Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp phần mềm

Một phần của tài liệu ngành công nghiệp phần mềm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Trang 59 - 65)

d. Thách thức và mạo hiểm: thể hiện ở những điểm sau:

3.3.3 Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp phần mềm

3.3.3.1 Nội dung chủ yếu của giải pháp

ƒ Lập cơ quan Phát triển nguồn nhân lực CNTT để kiểm soát, đào tạo và điều phối phát triển nguồn nhân lực CNTT. Nội dung này sẽ do Sở Bưu chính Viễn thông thực hiện với các công việc cụ thể như sau:

- Thành lập các trung tâm phát triển phần mềm dựa trên sự liên kết giữa trường đại học – doanh nghiệp, hoạt động dưới hình thức vườn ươm công nghệ, cung cấp đầu ra có chất lượng cho doanh nghiệp.

- Hỗ trợ nâng cao kiến thức quản trị cho lãnh đạo doanh nghiệp phần mềm. - Thành lập quỹ đào tạo và phát triển nhân lực có thể do nhà nước và doanh

nghiệp cùng đóng góp nhằm cung cấp các khóa đào tạo ngắn hạn về các kỹ năng nâng cao và chuyên sâu cho các doanh nghiệp phần mềm.

- Tham mưu trong vấn đề ban hành các chính sách khuyến khích hổ trợ xuất khẩu lao động phần mềm.

- Tìm kiếm thị trường, cơ hội, đồng thời tuyển chọn, bồi dưỡng lực lượng lao động phần mềm trước khi đưa họ ra nước ngoài làm việc.

ƒ Đổi mới toàn diện về vấn đề đào tạo. Nội dung này sẽ do Sở Bưu chính Viễn thông phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ, các Hiệp hội chuyên ngành và bản thân các doanh nghiệp phần mềm thực hiện với các công việc cụ thể như sau:

- Huy động các nguồn vốn khác nhau, xây dựng các trường dân lập, tăng cường hệ thống đào tạo phi chính quy, đào tạo của các công ty đa quốc gia. - Nâng cao chất lượng đào tạo đại học CNTT tại Việt Nam; quốc tế hóa

chương trình đào tạo (chương trình chuyển giao từ đại học nước ngoài, học chuyên môn bằng tiếng Anh….).

60

- Có thể đào tạo nguồn nhân lực cấp bách trước mắt bằng việc đào tạo chuyên ngành CNTT thêm 1 năm cho kỹ sư các ngành kỹ thuật.

- Có chính sách thu hút các chuyên gia giỏi về CNTT từ nước ngoài vào thành phố giảng dạy.

- Đẩy mạnh xã hội hóa việc đào tạo CNTT, cụ thể như:

ƯCho phép mở các trường Đại học CNTT chất lượng cao có hợp tác quốc tế.

ƯTriển khai Quỹ Hổ trợ đào tạo nguồn nhân lực CNTT cấp thiết – tương tự chương trình CITREP (Critical Infocomn Technology Resource Programme) của Singapore.

ƒ Xúc tiến chương trình đào tạo nguồn nhân lực phần mềm định hướng thị trường Nhật Bản. Nội dung này sẽ do Bộ Bưu chính Viễn thông kết hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục Đào tạo và các bộ ngành liên quan để tận dụng tối đa sự hỗ trợ của Nhật, đào tạo CNTT bằng tiếng Nhật kết hợp nhiều biện pháp, nhiều chương trình đào tạo khác nhau, từ ngắn hạn đến dài hạn, từ việc đào tạo tiếng Nhật cho cán bộ CNTT đến việc đào tạo CNTT cho các sinh viên tiếng Nhật để CNPM Việt Nam có thể thâm nhập vào thị trường phần mềm lớn thứ hai 2 trên thế giới này.

3.3.3.2 Lợi ích của giải pháp

- Đến năm 2010, 100% sinh viên đại học cao đẳng, trung học chuyên nghiệp ra trường đều có thể sử dụng thành thạo máy tính và internet trong công việc.

- Tối thiểu 70% sinh viên tốt nghiệp các trường CNTT có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế.

- Sinh viên tốt nghiệp các trường sư phạm có đủ kỹ năng ứng dụng CNTT&TT để đổi mới phương pháp dạy và học.

61

- Trên 100.000 người có trình độ cao đẳng và đại học trở lên về CNTT&TT, trong đó khoảng 20% đạt trình độ khu vực và quốc tế.

- Nguồn nhân lực cho CNPM TP.Hồ Chí Minh đạt được khoảng 25.000 người.

3.4 CÁC KIẾN NGHỊ

Cuối cùng, bằng sự tâm huyết của người công tác trong ngành, tìm tòi, nghiên cứu số liệu và viết luận văn này, chúng tôi xin được đề xuất các kiến nghị như sau: ƒ Với tình trạng hiện nay, vấn đề thị trường và thông tin là nan giải. Các công ty

phần mềm địa phương chưa đủ sức vươn ra thị trường quốc tế, thậm chí ngay cả việc giành giật các dự án của Việt Nam với quy mô lớn cũng là điều vô cùng gian nan. Vì thế, nên chăng nhà nước là khách hàng lớn cho ngành CNPM nội địa? Nhà nước cần có chính sách công khai các dự án về CNTT như “Tin học hóa hành chính Nhà nước”.. ; tạo điều kiện giao cho các công ty phần mềm trong nước có uy tín hoặc nhóm các công ty phát triển các ứng dụng phần mềm phục vụ cho cơ quan và các ngành kinh tế. Bản thân việc đầu tư này một mặt giúp các cơ quan nhà nước và các ngành sẽ nâng cao năng lực và hiệu quả nhờ quá trình tin học hóa. Mặt khác, việc này tạo ra một thị trường phần mềm cho các công ty phần mềm nội địa có cơ hội từng bước trưởng thành. Khi có được đầu ra, bản thân các công ty ắt tự đặt mục tiêu cao hơn cho nguồn nhân lực, cho hệ thống ISO, CMM,… và tiếp theo là xuất khẩu phần mềm – một bước phát triển tự nhiên trong quá trình hội nhập.

ƒ Có cơ chế trả công cho lao động phần mềm trong doanh nghiệp nhà nước thật thoáng để tránh tình trạng chảy máu chất xám như hiện nay. Điều này đang gây khó khăn cho chiến lược phát triển thị trường nội địa với các sản phẩm phần mềm “made in Vietnam”

ƒ Đẩy mạnh xã hội hóa CNTT trong lĩnh vực đào tạo nhân lực bằng chính sách cụ thể, xoá bỏ tình trạng các đơn vị được phép đào tạo CNTT lại phải liên kết với các trường trong hệ thống giáo dục đào tạo của Bộ mới có thể cấp văn

62

bằng lập trình viên trung cấp có giá trị pháp lý trong hệ thống cơ quan nhà nước. Trong khi đó, nguồn nhân lực từ các hình thức đào tạo khác như liên kết với các tập đoàn lớn Cisco, Aptech, Motorola, Microsoft..., tuy rất không đáng kể so với nhu cầu đang đòi hỏi, song lại vấp phải khó khăn khi chưa được công nhận tính pháp quy theo đúng hệ thống giáo dục Việt Nam.

ƒ Các dự án phần mềm không thể thực hiện trong một sớm một chiều mà thành công, và hiện các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực phần mềm rất khó khăn do vấn đề vốn đầu tư và những quy định tài chính của nhà nước. Đề nghị sớm thành lập cơ quan chuyên môn đánh giá giá trị của dự án phần mềm, và có Quỹ Hỗ trợ đảm bảo tiến độ cho các dự án này.

Tóm lại, đứng ở vị trí cạnh tranh rất yếu trong xu thế phục hồi và tăng trưởng nhanh chóng của ngành CNPM thế giới, ngành CNPM TP.Hồ Chí Minh cần phải tích cực phát triển thị trường nội địa, thực thi chiến lược phát triển nguồn nhân lực mạnh mẽ, dứt khoát, đồng thời không theo hướng khẳng định mình qua con đường sản xuất các phần mềm trọn gói như bao năm qua mà phải nhanh chóng thâm nhập thị trường mới theo con đường gia công xuất khẩu để củng cố và phát triển ngành CNPM như bài học ngày đầu của ngành CNPM Ấn Độ vào những năm 80 của thế kỷ 20. Có như thế, ngành CNPM TP.Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung mới có thể tồn tại và phát triển, có thể góp phần biến CNTT &TT thành ngành kinh tế mũi nhọn thực hiện các chủ trương phát triển kinh tế xã hội đất nước mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra cho đến năm 2010.

63

KẾT LUẬN

Giờ đây, có thể nói thành phố Hồ Chí Minh là thành phố có nền kinh tế năng động, phát triển thuộc loại nhất nhì cả nước và góp phần rất quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế – xã hội cũng như trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước ta. Chủ trương của Thành ủy và chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã khẳng định CNTT & TT là một ngành kinh tế chủ lực của thành phố trong thế kỷ 21. Để góp phần đưa vấn đề này thành hiện thực, không thể khác hơn, ngành công nghiệp phần mềm TP. Hồ Chí Minh – một bộ phận then chốt của ngành CNTT & TT phải định cho mình một hướng đi cụ thể, rõ ràng và chắc chắn.

Với mục đích đạt đến điều đó, luận văn tốt nghiệp với đề tài “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2010” được tiến hành và hoàn tất, nhưng khá nhiều vấn đề mà khi bắt tay vào nghiên cứu và thực hiện, chúng tôi đã có những dự định và mong muốn đạt được song không toại nguyện trong thực tế, cụ thể như hai vấn đề lớn sau:

ƒ Không thể thành lập Ma trận hình ảnh cạnh tranh, cho điểm đánh giá và so sánh giữa ngành CNPM ở TP.Hồ Chí Minh với các địa phương khác mà chủ yếu là với thành phố Hà nội. Bản chất cạnh tranh và tính cách của người Việt Nam, cộng với ngành còn non trẻ, chưa có định hướng rõ rệt, các chuyên gia trong ngành ít có khả năng và cơ hội cùng ngồi đánh giá chính mình và so sánh với các đối thủ của mình như mong muốn. Nhưng nếu làm được điều này không chỉ mang lại lợi ích riêng cho ngành CNPM của TP.Hồ Chí Minh mà còn mang đến lợi ích cho cả thị trường CNPM Việt Nam trong tình hình cạnh tranh quốc tế ngày một gay gắt sắp tới.

ƒ Mang tính chất của một ngành công nghiệp non trẻ, các số liệu về tình hình doanh thu và chi phí ngành CNPM, tình hình đầu tư nước ngoài chưa có số liệu tổng hợp quy mơ chính thức, và bản thân chúng tôi dù công tác trong ngành, đã xúc tiến thu thập trong mọi khả năng có thể, vẫn không đạt được như ý muốn. Số liệu có được chưa đủ cơ sở để áp dụng các mô hình định lượng nhằm cho ra một kết quả tương quan thật tin cậy.

64

Dù thế, luận văn cũng giải quyết được hai mục tiêu chính yếu của đề tài đã được đặt ra từ Phần mở đầu, cụ thể đó là:

ƒ Tìm hiểu về lý luận chiến lược chính sách kinh doanh, khảo sát và nêu ra được những đặc trưng của ngành CNPM, nghiên cứu thực tiễn, kinh nghiệm, xu thế phát triển ngành công nghiệp phần mềm thế giới và một số nước trong khu vực;

ƒ Trên cơ sở xem xét, phân tích các số liệu thống kê thu thập từ các tổ chức Chính phủ và phi chính phủ trong và ngoài nước liên quan đến ngành, và các số liệu khảo sát trực tiếp có được về tình hình hoạt động trong giai đoạn 2001-2005 của ngành CNPM thành phố Hồ Chí Minh;

ƒ Trên cơ sở cơ sở lý thuyết về mô hình hồi quy đơn biến, luận văn đã dự báo về tốc độ tăng trưởng ngành CNPM cả nước trong giai đoạn 2006- 2010.

ƒ Chủ yếu dùng phương pháp chuyên gia, qua các đánh giá tình hình chung của các cơ quan nhà nước, của các tổ chức phi chính phủ uy tín trên thế giới về ngành CNPM, luận văn đã phân tích và đánh giá tình hình nội bộ tìm ra các thế mạnh, điểm yếu; đồng thời phân tích môi trường bên ngoài, tìm ra các yếu tố là cơ hội, cũng như các yếu tố là nguy cơ thách thức đối với ngành CNPM TP.Hồ Chí Minh.

ƒ Trong mối tương quan ma trận SWOT giữa việc kết hợp các điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu nhằm khai thác được các thời cơ bên ngoài và hạn chế các nguy cơ, luận văn đã đưa ra 04 chiến lược cụ thể, và 03 chiến lược chức năng chính yếu. Các chiến lược này hy vọng có thể góp phần định hướng chiến lược hoạt động và phát triển ngành công nghiệp phần mềm của TP.Hồ Chí Minh giai đoạn 2006-2010; đề xuất giải pháp giúp cho các cấp quản lý thêm thông tin để điều chỉnh thích hợp cho chiến lược hoạt động đưa ngành CNPM của TP.Hồ Chí Minh mở rộng hoạt động vượt qua những khó khăn hiện tại tạo nền tảng ổn định, vững chắc và phát triển mạnh mẽ từ đây đến năm 2010.

65

Một phần của tài liệu ngành công nghiệp phần mềm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)