trưởng Cuối mỗi tuần, tổ trưởng các tổ lên đọc bảng theo dõi thi đua

và xếp thứ tự các bạn trong tổ của mình Đây là ý kiến cá nhân của riêng tổ

LỚP TRƯỞNG

LỚP PHÓ LAO ĐỘNG

LỚP PHÓ VĂN NGHỆ

LỚP PHÓ HỌC TẬP

TỔ TRƯỞNG

TỔ TRƯỞNG

TỔ TRƯỞNG

TỔ TRƯỞNG

Trang 12

trưởng và chỉ mang tính chất phản ánh những lỗi mà thành viên của tổ mắcphải.

Với các thành viên trong Ban cán sự lớp, lớp trưởng sẽ quản lí chung

và đôn đốc tất cả các việc trong lớp Mỗi lớp phó có một nhiệm vụ riêng vềhọc tập, về văn nghệ hoặc lao động Nếu lớp phó có lí do phải nghỉ học thìnhiệm vụ của lớp phó sẽ không có học sinh nào có trách nhiệm thay

Qua cách thức hoạt động trên cho thấy nhiệm vụ quản lí lớp học để duy trì nền nếp tự quản chỉ tập trung vào Ban cán sự lớp và Tổ trưởng Công việc của Tổ trưởng khá nặng nề do phải theo dõi và đánh giá thi đua ở tất cả các nền nếp Khi Ban cán sự lớp hoặc Tổ trưởng nghỉ học thì bộ máy

tự quản này không thể vận hành bình thường được.

5.1.4: Về vai trò của giáo viên và Ban cán sự lớp.

Việc xây dựng đội ngũ Ban Cán sự lớp là một công việc rất quantrọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khinhận lớp mới Trên cơ sở nắm bắt hồ sơ của học sinh, tham khảo ý kiến củagiáo viên chủ nhiệm năm học trước, Ban cán sự lớp hiện nay là do giáo viênchủ nhiệm chọn lựa và chỉ định học sinh đảm nhiệm Giáo viên chủ nhiệmgiao nhiệm vụ cho từng thành viên trong Ban cán sự lớp và hướng dẫn các

em thực hiện nhiệm vụ của mình Ban cán sự lớp không tự lên kế hoạch hoạtđộng cho lớp mà chỉ thực hiện kế hoạch do giáo viên chủ nhiệm triển khai.Cuối mỗi tuần Ban cán sự lớp và các tổ trưởng báo cáo kết quả giám sát việcthực hiện kế hoạch trước lớp cho giáo viên chủ nhiệm biết và xếp thứ tự thiđua theo những tiêu chí đã định sẵn

Qua đây ta thấy giáo viên chủ nhiệm có vai trò vô cùng quan trọng, vừa là người xây dựng kế hoạch, vừa là người hướng dẫn thực hiện nhiệm

vụ, vừa tư vấn, giúp đỡ nếu Ban cán sự lớp và các tổ trưởng gặp khó khăn Ban cán sự lớp và các tổ trưởng thực hiện nhiệm vụ do giáo viên chủ nhiệm giao cho một cách thụ động, ít sáng tạo.

Trang 13

5.2 Tính mới trong sáng kiến

5 2.1: Tính mới trong cách thành lập Hội đồng tự quản học sinh.

Theo mô hình của trường học mới, quản lí lớp học là “Hội đồng tựquản học sinh” Hội đồng tự quản là tổ chức của học sinh, do học sinh lựachọn và bầu, trên cơ sở ứng cử, đề cử Hội đồng tự quản thường gồm 1 chủtịch và 2 phó chủ tịch Người ứng cử phải “cạnh tranh” thông qua chươngtrình, kế hoạch hành động khi vận động các thành viên trong lớp bỏ phiếucho mình Học sinh trong lớp sẽ bỏ phiếu cho người có khả năng thuyếtphục, có chương trình hành động tốt nhất Tuy kế hoạch của các “ứng cửviên” có thể còn sơ giản nhưng phần nào các em đã thể hiện được khả năngthuyết trình và sự tự tin bày tỏ suy nghĩ, ý tưởng của mình trước tập thể Lờivận động tranh cử: “Nếu được bầu vào Hội đồng tự quản của lớp tớ sẽ giúplớp mình….” không chỉ là lời thuyết phục, là kế hoạch hành động mà còn làlời hứa của các học sinh tham gia tranh cử Chính vì vậy nếu được các bạnbầu vào Hội đồng tự quản các ứng cử viên này sẽ có trách nhiệm hơn vớicông việc của lớp Đây chính là tính ưu việt so với cách xây dựng Ban cán

sự lớp của mô hình lớp học hiện hành Tránh được hiện tượng học sinh cónăng lực, được giáo viên chỉ định làm cán sự lớp nhưng tỏ thái độ không sẵnsàng nhận nhiệm vụ vì một lí do nào đó Ví dụ: Học sinh hát rất hay nhưngkhông muốn giữ chức lớp phó văn nghệ

Hỗ trợ cho Hội đồng tự quản trong lớp là các “Ban”, do học sinh tựnguyện xung phong hoặc được các bạn trong lớp tín nhiệm đề cử Chủ tịch

và các phó chủ tịch Hội đồng tự quản học sinh sẽ cùng bàn bạc với giáo viên

để quyết định về số lượng các ban chuyên trách và cách thức khích lệ cácbạn học sinh tham gia Lãnh đạo các ban sẽ được bầu sau khi các ban đãđược thành lập Các ban thường hoạt động trên các lĩnh vực:

- Học tập

- Sức khoẻ và vệ sinh

- Quyền lợi của học sinh

- Văn nghệ và thể dục thể thao

Trang 14

- Lao động

- Đối ngoại

- Thư viện

Quy trình thực hiện bầu Hội đồng tự quản học sinh:

Có thể mô tả bộ máy Hội đồng tự quản học sinh bằng các sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 2: Bộ máy Hội đồng tự quản học sinh

Như vậy, về cơ bản cách thành lập Hội đồng tự quản học sinh hoàn

toàn khác so với xây dựng bộ máy Ban cán sự lớp

5.2.2: Tính mới trong cách thức hoạt động của bộ máy tự quản lớp học trong mô hình trường học mới VNEN.

Nếu Ban cán sự lớp có vai trò giúp giáo viên quản lí một phần cáchoạt động của lớp thì Hội đồng tự quản tự quản lí tất cả các hoạt động của

cử

Xây dựng kếhoạch bầu cửHội đồng tự

Ứng cử viêntrình bày đềxuất hoạt động

HS và GVcùng tổ chứcbầu cử

Chủ tịch vàhai phó chủtịch được bầu

Thành lập các

ban của Hội

đồng

Trang 15

lớp Mỗi học sinh sẽ lựa chọn vào một Ban tự quản mà mình yêu thích hoặcđược các bạn tín nhiệm đề cử Như vậy bộ máy tự quản sẽ bao gồm tất cảhọc sinh trong lớp Số lượng Ban tự quản trong lớp và nhiệm vụ của mỗiBan sẽ do giáo viên chủ nhiệm cùng bàn bạc với Hội đồng tự quản để quyếtđịnh Mỗi Ban sẽ phụ trách một công việc chuyên biệt chứ không theo dõitổng thể tất cả các nền nếp Các thành viên trong một ban sẽ tự chia nhỏnhiệm vụ của Ban cho từng thành viên hoặc phân công nhau luân phiênthực hiện nhiệm vụ Chính vì vậy, nếu trưởng ban có lí do vắng mặt cácthành viên của Ban vẫn duy trì hoạt động bình thường Bên cạnh đó trướctiết Sinh hoạt lớp, mỗi Ban sẽ họp để đưa ra nhận xét đối với tình hình thựchiện nhiệm vụ của tất cả các học sinh trong lớp Điều này đảm bảo sự nhậnxét công bằng với tất cả học sinh trong lớp trong cùng một lĩnh vực

5.2.3: Tính mới về vai trò của giáo viên và học sinh trong

mô hình trường học mới VNEN.

Mô hình trường học mới thay đổi căn bản trong hoạt động dạy vàhọc:

- Hoạt động dạy của giáo viên được chuyển thành hoạt động học của

- Tổ chức lớp học

- Quan sát hoạt động của mỗi cá nhân, của mỗi nhóm

- Hỗ trợ học sinh khi cần thiết

Trang 16

- Đánh giá quá trình và kết quả của học sinh.

So sánh sự khác biệt giữa Hội đồng tự quản và Ban cán sự lớp:

Nội dung Mô hình trường học mới Các trường thực hiện theo

chương trình hiện hànhTên gọi Hội đồng tự quản Ban cán sự lớp

- Nhiều học sinh được thamgia

- Giúp giáo viên quản lí 1phần các hoạt động

- Không có sự tham gia củaphụ huynh

- Ban cán sự lớp được thamgia

Nhiệm vụ

Mỗi Ban là một nhóm họcsinh chuyên trách về mộtnhiệm vụ

Tổ trưởng một mình theodõi tất cả mọi nền nếp củathành viên trong tổ

Vai trò

Hội đồng tự quản quản lílớp học một cách chủ động,tích cực Giáo viên tư vấn

và định hướng chung

Giáo viên chủ nhiệm quản lílớp học Ban cán sự lớp trợgiúp các công việc cụ thể

Qua bảng so sánh trên, dễ dàng nhận thấy với mô hình trường học mới,với hoạt động bầu cử dân chủ đã lựa chọn được những học sinh vừa có nănglực, vừa có sự tự tin và lòng nhiệt tình trong công việc Tất cả học sinh tronglớp được tham gia vào bộ máy tự quản của lớp với những Ban chuyên tráchbiết tự lên kế hoạch hoạt động của Ban mình Công việc quản lí lớp học củagiáo viên chủ nhiệm chuyển thành hoạt động tự quản của học sinh

6: Tính mới, tính sáng tạo trong vận dụng thực hiện quản lí lớp học theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN).

Trang 17

Trên đây tôi vừa giới thiệu những tính mới do đặc trưng của mô hình trường học mới VNEN đem lại Bên cạnh đó, vai trò quan trọng của giáo viên trong mô hình VNEN còn được khẳng định do tính “linh hoạt”, tính “mở” , thể hiện sự sáng tạo của mỗi giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sao cho phù hợp nhất với đối tượng học sinh của lớp mình phụ trách Và cũng do tính linh hoạt, tính mở này mà mặc dù cùng lĩnh hội đặc trưng của mô hình VNEN nhưng với mỗi đối tượng học sinh khác nhau, mỗi giáo viên lại có những vận dụng, sáng tạo riêng trong quá trình thực hiện Sau đây là những sáng tạo riêng của cá nhân tôi trong thực hiện quản lílớp học để phát huy hết những ưu điểm của Hội đồng tự quản học sinh:

6.1: Về việc thực hiện dân chủ trong bầu cử:

Để đưa việc thực hiện nền nếp tự quản của lớp được tốt, tôi đã chú ý việc xây dựng Hội đồng tự quản ngay từ tuần đầu tiên của năm học Ngay từbuổi học đầu tiên tôi đã triển khai với các học sinh về kế hoạch sẽ bầu Hội đồng tự quản vào tiết Sinh hoạt cuối tuần 1 Mỗi học sinh phải sẵn sàng chuẩn bị nội dung vận động tranh cử nếu được các bạn đề cử vào danh sách bầu cử

Với tất cả giáo viên khi áp dụng tổ chức lớp học theo mô hình VNEN đều gặp khó khăn về mặt thời gian khi tổ chức bầu Hội đồng tự quản trong một tiết Sinh hoạt lớp Nếu giáo viên lên kế hoạch và tổ chức không tốt thì thời gian để tiến hành bầu HĐTQ sẽ kéo dài thêm rất nhiều so với thời lượng

40 phút Để khắc phục khó khăn này tôi đã tìm cách rút ngắn lại thời gian làm việc của tổ bầu cử trên cơ sở vẫn đảm bảo sự công bằng và dân chủ Chính vì vậy, trước tiết Sinh hoạt, mỗi học sinh sẽ chuẩn bị cắt 3 bông hoa bằng giấy Khi tiến hành bầu cử, thay bằng bỏ phiếu và kiểm phiếu, tổ bầu

cử đọc quy định mỗi bạn sẽ gắn 3 bông hoa thay cho phiếu bầu cho 3 bạn

mà mình tín nhiệm nhất theo tên các bạn đã ghi trên bảng

Trang 18

Như vậy, thay bằng việc kiểm phiếu mất rất nhiều thời gian, tổ bầu cửchỉ cần đếm số lượng bông hoa và ghi biên bản Trong quá trình thực hiện bầu cử giáo viên là người lên kế hoạch và tổ chức Việc thực hiện bầu cử và ghi biên bản hoàn toàn là học sinh.

6.2: Về việc tạo ra các công cụ giúp cho Hội đồng tự quản học sinh hoạt động tốt nhất, thuận lợi nhất.

HĐTQ học sinh hoạt động được tốt, dù các em có năng lực chủ độngthì cũng rất cần sự tư vấn, hỗ trợ của giáo viên và phụ huynh để có thêmkinh nghiệm xử lí các tình huố ng nảy sinh và đặc biệt là các công cụ hỗtrợ

Trong thực tế giảng dạy học trong học kì I, năm học 2014- 2015 vừaqua tại lớp do tôi phụ trách, ngoài các công cụ rất đặc trưng của mô hìnhVNEN như Bảng 10 bước học tâp, Sơ đồ cộng đồng, Hộp thư chia sẻ, Hộpthư điều em muốn nói, các góc học tập, góc thư viện, góc thiên nhiên tôicùng Hội phụ huynh, Ban cán sự lớp đã trao đổi, thống nhất và tạo ra đượcthêm một số công cụ giúp cho nền nếp tự quản của Hội đồng tự quản họcsinh được thuận lợi hơn gồm:

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ ( Giúp các thành viên trong Ban

nắm rõ nhiệm vụ của mình đồng thời giúp các thành viên Hội đồng tự quảnđôn đốc các Ban thực hiện đúng nhiệm vụ) Trong các Ban tự quản trong lớp

Ngày đăng: 26/07/2016, 14:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w